Viết tắt Từ



tải về 1.14 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.14 Mb.
#19764
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

2. Điểm mạnh:

- Đảng bộ thực hiện tốt vai trò lãnh đạo đến với chính quyền các đoàn thể;

- Tập thể Ban giám hiệu và Đảng uỷ đoàn kết thống nhất có bản lĩnh chính trị vững vàng, sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo.

3. Tồn tại:

Thực hiện nghị quyết của đảng uỷ ở các chi bộ chưa có sự kiểm tra đánh giá nên hiệu quả chưa đạt được yêu cầu như mong muốn.



4. Kế hoạch hành động:

- Năm 2012 Đảng uỷ nhà trường tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của mình đối với chính quyền và các đoàn thể tạo sức mạnh đoàn kết thống nhất phấn đấu xây dựng nhà trường ngày càng phát triển;

- Tổ chức Đảng các cấp thường xuyên cải tiến phương pháp hoạt động. Đảng uỷ tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của mình phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo toàn diện với mọi hoạt động của trường để có hiệu quả cao hơn.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 2.8: Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường cao đẳng góp phần thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục hoạt động và theo quy định của pháp luật.

1. Mô tả:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ nhà trường, các đoàn thể, tổ chức xã hội cùng với chính quyền, đoàn kết, sáng tạo phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường trở thành một cơ sở đào tạo có uy tín và thương hiệu. Công đoàn trường luôn đi đầu trong các hoạt động phong trào, trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của giáo viên, CBCNV; tham gia giáo dục, động viên lực lượng giáo viên, CBCNV trong trường thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác; tham gia công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động chung trong nhà trường. Đặc biệt là quyền lợi, chế độ chính sách của giáo viên, HSSV, CBCNV trong trường được thể hiện trong Nghị quyết hàng năm của Công đoàn [H2.02.08-01]. Công đoàn Trường CĐCN TN trực thuộc Công đoàn Công thương Việt Nam, hiện tại ban chấp hành Công đoàn có 09 đồng chí, ban Thường vụ 03 đồng chí, trong đó có 1 Chủ tịch và 1 phó chủ tịch, 1 uỷ viên thường vụ được cụ thể trong thông báo phân công ban chấp hành Công đoàn TB số…/TB-CĐCN ngày… [H2.02.08-02]. Hiện nay có 6 công đoàn bộ phận của các Phòng, Khoa, Trung tâm với 203 đoàn viên. Công đoàn đang thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn trường lần thứ … nhiệm kỳ 2011-2013.

Tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị - xã hội lớn trong trường. Tổ chức Đoàn luôn đi đầu trong công tác giáo dục, rèn luyện thanh niên được thể hiện trong Nghị quyết hàng năm [H2.02.08-03]; thông qua các các hoạt động tình nguyện và giao lưu, tổ chức Đoàn trường và các chi đoàn đã gắn kết mối quan hệ với các tổ chức Đoàn thuộc địa phương và đối tác của nhà trường, phục vụ cho mục tiêu chung. Ban chấp hành Đoàn trường gồm 15 đồng chí trong đó Ban thường vụ có 05 đồng chí gồm 1 bí thư, 01 phó bí thư, 12 uỷ viên [H2.02.08.04].

Hội phụ nữ nhà trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, gắn hoạt động với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của trường, bảo vệ quyền bình đẳng, lợi ích hợp pháp, chính đáng của chị em nữ công trong trường. Tham gia công tác quản lý, vận động phụ nữ nhà trường thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như cơ chế nội bộ của nhà trường. Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ, tổ chức, tạo điều kiện để chị em phụ nữ nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực về mọi mặt [H2.02.08-05].

Hội cựu chiến binh tham gia xây dựng và bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự trị an trong trường. Tham gia đấu tranh chống các biểu hiện sai trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội. Phối hợp với Đoàn thanh niên, tham gia giáo dục truyền thống trên nhiều lĩnh vực cho thế hệ trẻ [H2.02.08-06].

Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường có rất nhiều thành tích trong quá trình hoạt động được các cấp, các ngành khen thưởng [H2.02.08-07].

Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ nhà trường, sự quan tâm, phối hợp của lãnh đạo nhà trường, các tổ chức chính trị xã hội trong những năm qua đã làm tốt vị trí, vai trò, chức năng của mình, đã cùng nhà trường đẩy mạnh các hoạt động như công tác giáo dục-đào tạo; NCKH; tổ chức tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất và chăm lo đời sống cho CNVCLĐ và tổ chức tốt phong trào thi đua yêu nước trong CNVC và HSSV của trường, chính vì vậy nhà trường đã hoàn thành được nhiệm vụ chính trị của bộ Công thương giao cho. Đã được tặng thưởng nhiều bằng khen, cờ thi đua của các cấp trao tặng

2. Những điểm mạnh:

- Có ban chấp hành Công đoàn nhiệt tình, đoàn kết, biết tổ chức các phong trào trong CNVCLĐ. Lãnh đạo các công đoàn bộ phận thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của BCH Công đoàn trường và có uy tín trong việc tổ chức phong trào thi đua của đơn vị. Thực hiện và triển khai nghiêm chỉnh Nghị quyết của Công đoàn cấp trên và Đảng uỷ nhà trường, đồng thời phối hợp chặt chẽ với chuyên môn trong việc thực hiện 3 chức năng của mình, phối hợp tốt với Đoàn TN trường và các tổ chức xã hội trong trường để tổ chức phong trào…;

- Nhiều hoạt động VHVN – TDTT, các diễn đàn, sân chơi, các phong trào thi đua, tình nguyện, đồng hành cùng đoàn viên thanh niên liên tục được tổ chức và không chỉ diễn ra xung quanh những ngày lễ lớn. Đoàn viên tham gia đông đảo, sôi nổi, nhiệt tình và thực sự trưởng thành qua những phong trào Đoàn trường tổ chức.

3. Những tồn tại:

Các hoạt động đoàn thể đôi lúc còn thể hiện tính phong trào, một vài hoạt động chưa đạt được chiều sâu như mong muốn.



4. Kế hoạch hành động:

Từ năm 2012 và định hướng cho những năm 2012 - 2015, các hoạt động của các tổ chức đoàn thể sẽ được đặc biệt chú trọng về chiều sâu và gắn kết chặt chẽ với chính quyền, để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động góp phần thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục của nhà trường.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 2.9: Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

1. Mô tả :

Đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường (Giám hiệu, trưởng, phó phòng khoa, Giám đốc trung tâm) hiện tại 21 người. Cán bộ quản lý cấp phòng, khoa, trung tâm do Hiệu trưởng bổ nhiệm theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng, được căn cứ vào tiêu chuẩn và thực hiện theo một quy trình chặt chẽ đúng quy định [H2.02.09-01]. Cán bộ quản lý được bổ nhiệm là những người có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững, có kinh nghiệm trong công tác được tín nhiệm cao, bầu từ các đơn vị. Trước khi được bổ nhiệm cán bộ quản lý lãnh đạo đơn vị , đội ngũ cán bộ quản lý của trường đều đã có thời gian làm các công tác chuyên môn, kinh nghiệm qua quản lý cấp cơ sở [H2.02.09-02]. Cán bộ quản lý đều được tham gia bồi dưỡng các lớp lý luận chính trị và bồi dưỡng về quản lý nhà nước cấp chuyên viên trở lên.

Với trách nhiệm được phân công, cán bộ quản lý nhà trường hằng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ [H2.02.09-03]. Tổng kết sau mỗi năm học hội đồng thi đua xét đa số cán bộ quản lý cấp trưởng khoa, phòng đều đạt chiến sỹ thi đua các cấp và bằng khen của bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ [H2.02.09-04].

2. Những điểm mạnh:

- Đội ngũ cán bộ quản lý của trường đủ về số lượng, 100% tốt nghiệp đại học trở lên và đều đã được bồi dưỡng về quản lý nhà nước, bồi dưỡng về lý luận chính trị từ sơ cấp tới cao cấp, đảm bảo các tiêu chuẩn quy định của bộ Giáo dục và đào tạo;

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ quản lý của trường luôn thể hiện được vai trò đầu tầu gương mẫu, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được sự tín nhiệm cao của cán bộ viên chức trong trường.

3. Những tồn tại:

- Sự phối hợp công tác một số cán bộ quản lý ở các đơn vị chưa nhịp nhàng, còn cục bộ chưa đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân nên hiệu quả công tác còn hạn chế;

- Số lượng cán bộ quản lý có trình độ tiến sĩ chưa có (mới có 2 đồng chí đang tham gia nghiên cứu sinh).

4. Kế hoạch hành động:

- Năm 2012 thực hiện rà soát kiện toàn công tác đánh giá cán bộ quản lý. Giao việc đúng với năng lực sở trường của cán bộ để tăng tính hiệu quả của công tác quản lý ở từng đơn vị cơ sở;

- Cần có chế độ khuyến khích về tài chính nhiều hơn nữa để động viên giáo viên và cán bộ quản lý tham gia nghiên cứu sinh. Đồng thời tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý được tham gia các khoá học bồi dưỡng về lý luận chính trị và quản lý nhà nước để đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhiệm vụ mà nhà trường giao cho.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Kết luận:

Cơ cấu tổ chức Trường CĐCN Thái Nguyên hiện nay vận hành theo quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo, điều lệ trường Cao đẳng, phù hợp với điều kiện thực tiễn trong nhà trường.

Trường đã xây dựng được hệ thống các văn bản về tổ chức, quản lý các hoạt động trong trường; quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân cán bộ quản lý, giáo viên, CBCNV. Hệ thống văn bản tổ chức và quản lý cấp trường khá đầy đủ và đã được phổ biến trong trường bằng nhiều hình thức khác nhau, nhờ vậy các hoạt động của trường được thực hiện kịp thời và đồng bộ. Phát huy tác dụng tốt, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển trong nhà trường.

Tiêu chuẩn 3: Chương trình giáo dục.

Mở đầu:

Chương trình giáo dục đào tạo của trường CĐCN TN được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương trình giáo dục các ngành, nghề, bậc học các hệ của trường đều phù hợp với mục tiêu sứ mạng đã công bố đồng thời cũng phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mà bộ chủ quản giao cho. Chương trình giáo dục đã đáp ứng tốt nhu cầu của người học và nhu cầu nhân lực của địa phương.

Trên cơ sở định hướng phát triển từng giai đoạn nhà trường đã tiến hành ra soát điều chỉnh và xây dựng mới các chương trình chi tiết cho các hệ đào tạo. Các chương trình giáo dục đào tạo được tập thể giáo viên có chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy trực tiếp biên soạn.

Để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động cũng như nhu cầu của người học, trong những năm qua trường đã mở thêm một số chuyên ngành đào tạo mới như Công nghệ Hàn, Quản trị doanh nghiệp, Kế toán…và xây dựng chương trình đều dựa theo hướng liên thông hợp lý giữa các hệ đào tạo như: liên thông hệ TCCN lên CĐCN, TCN lên CĐ...



Tiêu chí 3.1: Chương trình giáo dục của trường Cao đẳng được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương trình giáo dục được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của cán bộ tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng theo quy định.

1. Mô tả:

Trên cơ sở chương trình khung và văn bản hướng dẫn thiết kế chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành [H3.03.01-01]. Trường đã xây dựng chương trình giáo dục cho các chuyên ngành đào tạo trong đó hệ cao đẳng với 6 chuyên ngành, cao đẳng nghề có 5 chuyên ngành, hệ TCCN với 6 chuyên ngành, hệ TCN có 5 chuyên ngành, hệ TCLT lên CĐ với 3 chuyên ngành. Xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn cho 9 ngành [H3.03.01-02] cụ thể:

* Hệ cao đẳng kỹ thuật:

1. Công nghệ kỹ thuật điện;

2. Công nghệ kỹ thuật cơ khí;

3. Quản trị kinh doanh;

4. Tin học;

5. Kế toán doanh nghiệp;

6. Công nghệ Hàn.

* Hệ cao đẳng nghề:

1. Công nghệ kỹ thuật hàn;

2. Điện công nghiệp;

3. Cắt gọt kim loại;

4. Quản trị kinh doanh;

5. Kế toán doanh nghiệp.

* Hệ TCCN:

1. Điện công nghiệp và dân dụng;

2. Cơ khí;

3. Điện tử dân dụng;

4. Tin học ứng dụng;

5. Kế toán.

* Hệ trung cấp nghề:

1. Công nghệ kỹ thuật hàn;

2. Điện công nghiệp;

3. Cắt gọt kim loại;

4. Công nghệ ô tô;

5. Nguội.

* Chương trình liên thông TC->CĐ:

1. Công nghệ kỹ thuật điện;

2. Công nghệ kỹ thuật cơ khí;

3. Kế toán doanh nghiệp.

* Chương trình đào tạo ngắn hạn:

1. Điện công nghiệp và dân dụng;

2. Cơ khí;

3. Điện tử dân dụng;

4. Tin học ứng dụng;

5. Kế toán;

6. Công nghệ kỹ thuật Hàn;

7. Cắt gọt kim loại;

8. Công nghệ ô tô;

9. Nguội.

Trong mỗi chương trình trường đều có quy định mã ngành, thời lượng đào tạo toàn khóa, thời lượng đào tạo cho các khối kiến thức, các học phần cho từng ngành. Các CTGD của trường được xây dựng với sự tham gia của các giáo viên, CBQL có kinh nghiệm. Đều được thông qua biên bản nghiệm thu của Hội đồng KHĐT [H3.03.01-03] trên cơ sở đó Hiệu trưởng ra quyết định ban hành [H3.03.01-04].

Hằng năm trên cơ sở CTGD đã được duyệt, phòng Đào tạo tiến hành xây dựng kế hoạch toàn khóa [H3.03.01-05]. Kế hoạch này được thể hiện qua kế hoạch giảng dạy và học tập từng năm học [H3.03.01-06]. Kế hoạch đào tạo được công bố công khai trên Website của trường.

2. Những điểm mạnh:

- Trường có đầy đủ chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo giảng dạy và học tập cho tất cả các ngành, chuyên ngành đào tạo cho từng hệ đào tạo. Các chương trình đã phản ánh sứ mạng, mục tiêu của trường là phát triển đào tạo theo hướng đa ngành. Đồng thời CTĐT đều được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của bộ GD&ĐT;

- Các CTĐT đều xây dựng trên cơ sở có sự đóng góp của các giảng viên cán bộ quản lý từ tổ môn, khoa đến cấp trường;

- Trường đã xây dựng được một số chuyên ngành mới nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội.



3. Những tồn tại:

CTGD được xây dựng chưa được sự tham gia góp ý của các tổ chức, các doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng.



4. Kế hoạch hành động:

Từ năm 2012-2013 nhà trường tổ chức tham khảo ý kiến đóng góp của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng để rà soát lại CTGD của tất cả các hệ đào tạo trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung CTGD cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hiện nay.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 3.2: Chương trình giáo dục có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng đào tạo trình độ cao đẳng và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

1. Mô tả:

Các chương trình giáo dục của trường đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể đối với từng ngành theo từng hệ đào tạo, đảm bảo được khối kiến thức tối thiểu của ngành đào tạo, gồm các kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trường đã lựa chọn đưa vào CTGD kiến thức tự chọn của phần đại cương và chuyên ngành đảm bảo quy định của bộ GD&ĐT cho từng chuyên ngành. Các CTGD đều có cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống giữa các khối kiến thức đảm bảo tính lôgic giữa các học phần [H3.03.02-01]. Với các bộ môn, môn học cụ thể của mỗi chuyên ngành nhà trường đã quy định rõ kỹ năng cần đạt được sau đào tạo, phạm vi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp [H3.03.02-02].

Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho địa phương. Nhà trường đã xây dựng CTGD được một số chuyên ngành mới [H3.03.02-03].

2. Những điểm mạnh:

- CTGD của trường đã thể hiện rõ mục tiêu của từng chuyên ngành được cụ thể hóa trong từng đề cương chương trình của học phần, được thiết kế một cách hệ thống, cấu trúc hợp lý theo các khối kiến thức mà bộ GD&ĐT đã quy định và có bổ sung một số học phần cần thiết (học phần tự chọn) để đáp ứng yêu cầu trang bị kiến thức mới hiện đại cho sinh viên;

- CTDG đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

3. Những tồn tại:

- Trường mới có 3 khóa SV tốt nghiệp nên chưa lấy ý kiến được sự đánh giá của các tổ chức sử dụng SV tốt nghiệp;

- Nhà trường còn ít chuyên ngành đào tạo cao đẳng nên thiếu sức thu hút đối với nhu cầu của người học.

4. Kế hoạch hành động:

- Từ năm học 2012-2013 định kỳ tổ chức khảo sát lấy ý kiến đánh giá các tổ chức sử dụng sinh viên tốt nghiệp để kịp thời bổ sung điều chỉnh nội dung CTGD cho phù hợp để đào tạo cho các thế hệ HSSV khóa sau sát với yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động;

- Năm học 2013-2014 xây dựng thêm một số CTGD của một số mã ngành mới đáp ứng nhu cầu của người học.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 3.3: Các học phần, môn học trong chương trình giáo dục có đủ đề cương chi tiết, tập bài giảng hoặc giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêu của học phần, môn học.

1. Mô tả:

Đối với những chuyên ngành đào tạo. CTGD xác định rõ hệ thống các học phần môn học đáp ứng mục tiêu đào tạo. Trên cơ sở chương trình chi tiết của các học phần, môn học, nhà trường giao cho các tổ môn thuộc các khoa chuyên môn biên soạn. Các tổ môn giao cho các đồng chí giáo viên có trình độ kinh nghiệm biên soạn đề cương chi tiết, bài giảng các học phần, môn học. Các đề cương chi tiết, các học phần, môn học được biên soạn xong được thông qua tổ môn và khoa duyệt, thông qua hội đồng khoa học cấp trường duyệt. Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định ban hành, sử dụng trong toàn trường [H3.03.03-01].

Đối với một số chuyên ngành đào tạo mới, nhà trường thành lập ban biên soạn giáo trình. Ban biên soạn giáo trình có nhiệm vụ biên soạn các giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập. Các giáo trình, tài liệu tham khảo biên soạn đều được thông qua hội đồng các khoa, trường xét duyệt. Hiệu trưởng ra quyết định ban hành trong toàn trường [H3.03.03-02].

Hiện nay hầu hết các môn học, học phần các chuyên ngành đào tạo của nhà trường đều đã có đề cương chi tiết, tập bài giảng và giáo trình nội bộ [H3.03.03-03].

Trong thời gian qua nhà trường đã mua sắm nhiều tài liệu giáo khoa phục vụ cho giảng dạy, học tập làm tài liệu tham khảo cho các học phần môn học. Tất cả các tài liệu, giáo trình tham khảo được quản lý tập trung ở Thư viện. Tài liệu giáo khoa của mỗi chuyên ngành được quản lý ở khu vực riêng có danh mục chi tiết để dễ quản lý và sử dụng [H3.03.03-04].

2. Những điểm mạnh

Nhà trường đã biên soạn đủ các chương trình chi tiết, bài giảng giáo trình phục vụ cho giảng dạy và học tập. Các tập bài giảng, giáo trình, tài liệu tham khảo đã đáp ứng mục tiêu của học phần môn học.


3. Những tồn tại:

Một số ít học phần, môn học chưa đủ tài liệu tham khảo nội dung kiến thức. Một số bài giảng chưa có phần cập nhật kiến thức mới.



4. Kế hoạch hành động:

Năm 2012 nhà trường tiếp tục tăng cường đầu tư tài chính cho công tác biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học nội bộ. Phấn đấu thống nhất giáo trình, đề cương tài liệu dạy học cho các học phần, môn học trong toàn trường để đánh giá đúng chất lượng dạy và học, thực hiện đánh giá chuẩn đầu ra theo đúng cam kết với bộ GD&ĐT.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 3.4: Chương trình đào tạo được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên việc tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển KT-XH của địa phương và của ngành.

1. Mô tả:

Kết thúc mỗi năm học các khoa đã chủ động trưng cầu ý kiến các giáo viên trực tiếp giảng dạy, tổ trưởng các tổ môn do mình phụ trách để nắm bắt thực trạng quá trình sử dụng chương trình các môn học của năm học trước. Trên cơ sở đóng góp ý kiến của các giảng viên cán bộ quản lý về các vấn đề cần thay đổi; các khoa, các tổ môn tiến hành rà soát chỉnh sửa nội dung chương trình cho năm học sau [H3.03.04-01]. Kết quả điều chỉnh bổ sung sửa đổi nội dung chương trình đều được thông qua hội đồng Khoa học và đào tạo của trường duyệt. Hiệu trưởng ra quyết định thực hiện [H3.03.04-02].

Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và của ngành được thông qua các khảo sát tại doanh nghiệp, ý kiến của cơ sở sử dụng lao động, của HSSV về chương trình đào tạo của trường [H3.03.04-03]. Làm cơ sỏ để trường có kế hoạch điều chỉnh các học phần, chương trình đào tạo của trường cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.
2. Những điểm mạnh:

Các chương trình đào tạo của nhà trường cơ bản đã được định kỳ điều chỉnh theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ và đáp ứng được các yêu cầu thực tế của các nhà sử dụng lao động.



3. Những tồn tại:

- Việc khảo sát lấy ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng, của sinh viên về chương trình đào tạo của trường còn ít và gặp nhiều khó khăn;

- Việc điều chỉnh chương trình trên cơ sở tham khảo các chương trình tiến tiến quốc tế chưa được quan tâm cập nhật.

4. Kế hoạch hành động:

- Năm 2012 tăng cường khảo sát tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp về chương trình đào tạo của trường. Ban hành văn bản quy định về quy trình định kỳ rà soát bổ sung chương trình của trường;

- Tích cực tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế để xây dựng các nội dung chương trình đào tạo của trường theo hướng hiện đại và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ.

5. Tự đánh giá: Chưa đạt.

Tiêu chí 3.5: Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác.

1. Mô tả:

Thực hiện quyết định số 06/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/02/2008 của bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định đào tạo liên thông hệ cao đẳng và quyết định số 53/2008 Bộ LĐTBXH ngày 6/5/2008 của Bộ lao động thương binh và xã hội về việc ban hành quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ tay nghề [H3.03.05-01].

Trường CĐCN Thái nguyên đã thực hiện CTĐT liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ cao đẳng từ năm học 2009-2010 và từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học từ năm học 2010-2011. Nhà trường đã ra các văn bản liên thông giữa các phương thức đào tạo trong trường và giữa các trường [H3.03.05-03].

Năm 2009-2010 nhà trường đã xây dựng CTĐT liên thông được 3 chuyên ngành từ trình độ TCCN lên trình độ CĐCN (gồm chuyên ngành điện, cơ khí và kế toán), các CTĐT và chương trình chi tiết được biên soạn, thẩm định phê duyệt và ban hành trong toàn trường [H3.03.05-04].

Năm 2010-2011 nhà trường liên kết với trường Đại học Công nghiệp TN, trường đại học KT&QTKD đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng lên đại học cho các chuyên ngành cơ khí, điện và kế toán.

Năm 2011-2012 nhà trường liên kết với trường đại học Công nghiệp HN đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng lên đại học cho các chuyên ngành kế toán, cơ khí và điện.

Sau mỗi năm học, khóa học tổ chức sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm, lấy ý kiến của cán bộ giảng viên để tiếp tục điều chỉnh bổ sung hoàn thiện CTĐT liên thông của trường [H3.03.05-05].

2. Những điểm mạnh:

Trường đã có quy định liên thông giữa các trình độ đào tạo giữa các phương thức đào tạo. Đã xây dựng hoàn chỉnh CTĐT và CT chi tiết cho các chuyên ngành truyền thống của trường.



3. Những tồn tại:

Nội dung kiến thức trong một số CTĐT liên thông còn trùng lặp, chất lượng còn hạn chế.



4. Kế hoạch hành động:

Năm học 2012-2013 nhà trường tiếp tục rà soát bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện các CTĐT liên thông cho các ngành và phấn đấu mở rộng thêm một số mã ngành liên thông. Mở rộng liên kết đào tạo với các trường đại học có cùng mã ngành đào tạo. Đáp ứng tốt mọi nhu cầu của người học và thị trường lao động.



5. Tự đánh giá: Đạt.


Tiêu chí 3.6: Chương trình giáo dục được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.

1. Mô tả:

Để có những quyết định phù hợp trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục. Trường đã tổ chức cho các khoa, tổ môn góp ý về CTGD của các chuyên ngành. Hằng năm, vào cuối năm học dựa vào kết quả đánh giá của giáo viên của các khoa, phòng Đào tạo tổng hợp ý kiến trình HĐKH cho tổ chức hội thảo nhằm thống nhất chỉnh sửa một số nội dung CTGD.Trên cơ sở kết quả chỉnh lý điều chỉnh nội dung trình Hiệu trưởng ra quyết định thực hiện CTGD đã thống nhất trong toàn trường cho năm học sau [H3.03.06-01].

Để cải tiến và nâng cao chất lượng giảng dạy. Hầu hết giáo viên các khoa toàn trường đã ứng dụng công nghệ khoa học mới trong giảng dạy. Hằng năm nhà trường đều có các đề tài NCKH nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục [H3.03.06-02].


Каталог: userfiles
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
userfiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
userfiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
userfiles -> BỘ XÂy dựNG
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
userfiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
userfiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương