Viết tắt Từ


Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên



tải về 1.14 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.14 Mb.
#19764
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên.

Mở đầu:

Trường CĐCN Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên đảm bảo yêu cầu về chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Đặc biệt đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao được đào tạo chính quy có kinh nghiệm trong giảng dạy. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của trường đáp ứng các yêu cầu về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và được đảm bảo các quyền lợi theo quy định. Trường đã ban hành và triển khai thực hiện tốt các văn bản quy định có liên quan công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ theo quy trình và tiêu chí rõ ràng minh bạch, được đảm bảo các quyền lợi theo quy định.

Trường luôn tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên được đi học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu phát triển của nhà trường. Đặc biệt sau khi nhà trường được nâng cấp trở thành trường cao đẳng, nhà trường đã xây dựng quy chế nội bộ khuyến khích cán bộ, giảng viên học tập nâng cao trình độ, trong đó tập trung cho các bậc học sau đại học. Kết quả đến nay tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ là 31,9% và có 2 cán bộ đang làm nghiên cứu sinh.

Tiêu chí 5.1: Cán bộ quản lý, giảng viên, và nhân viên thực hiện các nghĩa vụ và được đảm bảo các quyền theo qui định của điều lệ trường cao đẳng.

1. Mô tả:

Căn cứ vào các quy định trong điều lệ trường cao đẳng [H5.05.01-01] Nhà trường đã cụ thể hóa bằng các quy định và các quy chế nội bộ nhằm đảm bảo các nghĩa vụ và quyền lợi của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên [H5.05.01-02]. Đồng thời quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các phòng, khoa để phân định nhiệm vụ rất cụ thể tránh chồng chéo giúp các đơn vị phát huy hết khả năng công tác của mình [H5.05.01-03]. Đặc biệt đối với lực lượng quan trọng của nhà trường là đội ngũ giáo viên có quy chế riêng đó là quy chế về chế độ công tác giáo viên, chế độ công tác giáo viên chủ nhiệm, quy chế khuyến khích học tập nâng cao trình độ và có đủ quy chế quy định trên các mặt hoạt động của trường. Tất cả cán bộ công chức, giảng viên trên mọi phương diện công tác của mình đều phải thực hiện các quy chế, được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định.

Đối với cán bộ công chức. Sau mỗi năm học kết thúc các phòng khoa đều tổ chức tổng kết đánh giá kết quả nhiệm vụ năm học [H5.05.01-04]. Mỗi cán bộ công nhân viên, giáo viên đều phải tự kiểm điểm đánh giá quá trình công tác [H5.05.01-05].

Ngoài ra, để khách quan và tiết kiệm thời gian cho cán bộ giáo viên và HSSV trong trường. Trường có hòm thư góp ý của cán bộ giáo viên đặt ở vị trí thuận lợi để trưng cầu ý kiên đối với lãnh đạo đóng góp vào các hoạt động của trường. Nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ công chức 1 năm 2 lần vào giữa kỳ và cuối năm học để đánh giá kết quả công tác và đề ra phương hướng hoạt động của năm học mới. Tại hội nghị các đơn vị trong trường và các cá nhân đều được phát biểu ý kiến đóng góp cho dự thảo báo cáo và phương hướng hoạt động do Hiệu trưởng trình bày [H5.05.01-06].


2. Những điểm mạnh:

- Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên trường CĐCN Thái Nguyên luôn được nhà trường tạo điều kiện về mọi mặt để phát huy thế mạnh của mình trong hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác;

- Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên được thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của nhà nước và cơ chế nội bộ của nhà trường.

3. Những tồn tại:

Tính tự giác và sự phối hợp tương trợ giúp đỡ nhau trong công tác chuyên môn của một số giáo viên còn hạn chế. Việc chấp hành quy chế làm việc chưa nghiêm, vẫn còn hiện tượng cán bộ giáo viên đến muộn về sớm. Hiệu quả công tác chưa cao.



4. Kế hoạch hành động:

Năm học 2012-2013 trường sẽ tăng cường công tác thanh tra kiểm tra duy trì tốt việc thực hiện quy chế cơ quan. Giáo viên thực hiện quy chế làm việc và xét thi đua hàng tháng. Tăng cường trách nhiệm trong việc nhắc nhở của lãnh đạo các đơn vị. Duy trì tốt nề nếp làm việc chính quy, hiệu quả.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 5.2: Có chủ trương, kế hoạch và biện pháp tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ và nhân viên, tạo điều kiện cho họ tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ ở trong nước và ngoài nước; chú trọng đào tạo và phát triển các giảng viên trẻ.

1. Mô tả:

BGH luôn có chủ trương kế hoạch, biện pháp tuyển dụng và đào tạo cho giảng viên, cán bộ và nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

Công tác tuyển dụng được lãnh đạo nhà trường chỉ đạo xây dựng về ban hành văn bản “Quy trình công tác tuyển dụng và tập sự” được công bố công khai trên cơ sở căn cứ vào nhu cầu chiến lược phát triển đội ngũ đáp ứng sứ mạng và mục tiêu phát triển của trường [H5.05.02-01].

Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu đào tạo, số lượng HSSV, có mở ngành đào tạo mới trường đều có kế hoạch thông báo tuyển dụng CBVC [H5.05.02-02]. Số lượng, tiêu chuẩn, đối tượng tuyển và nội dung thi tuyển được thông báo công khai trên Wedsite của trường, trên đài truyền hình Thái Nguyên. Mỗi kỳ thi, xét tuyển trường đều công khai danh sách các ứng viên đăng ký dự thi, kết quả trúng tuyển được công bố đến từng đơn vị trong nhà trường.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ, nhân viên được lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm. Trong đó việc chú trọng phát triển đào tạo nâng cao chuyên môn cho đội ngũ giảng viên trẻ, số lượng giảng viên đi học thạc sỹ mỗi năm một tăng [H5.05.02-03]. Do yêu cầu công tác nghiệp vụ để cập nhật thông tin mới đáp ứng yêu cầu công việc; hằng năm trường đều cử cán bộ, nhân viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do các bộ, ngành tổ chức [H5.05.02-04]. Trong các quy định cử giáo viên và cán bộ viên chức đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trường đều công khai các chế độ chính sách được hưởng của cán bộ giáo viên khi đi học [H5.05.02-05]. Khi kết thúc khóa học, tập huấn giáo viên và cán bộ nhân viên phải báo cáo kết quả với lãnh đạo nhà trường.

2. Những điểm mạnh:

- Nhà trường có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, giảng viên và nhân viên theo quy trình chặt chẽ với tiên chuẩn ngày càng cao;

- Trường có đội ngũ giảng viên, nhân viên được đào tạo bài bản, được bồi dưỡng thường xuyên cả về chuyên môn và nghiệp vụ. Giảng viên có học vị thạc sỹ được trẻ hóa chiếm tỷ lệ cao trong những năm gần đây.

3. Những tồn tại:

- Một số cá nhân được đào tạo bồi dưỡng chưa phát huy được vai trò ảnh hưởng của mình trong giảng dạy và NCKH;

- Cơ chế chính sách về lương thưởng của trường chưa hấp dẫn để thu hút được những giảng viên có trình độ tiến sỹ về trường công tác.

4. Kế hoạch hành động:

- Năm học 2012-2013 trường có cơ chế khuyến khích để phát huy sáng kiến, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học. Phát huy hơn nữa các kỹ năng chuyên môn của các giáo viên đã được cử đi đào tạo bồi dưỡng;

- Trong những năm tới cần điều chỉnh cơ chế đãi ngộ để thu hút các giáo viên có trình độ chuyên môn về trường công tác.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 5.3: Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục và nghiên cứu khoa học; đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục nhằm giảm tỉ lệ trung bình sinh viên/giảng viên.

1. Mô tả:

Để đáp ứng tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực ngày càng cao về chất lượng và tăng về số lượng cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong những năm qua nhà trường đã tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng xây dựng cơ cấu đội ngũ giảng viên đủ về số lượng chuẩn về chất lượng. Đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và NCKH hợp với nhiệm vụ quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010 [H5.05.03-01]. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường hiện nay là 135/203 trên tổng số CBVC của trường [H5.05.03-02]. Đội ngũ giảng viên hiện nay đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có cơ cấu hợp lý cả về giới tính, thâm niên, tuổi đời, có đủ trình độ chuyên môn theo chuyên ngành, là nguồn lực quan trọng để thực hiện tốt chương trình và kế hoạch đào tạo của trường [H5.05.03-03].

Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, đội ngũ giảng viên được tạo điều kiện hằng năm, được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đến nay đội ngũ giảng viên của trường đã có 43/135 có trình độ thạc sĩ chiếm 31,9%. Số lượng giảng viên có trình độ sau đại học mỗi năm vẫn tiếp tục tăng. Có 2 đồng chí đang làm nghiên cứu sinh.

Hiện nay tỷ lệ sinh viên chính quy trên giảng viên của trường là 22/1 phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục.


2. Những điểm mạnh:

- Trường có đủ số lượng giảng viên, đảm bảo có trình độ chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ;

- Đội ngũ giảng viên được tạo mọi điều kiện học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để thực hiện công tác giảng dạy và NCKH.

3. Những tồn tại:

Cơ cấu đội ngũ giảng viên từng ngành, từng bộ môn có những thời điểm còn mất cân đối, nhất là một số ngành như ô tô, công nghệ hàn, kinh tế tỷ lệ sinh viên trên giảng viên còn cao.



4.Kế hoạch hành động:

Năm học 2012-2013 nhà trường tiếp tục chỉ đạo các khoa, các bộ môn căn cứ theo nhu cầu đào tạo tiếp tục cử giảng viên đi học tập bồi dưỡng. Đáp ứng mọi yêu cầu về nhân lực của xã hội. Phấn đấu đến năm 2015 có 60% đội ngũ giảng viên có trình độ sau đại học. Phấn đấu đạt tỷ lệ sinh viên trên giảng viên là 18/1.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 5.4: Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định. Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo theo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.

1. Mô tả:

Trong sự nghiệp đào tạo, nhà trường luôn xác định rõ: “Chất lượng đào tạo là sự sống còn của mỗi nhà trường”. Trong đó, đội ngũ giảng viên là động lực chính, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo của trường. Quán triệt tinh thần đó những năm gần đây ngay từ khi tuyển mới giảng viên trường luôn đề ra các tiêu chuẩn rõ ràng như: giảng viên phải đảm bảo trình độ chuẩn về đào tạo nhà giáo theo quy định, có đầy đủ các chứng chỉ sư phạm, tin học, ngoại ngữ, có ngoại hình đạt tiêu chí của trường. Luôn có chế độ tuyển dụng ưu tiên cho các ứng viên có đủ về số lượng 100% giảng viên đạt trình độ chuẩn, được đào tạo đúng chuyên ngành. 100% giảng viên có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, có khả năng sử dụng tin học tốt phục vụ cho công tác giảng dạy. Tiêu chuẩn về đội ngũ giảng viên phù hợp với Luật giáo dục năm 2005 [H5.05.04-01] và các quy định của điều lệ trường cao đẳng [H5.05.04-02]. Đội ngũ giảng viên đảm bảo đáp ứng tốt nhiệm vụ đào tạo và NCKH của trường.Việc bố trí giảng dạy cho các giảng viên cơ bản là đúng chuyên ngành đã được đào tạo nên chất lượng đào tạo của trường ngày càng tốt hơn [H5.05.04-03].

Cơ cấu giảng viên của trường hợp lý về cả thâm niên, giới tính, tuổi đời, trình độ chuyên môn theo ngành, theo đúng quy định của bộ giáo dục. Mỗi chuyên ngành phải có ít nhất 2 thạc sĩ [H5.05.04-04]. Để tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên, hàng năm trường tạo mọi điều kiện cho giảng viên đi học tập nâng cao trình độ nên số lượng giảng viên đi học mỗi năm một tăng [H5.05.04-05].

Để phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy, ngoài học tập nâng cao về trình độ chuyên môn, giảng viên của trường còn được tạo điều kiện học tập ngoại ngữ, tin học. Đến nay 100% giảng viên đã sử dụng thành thạo máy vi tính phục vụ công tác giảng dạy, có 43 người đạt bằng C tiếng anh. Số lượng giảng viên đang theo học lấy cử nhân tiếng anh mấy năm gần đây đều tăng.



2. Những điểm mạnh:

- Nhà trường có đội ngũ giảng viên chuẩn theo quy định của bộ Giáo dục & đào tạo, theo đúng điều lệ trường cao đẳng. Các giảng viên được phân công giảng dạy đúng chuyên ngành đào tạo;

- Lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học.

3. Những tồn tại:

- Một số ít giảng viên còn chưa kiên trì học tập môn ngoại ngữ;

- Hoạt động NCKH của giáo viên, công nhân viên của trường còn hạn chế.

4. Kế hoạch hành động:

Năm học 2012-2013 nhà trường tiếp tục tạo mọi điều kiện cho giáo viên đi học tập nâng cao trình độ, khuyến khích chế độ tài chính cho nghiên cứu sinh và công tác NCKH.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 5.5: Đội ngũ giảng viên được đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác chuyên môn và trẻ hoá của đội ngũ giảng viên theo qui định.

1. Mô tả:

Trong tổng số 119 giảng viên cơ hữu của trường hiện nay, giảng viên có thâm niên dưới 5 năm 26/119 chiếm 21,8%, giảng viên có thâm niên giảng dạy trên 5 năm đến dưới 10 năm là 62/119 giảng viên chiếm 52,1%, giảng viên có thâm niên từ 10 năm đến dưới 20 năm là 26/119 giảng viên chiếm 21,8%, giảng viên có thâm niên từ 20 năm trở lên là 5/119 giảng viên chiếm 4,2%.

Bình quân thâm niên công tác của giáo viên trong trường là rất trẻ khoảng 11,7 năm. Dưới 35 tuổi là 47/119 giảng viên bằng 39,4%, nếu tính giảng viên dưới 40 tuổi là 70/119 giảng viên bằng 58,8% [H5.05.05-01].

Như vậy cơ cấu về tuổi đời và tuổi nghề của đội ngũ giảng viên là hợp lý, có khả năng phát huy thế mạnh của đội ngũ giảng viên trẻ, vừa đảm bảo tính kế thừa giữa giảng viên có kinh nghiệm, có thâm niên lâu năm và giảng viên trẻ.



2. Những điểm mạnh:

Đội ngũ giảng viên của trường đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác luôn được trẻ hóa theo quy định.



3. Những tồn tại:

Giảng viên có thâm niên kinh nghiệm chuyên môn phần lớn làm công tác quản lý. Số giảng viên trẻ có trình độ những vẫn còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn.



4. Kế hoạch hành động:

Từ năm 2012-2013 nhà trường có kế hoạch tăng cường cử giảng viên trẻ tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực cả chuyên môn và nghiệp vụ. Đồng thời tổ chức thường xuyên hội thảo về nâng cao năng lực giảng dạy trao đổi kinh nghiệm giữa các thế hệ giảng viên giỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 5.6: Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn và được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

1. Mô tả:

Để phục vụ công tác giáo dục và đào tạo của trường có hiệu quả. Hiện nay trường có 62 đồng chí/181 nhân viên kỹ thuật, chiếm 34,2%. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật được phân công làm việc tại các phòng khoa theo từng chuyên môn đã được đào tạo. Số nhân viên kỹ thuật có bằng đại học là 30/62 chiếm 48,3%.

Đội ngũ nhân viên kỹ thuật của trường hiện đủ về số lượng, có chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực phục vụ tốt các hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học [H5.05.06-01]. Lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên kỹ thuật tham gia các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ do các bộ, ngành tổ chức theo từng chuyên môn lĩnh vực công tác. Để đội ngũ nhân viên ngày càng hoàn thiện năng lực nghiệp vụ phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường [H5.05.06-02].

2. Những điểm mạnh:

Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên về cơ bản đủ về số lượng, có năng lực chuyên môn phục vụ tốt cho giảng dạy và NCKH.



3. Những tồn tại:

Số lượng kỹ thuật viên và nhân viên trên tổng số cán bộ công nhân viên của trường còn cao chiếm 34,2%.



4. Kế hoạch hành động:

Năm 2012 nhà trường có kế hoạch tạo mọi điều kiện cho đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đi học tập nâng cao trình độ. Khi đạt chuẩn cho chuyển đổi làm giáo viên đối với các đồng chí có năng lực để tăng cường đội ngũ giáo viên trong nhà trường, giảm tỷ lệ nhân viên/giảng viên.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 5.7: Tổ chức đánh giá các hoạt động giảng dạy của các giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học.

1. Mô tả:

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và để có cơ sở đánh giá năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, hằng năm trường có kế hoạch tổ chức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập của HSSV [H5.05.07-01].

Việc đánh giá hoạt động giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên có nhiều hình thức. Trong đó lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng đào tạo xây dựng kế hoạch kết hợp với các khoa định kỳ tổ chức hội giảng cấp tổ môn, khoa và cấp trường [H5.05.07-02]. Thông qua hội giảng tổ chức trao đổi đánh giá rút kinh nghiệm theo các tiêu chuẩn chuyên môn và nghiệp vụ giảng dạy để chấm điểm đánh giá chất lượng giờ giảng làm cơ sở công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường đồng thời lựa chọn giáo viên tiêu biểu đi dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và toàn quốc.

Kết quả đánh giá giờ giảng và kiểm tra hồ sơ chuyên môn là một trong những căn cứ để bình xét thi đua đánh giá giáo viên hằng năm [H5.05.07-03].

Việc đổi mới phương pháp đánh giá kết quả của HSSV trên cơ sở quy chế đào tạo của bộ GD&ĐT. Nhà trường đã ban hành văn bản cụ thể hóa việc đánh giá kết quả học tập đặc biệt là việc đổi mới hình thức thi, ra đề thi với mục tiêu đảm bảo tính chính xác công bằng, khách quan; quy trình tổ chức thi thống nhất chung cho các hệ trong toàn trường [H5.05.07-04]. Đề thi tất cả các môn hằng năm đều được các khoa, tổ môn rà soát, bổ sung theo hướng phù hợp, tổng hợp chương trình trọng tâm môn học và có cập nhật kiến thức mới cho sát với mục tiêu đào tạo.

2. Những điểm mạnh:

Nhà trường đã tổ chức tốt việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên. Quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.



3. Những tồn tại:

Việc đánh giá hoạt động của giáo viên mới chỉ thực hiện thông qua hội giảng theo tiết, theo kế hoạch. Người học chưa thường xuyên tham gia đánh giá giáo viên.



4. Kế hoạch hành động:

Năm học 2012-2013 trường tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên và định kỳ khảo sát lấy ý kiến của người học về hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá kết quả học tập.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Kết luận:

Trường CĐCN Thái Nguyên xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên đủ về số lượng, tinh về chất lượng là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của nhà trường. Hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường đủ về số lượng và ngày càng được trẻ hóa, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công tác đào tạo, NCKH của trường. Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức và có năng lực chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ vị trí công tác đang đảm nhiệm. Trường có đội ngũ giáo viên được đào tạo chính qui, có trình độ chuyên môn cao, có bề dày thâm niên giảng dạy. Đội ngũ giảng viên hiện tại trong trường đều có thể ứng dụng tích cực CNTT vào công tác chuyên môn và giảng dạy.

Một số hạn chế cần khắc phục là: công tác quản lý của một số cán bộ còn chưa sâu sát, trình độ chuyên môn của một số giáo viên thuộc các khoa còn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPGD nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên làm công tác phục vụ cần thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Để khắc phục những tồn tại trên, trong thời gian tới, trường sẽ chủ động xây dựng kế hoạch và từng bước triển khai thực hiện chương trình xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chuẩn chất lượng, trong đó chú ý đội ngũ giáo viên trẻ và đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên.

Tiêu chuẩn 6: Người học.

Mở đầu:

Các hoạt động liên quan đến người học luôn được nhà trường quan tâm, tổ chức triển khai một cách đồng bộ, có hệ thống và đạt được những kết quả tốt. Trường đã cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời các văn bản của Nhà nước, quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT; các quy định, nội quy của trường đến từng HSSV giúp từng người hiểu rõ được mục tiêu đào tạo, CTĐT và các yêu cầu khác về kiểm tra đánh giá. Người học được đảm bảo các chế độ chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước và được chăm sóc sức khỏe định kỳ, được tạo điều kiện hoạt động, tham gia các phòng trào văn nghệ, thể dục thể thao, được đảm bảo an toàn trong trường học. Người học được phổ biến giáo dục về chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; được tạo điều kiện tu dưỡng và rèn luyện chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm và thái độ hợp tác; được tạo điều kiện để tham gia công tác Đảng, đoàn thể. Trường có nhiều hoạt động hỗ trợ người học thông qua các hoạt động tư vấn hướng nghiệp nhằm tăng tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo và người tốt nghiệp có năng lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, nhà trường đã thực hiện quá trình đánh giá năng lực của người tốt nghiệp theo mục tiêu đào tạo; nghiên cứu điều tra về mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của địa phương và của ngành làm cơ sở cho việc điều chỉnh chương trình, kế hoạch đào tạo.

Tiêu chí 6.1: Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình giáo dục, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. Mô tả:

Việc hướng dẫn cho người học nắm rõ mục tiêu, chương trình giáo dục của trường, chuyên ngành, các quy định trong quy chế đào tạo và những thông tin cần thiết về trường luôn được lãnh đạo nhà trường quan tâm.

Cứ vào đầu khóa học, nhà trường đều tổ chức “Tuần sinh hoạt đầu khóa” cho toàn bộ HSSV các hệ chính quy học tập [H6.06.01-01]. Trong tuần sinh hoạt này người học được giới thiệu về mục tiêu, chương trình giáo dục của bộ GD&ĐT cho các hệ cao đẳng, TCCN, CĐN, TCN [H6.06.01-02]. HSSV được phổ biến để thực hiện “quy chế đào tạo Cao đẳng, TCCN, CĐN, TCN hệ chính quy”. Như quy chế 25/2006/QĐ-BGD&ĐT áp dụng cho hệ CĐ và TCCN chính quy; quy chế kèm theo quyết định số 14/2007/QĐ-Bộ LĐTBXH áp dụng cho hệ CĐN & TCN. Tất cả các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo của bộ nhà trường đều thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả.

Việc hướng dẫn thực hiện các quy định về đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV theo quy định số 60/2007/QĐ-bộ GĐ&ĐT, lãnh đạo nhà trường đều chỉ đạo phòng Công tác HSSV thực hiện đầy đủ nghiêm túc đúng quy trình [H6.06.01-03].

Tại tuần sinh hoạt đầu khóa ngoài việc phổ biến các văn bản quy chế đào tạo, phòng Công tác HSSV còn phổ biến cho HSSV nắm đầy đủ “những điều cần biết về quy chế, quy định về chế độ chính sách đối với HSSV”. Thông báo một số thông tin giới thiệu về trường, các quy định về thực hiện quy chế đào tạo, quy chế kiểm tra, thi, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp; hướng dẫn thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của HSSV trong mỗi quá trình học tập tại trường.

2. Những điểm mạnh:

Nhà trường đã cung cấp đầy đủ, kịp thời các văn bản về mục tiêu, chương trình giáo dục, quy chế đào tạo, chương trình đào tạo và các quy định về kiểm tra đánh giá tới các hệ HSSV và thực hiện tốt những văn bản đó.



3. Những tồn tại:

Mặc dù các quy định, quy chế đào tạo được phổ biến sâu rộng đến người học bằng nhiều kênh thông tin nhưng một số HSSV vẫn chưa hiểu và nắm rõ, đặc biệt là chế độ chính sách.



Каталог: userfiles
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
userfiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
userfiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
userfiles -> BỘ XÂy dựNG
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
userfiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
userfiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương