Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc dự thảo quy hoạch phát triển công nghệ thông tin



tải về 2.17 Mb.
trang17/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.17 Mb.
#23173
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

Hệ thống thiết bị hiển thị: là hệ thống các monitor hiển thị hình ảnh

Hệ thống Audio: Khuyếch đại âm thanh thu về và phát đi

Hệ thống Microphone: Thu nhận tín hiệu Audio cho hội nghị

Bộ mã hoá hình ảnh/âm thanh (audio/video codec)

Các giao tiếp mạng truyền dẫn, xử lý mã hóa tín hiệu truyền dẫn

Ngoài ra các hệ thống HNTH ngày nay còn hỗ trợ khả năng giao tiếp với các thiết bị phụ trợ.

b) Thiết bị hỗ trợ, điều khiển hội nghị truyền hình đa điểm (MCU)

Thiết bị này hỗ trợ điều khiển HNTH đa điểm (Multipoint Control Unit – MCU), hay còn gọi là “conferencing server” hoặc “conferencing bridge”, cho phép nhiều hơn hai thiết bị đầu cuối VCS liên lạc với nhau đồng thời tạo thành HNTH đa điểm. MCU gồm 2 thành phần chính:

Bộ điều khiển đa điểm bắt buộc Multipoint Controller (MC): Có chức năng chính là quản lý các tín hiệu điều khiển cuộc gọi, xác định khả năng của các điểm đầu cuối và đàm phán các tham số trao đổi thông tin

Bộ xử lý đa điểm MP: Thực hiện việc trộn, chuyển mạch và xử lý các luồng dữ liệu audio và video, data giữa các điểm hội nghị.

c) Gateway

Gateway là thiết bị hỗ trợ kết nối đa mạng, có chức năng chính là chuyển đổi tín hiệu, giao thức giữa các đầu cuối VCS trong một hội nghị đa giao thức mạng. Gateway có thể là thiết bị độc lập hoặc được tích hợp với thiết bị MCU. Các chức năng chính:

Gateway đóng vai trò là cầu nối trong quá trình kết nối giữa các mạng vật lý khác nhau phục vụ cho HNTH.

Gateway H.323 cho phép các thiết bị đầu cuối video trao đổi thông tin với các thiết bị đầu cuối video H.32x khác như các thiết bị đầu cuối video H.320 và H.321.

Gateway video thực hiện việc chuyển đổi giữa các giao thức khác nhau, các định dạng mã hoá âm thanh và các định dạng mã hoá video mà có thể được sử dụng bởi các tiêu chuNn H.32x khác nhau.

d) Các hệ thống thiết bị phụ trợ khác

Hệ thống thiết bị hỗ trợ hiển thị: Gồm các Monitor hoặc các màn chiếu, máy chiếu (Projector) hiển thị hình ảnh đầu gần và đầu xa của hội nghị, Monitor giám sát hình ảnh camera, hình ảnh từ nguồn video khác,...

Hệ thống thiết bị âm thanh: Bao gồm các hệ thống loa, tăng âm khuyếch đại âm thanh đầu gần và đầu xa, hệ thống micro để thu âm trong hội nghị.

Hệ thống thiết bị video: Bao gồm các camera, các bộ VCR để thu, phát các nguồn video.

Hệ thống thiết bị hỗ trợ công tác đặc thù: Tùy theo từng hội nghị trong từng lĩnh vực cụ thể mà sẽ có các thiết bị phụ trợ khác nhau. Ví dụ trong đào tạo từ xa không thể thiếu PC+ImageShare để truyền bài giảng lên hệ thống HNTH, thiết bị bảng điện tử White Board cũng cho giảng dạy,...

3. Mô hình triển khai

Do yêu cầu của hệ thống, mô hình triển khai giao ban trực tuyến tại tỉnh Vĩnh Phúc là mô hình kết nối đa điểm sử dụng trên nền mạng IP.

a) Giải pháp 1

Sử dụng đường truyền cáp quang do Cục Bưu điện Trung ương xây dựng;

Trang thiết bị cho các cơ quan, đơn vị:

Trang bị MCU và các thiết bị đầu cuối cho Trung tâm CNTT thuộc Sở Thông tin và Truyền thông. Các sở/ngành sử dụng chung phòng giao ban trực tuyến tại sở Thông tin và Truyền thông;

Trang bị thiết bị đầu cuối cho Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh và tất cả các UBND huyện/thị. Mỗi điểm này sẽ là một phòng họp giao ban trực tuyến.

b) Giải pháp 2

Sử dụng đường truyền SHDSL 4Mpbs do VNPT cung cấp;

Trang bị thiết bị cho các đơn vị:

UBND tỉnh, Tỉnh uỷ có điểm giao ban riêng;

Các sở/ngành tại thành phố Vĩnh Yên sử dụng một điểm giao ban chung đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông;

Các UBND huyện/thị mỗi cơ quan có một điểm giao ban.

c) Lựa chọn giải pháp

Giải pháp 1 là giải pháp tối ưu, tuy nhiên trước mắt tính khả thi không cao vì chưa biết được thời gian nào hệ thống mạng cáp quang mới được đưa vào sử dụng và giá thuê bao là bao nhiêu. Giải pháp 2 là giải pháp khả thi và có thể triển khai ngay dựa trên hạ tầng truyền thông hiện có tại Vĩnh Phúc. Do tính cấp thiết của việc triển khai các phòng họp giao ban trực tuyến, chúng ta lựa chọn giải pháp 2. Nếu mạng cáp quang được đưa vào sử dụng thì mạng này sẽ thay thế mạng VPN/MPLS.

4. Lựa chọn công nghệ

HNTH hiện nay có hai công nghệ chính là công nghệ SD (Standard Definition) và công nghệ HD (High Definition).

Công nghệ SD là công nghệ truyền hình cho chất lượng thông thường được phát triển từ những năm 80, là công nghệ truyền hình từ thế hệ thứ hai.

Công nghệ HD là công nghệ truyền hình chất lượng cao, là công nghệ truyền hình mới nhất, chính thức ra mắt từ năm 2006. Hiện nay các hãng sản xuất thiết bị truyền hình trên thế giới tập trung phát triển công nghệ HD.

Công nghệ nền tảng đáp ứng được yêu cầu của HNTH gồm: IP (Internet Protocol); ISDN (Integrated Services Digital Network),...

a) Giải pháp trên nền mạng IP (IVCS)

Với những bước nhảy vọt trong công nghệ mạng và Internet, phương thức truyền dẫn cho hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện dựa trên nền tảng của giao thức IP cũng nhanh chóng phát triển và có xu hướng chiếm thị trường lớn trong tương lai. Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện theo chuẩn H.323 hoạt động hoàn toàn dựa trên mô hình mạng IP - Một kiến trúc mạng được dùng phổ biến nhất hiện nay. Cấu trúc H.323 có thể sử dụng một cách thông dụng ở mạng LAN hoặc mạng gói diện rộng.

Dựa trên nền hệ thống mạng IP, mô hình triển khai cho hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện gồm khá nhiều các thiết bị tích hợp. Mỗi thiết bị đều có chức năng riêng không những có thể phục vụ cho hệ thống giao ban điện tử mà còn có thể sử phục vụ các dịch vụ khác trên mạng, các thiết bị tích hợp có thể là các thiết bị của các hãng sản xuất khác nhau nhưng cũng tuân thủ các chuẩn dành cho hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện.

Hệ thống mạng IP không chỉ phục vụ riêng hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện mà còn có khá nhiều dịch vụ khác cùng sử tài nguyên chung. Để đảm bảo các yếu tố cần thiết cho một hệ thống dịch vụ hoạt động tốt và hiệu quả nhất thì hệ thống mạng cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Băng thông trên mạng đủ lớn để cung cấp liên tục và đầy đủ cho tất cả các ứng dụng;

Mạng hoạt động phải có cơ chế phân chia băng thông hoạt động để đảm bảo luôn luôn đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu băng thông của các ứng dụng;

Các thiết bị kết nối mạng phải có hiệu năng cao, thể hiện ở tốc độ chuyển mạch, tốc độ xử lý gói tin…



Thiết bị đầu cuối H.323

Là thiết bị trực tiếp tham gia kết nối để cung cấp dịch vụ như: Audio, Video, Data hoạc Fax. Thiết bị này tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau, có thể chỉ là chiếc Camera cá nhân gắn vào máy tính PC, cũng có thể là các thiết bị chuyên dụng chỉ dùng phục vụ cho HNTH (giao ban điện tử đa phương tiện). Thiết bị đầu cuối này vừa cho phép hiển thị các hình ảnh hội nghị thu được lên màn hình tivi hay màn hình vi tính vừa là một Camera ghi lại hình ảnh, âm thanh tại phòng họp đầu cuối sau đó tiến hành mã hoá hình ảnh, âm thanh nhận được sang dạng tín hiệu số và truyền đi trên đường truyền tới thiết bị cuối bên kia.

Một thiết bị đầu cuối có ba giao tiếp cơ bản là: Giao tiếp với màn hình để hiển thị hình ảnh hội nghị, giao tiếp với Camera và giao tiếp âm thanh với Microphone. Bên cạnh đó còn có giao tiếp dữ liệu với hệ thống làm việc để trao đổi và truyền dữ liệu.

Các đặc tính giao thức được sử dụng đối với giao thức H.323:



Audio: G.711, G.722, G.722.1, G.723, G.728, Siren 7, Siren 14

Video: H.261, H.263 (Annexes N, F, P)

Data: T.120

Ưu, nhược điểm

IP là một giao thức nằm ở lớp thứ 3 của mô hình lớp giao thức TCP/IP được định nghĩa trong RFC 791. Giao thức IP cung cấp một dịch vụ phi kết nối (connectionless) để nối kết nhiều phần tử trong một hệ thống mạng. Giao thức này qui định các đặc điểm về việc tạo lập địa chỉ, loại hình dịch vụ, phân chia các gói thông tin (packet) thành các đoạn thông tin (segment) và ngược lại, cũng như đảm bảo tính bảo mật cho thông tin truyền.

Các ưu điểm:

Thông tin được nén, dung lượng thấp giảm được lưu lượng mạng.

Có cơ chế phát hiện khoảng lặng không có tiếng nói làm tăng hiệu suất so với mạng PSTN. Tiết kiệm băng thông.

Truyền Voice dưới dạng số nên chống nhiễu tốt.

Cơ sở hạ tầng mạng MAN có sẵn.

Dịch vụ đa dạng:

Có thể áp dụng cho hầu hết các yêu cầu của giao tiếp thoại, từ cuộc đàm thoại đơn giản cho đến cuộc gọi hội nghị nhiều người phức tạp.

Fax over IP (FoIP).

Click-2-Dial.

Video Conference, voice chat, voice mail…

Cơ động

Giao thức DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) cho phép thay đổi vị trí của điện thoại bất cứ nơi nào ta muốn mà vẫn không thay đổi số điện thoại.



Chỉ cần click chuột để thực hiện cuộc gọi.

Các nhược điểm:

Khó đạt được thời gian thực, lý do:

Vì kỹ thuật nén.

Mạng số liệu được xây dựng không cho mục đích truyền thoại thời gian thực.

Gây tiếng vọng.

b) Giải pháp trên nền ISDN

Dựa trên nền hệ thống mạng ISDN, mô hình triển khai cho hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện khá đơn giản với việc yêu cầu không nhiều các thiết bị tích hợp. Một mô hình đơn giản cho hệ thông giao ban điện tử đa phương tiện sử dụng hệ thống mạng ISDN là một hệ thống chỉ bao gồm các phòng ban (cụ thể 11 điểm của Vĩnh Phúc) được lựa chọn kết nối trực tiếp qua mạng ISDN theo mô hình kết nối điểm tới điểm. Mạng số dịch vụ tích hợp ISDN đã được phát triển rộng rãi và trở nên phổ biến hiện nay.

Các đặc tính giao thức được sử dụng đối với giao thức H.320:

Audio: G.711, G.722, G.722.1, G.723, G.728, Siren 7, Siren 14

Video: H.261, H.263, H.264 (Annexes N, F, P)

Data: T. 120

Cascading: H.243

Channel aggregation: H.221, BONDING. Multi-Rate (H0)

Giao diện mạng:

ISDN: T1 PRI, E1 PRI, Multirate ISDN, NFAS, Leased-Line T1/E1, Switch 56

T1-CAS: T-CAS line for Audio only

ATM: 25 (FVC.COM), 155 (FVC.COM)

H.323: LAN

Serial: V.35, RS.449, RS.530/A



Ưu, nhược điểm

ISDN là mạng dịch vụ tích hợp số dùng kênh báo hiệu đặc biệt, có băng thông 128 kbps để truyền tải tín hiệu thoại, dữ liệu và 16 kbps để báo tín hiệu. ISDN là mạng có thể truyền nhiều tín hiệu (voice, video, data..) trên một kênh truyền. Khác với Dial-up, tín hiệu được truyền trên mạng ISDN là tín hiệu số.

Các ưu điểm:

Tận dụng được hạ tầng sẵn có do các DN viễn thông cung cấp.

Tín hiệu số chống nhiễu tốt, dễ sửa lỗi nên chất lượng truyền dẫn đảm bảo.

Các nhược điểm:

Chỉ truyền dịch vụ thoại và chuyển mạch gói tốc độ thấp. Không thích hợp cho chuyển mạch gói tốc độ cao và thời gian chiếm giữ lâu dài. Chính điều này là đặc điểm của mạng Internet hiện nay. Do đó, ISDN không được áp dụng rộng rãi mà chỉ áp dụng cho các gia đình hoặc DN nhỏ.

Các dịch vụ video (như HNTH), truyền số liệu với tốc độ cao cần có băng tần rộng hơn. Để thoả mãn các dịch vụ này, chúng ta cần phát triển mạng B-ISDN băng rộng với các phương tiện truyền dẫn cáp đồng trục và cáp quang.

Chi phí cho đường truyền cao.

c) Lựa chọn giải pháp

Các ứng dụng trên nền cơ sở IP ngày càng được áp dụng rộng rãi. Việc lựa chọn IP làm giao thức nền cơ sở cho các loại ứng dụng hiện nay gần như là tất yếu vì tính khả thi và tính hiệu quả quả nó. Việc đầu tư cho hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện tỉnh Vĩnh Phúc dựa trên cơ sở giao thức IP cũng giúp tiết kiệm chi phí đầu tư do tận dụng hạ tầng mạng chuyên dụng của tỉnh, thiết bị công nghệ IP có giá thành rẻ hơn và vận hành mạng IP đơn giản hơn.

Với các lý do nêu trên, mạng truyền dẫn phục vụ hội nghị giao ban được kiến nghị thiết kế xây dựng dựa trên nền tảng mạng IP.

5. Lựa chọn đường truyền

Khi xây dựng hệ thống HNTH thì một trong những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng các cuộc hội nghị đó là vấn đề về đường truyền. Tại Việt Nam hiện nay có hai giải pháp chính về đường truyền dựa trên công nghệ IP theo chuẩn H.323/SIP.

Với giải pháp HNTH thực hiện qua mạng IP theo chuẩn H.323/SIP, với hạ tầng mạng IP hiện nay của tỉnh Vĩnh Phúc thì sẽ có một số phương án để lựa chọn.  

a) Phương án sử dụng đường IP riêng

Đây là phương án hiệu quả cho chất lượng HNTH, khách hàng có thể thuê đường IP với địa chỉ IP tĩnh và băng thông theo yêu cầu. Song phương án này có chi phí rất cao, chỉ thích hợp cho các mô hình kết nối điểm-điểm. Với hệ thống HNTH đa điểm sẽ đòi hỏi thuê nhiều đường riêng và chi phí lên rất cao, nên phương án này hoàn toàn không thích hợp về mặt kinh tế. Hiện nay có FPT, VDC đang là những nhà cung cấp dịch vụ này.

b) Phương án sử dụng ADSL với địa chỉ IP tĩnh

Với phương án sử dụng đường truyền ADSL địa chỉ IP tĩnh có cam kết về băng thông tối thiểu, phương án này có thể đảm bảo tương đối chất lượng HNTH, và do có địa chỉ IP cố định nên các trạm xa khác có thể gọi đến dễ dàng để thực hiện hội nghị. Nhược điểm của phương án này là giá thành tương đối cao, băng thông đường lên và xuống không bằng nhau, băng thông tối thiểu chỉ đảm bảo cho hệ thống HNTH kết nối điểm-điểm, không đảm bảo cho hệ thống đa điểm hoạt động tốt, bị hạn chế khi thực hiện cuộc gọi đi quốc tế.

Phương án này cũng đòi hỏi các yếu tố về công nghệ bảo mật vì vậy cần phải đầu tư thêm về phần mềm hay phần cứng đảm bảo công tác bảo mật cao khi dữ liệu được truyền trên môi Internet.

c) Phương án sử dụng ADSL với địa chỉ IP động

Đây là phương án có chi phí thấp nhưng không hợp lí về kĩ thuật. Do đặc điểm của ADSL là tốc độ đường lên thấp hơn rất nhiều so với tốc độ đường xuống. Nhà cung cấp dịch vụ đưa ra thông số 2Mbps/600Kbps nhưng không thể đạt được tốc độ thực như vậy vì dịch vụ Internet ADSL tại Việt Nam không có bảo đảm chất lượng đường truyền (QoS). Đồng thời với địa chỉ IP động thì một trạm xa sẽ không thực hiện cuộc gọi đến được vì trạm xa không biết chính xác địa chỉ IP của trạm sử dụng IP động. Như vậy nếu một trạm sử dụng địa chỉ IP động thì trạm xa khác phải sử dụng địa chỉ IP tĩnh để trạm có địa chỉ IP động gọi trạm có địa chỉ IP tĩnh khi muốn hội nghị. Hiệu quả của phương án này không đảm bảo về mặt kỹ thuật do không kiểm tra được việc cam kết về băng thông tối thiểu, mỗi lần khởi động phải thiết lập lại địa chỉ IP nên nó hoàn toàn không thích hợp với hệ thống HNTH.

d) Phương án sử dụng dịch vụ xDSL-WAN

Là dịch vụ kết nối các mạng máy tính trong nước hay quốc tế bằng đường dây thuê bao SHDSL (công nghệ đường dây thuê bao số đối xứng) hoặc ADSL (công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng), là sự kết hợp công nghệ VPN/MPLS (mạng riêng ảo/ nền công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức) trên mạng NGN. Với công nghệ này, sử dụng SHDSL đường truyền có thể đạt đến tốc độ 4Mpbs đối xứng và có thể ghép lên đến tốc độ 8Mbps. Ưu điểm của công nghệ/ dịch vụ này có khả năng vừa kết nối mạng Internet, vừa kết nối với mạng diện rộng của Chính phủ.

Hiện nay tại Vĩnh Phúc, VNPT cung cấp dịch vụ kết nối mạng riêng VPN/MPLS trên mạng thế hệ mới NGN và đã được triển khai đến tất cả các trung tâm huyện/thị trên địa bàn tỉnh với tên dịch vụ là MegaWAN.

e) Kết luận lựa chọn

Dựa trên những kết quả phân tích ở trên, khuyến nghị lựa chọn đường truyền kết nối như sau: Đường truyền kết nối giữa MCU với các điểm nhánh tại UBND tỉnh, UBND các huyện/thị sử dụng đường truyền thuê của nhà cung cấp dịch vụ MegaWAN hoặc cáp quang trực tiếp.

IV. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

1.Uportal

uPortal là một Portal Framework được sử dụng rộng rãi trong các học viện và nó chủ yếu nhằm vào nhưng yêu cầu của các tổ chức này. uPortal là một Portal Framework rất ổn định và đã được ra đời thậm chí trước cả JSR-168 specification, theo đó uPortal đã áp dụng nhưng kỹ thuật không theo chuẩn được gọi là channel. uPortal mặc dù đã tuân theo JSR-168 nhưng hầu hết nhưng đặc điểm sẵn có trong uPortal vẫn dựa trên tùy biến và giải pháp đã phát triển với các channel adapter hơn là các portlet nguyên thủy. uPortal hỗ trợ portlet thông qua Pluto Portlet Framework. uPortal cũng là open source Portal Framework hỗ trợ nhiều kiểu portal nhất: từ Java portal đến HTML portal, từ text portal đến XML portal.

Phiên bản sử dụng tại Vĩnh Phúc không thể nâng cấp được.

2. Liferay

Liferay Portal Enterprise mang nhiều ý nghĩa lớn hơn là một portal container, mà đi kèm với nó là rất nhiều đặc điểm hữu dụng như Content Management System (CMS), tuân theo WSRP, Single Sign On (SSO), hỗ trợ AOP (Aspect Oriented Programming), và nhiều công nghệ mới nhất khác. Liferay có một thiết kế kiến trúc rất rõ ràng dựa trên thực tế tốt nhất của J2EE, điều đó cho phép nó được sử dụng với một loạt các container khác nhau, từ những servlet container như Tomcat và Jetty cho tới những server tuân theo J2EE mạnh mẽ như BorlandES, JBoss, JOnAs, JRun, Oracle9iAS, Orion, Pramati, Sun JSAS, WebLogic và WebSphere. Trong trường hợp này, Liferay chỉ là một open source portal container hỗ trợ gần như hầu hết JavaServer open source hay thương mại.

Tính linh hoạt trong thiết kế cho phép bổ sung business logic bất kỳ một công nghệ nào tương ứng và thích hợp như Struts, Tiles, Spring và EJB, có thể được dựa trên Hibernate, Java Messaging Service (JMS), Java Mail và Web Service. Liferay có thể thay đổi Portal Presentation trở thành một Java Application bất kỳ mà không có hoặc rất ít sự thay đổi.

Việc cá nhân hoá các portal page và các portlet trong những open source Portal Framework như eXo Platform là không dễ dàng, và có thể làm rất nhiều trong việc cấu hình, nhưng với Liferay layout management thì rất dễ dàng. Liferay Portal có một GUI dựa trên Web cho phép user tương tác để thiết kế layout của Portal Page mà không cần phải chỉnh sửa bất kỳ file cấu hình nào. Điều này tương tự như Stringbeans Portal.

Liferay Portal Enterprise đi kèm với những portlet hữu dụng. Và nếu đem so sánh với các open source Portal Framework khác, Liferay portal có một lượng lớn các portlet tiện ích tuân theo JSR-168 và có thể được sử dụng trong bất kỳ Portal nào chỉ với rất ít thay đổi.

Liferay hỗ trợ WSRP specification cả cho WSRP consumer và WSRP producer như một thực thể của Liferay portal. Việc cấu hình Liferay yêu cầu một vài deployment descriptor không chuẩn chẳng hạn Struts hoặc Tiles, điều này có thể làm cho việc phát triển trở nên phức tạp hơn.

Giống như hầu hết các Portal Framework, Liferay sử dụng database mặc định là Hypersonic rất tốt cho mục đích phát triển. Liferay có thể được sử dụng với bất kỳ database nào với chút ít ảnh hưởng tùy theo việc sử dụng Hibernate trong thiết kế của nó. Liferay có các JSP tag lib và nhiều class tiện ích khác trong những package khác nhau để trợ giúp các developer trong việc phát triển portal/portlet. Sử dụng những package tiện ích này có thể dễ dàng phát triển portal nhưng khi đó những portal này sẽ giống Liferay và các portlet thì không còn tuân theo JSR-168 nữa.

3. Microsof Office SharePoint server 2007

Là một phần mềm được thừa hưởng tất cả các công nghệ của Microsoft nên SharePoint Portal Server (SPS) là một sản phẩm thu hút sự chú ý của nhiều người. Sản phẩm chỉ cài đặt được trên hệ thống Windows. Ngay sau khi cài đặt, hệ thống portal đã có các chức năng cơ bản như: tìm kiếm, cung cấp giao tiếp theo chủ đề hay điểm tin theo thời gian. Hệ thống cũng được cung cấp sẵn các ứng dụng hệ thống để người dùng cuối tích hợp dữ liệu trong tỉnh Outlook Office của mình lên hệ thống. Vì chạy trong môi trường có Active Directory nên việc gán quyền hạn cho người sử dụng không mấy khó khăn. Hệ thống cũng có thể tái sử dụng các giao tiếp về người sử dụng đang có sẵn trong hệ thống Microsoft Exchange. Thủ tục tạo các website định dạng mặc định (default) khá đơn giản.

Có rất nhiều cách khác nhau để xây dựng cấu trúc một hệ thống portal: xây dựng theo chủ đề, xây dựng hệ thống thiên về khả năng tìm kiếm, xây dựng bằng cách sử dụng nội dung đã được xây dựng từ trước.

Tương tự như các sản phẩm khác của Microsoft, giao diện của sản phẩm rất thân thiện và dễ hiểu. Mỗi người phát triển hệ thống có riêng một vùng làm việc gọi là MySites. Đến khi công việc hoàn thiện, họ có thể thực hiện thủ tục chuyển giao kết quả công việc lên hệ thống bằng thủ tục kéo-thả. Theo mặc định thì vùng làm việc MySite là dành riêng cho từng người, nhưng nếu muốn cũng có thể chia sẻ kết quả công việc cho mọi người.

Chức năng tìm kiếm trong sản phẩm hoạt động rất tốt và khá chính xác, có khả năng thực hiện tìm kiếm trên các hệ thống khác nhau như SharePoint Portal, Lotus Notes, Exchange và các thư mục dùng chung tập tin. Cũng do tích hợp tốt với MS Office 2003, 2007 nên người sử dụng có thể tạo và soạn thảo Word ngay trong portal rồi ghi lên vùng Document Workspace. Nhờ tính năng này nên hệ thống portal có đầy đủ các chức năng quản trị nội dung như quản trị, thẩm định phiên bản phát hành của tài liệu...

Cũng chính do tích hợp với MS Office nên web site trong portal có cấu trúc, nội dung tương tự như web site của phần mềm FrontPage. Người phát triển cũng sử dụng phần mềm này để xây dựng các website định dạng, kết nối và truy xuất dữ liệu từ Microsoft SQL 2005. Người phát triển cũng có thể sử dụng tỉnh công cụ Visual Studio.Net để xây dựng hệ thống và các chương trình chức năng chạy trên server sử dụng công nghệ .Net được đặt tên là Web Parts. Về chức năng bảo mật, SharePoint cũng cho phép người sử dụng thực hiện thủ tục đăng nhập 1 lần duy nhất trong phiên làm việc.

Sản phẩm có khả năng khai thác hơn 300 chức năng kết nối dữ liệu cần thiết của ứng dụng Microsoft BizTalk Server và có các chương trình dựng sẵn để giao tiếp với các hệ thống khác như SAP, Siebel và PeopleSoft.

Nhìn chung, sản phẩm có những ưu điểm nổi trội. Tích hợp tốt với các sản phẩm làm việc dành cho người sử dụng như MS Office, hay các công cụ phát triển hệ thống và cơ sở hạ tầng của Microsoft.

Khung giải pháp CGF

CGF là khung giải pháp tiên tiến và hoàn thiện về Chính phủ điện tử đã được áp dụng thành công tại các quốc gia như Anh, Ai Cập…

Giải pháp sử dụng tập hợp các công cụ mạnh mẽ, thông dụng và đáng tin cậy của tập đoàn nổi tiếng thế giới về CNTT là Microsoft.

Kiến trúc khung giải pháp CPĐT (CGF) này có các thành phần như sau:

Delivery Channels (Các kênh phân phối thông tin, hay còn gọi là các điểm truy cập vào hệ thống – Access Point): là thành phần giao tiếp phục vụ các nhóm đối tượng công dân, DN, các cơ quan và các công chức nhà nước. Các kênh phân phối thông tin có thể là cổng thông tin, thiết bị di động, fax, email, tin nhắn tức thời (instant message) hoặc các kết nối ứng dụng.

Portal Services (dịch vụ cổng): cung cấp một điểm truy cập thống nhất để truy cập tới các thông tin và nội dung liên quan đến các cơ quan công quyền và các dịch vụ công của các cơ quan đó. Thành phần này có các chức năng như quản trị nội dung, hỗ trợ các dịch vụ cảnh báo, cho phép tùy biến cá nhân hóa các giao diện và chức năng hiển thị theo từng người dùng, cho phép tiếp nhận và kiểm tra hợp lệ các mẫu đơn của từng dịch vụ công, hỗ trợ các tính năng tìm kiếm và lập chỉ mục tìm kiếm.

Hình 6.1. Kiến trúc của khung giải pháp Chính phủ điện tử (CGF)

Government Gateway (cổng giao tiếp thông tin): là trung tâm thực hiện việc trao đổi thông tin và xử lý các giao dịch. Hai nhiệm vụ của thành phần này: 1, xác thực người dùng và xác định các dịch vụ và quyền hạn mà người dùng truy cập tới, và 2, điều phối các tiến trình xử lý mà người dùng thực hiện.

Value-added services (các dịch vụ giá trị gia tăng): có nhiệm vụ thực hiện quản lý thông tin giao dịch của người dân, hỗ trợ cho các cơ quan công quyền khả năng xem và xử lý các mẫu đơn (nhằm tích hợp và giao dịch với các cơ quan công quyền chưa được trang bị hạ tầng CNTT hiệu quả hoặc không thể giao tiếp được qua các hệ thống CNTT), có thể tích hợp các dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Kiến trúc tổng thể (mức cao) hệ thống đảm bảo cho việc kết nối tất cả các ứng dụng, dịch vụ mà các cơ quan công quyền thực hiện (tham khảo mô hình mức cao Khung giải pháp CGF). Đảm bảo một giao diện làm việc thống nhất, mềm dẻo, khoa học và khả năng cá nhân hóa cao cho mọi vai trò làm việc trong hệ thống, lãnh đạo, người quản trị, chuyên viên xử lý, người dân, DN hay các cơ quan tổ chức khác. Kiến trúc mở của mô hình đảm bảo cho việc phát triển thêm hoặc điều chỉnh các dịch vụ cần thiết cho hệ thống. Giải pháp cũng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tích hợp các ứng dụng viết đa nền (phát triển trên những hệ thống nền, công nghệ không phải của Microsoft).

Ngoài các thành phần đã mô tả trong kiến trúc, trong mô hình này các thành phần/hệ thống liên quan khác được làm rõ hơn bao gồm:

Infrastructure services (các dịch vụ cơ bản): bao gồm các dịch vụ cơ bản như xác thực người dùng, các dịch vụ email, instant message và các công cụ quản trị hệ thống.

Các tương tác với các hệ thống ngoài thông qua Cổng giao tiếp thông tin: bao gồm việc lấy các thông tin cung cấp từ các Service Providers, khai thác các dịch vụ từ các hệ thống khác (ví dụ như các hệ thống xác thực bên ngoài), hoặc khai thác các dịch vụ từ các trung tâm cung cấp dịch vụ (Central Services).

Hình 6.2. Mô hình tham chiếu mức cao của khung giải pháp CGF



Hình 6.3. Nền tảng xây dựng, phát triển các ứng dụng, dịch vụ của CGF


Nền tảng để xây dựng và phát triển các ứng dụng, dịch vụ phục vụ các tác nghiệp hành chính nhà nước bao gồm:

Ms.Windows 2003/.../2008 server,

Ms.SQL server 2005/2008,

Ms.Biztalk server 2006, Ms.Office 2007 Enterprise,

Ms.Exchange server 2007,

Ms.Visual Studio 2008, NetFramework 2.0.

Office SharePoint server 2007

MS ISA server 2006

Đây là một tập các công cụ công nghệ được đông đảo các nhà phát triển áp dụng để xây dựng những hệ thống lớn, phức tạp đòi hỏi tính ổn định, bảo mật và tương thích cao. Tất cả những sản phẩm công nghệ kể trên được các chuyên gia của Microsoft hỗ trợ một cách tốt nhất và đầy đủ nhất cùng với một cộng đồng rộng lớn người sử dụng trên toàn thế giới.



Hình 6.4. Khung giải pháp CGF theo Microsoft




1 Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.

2 Nguồn: Vụ Kinh tế địa phương và Lãnh thổ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 xác định thu hút vốn đầu tư khoảng 650-700 triệu USD FDI (đăng ký) và 50.000-52.000 tỷ đồng vốn trong nước (tương đương với khoảng 3,5-4 tỷ USD)


tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương