Viết tắt Từ


Số lượng cán bộ cơ hữu của nhà trường tham gia viết bài đăng tạp chí trong 4 năm gần đây



tải về 1.14 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.14 Mb.
#19764
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

35. Số lượng cán bộ cơ hữu của nhà trường tham gia viết bài đăng tạp chí trong 4 năm gần đây:

Số lượng CBGD có bài báo đăng trên tạp chí

Nơi đăng

Tạp chí KH quốc tế

Tạp chí KH cấp Ngành trong nước

Tạp chí / tập san của cấp trường

Từ 1 đến 5 bài báo




2

2

Từ 6 đến 10 bài báo










Từ 11 đến 15 bài báo










Trên 15 bài báo










Tổng số cán bộ tham gia




2

2



36. Số lượng báo cáo khoa học do cán bộ cơ hữu của nhà trường báo cáo tại các Hội nghị, Hội thảo, được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình hay kỷ yếu trong 4 năm gần đây: không đánh giá.

37. Số lượng cán bộ cơ hữu của nhà trường có báo cáo khoa học tại các Hội nghị, Hội thảo được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình hay kỷ yếu trong 4 năm gần: không đánh giá.

38. Số bằng phát minh, sáng chế được cấp: không đánh giá.

39. Nghiên cứu khoa học của sinh viên/học sinh: không đánh giá.

39.1 Số lượng học sinh/sinh viên của nhà trường tham gia thực hiện đề tài khoa học trong 4 năm gần đây: không đánh giá

39.2 Thành tích nghiên cứu khoa học của HSSV: không đánh giá.

VI. Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính:

40. Tổng diện tích đất sử dụng của trường: 9.2 ha = 92.000 m2

41. Diện tích sử dụng cho các hạng mục: (m2)

- Nơi làm việc: 1.760 - Nơi học: 10. 909

- Nơi ở của sinh viên: 12. 190 - Nơi vui chơi giải trí: 6.000

42. Diện tích phòng học:

- Tổng diện tích phòng học: 10. 909m2

- Tỷ số diện tích phòng học trên sinh viên/học sinh chính quy: 4,02

43. Tổng số đầu sách trong thư viện của trường:

Tổng số đầu sách gắn với các nghành đào tạo có cấp bằng của nhà trường:

1. Số đầu sách giáo khoa tham khảo:

- Sách Cơ khí: 118

- Sách Điện: 95

- Sách Tin học: 56

- Sách Kế toán: 64

- Sách Đại cương dùng chung: 62

2. Số đầu sách phôtô (Giáo trình nội bộ)

- Sách Cơ khí: 13

- Sách Điện: 22

- Sách Tin học: 12

- Sách Kế toán: 13

* Tổng số quyển sách: - Tổng số sách giáo khoa: 5.431

- Tổng số sách phôtô: 690

44. Tổng số máy tính của toàn trường: 297

- Dùng cho hệ thống văn phòng: 78

- Dùng cho sinh viên/học sinh học tập: 219

- Tỷ số máy tình cho học tập trên sinh viên/học sinh chính quy: 28

học sinh/ 1 máy tính

45. Tổng kinh phí từ các nguồn thu của trường trong 4 năm gần đây:

- Năm 2007: 2.812.654.130đ

- Năm 2008: 5.015.933.395đ

- Năm 2009: 6.647.159.148đ

- Năm 2010: 9.646.170.000đ

- Năm 2011: 8.677.457.000đ


46. Tổng thu học phí (Hệ chính quy) trong 4 năm gần đây:

- Năm 2007: 1.941.827.000đ

- Năm 2008: 2.669.985.000đ

- Năm 2009: 3.812.526.500đ

- Năm 2010: 7.525.075.000đ

- Năm 2011: 7.317.392.000đ



VII. Tóm tắt một số chỉ số quan trọng:

1. Giảng viên:

- Tổng số giảng viên cơ hữu: 135

- Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên tổng số cán bộ cơ hữu: 66,5%

- Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu của nhà trường: 30,37%

- Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu của nhà trường: 1,48 %

2. Người học:

- Tổng số sinh viên/học sinh chính quy: 3878

- Tổng số sinh viên/học sinh quy đổi: 2713

- Tỷ số sinh viên/học sinh trên giảng viên (quy đổi): 18,11

- Tỷ số sinh viên/học sinh tốt nghiệp só với số tuyển đầu vào: 95%

3. Đánh giá của người học tốt nghiệp về chất lượng đào tạo của trường:

Tỷ lệ sinh viên/học sinh trả lời đã học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp: 80%

Tỷ lệ sinh viên/học sinh trả lời chỉ học được một phần kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp: 20%

4. Người học có việc làm trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp:

Tỷ lệ sinh viên/học sinh có việc làm đúng ngành đào tạo: 70%

Tỷ lệ sinh viên/học sinh có việc làm trái ngành đào tạo: 10%

Thu nhập bình quân/tháng của sinh viên/học sinh có việc làm: 1.800.000Tr



5. Đánh giá của nhà tuyển dụng về người học tốt nghiệp:

Tỷ lệ sinh viên/học sinh đáp ứng được yêu cầu công việc, có thể sử dụng được ngay: 50%

Tỷ lệ sinh viên/học sinh cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc, nhưng phải đào tạo thêm: 35%

6. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:

- Tỷ số đề tài nghiên cứu khoa học và CGCN trên cán bộ cơ hữu: 20/203

- Tỷ số doanh thu từ NCKH và CGCN trên cán bộ cơ hữu: 263.520.000/203

- Tỷ số sách đã được xuất bản trên cán bộ cơ hữu: 154/203

- Tỷ số bài đăng báo tạp chí trên cán bộ cơ hữu: 2/203

- Tỷ số bài báo trên cán bộ cơ hữu: 2/203



7. Cơ sở vật chất:

- Tỷ số máy tính dùng cho học sinh/sinh viên trên học sinh/sinh viên chính quy: 28 học sinh sinh viên/1 máy tính

- Tỷ số diện tích phòng học trên sinh viên/học sinh chính quy: 4,02 m2/1 học sinh sinh viên

- Tỷ số diện tích ký túc xá trên sinh viên/học sinh chính quy: 3,2m2/1 học sinh sinh viên.



PHẦN II: TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên rất quan tâm đến việc tổ chức công tác tự đánh giá. Bắt đầu từ năm 2010, Nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn gồm 10 tiêu chuẩn, 55 tiêu chí mà bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Để triển khai hoạt động tự đánh giá, nhà trường đã thành lập hội đồng Tự đánh giá theo quyết định số 33/QĐCĐCN ngày 29 tháng 01 năm 2010 bao gồm đại diện các khoa, phòng, trung tâm, tổ trực thuộc, các tổ chức đoàn thể. Giúp việc cho hội đồng Tự đánh giá gồm có ban thư ký và các nhóm công tác chuyên trách.

Quy trình tự đánh giá:

- Thành lập hội đồng Tự đánh giá, ban thư ký và nhóm công tác chuyên trách;

- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá;

- Phân công các nhóm công tác chuyên trách thu thập minh chứng, viết báo cáo tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí;

- Ban thư ký tập hợp báo cáo tự đánh giá theo từng tiêu chuẩn từ các nhóm công tác;

- Ban thư ký tổng hợp dự thảo báo cáo tự đánh giá;

- Hội đồng tự đánh giá thông qua dự thảo báo cáo tự đánh giá;

- Ban thư ký chỉnh sửa và bổ sung những thông tin cần thiết;

- Hội đồng tự đánh giá tiếp tục xem xét báo cáo tự đánh giá;

- Hội đồng tự đánh giá trình Hiệu trưởng báo cáo và gửi tới các đơn vị để lấy ý kiến phản biện;

- Ban thư ký thu thập các ý kiến phản biện và ý kiến của Hiệu trưởng để hoàn chỉnh báo cáo tự đánh giá lần cuối;

- Trình Hiệu trưởng phê duyệt, công bố và nộp báo cáo cho cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.

Phương pháp đánh giá: Trong quá trình đánh giá, nhà trường dựa theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí của bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các trường cao đẳng. Đối với từng tiêu chí, nhà trường xem xét theo cách sau:

- Mô tả để làm rõ thực trạng;

- Phân tích, so sánh, đánh giá để đi đến những nhận định đánh giá, chỉ ra những điểm mạnh, những tồn tại;

- Đưa ra kế hoạch hành động để khắc phục những tồn tại nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.

Thông qua hoạt động tự đánh giá, Nhà trường có điều kiện đánh giá lại mình một cách toàn diện và đầy đủ hơn. Lãnh đạo các cấp trong nhà trường sẽ nhìn nhận đầy đủ và khách quan hơn về chất lượng các hoạt động đạt được, cũng như các tồn tại để xây dựng kế hoạch và có biện pháp khắc phục sớm nhất. Đồng thời, qua hoạt động tự đánh giá sẽ tạo nên một sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ quản lý và giảng viên, CNV trong toàn trường.


II. TỔNG QUAN CHUNG:

Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên năm 1959 tiền thân là trường Công nhân kỹ thuật trực thuộc nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ - bộ Công nghiệp nhẹ. Sau một quá trình xây dựng và trưởng thành phát triển thành trường Trung cấp chuyên nghiệp, đến năm 2006 trường được nâng cấp thành trường CĐCN – TN trực thuộc Bộ Công Thương.

Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đẳng và công nhân kỹ thuật từ trung cấp nghề đến cao đẳng. Cơ sở vật chất của trường ngày càng được hoàn thiện, cảnh quan môi trường ngày càng khang trang.

Cơ cấu tổ chức của nhà trường đã được xây dựng cụ thể, giúp cho việc điều hành các hoạt động trong nhà trường được đồng bộ, khoa học. Cùng với sự phát triển của nhà trường, trong từng giai đoạn cơ cấu tổ chức được xây dựng và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của trường. Hiện nay cơ cấu tổ chức của trường gồm 7 phòng chức nămg, 2 Trung tâm và 5 Khoa đào tạo. Các đơn vị trực thuộc có mối quan hệ chặt chẽ, hợp lý, hoàn thành được sứ mạng và mục tiêu phát triển của nhà trường. Các đơn vị được thành lập phù hợp với yêu cầu hiện tại và theo chiến lược phát triển của nhà trường.

Tuy nhiên, trong một số đơn vị việc bố trí nhân lực còn chưa hợp lý và kế hoạch từ năm 2010 nhà trường sẽ tăng cường đầu tư và bổ sung đội ngũ cán bộ cơ hữu để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị.

Trong công tác quản lý, nhà trường phân định rõ được chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên trong Ban Giám hiệu. Tăng cường được tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, vì thế tránh được sự chồng chéo trong các hoạt động của nhà trường, hiệu quả công việc cao hơn.

Đội ngũ cán bộ quản lý của trường đủ về số lượng và được phân bố hợp lý tại các đơn vị. Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý là những người nhiệt tình, tâm huyết và có trách nhiệm với công việc được giao. Tuy nhiên trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều. Từ năm 2010 nhà trường giao cho phòng Tổ chức hành chính xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý.

Đội ngũ giảng viên của trường với tuổi đời bình quân 34 tuổi, là đội ngũ trẻ, năng động, sáng tạo, có khả năng hội nhập với khu vực. Đây là yếu tố giúp nhà trường có thể nhanh chóng đổi mới, tiếp cận với khoa học tiên tiến, hiện đại. Kế hoạch từ năm 2010, nhà trường sẽ triển khai tiếp các chương trình liên kết đào tạo, đẩy mạnh hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và nước ngoài để tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên tham gia học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ.

Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên ngày càng được trẻ hoá, năng động, có trình độ tin học, ngoại ngữ tốt đáp ứng được yêu cầu công việc.

Hoạt động đào tạo được xem là then chốt trong các hoạt động của nhà trường. Lãnh đạo nhà trường chú trọng từ công tác tuyển sinh, hoạt động giảng dạy, đến công tác tổ chức tốt nghiệp cho sinh viên.

Hàng năm hội nghị bàn về công tác tuyển sinh được triển khai từ tháng 12. Trong công tác tuyển sinh trường Cao đảng Công nghiệp Thái Nguyên chấp hành đúng và đầy đủ các quy chế do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Hội đồng tuyển sinh nhà trường được thành lập để tư vấn cho Ban giám hiệu về chiến lược tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh và phương thức thực hiện. Thực hiện các công việc cụ thể gồm có các ban như Ban thư ký, Ban ra đề, Ban coi thi, Ban chấm thi. Từ năm 2006 đến nay công tác tuyển sinh của nhà trường đảm bảo thực hiện công bằng, khách quan, đúng quy chế.

Tuy nhiên, do cơ chế kinh tế hiện nay cộng với một số ngành nghề đặc thù cho nên công tác tuyển sinh gặp rất nhiều khó khăn, số lượng hồ sơ đang ký dự thi không nhiều. Dẫn đến khả năng chọn lọc thấp, chất lượng đầu vào của sinh viên thấp. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đào tạo của nhà trường.

Hoạt động đào tạo trong nhà trường do phòng Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, tư vấn cho Ban giám hiệu. Để nâng cao chất lượng đào tạo, Ban giám hiệu đã rất chú trọng tới công tác tổ chức xây dựng chương trình giáo dục của trường cao đẳng.

Chương trình giáo dục của trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên được xây dựng dựa trên cơ sở chương trình khung do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đồng thời còn được căn cứ vào đặc điểm của từng ngành đào tạo. Chương trình giáo dục được xây dựng có mục tiêu rõ ràng, cụ thể và có cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách có hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ cao đẳng.

Với phương châm: đào tạo những gì mà xã hội cần, cho nên hàng năm, Ban giám hiệu đã chỉ đạo tổ chức điều chỉnh, bổ sung chương trình giáo dục trên cơ sở tham khảo các chương trình của các trường trong nước nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tế của các cơ sở sản xuất. Việc điều chỉnh chương trình giáo dục được tiến thành thông qua các cuộc hội thảo ở các cấp từ tổ bộ môn đến cấp trường.

Mặt khác, ngoài trình độ cao đẳng được đào tạo tại trường, nhà trường còn đào tạo các trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề…, cho nên chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình đào tạo của các trường khác có đào tạo chuyên ngành tương đương.

Tuy nhiên, do quan hệ giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất chưa nhiều, nên sự tham gia đóng góp ý kiến cho chương trình giáo dục của các nhà doanh nghiệp, của các tổ chức, hội nghề nghiệp còn ít. Trình độ ngoại ngữ của các giảng viên còn thấp nên việc tiếp cận các chương trình giáo dục tiến tiến trên quốc tế còn nhiều hạn chế.

Hoạt động giảng dạy trong nhà trường được xây dựng theo quy trình chặt chẽ. Trên cơ sở chương trình giáo dục, phòng Đào tạo chịu trách nhiệm lập kế hoạch, xây dựng tiến độ giảng dạy cho năm học và khoá học. Đồng thời dựa vào số lượng giảng viên, cơ cấu phân bổ giảng viên theo từng chuyên môn, số lượng phòng học để xây dựng Thời khoá biểu cho từng khoa đào tạo. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên có đầy đủ đề cương chi tiết, bài giảng, lịch trình, các tài liệu tham khảo và các phương tiện giảng dạy khác.

Phương pháp dạy học ngày càng được khá nhiều giảng viên đổi mới theo hướng đưa tin học vào giảng dạy, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên cơ sở vật chất trang bị cho dạy học còn có nhiều sự bất cập, cần phải được cải tiến.

Nhà trường đang từng bước tách công tác kiểm tra đánh giá độc lập với công tác giảng dạy. Cụ thể là đã thành lập bộ phòng TT - Khảo thí & KĐCL độc lập với phòng Đào tạo. Một số học phần đã được áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HSSV. Nhà trường đang từng bước đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học; đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác.

Tuy nhiên, do công tác thi cử chưa được tách hẳn khỏi phòng Đào tạo nên phòng Khảo thí chưa đảm đương hết toàn bộ công tác thi cử trong toàn trường; Chất lượng của ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm chưa cao cho nên công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập cần phải được cải tiến thêm, cần có biện pháp để động viên, khuyến khích giảng viên tham gia nhiều hơn nữa trong việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho các học phần đào tạo.

Hoạt động nghiên cứu khoa học đã được chú trọng trong mấy năm gần đây, thế nhưng hoạt động này đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Hoạt động nghiên cứu khoa học chủ yếu đang triển khai công tác tổ chức biên soạn tài liệu, mô hình học cụ phục vụ giảng dạy. Một số đề tài nghiên cứu khoa học đã và đang được áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, kinh phí phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học còn hạn chế, đội ngũ giảng viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong hoạt động này.

Kế hoạch từ năm 2010, nhà trường giao cho bộ phận NCKH thuộc phòng Đào tạo rà soát lại định hướng chiến lược phát triển NCKH, tiến hành xây dựng những quy chế về tài chính để phục vụ cho NCKH theo định hướng của chiến lược phát triển NCKH của trường .

Cơ sở vật chất của nhà trường đang ngày càng được phát triển và hoàn thiện trên cơ sở tích lũy qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển nhà trường. Trường đang tập trung huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Hiện đã hoàn thành dự án nhà ở sinh viên gồm 4 nhà 5 tầng, gần 170 phòng, diện tích là 10 178m2 với vốn đầu tư 40 tỷ, đáp ứng về chỗ ở cho khoảng 1000 sinh viên. Dự án nhà điều hành đa năng 7 tầng, diện tích 6000 m2, mức đầu tư trên 20 tỷ và đến hết quý II năm 2012 sẽ hoàn thành, đáp ứng đầy đủ diện tích làm việc cho cán bộ công nhân viên và một phần diện tích học tập cho HSSV.

Đầu tư trang thiết bị vật tư cho thực tập của HSSV luôn được lãnh đạo quan tâm hàng đầu, được bổ sung tăng thêm các loại thiết bị trị giá hàng tỷ đồng, đặc biệt cho các ngành cơ khí, ôtô, điện. Với các trang thiết bị ngày càng hiện đại hơn. Hệ thống mạng Internet được nối cho tất cả các phòng, ban, khoa đảm bảo cho toàn trường truy cập thuận tiện và nhanh chóng.

Thư viện của trường có đầy đủ các chủng loại sách, tư liệu đáp ứng mọi yêu cầu học tập và tham khảo của HSSV. Hằng năm số lượng đầu sách đều được bổ sung tăng về cả số lượng và cả chủng loại phục vụ đầy đủ cho các hoạt động đào tạo, NCKH của trường.

Công tác quản lý tài chính đảm bảo chính xác, kịp thời. Phòng Kế toán –Tài chính thực hiện đúng chức năng tham mưu cho lãnh đạo nhà trường trong hoạt động tài chính. Kết quả kiểm toán nhà nước năm 2006 và kết quả thanh tra của Bộ Công thương năm học 2008-2009 cho thấy: công tác quản lý tài chính của nhà trường tốt, không xảy ra các vi phạm về quản lý tài chính.

Nguồn tài chính của nhà trường có được từ các nguốn sau: kinh phí do Nhà nước cấp và nguồn thu từ học phí, nguồn dịch vụ.

Nguồn vốn được phân bổ, sử dụng đúng quy định. Việc công khai tài chính được tiến hành đến từng phòng, khoa.

Công tác tài chính của nhà trường về cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu đào tạo của trường cao đẳng. Kế hoạch tài chính được công bố công khai tới giảng viên, cán bộ, công nhân viên thông qua Hội nghị công chức cơ quan.

Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch tài chính của trường chưa mang tính chiến lược dài hạn, mà mới chỉ đảm bảo được việc đáp ứng nhu cầu thường xuyên.

Kế hoạch từ năm 2012, Nhà trường sẽ mở rộng các mối quan hệ, tập trung mọi nguồn lực để tìm được vốn viện trợ không hoàn lại hoặc vay dài hạn với lãi suất thấp để tập trung đầu tư vào cơ sở vật chất. Mở rộng đào tạo, tăng nguồn thu từ học phí để từng bước nâng cao mức thu nhập cho đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên.

Song song với các hoạt động của chính quyền là hoạt động của các tổ chức đoàn thể mà đứng đầu là tổ chức Đảng trong nhà trường. Mọi hoạt động trong trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đều đặt dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ trường. Hàng tháng ban chấp hành Đảng bộ đều tổ chức hội nghị để ra Nghị quyết, vạch ra định hướng cho các hoạt động của chính quyền, của tổ chức Công đoàn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Tổ chức Công đoàn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thành lập và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên. Các tổ chức này hoạt động theo đúng các điều lệ đã được ban hành.

Tổ chức Công đoàn với các thành viên ban chấp hành Công đoàn trường là những cán bộ mẫn cán, nhiệt tình, đoàn kết đã động viên, giúp đỡ các cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường hoàn thành tốt những công việc được giao. Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tốt các phong trào thi đua dạy tốt, phục vụ tốt được đông đảo giảng viên, cán bộ công nhân viên hưởng ứng, tham gia.

Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động VHVN-TDTT, tạo ra các diễn đàn, sân chơi cho HSSV, tổ chức tốt phong trào sinh viên tình nguyện do Đoàn cấp trên phát động.

Tuy nhiên, hoạt động của các đoàn thể chưa phát triển theo chiều sâu, nghiệp vụ về công tác Công đoàn, công tác Đoàn thanh niên của cán bộ còn nhiều hạn chế. Do hoạt động kiêm nhiêm nên cán bộ Công đoàn, Đoàn thanh niên chưa đầu được nhiều thời gian cho công tác đoàn thể. Các hoạt động còn mang tính chất thời vụ.

Nhưng với những thành tích đạt được đã chứng tỏ rằng tổ chức Đảng trong trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đã phát huy được vai trò lãnh đạo của mình. Những hạn chế trong công tác đoàn thể được khắc phục bằng các giải pháp thể hiện trong Nghị quyết đại hội đảng bộ trường nhiệm kỳ 2010 – 2015.

III. TỰ ĐÁNH GIÁ:

Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của trường Cao đẳng.

Mở đầu:

Ngay sau được nâng cấp thành trường cao đẳng vào tháng 11 năm 2006, nhà trường đã xác định sứ mạng và mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu giáo dục của trường cũng được rà soát, bổ sung qua từng giai đoạn, phù hợp với tinh thần sứ mạng đã được công bố, với nguồn lực của nhà trường và định hướng phát triển KT-XH của tỉnh địa phương và cả nước. Việc xác định sứ mạng giúp nhà trường định hướng sự phát triển, hoàn thiện, nâng cao và bổ sung các điều kiện đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.



Tiêu chí 1.1: Sứ mạng của trường cao đẳng được xác định, được công bố công khai, có nội dung rõ ràng; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, với các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường; phù hợp với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của địa phương và của ngành.

1. Mô tả:

Ngay từ ngày mới thành lập 2006 Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đã xác định rõ ràng sứ mạng của mình là: “Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên là cơ sở đào tạo công lập, trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng kỹ thuật, kinh tế công nghiệp và các trình độ thấp hơn; là cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học – công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất, kinh doanh của ngành công nghiệp và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; có năng lực hội nhập khu vực và quốc tế.”

Sứ mạng của nhà trường được công bố công khai trong website của trường http://wwcdcn.edu.vn. Được phổ biến đến cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong toàn trường tại các hội nghị công nhân viên chức tổng kết hàng năm [H1.01.01-01] và phổ biến tới toàn thể HSSV trong tuần học tập chính trị đầu khóa [H1.01.01-02].

Để thông tin mở rộng đến xã hội Sứ mạng của trường còn được quảng bá trên một số thông tin đại chúng như đài phát thanh truyền hình VTV, THTN [H1.01.01-03]. Sứ mạng mục tiêu của trường được thể hiện tại quyết định thành lập số 5618/QĐ-BGD&ĐT, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 09 tháng 10 năm 2006; trong quyết định số 2895/QĐ-BCN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ký ngày 19 tháng 10 năm 2006 [H1.01.01-04].

Để xác định, cụ thể hoá nội dung sứ mạng được thể hiện rõ trong Đề án phát triển của nhà trường từ năm 2010 – 2015 đã định hướng nhân lực và các nguồn lực phát triển của trường [H1.01.01-05].

Nội dung sứ mạng của trường xây dựng phù hợp với quy định chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ trường Cao đẳng [H1.01.01-06] sứ mạng của trường luôn được điều chỉnh trong từng giai đoạn cho phù hợp với nguồn lực của trường. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương phục vụ chiến lược chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh Thái Nguyên 5 năm (2006 – 2010) [H1.01.01-07].



Sứ mạng của trường xác định luôn phù hợp với những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Thực hiện tốt phê duyệt của Bộ trưởng Bộ công nghiệp về phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2015 có xét đến năm 2020 [H1.01.01-08]. Đáp ứng yêu cầu về quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng phê duyệt trong trong Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg do Thủ trường chính phủ ký ngày 27 tháng 7 năm 2007 [H1.01.01-09].

Каталог: userfiles
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
userfiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
userfiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
userfiles -> BỘ XÂy dựNG
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
userfiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
userfiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương