Viết tắt Từ



tải về 1.14 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.14 Mb.
#19764
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

2. Những điểm mạnh:

- Sứ mạng của nhà trường được công bố công khai quán triệt đầy đủ tới toàn thể cán bộ, công nhân viên và HSSV toàn trường;

- Sứ mạng luôn được điều chỉnh cho phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của trường phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao và nguồn lực cơ sở vật chất hiện có của trường.

3. Những tồn tại:

- Trường chưa chủ động có những biện pháp công bố sứ mạng của trường tới các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan sử dụng sản phẩm của trường để cung cấp các dịch vụ tư vấn, nghiên cứu và đào tạo theo nhu cầu của đất nước;

- Cơ sở vật chất của trường chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thực hiện sứ mạng;

- Nguồn nhân lực có trình độ cao (Tiến sĩ) còn ít. Khả năng mở rộng đa ngành, đa lĩnh vực còn hạn chế.

4. Kế hoạch hành động:

- Năm học (2012-2013) nâng cấp wedsite của trường. Tăng cường giới thiệu quảng bá sứ mạng của trường;

- Tổ chức khảo sát ý kiến của doanh nghiệp, tổ chức cơ quan và địa phương nhằm bổ xung sứ mạng đồng thời tuyên bố sứ mạng của trường bằng cách đưa vào các bảng đặt tại vị trí trang trọng như Hội trường, Thư viện, Ký túc xá và các cơ sở trực thuộc;

- Tăng cường tỷ lệ đầu tư cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị đáp ứng tốt cho công tác đào tạo chuyên sâu và NCKH;

- Có chế độ ưu đãi hơn để động viên giảng viên đi đào tạo Tiến sĩ.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 1.2: Mục tiêu của trường cao đẳng phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng quy định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã được tuyên bố của nhà trường; được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện.

1. Mô tả:
Căn cứ luật Giáo dục ban hành năm 2005 (điều 39, khoản 2) đã xác định “Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.”, trích [H1.01.02-01].

Trên cơ sở định hướng của Luật giáo dục, trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên xác định mục tiêu giáo dục của mình là: Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ cao đẳng kỹ thuật, kinh tế công nghiệp và các trình độ thấp hơn [H1.01-02-02].

Trong hội nghị công nhân viên chức hàng năm mục tiêu này luôn được rà soát điều chỉnh bổ sung [H1.01.02-03]. Quy trình rà soát, điều chỉnh bổ xung được thể hiện ở cuối mỗi năm học trường đều tiến hành tổng kết đánh giá việc thực hiện mục tiêu đề ra phương hướng nhiệm vụ chủ yếu cho năm học mới. Trên cơ sở đó cụ thể hóa thành kế hoạch năm học của trường [H1.01.02-04].

Mục tiêu giáo dục của trường được phổ biến đến toàn thể CBCNV và HSSV nhằm quán triệt và thực hiện [H1.02.01-05].



2. Những điểm mạnh:

- Các mục tiêu được xây dựng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường;

- Hàng năm các đơn vị đều có kế hoạch cụ thể thực hiện mục tiêu và định kỳ tổ chức đánh giá;

- Mục tiêu giáo dục của trường có sự thống nhất cao giữa các cấp Đảng ủy, chính quyền và đoàn thể. Được phổ biến đến toàn CBCNVC và HSSV. Hàng năm căn cứ nhiệm vụ được giao trường xây dựng các chỉ tiêu cụ thể, các nguồn lực và đề ra các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.



3. Những tồn tại:

- Kết quả thực hiện mục tiêu đào tạo còn nhiều khó khăn, chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp. Cơ cấu ngành nghề tuyển sinh còn mất cân đối;

- Chưa tiến hành khảo sát điều tra HSSV tốt nghiệp và nhà tuyển dụng về mục tiêu đào tạo của trường để kịp thời điều chỉnh mục tiêu giáo dục, chương trình đào tạo của trường cho phù hợp với yêu cầu xã hội.

4. Kế hoạch hành động:

- Năm 2012, đẩy mạnh các tuyên truyền phổ biến sứ mạng, mục tiêu của trường tới các doanh nghiệp và nhà tuyển dụng. Khảo sát lắng nghe ý kiến nắm chắc thông tin phản hồi về HSSV tốt nghiệp từ nhà tuyển dụng. Khi có kết quả khảo sát, nhà trường 2 năm 1 lần tiến hành rà soát và điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội;

- Tăng cường quảng bá meketting tuyển sinh. Mở thêm các mã ngành mới nhẵm thu hút HSSV đáp ứng mọi nhu cầu của người học. Từng bước phát triển đào tạo của trường đa ngành và đa lĩnh vực.

5. Tự đánh giá: Đạt.
Kết luận về Tiêu chuẩn 1:

Trường cao đẳng công nghiệp Thái nguyên đã đưa ra sứ mạng của mình. Sứ mạng cùng với những mục tiêu đã thể hiện rõ chiến lược phát triển của nhà trường. Đáp ứng được các yêu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, của đất nước. Nhà trường tiếp tục quảng bá sứ mạng và mục tiêu đến mọi đối tượng trong và ngoài trường. Luôn kịp thời đề ra các giải pháp để huy động mọi nguồn lực nhằm thực hiện sứ mạng và mục tiêu đã xác định. Đồng thời tổ chức khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan và địa phương nhằm bổ xung, điều chỉnh sứ mạng mục tiêu của mình cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển CNH-HĐH đất nước.



Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý.

Mở đầu:

Trải qua 52 năm xây dựng và trưởng thành. Bộ máy tổ chức của trường CĐCN Thái Nguyên trải qua nhiều lần thay đổi về các bộ máy lãnh đạo và tổ chức cho phù hợp với điều kiện phát triển của nhà trường và xã hội. Trong từng giai đoạn phát triển bộ máy tổ chức và quản lý của nhà trường luôn phù hợp với quy định của nhà nước, đúng quy định của bộ chủ quản là bộ Công thương, bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của trường. Chức năng nhiệm vụ của cán bộ quản lý CBCNV, giảng viên và giáo viên đều được thể chế bằng văn bản được triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả từ các cấp đơn vị đến cấp trường. Quy chế trước khi áp dụng đều được thảo luận góp ý kiến của các đơn vị trong trường tạo ra sự đồng thuận cao trong sự thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường.


Tiêu chí 2.1: Cơ cấu tổ chức của Nhà trường được thực hiện theo quy định và được cụ thể hóa trong quy chế về tổ chức và hoạt động của trường.

1. Mô tả:

Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên thực hiện theo điều lệ trường Cao đẳng ban hành theo Quyết định số 1525/QĐ-BCN, ngày 15 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ sở tổ chức của trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên [H2.02.01-01].

Cụ thể cơ cấu tổ chức của trường gồm:

- Ban giám hiệu;

- Các phòng chức năng;

- Các khoa đào tạo;

- Các trung tâm;

- Các ban trực thuộc phòng.

Mối liên hệ về cơ cấu tổ chức của trường được phác họa theo sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TRƯỜNG




Mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp

Mối quan hệ phối hợp công tác

Cơ cấu tổ chức hiện nay phù hợp với quy mô và đặc thù của nhà trường đảm bảo đúng theo qui định của trường cao đẳng. Để có cơ sở triển khai thực hiện nhiệm vụ ngoài các văn bản quy định hiện hành, để phù hợp với điều kiện thực tế, trường đã ban hành một số văn bản quy định về tổ chức quản lý các hoạt động như tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, quản lý tài chính, quy chế giáo viên, mua sắm thiết bị, đảm bảo an ninh trật tự... [H2.02.01-02].

Các văn bản liên quan công tác tổ chức và quản lý của trường đều được phổ biến đầy đủ cho CBCNV và HSSV bằng nhiều hình thức khác nhau như đăng tải trên website của trường hay bằng các văn bản gửi cho các đơn vị thuộc trường [H2.02.01-03]. Để triển khai các hoạt động trường đã có qui định sinh hoạt lãnh đạo với các đơn vị, kế hoạch hoạt động được công khai trên lịch công tác của lãnh đạo ([H2.02.01-04]). Mọi hoạt động của trường đều phải tuân thủ qui chế chung đối với cơ sở đào tạo do bộ chủ quản và bộ GD&ĐT ban hành. Nhà trường giao cho phòng Tổ chức Hành chính biên soạn chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị [H2.02.01-05]. Qui định này nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ của từng đơn vị trong trường và mỗi cá nhân CBCNV trong những công tác cụ thể.

Trong quá trình quản lý điển hình một số nội dung trong các văn bản qui định này được thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường. Như nhập hoặc tách các phòng khoa, thành lập hoặc tách đơn vị nào đó trong trường. Mọi vấn đề chung thay đổi đều được bàn bạc thống nhất cao trong Đảng ủy, BCH Công đoàn. Hiệu trưởng là người trách nhiệm cao nhất quyết định cuối cùng dựa trên cơ sở đa số của CBCC và ý nguyện của đa số CBCNV và HSSV toàn trường.



2. Những điểm mạnh:

- Cơ cấu tổ chức của trường phù hợp với thực tế linh động trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường;

- Các văn bản qui định về tổ chức quản lý các hoạt động của nhà trường được ban hành theo một hệ thống nhất định, được phổ biến đầy đủ đến từng CBCNV để giúp các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình góp phần thực hiện tốt mục tiêu của từng năm học.

3. Những tồn tại :

- Việc xác lập chức năng nhiệm vụ của một số các đơn vị trong cơ cấu tổ chức còn có những điểm chưa phù hợp;

- Số lượng cán bộ chủ chốt các đơn vị còn thiếu về cơ cấu, năng lực, cán bộ cơ sở chưa đồng đều.



4. Kế hoạch hành động :

- Năm 2012, phòng TCHC cần tham mưu cho lãnh đạo tiếp tục tổ chức cơ cấu bộ máy theo hướng điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị cho phù hợp hơn với thực tế nhiệm vụ được giao;

- Cần có kế hoạch xin bổ nhiệm đủ cán bộ cơ sở để gánh vác nhiệm nhằm tăng tính hiệu quả trong công tác điều hành, hoàn thành tốt mục tiêu chung của nhà trường cho từng năm học, hoàn thiện quy chế phối hợp công tác giữa các đơn vị để tăng cường hiệu quả công việc.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 2.2: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng đáp ứng các tiêu chuẩn và thực hiện đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm theo quy định.

1. Mô tả:

Hiện nay Ban giám hiệu trường có 3 đồng chí: 1 đồng chí Hiệu trưởng; 2 đồng chí Phó hiệu trưởng. Các đồng chí trong Ban giám hiệu đều có đủ các tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ chuyên môn đảm bảo theo quy định của điều lệ trường cao đẳng. [H2.02.02.01]

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Ban giám hiệu đã thực hiện đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của điều lệ trường Cao đẳng với các nhiệm vụ cơ bản: Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt “Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường CĐCN TN”. Kế hoạch xây dựng đội ngũ; quy chế quản lý giáo viên và chế độ giờ giảng giáo viên; điều động và bổ nhiệm cán bộ; tuyển dụng và sử dụng cán bộ viên chức theo quy định của pháp luật [H2.02.02.02]; Xây dựng các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và NCKH [H2.02.02.03]; Dự toán, quyết toán ngân sách hoạt động quản lý và sử dụng tài chính [H2.02.02.04]; Kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, tổ chức quản lý tài sản, công tác đảm bảo an ninh trật tự [H2.02.02.05].

Trên cơ sở các kế hoạch đã xây dựng trên, Ban giám hiệu đã tổ chức điều hành các hoạt động đào tạo, phục vụ đào tạo và NCKH đều có hiệu quả thể hiện đầy đủ quyền hạn với trách nhiệm cao. Trong nhiệm kỳ 2006-2011 các đồng chí trong Ban Giám hiệu có nhiều thành tích suất sắc: Nhà trường được thưởng Huân chương độc lập hạng 3; cá nhân đồng chí Hiệu trưởng được tặng Huân chương lao động hạng 3 và nhiều phần thưởng, bằng khen chính phủ, bộ ngành [H2.02.02.06].



2. Điểm mạnh:

Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng đều có phẩm chất và năng lực đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu chức danh. Đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn theo quy định, có phong cách làm việc dân chủ. Được sự tín nhiệm của tập thể. Các đồng chí đều trưởng thành từ đội ngũ lãnh đạo các đơn vị cơ sở, có thâm niên, kinh nghiệm trong công tác quản lý và lãnh đạo. Đội ngũ lãnh đạo đoàn kết thống nhất cao trong mọi chủ trương và hành động xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.



3. Tồn tại:

Ban Giám hiệu chưa xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn của nhà trường.



4. Kế hoạch hành động:

Năm 2012 xây dựng trình cơ quan chủ quản phê duyệt kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn của nhà trường.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 2.3: Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường có đủ thành phần và thực hiện được chức năng theo quy định của điều lệ trường cao đẳng.

1. Mô tả:

Hội đồng KH&ĐT của trường được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng và hoạt động theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Thành phần của hội đồng KH&ĐT của trường đúng quy định Điều lệ trường Cao đẳng [H2.02.03.01].

Nhiệm vụ của hội đồng KH&ĐT được xác định rõ là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng về xây dựng mục tiêu chương trình giáo dục (CTGD), xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hằng năm về phát triển Giáo dục-Đào tạo, Khoa học-Công nghệ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ viên chức của nhà trường [H2.02.03.02].

Hội đồng KH&ĐT họp định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần do chủ tịch hội đồng triệu tập.

Các cuộc họp định kỳ thường tổ chức và đầu mỗi học kỳ I, kỳ II với nội dung thảo luận về xây dựng mục tiêu CTGD, kế hoạch phát triển Giáo dục-Đào tạo phát triển KH&CN dài hạn và hằng năm [H2.02.03.03]. Ngoài ra hội đồng còn tổ chức các cuộc họp để xét duyệt và nghiệm thu các đề tài NCKH cấp trường [H2.02.03.04]. Tổ chức nghiệm thu và điều chỉnh nội dung công tác đào tạo cho phù hợp với thực tiễn sản xuất và phát triển của khoa học công nghệ [H2.02.03.05]. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường [H2.02.03.06].

2. Điểm mạnh:

Hội đồng KH&ĐT có đủ thành phần và đảm bảo về chất lượng theo quy định của điều lệ trường cao đẳng. Hội đồng đã phát huy được vai trò là một tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng về công tác đào tạo, NCKH, phát triển công nghệ, đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng và phát triển đội ngũ của trường.



3. Tồn tại:

Hội đồng KH&ĐT chưa tổ chức thành lập được các tiểu ban chuyên môn để bàn bạc sâu theo các hoạt động chuyên môn của trường.



4. Kế hoạch hành động:

Trong nhiệm kỳ tới Hội đồng KH&ĐT sẽ thành lập các tiểu ban chuyên môn, quy định các nội dung cụ thể hoạt động của các tiểu ban để nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động của Hội đồng KH&ĐT.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 2.4: Các phòng chức năng, các khoa, các bộ môn trực thuộc trường, các bộ môn trực thuộc khoa được tổ chức phù hợp với yêu cầu cùa trường, có cơ cấu và nhiệm vụ theo quy định.

1. Mô tả:

Căn cứ vào quy định tại điều 20, 21, 22 điều lệ trường Cao đẳng quy chế về tổ chức hoạt động của trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên. Theo yêu cầu nhiệm vụ, tính chất công việc, trường đã xây dựng và điều chỉnh cơ cấu bộ máy cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn phát triển. Trường đã thành lập các phòng chức năng, khoa và các trung tâm [H2.02.04.01].

Hiện tại trường CĐCN TN có 6 phòng chức năng gồm: Phòng Đào tạo, phòng TCHC, phòng TCKT, phòng Quản trị vật tư, phòng Công tác HSSV, phòng TT-Khảo thí & KĐCL.

Có 2 trung tâm gồm: Trung tâm đào tạo bồi dưỡng và giới thiệu việc làm, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học - Tuyển sinh.

5 khoa chuyên môn: - Khoa Điện - Điện tử - Tin học

- Khoa Cơ khí

- Khoa khoa học cơ bản

- Khoa Kinh tế

- Khoa May & Thiết kế thời trang.

Trong đó trường có 12 tổ môn trực thuộc khoa cụ thể:

- Khoa Điện - Điện tử - Tin học:

+ Tổ LT CM CN;

+ Tổ thực hành Điện;

+ Tổ Điện tử;

+ Tổ Tin.

- Khoa Cơ khí:

+ Tổ Lý thuyết cơ sở;

+ Tổ Lý thuyết chuyên môn;

+ Tổ Hàn;

+ Tổ Tiện - Nổ - Nguội.

- Khoa KHCB:

+ Tổ văn hoá;

+ Tổ Ngoại ngữ;

+ Tổ chính trị;

+ Tổ Giáo dục thể chất và Quốc phòng.

Hiện nay với quy mô và điều kiện cơ sở vật chất việc sắp xếp tổ chức các phòng, khoa, tổ môn của trường là phù hợp, phát huy được vai trò nhiệm vụ cũng như mối quan hệ giữa các đơn vị nhằm phục vụ cho mục tiêu chung của nhà trường.

Mỗi phòng, khoa, tổ môn khi có quyết định thành lập nhà trường căn cứ theo điều lệ trường Cao đẳng đều có văn bản ghi rõ chức năng nhiệm vụ cụ thể kèm theo quyết định thành lập cho từng đơn vị [H2.02.04.02]. Mỗi phòng, khoa biên chế cơ cấu có 1 trưởng, phó đơn vị; nhưng tuỳ theo tính chất công việc có đơn vị chỉ có 1 trưởng như phòng CTHSSV và 2 trung tâm. Nhiệm kỳ của trưởng phòng, khoa, tổ bộ môn theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng [H2.02.04.03]. Các phòng, khoa, tổ môn đều được xác định nhiệm vụ cụ thể và rõ ràng, chịu sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Ban Giám hiệu.

2. Điểm mạnh:

- Các phòng, khoa, tổ môn được sự sắp xếp phù hợp với quy mô điều kiện cơ sở vật chất của trường. Được xác định chức năng nhiệm vụ cụ thể rõ ràng tạo điều kiện phát huy mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị;

- Các phòng, khoa đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để lãnh đạo và đã thể hiện được vai trò chủ chốt của mình trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường.

3. Tồn tại:

Nhà trường chưa thành lập được phòng NCKH&QHQT.



4. Kế hoạch hành động:

- Năm học 2012-2013 nhà trường sẽ thành lập phòng NCKH&QHQT;

- Tiếp tục rà soát lại cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại bộ máy cho phù hợp hơn với yêu cầu phát triển của trường.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 2.5: Các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các cơ sở thực hành NCKH của trường được thành lập và hoạt động theo quy định.

1. Mô tả:

Trường CĐCN TN là đơn vị sự nghiệp thuộc mạng lưới trường CĐ – ĐH chịu sự quản lý trực tiếp của bộ Công thương và chịu sự quản lý của trường công lập nhà nước [H2.02.05.01], với đặc thù chuyên về đào tạo nên nhà trường chưa thành lập được các tổ chức nghiên cứu và phát triển độc lập. Trường chỉ có các cơ sở thực hành, thực tập đó là các phòng thực hành, thí nghiệm; thư viện…phục vụ cho công tác đào tạo.

Các trang thiết bị trong các xưởng thực hành được trang bị các thiết bị hiện đại, phòng thực hành gia công cơ khí CNC, hàn công nghệ cao, thực hành điện tự động hoá, thực hành sửa chữa ôtô, máy tính đáp ứng các yêu cầu thực tập của HSSV [H2.02.05.02]. Đồng thời để đáp ứng yêu cầu thực nghiệm trường đầu tư để các phòng thí nghiệm như phòng thực nghiệm lý, hoá, thí nghiệm điện đo lường, kỹ thuật điện. Các phòng thực nghiệm đã đáp ứng tốt yêu cầu các môn học theo quy định.

Nội dung thực tập của HSSV được thực hiện đúng theo kế hoạch của phòng Đào tạo lập, lãnh đạo nhà trường duyệt. Các khoa, tổ môn thực hành thực hiện theo học kỳ, năm học [H2.02.05.03]. Hiện nay, nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất để đưa sinh viên đi thực tập theo kế hoạch [H2.02.05.04]. Để HSSV tiếp cận với thực tế sản xuất, tham gia vào quá trình sản xuất để HSSV tích luỹ kiến thức kinh nghiệm, bổ sung thêm vào khối lượng kiến thức học tập trong trường. Giúp HSSV khi ra trường có thể làm việc được ngay trong các dây truyền sản xuất hiện đại.

Hiện nay trường mặc dù chưa thành lập được các cơ sở NCKH như các trung tâm nghiên cứu nhưng trường đã giao cho phòng Đào tạo bố trí cán bộ phụ trách mảng công tác NCKH xây dựng kế hoạch NCKH theo năm học. Tiếp nhận các kết quả NCKH của các đơn vị khoa, cá nhân, hướng dẫn các thủ tục xét duyệt đề tài để trình hội đồng khoa học nhà trường nghiệm thu. Mỗi năm nhà trường nghiệm thu đề tài NCKH làm 2 đợt vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.

2. Điểm mạnh:

- Trường có hệ thống xưởng thực hành, thí nghiệm, Thư viện tương đối đầy đủ phục vụ tốt cho công tác đào tạo và NCKH;

- Trường có mối quan hệ gắn kết với nhiều nhà máy xí nghiệp, các cơ sở sản xuất để đưa HSSV đi thực tập.

3. Tồn tại:

- Một số xưởng cơ khí thiết bị cũ. Độ chính xác không cao;

- Các phòng thí nghiệm hiện đại còn ít như phòng CNC, PLC.

4. Kế hoạch hành động:

- Năm học 2012 Nhà trường tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư tăng cường cơ sở vật chất phục vụ tốt cho công tác đào tạo.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 2.6: Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học bao gồm trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ có năng lực để triển khai các hoạt động đánh giá nhằm duy trì nâng cao chất lượng các hoạt động của trường.

1. Mô tả:

Thực hiện quyết định số 76/2007/QĐ-BGD ĐT ban hành quy định về quy trình và chu kỳ KĐCL GD trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Ngày 1/7/2009 trường CĐCN TN ra quyết định số 375/QĐ-CĐCN thành lập phòng TT - Khảo thí & KĐCL [H2.02.06.01], kèm theo quyết định đó nhà trường quy định rõ chức năng nhiệm vụ của phòng gồm 3 chức năng chính là Thanh tra, Khảo thí và Kiểm định chất lượng [H2.02.06.02]. Biên chế hiện tại của phòng gồm 6 cán bộ gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 chuyên viên. Trong đó, trưởng phòng và phó phòng là người đã từng công tác lâu năm am hiểu sâu về quá trình phát triển của trường, là cán bộ trưởng khoa, phó khoa được lãnh đạo tin tưởng giao lãnh đạo phòng. 4 đồng chí chuyên viên gồm 1 thạc sỹ và 3 cử nhân.

Công tác đảm bảo chất lượng được phân công 2 đồng chí đảm nhận (gồm trưởng phòng và 1 chuyên viên).

Từ khi được thành lập phòng đã tích cực triển khai các hoạt động tự đánh giá CLGD. Tham mưu cho lãnh đạo xây dựng quy trình tự đánh giá, phân công các tiểu ban giúp việc hội đồng, xây dựng các báo cáo tự đánh giá, tổ chức hội thảo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Đội ngũ cán bộ phòng số lượng tuy còn mỏng song với khả năng và trách nhiệm của mình chắc chắn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhà trường phân công.

2. Điểm mạnh:

- Trường đã có cán bộ chuyên trách công tác đảm bảo chất lượng giáo dục;

- Năng lực cán bộ chuyên trách có kinh nghiệm, am hiểu đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác giáo dục đào tạo.

3. Tồn tại:

Là bộ phận mới thành lập, kinh nghiệm của cán bộ về công tác đảm bảo chất lượng còn ít. Việc tập huấn chưa nhiều về công tác này nên thực hiện còn lúng túng và bị động.



4. Kế hoạch hành động:

- Năm 2012 tham gia đầy đủ các đợt tập huấn về công tác đảm bảo chất lượng do bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức;

- Tham khảo học tập các trường đã kiểm định đánh giá ngoài về kinh nghiệm tổ chức các hoạt động đảm bảo chất lượng nhằm hoàn chỉnh phương pháp tiến hành công tác KĐCL tại đơn vị.

5. Tự đánh giá: Đạt.


Tiêu chí 2.7: Tổ chức Đảng trong trường phát huy được vai trò lãnh đạo và hoạt động trong khuân khổ hiến pháp và pháp luật.

1. Mô tả:

Đảng bộ trường CĐCN TN hiện có 66 Đảng viên (62 đảng viên là CBVC, 4 sinh viên) chiếm 33% tổng số CBVC nhà trường. Về trình độ chuyên môn 97% đảng viên đang công tác tại trường có trình độ đại học và trên đại học (Thạc sỹ).

Đảng bộ nhà trường giữ vai trò lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể hoạt động trong khuân khổ hiến pháp và pháp luật [H2.02.07.01]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, các tổ chức chính quyền và đoàn thể các cấp hoạt động có sự phối hợp nhịp nhàng rất hiệu quả. Đảng bộ luôn phát huy được vai trò lãnh đạo trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường, kết quả các hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ được thể hiện trong các báo cáo sơ kết và tổng kết hàng năm [H2.02.07.02].

Tổ chức đảng trong trường luôn duy trì tốt việc sinh hoạt định kỳ đúng quy định của điều lệ Đảng. Triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng bộ cấp trên và các nhiệm vụ được giao. Đảng uỷ đã cụ thể hoá vào điều kiện cụ thể của nhà trường bằng nghị quyết để triển khai tới các chi bộ thực hiện [H2.02.07.03]. Trong 3 năm gần đây Đảng bộ nhà trường rất quan tâm đến phát triển đội ngũ đảng viên trong CBVC và HSSV, số lượng đảng viên được kết nạp tăng cả về số lượng và chất lượng [H2.02.07.04].

Đảng uỷ nhà trường đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ theo hướng dẫn của ban cán sự Đảng bộ Công thương - Bộ chủ quản; qua đó trường đã chuẩn bị được đội ngũ cán bộ các cấp một cách chủ động có kế hoạch đảm bảo về số lượng, chất lượng và đồng bộ về cơ cấu [H2.02.07.05].

Trong nhiều năm qua Đảng bộ nhà trường luôn thể hiện tốt vai trò lãnh đạo mọi hoạt động của trường là trung tâm đoàn kết của mọi tổ chức quần chúng trong trường. Đảng bộ trường CĐCN TN là Đảng bộ đi đầu trong Đảng uỷ khối trường CĐ & THCN tỉnh TN. Đảng bộ nhà trường được tặng thưởng nhiều bằng khen của ban cán sự đảng bộ Công thương, Tỉnh uỷ TN [H2.02.07.06]. Đảng uỷ nhà trường liên tục được công nhận là “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”.


Каталог: userfiles
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
userfiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
userfiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
userfiles -> BỘ XÂy dựNG
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
userfiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
userfiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương