VIỆt nam cộng hòA 10 ngày cuối cùNG



tải về 1.71 Mb.
trang20/20
Chuyển đổi dữ liệu12.05.2018
Kích1.71 Mb.
#38155
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

Còn dân chúng ?

Hàng trăm ngàn người dân bỏ nhà bỏ cửa, bỏ làng bỏ xóm để chạy theo Quân Đội khi thấy các đơn vị thuộc Quân Đoàn II rút đi, hàng triệu người đã bỏ chạy khi thấy các đơn vị của Quân Đoàn I rút đi, không ai bắt họ theo, nhưng họ đã bỏ chạy vì họ không muốn sống với cộng sản, họ bỏ chạy vì họ là công dân của Việt Nam Cộng Hòa và họ muốn được sống trong lãnh thổ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Vậy mà khi Tướng Phú hỏi: ‘’Còn hơn 100.000 dân hai Tỉnh Pleiku, Kontum và gia đình anh em binh sĩ thì làm sao ? Tổng Thống Thiệu đã lạnh lùng trả lời: ‘’Thì cho thằng cộng sản số dân đó!’’.

Ông Thiệu lại còn ra lệnh cho Tướng Phạm Văn Phú không được tiết lộ việc rút quân với các Tỉnh Kontum, Pleiku, Phú Bổn và ra lệnh cho các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân phải ở lại ‘’tiếp tục chiến đấu’’ chống lại 5 sư đoàn chính quy cộng sản Bắc Việt, cái lệnh đó phải được xem như là một cái lệnh giết người vì chắc là hơn ai hết, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu phải biết rõ rằng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân không thể nào chống lại các đơn vị chính quy của Bắc Việt nếu không được lực lượng chính quy yểm trợ.

Những người đã bỏ phiếu cho Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu hồi năm 1967 và 1971 khi nghe việc đó thì họ sẽ vô cùng hối tiếc, vô cùng ân hận đã bỏ phiếu cho ông.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã được báo trước về việc không thể giữ được hai Vùng I và II Chiến Thuật mà trong gần một năm trời ông không hề có một kế hoạch nào, không hề có một giải pháp nào để cứu họ, hay ít ra công bố điều đó để cho họ có thể tự cứu lấy mình, do đó có nhiều người đã lên án ông không những là có trách nhiệm mà còn có tội với tất cả quân dân hai Vùng I và II Chiến thuật.

Người Mỹ Đến, Người Mỹ Ra Đi

Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt không để cho người Pháp trở lại Đông Dương một khi cuộc chiến tranh kết thúc và ông chủ trương phải đặt Đông Dương dưới ‘’sự giám hộ quốc tế’’ (intemational trusteeship) của một quốc gia nào đó, cũng có thể là nước Pháp, nhưng sự giám hộ này phải đưa đến việc trao trả độc lập cho nhân dân cả ba nước Đông Dương. Tổng Thống Roosevelt đã ra lệnh cho Bộ Chiến Tranh và Quân Đội Hoa Kỳ chỉ giúp cho ng­ười Pháp trong công cuộc chiến đấu chống lại Nhật Bản nhưng tuyệt đối không được phép giúp cho người Pháp để tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa như cũ.

Tổng Thống Roosevelt đã nói với hai nhà lãnh đạo Trung Hoa và Liên Xô một cách sơ lược về đề nghị ‘’giám hộ quốc tế’’ cho Đông Dương của ông như sau: ‘’Hội đồng giám hộ này sẽ có một người Pháp một hay hai ngư­ời Đông Dương, một người Trung Hoa, một ng­ười Nga và có thể là thêm một người Mỹ và một ng­ười Phai Luật Tân. Hội đồng này có nhiệm vụ ‘’giáo dục’’ (educate) cho người Đông Dương biết cách để tiến đến tự trị (selfgovemment) rồi độc lập. Tổng Thống Roosevelt nói rằng Thống Chế Tưởng Giới Thạch và  Thống Chế Stalin cả hai người đều tỏ ra rất thích đề nghị này, tuy nhiên có một vấn đề rắc rối là khi nghe nói về đề nghị này, người Anh lại không thích’’. Samuel I. Rosenman: ‘’The Public Papers and Addresses of Franklin D. Roosevelt, Victory and the Threshold of Peace’’, Harper & Brothers, New York, 1950. Trang 556-557.

Đầu năm 1945, sau khi dự Hội Nghị Yalta trở về, Tổng Thống Roosevelt đã chỉ thị cho một trong số những vị Cố Vấn của ông rằng ‘’phải lấy Đông Dương thuộc Pháp (Franch Indochina) ra khỏi tay người Pháp và phải đặt Đông Dương dưới một sự giám hộ quốc tế’’. Sau một vài giây lưỡng lự Tổng Thống Roosevelt nói tiếp ‘’được rồi, nếu mà chúng ta có được một sự cam kết đàng hoàng của người Pháp rằng họ sẽ đảm nhận cái trách nhiệm ‘’giám hộ’’ thì tôi sẽ đồng ý để cho người Pháp ở lại Đông Dương, tuy nhiên phải có ghi rõ một điều khoản trong sự cam kết là mục tiêu tối hậu của giám hộ là nền độc lập của Đông Dương’’. Diplomatic Papers: ‘’General: The United Nations,’’ GPO 1945, trang 124

Lập trường của Tổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt về vấn đề Đông Dương như vậy quả thật là rõ ràng. Và trước sau như­ một, ông chủ trương Đông Dương phải được đặt dưới quyền ‘’giám hộ quốc tế’’ chứ không được trao lại cho người Pháp. Ý kiến này đã được đ­ưa ra tại các Hội Nghị ở Cairo, Teheran và Yalta và đã được Chủ Tịch Stalin cũng như là Thống Chế Tưởng Giới Thạch ủng hộ, chỉ có Thủ Tướng Churchill là chống đối vì quyền lợi của đế quốc Anh.

Tiếc thay Tổng Thống Roosevelt đột ngột từ trần vào ngày 12 tháng 4 năm 1945, chỉ 4 tháng trước khi Nhật Bản đầu hàng và 5 tháng trước khi người Pháp mang quân trở lại Việt Nam.

Tổng Thống Harry S. Tr­uman lên thay Tổng Thống Roosevelt đã không được biết gì về chính sách Đông Dương của vị Tổng Thống tiền nhiệm và vì phải đối đầu với phong trào cộng sản đang lan tràn ảnh hưởng ở các nước Đông Âu Châu và một vài nước Tây Âu như Ý, Hy Lạp và Pháp, do đó ông đã phải nhượng bộ người Pháp và không chống lại việc họ trở lại Việt Nam. Sau đó, khi chiến tranh xảy ra giữa người Việt Nam và Pháp, để đánh đổi việc Pháp không ủng hộ Liên Xô Tổng Thống Truman phải viện trợ quân sự cho người Pháp để họ theo đuổi cuộc chiến tranh tại Đông Dương.

Hiệp Định Genève đánh dấu sự kết thúc sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho người Pháp tại Đông Dương. Theo Tiến Sĩ Chester Cooper thì kể từ khi Hoa Kỳ thừa nhận chính phủ Bảo Đại vào đầu năm 1950 cho đến khi Hiệp Định Genève được ký kết vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hoa Kỳ đã viện trợ cho người Pháp tổng số lên tới 2.600 triệu Mỹ kim về viện trợ quân sự tức là vào khoảng 80 phần trăm quân phí dành cho cuộc chiến tranh tại Đông Dương của người Pháp. Trong khi đó, tổng số viện trợ về quân sự, kinh tế cũng như là kỹ thuật dành cho chính phủ Quốc Gia Việt Nam của ông Bảo Đại trong thời gian này chỉ có 126 triệu Mỹ kim, tức là chưa tới một phần hai mươi trong tổng số tiền viện trợ cho người Pháp. Một nhà quan sát Hoa Kỳ đã chua chát phê bình về chính sách của ng­ười Mỹ như sau:

‘’Hoa Thịnh Đốn đang cố gắng ôm giữ lấy bàn tay của ‘’chủ nghĩa thực dân Pháp’’ đang bị cuốn trôi xuống cống rảnh...’’ John F. Cady: The Historical Background of U.S. Policy in South East Asia, M.I.T. Press. 1963. Trang 21

Vì viện trợ cho người Pháp cho nên người Mỹ đã dính dáng đến cuộc tranh chấp tại Việt Nam, trước hết là giữa người Pháp với Việt Minh và sau khi người Pháp ra đi thì là sự tranh chấp giữa người Việt Nam cộng sản với người Việt Nam không cộng sản.

Và đó cũng là nguyên nhân khiến cho người Mỹ nhiều lần tìm cách đưa quân vào Việt Nam những năm đầu của thập niên 1960. 

Tổng Thống Ngô Đình Diệm Chống Việc Người Mỹ Đưa Quân Vào Việt Nam

Sau khi ông Ngô Đình Diệm thành lập Nền Đệ Nhất Cộng Hòa, ngươi Mỹ đã bắt đầu trực tiếp viện trợ cho Việt Nam và họ đã cung cấp viện trợ quân sự cũng như là Cố Vấn để huấn luyện cho Quân Đội Việt Nam. Dưới thời Tổng Thống Dwight D. Eisenhower, chỉ có Cố Vấn quân sự phụ trách về huấn luyện và tiếp vận nhưng không có tham gia tác chiến và khi Tổng Thống Eisenhower hết nhiệm kỳ vào năm 1961 thì tổng số Cố Vấn Hoa Kỳ tại Việt Nam chỉ có 1.700 người.

Sau khi Tổng Thống John F. Kennedy lên nhậm chức, cộng sản Bắc Việt gia tăng khủng bố và phá hoại tại miền Nam khiến cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải gửi Quốc Thư yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ trợ giúp. Căn cứ vào những phúc trình của các Tướng lãnh Hoa Kỳ, Tổng Thống Kennedy gia tăng viện trợ quân sự cũng như là Cố Vấn Hoa Kỳ tại Việt Nam. Vào năm 1963 khi cả hai ông Ngô Đình Diệm và Kennedy bị giết thì con số Cố Vấn Mỹ tại Việt Nam đã lên đến 17.000. Dưới thời Tổng Thống Kennedy, người Mỹ đã nhiều lần tỏ ý muốn đưa quân tác chiến Mỹ sang Việt Nam để có thể thanh toán được việt cộng một cách nhanh chóng hơn, tuy nhiên Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cực lực chống lại điều đó.

Có lần Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã được Đại Sứ Nolting thông báo rằng ‘’Hoa Kỳ chuẩn bị tham gia trong một nỗ lực gia tăng hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm tránh một sự suy thoái trầm trọng trong tình hình hiện tại. Các Cố Vấn dân sự và quân sự Hoa Kỳ sẽ tham dự vào guồng máy chính quyền địa phương và những toán hỗn hợp Việt-Mỹ sẽ đi về tận các Tỉnh để thẩm định những yếu tố về xã hội, chính trị, tình báo và quân sự có liên quan đến chương trình chống nổi loạn. Đại Sứ Frederick Nolting đã nhận được chỉ thị phải nói với Tổng Thống Diệm rằng ‘’người Mỹ mong muốn mối liên lạc giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ chặt chẽ hơn là chỉ đóng vai trò Cố Vấn như trong mối liên lạc hiện tại. Người Mỹ muốn chia xẻ sự quyết định trong những lãnh vực chính trị, kinh tế và quân sự có liên quan đền tình bình an ninh’’. (Ghi chú của người viết: Có nghĩa là các Cố Vấn Mỹ sẽ chia xẻ sự cai trị cùng với các cấp chỉ huy người Việt Nam ở các địa phương chứ không đóng vai trò Cố Vấn như trước).

‘’Tổng Thống Ngô Đình Diệm lắng tai nghe với nhiều sự xúc động, ông ta không ngờ rằng người Mỹ lại có những đề nghị như vậy. Nghe xong, ông phản đối: ‘’Việt Nam Cộng Hòa không muốn trở thành một xứ bảo hộ của người Mỹ’’ (Vietnam does not want to be a protectorate) Ellen Hammer: A Death in November, E.P. Dutton, New York 1987, trang 37.

Về căn cứ Cam Ranh, Tiến Sĩ Hammer còn cho biết: ‘’Tổng Thống Diệm nói rằng người Mỹ đã nhiều lần yêu cầu ông cho phép được quyền thiết lập một căn cứ Hải và Không Quân thường trực (pemanent) tại Vịnh Cam Ranh và đến năm 1961 thì họ càng hối thúc mạnh hơn. Trong một cuộc kinh lý vào tháng 7 năm l962, Tổng Thống Diệm đã chỉ vào dãy núi Trường Sơn kề cận Vịnh Cam Ranh và nói rằng: ‘’người Mỹ muốn lập một căn cứ ở đó nhưng mà tôi sẽ không bao giờ chấp thuận việc này’’. Ellen J. Hammer: Sách đã dẫn. Trang 121.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ trương Hoa Kỳ nên gia tăng viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam để cho người Việt Nam có đủ sức mạnh chống lại cộng sản và ông đã yêu cầu như­ trên với Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson khi ông sang viếng thăm Việt Nam:

‘’Trong một chuyến thị sát Vịnh Cam Ranh có Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thụ, khôi nguyên Giải La Mã tháp tùng, Tổng Thống Diệm đã cầm ‘’can’’ (gậy) chỉ xuống Hải Cảng mà nói rằng: ‘’Người Mỹ muốn lấy Vịnh Cam Ranh này làm căn cứ, nhưng nếu cứ để họ lấy thì đương nhiên ta đưa ngọn cờ chính nghĩa cho Hà Nội, cho nên tôi có đề nghị với Phó Tổng Thống Lyndon Jobnson là cần tăng viện trợ kinh tế và quân sự để miền Nam Việt Nam hùng mạnh hơn. Hơn nữa, người lính Việt Nam được trang bị đơn giản và ít tổn phí, tiền chi phí cbo một Quân Nhân Mỹ có thể dùng cho 5 Quân Nhân Việt Nam hay nhiều hơn, vả lại ngoài sự tổn phí, diệu vợi trong sự chuyển quân sang Việt Nam, sinh mạng của người lính Hoa Kỳ sẽ làm cho dư luận và dân chúng Mỹ lo lắng, phiền muộn thêm’’ Hoàng Lạc và Hà Mai Việt: ‘’Nam Việt Nam 1954-1975: Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới’’. tác giả xuất bản, Texas, USA 1990. Trang 227-228.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm không bằng lòng khi thấy có quá nhiều Cố Vấn quân sự người Mỹ tại Việt Nam. Có lần ông đã nói với Đại Sứ Pháp Roger Lalouette về sự tràn ngập của các Cố Vấn quân sự Mỹ tại miền Nam như sau: ‘’tất cả những Quân Nhân đó, tôi không hề yêu cầu họ đến nước tôi. Họ đến nước tôi mà không hề có một tấm giấy thông hành!’’ về phần ông Ngô Đình Nhu, Cố Vấn Chính Trị tại Phủ Tổng Thống thì trong một cuộc hội thảo về Ấp Chiến Lược tại Suối Lồ Ô, Thủ Đức, vào cuối mùa Hè năm 1963 chỉ chừng vài tháng trước ngày bị giết, ông đã giải thích cho các hội thảo viên, đa số thuộc giới trí thức, về lý do tại sao chính phủ Việt Nam của Tổng Thống Ngô Đình Diệm chống lại việc người Mỹ đề nghị đưa quân sang tham chiến tại Việt Nam. Ông Ngô Đình Nhu nói rằng:

‘’Nếu ngư­ời Mỹ đưa quân sang Việt Nam thì trước hết miền Nam chúng ta sẽ mất hết chính nghĩa vì đa số nhân dân miền Nam sẽ xem Quân Đội Mỹ như là lính thực dân Pháp trước kia, họ sẽ xem chính quyền cũng như Quân Đội Việt Nam là ‘’bù nhìn’’ của Mỹ và họ sẽ không thèm hợp tác với chính phủ, người Mỹ càng đưa quân vào thì việt cộng lại có cớ để gia tăng xâm nhập binh sĩ và cán bộ vào miền Nam để ‘’chống Mỹ cứu nước’’ , ng­ười Mỹ có Quân Đội được trang bị với những vũ khí vô cùng tối tân, nhưng khi  phải đương đầu với một cuộc ‘’chiến tranh nhân dân, chiến tranh cách mạng’’ như tại chiến trường Việt Nam thì yếu tố vũ khí không quan trọng bằng yếu tố chính trị, sau một thời gian thì người Mỹ sẽ thấy là họ sẽ không đạt được thắng lơi một cách dễ dàng, họ sẽ bị sa lầy và họ sẽ dần dần mất kiên nhẫn, khi họ không còn kiên nhẫn nữa cả thế giới ai cũng biết rằng đối với người Mỹ thì kiên nhẫn không phải là một ‘’đức tính’’ thì họ sẽ bị áp lực của dân chúng Hoa Kỳ rồi sẽ bỏ rơi chúng ta, và khi họ đã bỏ chúng ta rồi thì lúc đó hàng trăm ngàn quân lính của cộng sản từ Bắc Việt xâm nhập vào miền Nam để ‘’chống Mỹ cứu nước’’ vấn đề sẽ còn đó và khi đó thì chúng ta không tài nào có đủ khả năng để chống lại một lực lượng cộng sản chính quy lớn lao như vậy.

Chính phủ Việt Nam chỉ muốn đương đầu với một cuộc chiến tranh du kích, một cuộc chiến tranh cục bộ trên bình diện quân sự và đồng thời hy  vọng sẽ tìm mọi phương thức trên những bình diện khác như ngoại giao, chính trị, kinh tế v.v...để có thể đi đến một sự giàn xếp nhằm mang lại hòa bình cho nước Việt Nam, nhằm giúp cho người dân Việt Nam ở cả hai miền Nam và Bắc tránh được một cuộc chiến tương tàn có thể gây ra chết chóc cho cả hàng triệu người’’. Theo lời Bác Sĩ Trần Văn Đỗ, cựu Ngoại Trưởng, nói lại với người viết vào năm 1969.

Cũng trong một buổi hội thảo về Ấp Chiến Lược vào năm 1963 ông Ngô Đình Nhu có nói đến một ‘’binh thư binh pháp’’ mới để đương đầu với hình thái chiến tranh đang tiến dần đến chiến tranh đại quy mô mà miền Nam Việt Nam sẽ không thể nào đương đầu nổi:

‘’Quốc sách Ấp Chiến Lược được hính thành và đang được áp dụng sẽ biến một số lực lựơng của chúng ta qua thế du kích. Chúng ta cũng đang học tập để soát xét lại vấn đề ngoại viện, chính là nhằm để hạ cái mức độ chiến tranh xuống.

Tôi xin nhắc lại: Cả chính sách, cả đường lối của chung ta là đưa ra một binh thư, binh pháp mới Binh thư binh pháp đó là mình buộc địch phải đánh trong điều kiện chiến tranh của mình. Tức là không để cho cường độ chiến tranh tăng lên vì ngoại viện theo múc độ viện trợ tư bên ngoài’’. Nguyễn Văn Minh: Sách đã dẫn. trang 292.

Tiến Sĩ Hammer cho biết thêm ông Ngô Đình Nhu đã nói như thế này: ‘’Nếu chúng ta không tìm cách để nói chuyện hòa bình, nếu chúng ta cứ để cho cuộc chiến tranh tiếp diễn thì đó sẽ là một mối nguy cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa’’. Ellen J. Hammer: Sách đã dẫn, trang 121.

Nhận định của ông Ngô Đình Nhu, Cố Vấn Chính Trị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào năm 1963 như là một sự tiên tri vì chỉ hai năm sau, vào năm 1965, người Mỹ ồ ạt đưa cả nửa triệu quân vào Việt Nam, rồi thì chỉ 4 năm sau đó, vào năm 1969, người Mỹ lại đơn phương triệt thoái ra khỏi Việt Nam và chỉ còn có khoảng trên hai chục ngàn người khi họ ký kết bản Hiệp Định Paris vào tháng Giêng năm 1973, trong khi đó họ không phản đối việc hàng trăm ngàn quân đội chính quy của cộng sản Bắc Việt đã ở lại miền Nam sau Hiệp Định Paris. Theo Trần văn Trà thì ‘’sau khi ký kết Hiệp Định Paris, ta đã giữ được một nửa (1/2) số quân đội của chúng ta tại miền Nam’’. Chỉ không đầy hai năm sau, cộng sản Bắc Việt không những đã sử dụng lực lượng quân sự này mà lại còn đưa hết toàn lực quân đội trừ bị của họ từ miền Bắc tổng cộng lên tới nửa triệu người tấn công vào miền Nam Việt Nam và miền Nam đã mất.

Sự ước tính tình báo của Bộ Tư Lệnh Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MAC-V) cũng nh­ là sự tiết lộ của Cựu Đại Tá Bùi Tín, Tổng Biên Tập báo Quân Đội Nhân Dân của cộng sản Bắc Việt sau này cho thấy rằng lời tiên đoán của ông Ngô Đình Nhu hồi năm 1963 là hoàn toàn đúng.

Bà Marguerite Higgins cho biết: ‘’theo sự ước lượng của người Mỹ (MAC-V) căn cứ trên nhũng dữ kiện do các hồi chánh viên cung cấp thì trong hai năm 1959 và 1960, có khoảng 2.700 cán binh cộng sản từ Bắc Việt xâm nhấp vào miền Nam. Đến năm 1961, con số này gia tăng lên mức 4.000 người năm 1962, trên 6.000 người, năm 1963 khoảng gần 4.200 người nhưng qua đến năm 1964 thì lại tăng lên tới 10.000 người. Năm 1965, số quân Bắc Việt xâm nhập miền Nam tăng lên gấp 3 lần’’ Marguerite Higgins: Sách đã dẫn. Trang 136.

Ông Bùi Tín cho biết rằng: ‘’theo thống kê của Bộ Tổng Tham Mưu ở Hà Nội thì vào năm 1959 và 1960 khi Hoa Kỳ đưa vào miền Nam Việt Nam 1.800 Cố Vấn, cán bộ kỹ thuật quân sự thì trong thời gian ấy miền Bắc đưa vào miền Nam cũng chỉ gần 1.800 người, gần bằng con số ấy. Đến năm 1963, Mỹ đưa vào 4.200 Cố Vấn và nhân viên kỹ thuật, miền Bắc đưa vào hơn gấp đôi: 8.700 người.

Đến khi Mỹ đưa vào miền Nam 543 ngàn quân (hơn nửa triệu) vào cuối năm 1967, thì số quân miền Bắc có mặt ở miền Nam (chưa kể đường vận chuyển mang tên Hồ chí Minh là 21 vạn (210.000). Cho đến mùa Xuân năm 1975 khi chiến tranh sắp kết thúc, số quân Bắc Việt Nam chính cống, nghĩa là từ Bắc Việt Nam đưa vào là 26 vạn (260.000) cùng với một số quân vốn ở miền Nam (cả du kích vũ trang) là 150.000 (do tổn thất khá lớn trong những năm 1968, 1969 và 1970 qua các chiến dịch Phượng Hoàng, Bình Định cấp tốc)’’

Như vậy, theo ông Bùi Tín thì vào năm 1975, tổng số quân công sản Bắc Việt ở miền Nam lên tới 410.000 người, chưa kể con số trên hai trăm ngàn người trên đường mòn Hồ chí Minh, trong khi đó thì không còn một Quân Nhân tác chiến Hoa Kỳ nào tại miền Nam Việt Nam vì Quân Đội Mỹ đã hoàn toàn triệt thoái ra khỏi miền Nam Việt Nam từ tháng Giêng năm 1973 và ‘’lúc ấy Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa tuy đông (1.100.000 người) nhưng phải rải khắp các Tỉnh thành, làng xã để phòng thủ, còn quân đội Nhân Dân Việt Nam (cộng sản Bắc Việt) thì có thể tập trung cơ động bằng cơ giới, với tổ chức quân đội cao nhất lên đến cấp quân đoàn (gồm 3 sư đoàn bộ binh và một sư đoàn thiết giáp) trong khi tổ chức quân đội cao nhất của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa là cấp Sư Đoàn, còn huy động lớn nhất của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa cho một chiến dịch là một Chiến Đoàn (gồm 2 đến 4 Sư Đoàn) còn của quân đội nhân dân là một ‘’tập đoàn quân’’ (gồm đến 5 quân đoàn, tức là chừng 20 sư đoàn như trong chiến dịch cuối cùng)’’. Bùi Tín: Mây Mù Thế Kỷ, trang 200-202.

Theo tài liệu chính thức của cộng sản Bắc Việt sau năm 1975 thì ‘’các lực lương của Chiến Dịch Hồ Chí Minh gồm có các quân đoàn 1, 2, 3, 4  và quân đoàn 232, tổng cộng là 17 sư đoàn bộ binh cùng với 6 trung đoàn và 4 tiểu đoàn đặc công, 3 lữ đoàn và 4 tiểu đoàn tăng/thiết giáp, 22 lữ đoàn và 8 tiểu đoàn pháo binh, cộng thêm các đơn vi binh chủng khác, các lực lượng địa phương gồm 2 trung đoàn bộ binh và 6 trung đoàn đặc công. Từ Điển Bách Khoa Quân Sự Việt Nam do Quân Đội Nhân Dân Hà Nội xuất bản năm 1996, trang 118-119.



Như vậy thì theo cựu Đại Tá Bùi Tín cũng như là tài liệu chính thức của cộng sản, tổng số quân Bắc Việt tại miền Nam vào năm l975 lên tới khoảng trên 25 sư đoàn, một lực lượng mà ngay cả khi Hoa Kỳ còn hơn nữa triệu quân tham chiến tại Việt Nam với tất cả những vũ khí tối tân của họ cũng không thể nào đương đầu nổi và đó là lý do tại sao mà vào năm 1963. Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu không muốn cho Hoa Kỳ đưa quân tác chiến vào Việt Nam vì cả hai người đều không muốn Việt Nam Cộng Hòa phải đương đầu với ‘’hơn 25 sư đoàn quân chính quy cộng sản Bắc Việt’’ như vào năm 1975 sau này.
HẾT




VIỆT NAM CỘNG HÒA 10 NGÀY CUỐI CÙNG

Каталог: groups -> 3849536 -> 989380657 -> name
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
name -> VIỆt nam cộng hòA 10 ngày cuối cùNG
3849536 -> Van. Phong. Lien. Doi. Xa. Hoi [B. E. S]
3849536 -> Hiểu thế nào về ‘Tội Tổ Tông’ ? Nguyễn Thùy Lời nói đầu

tải về 1.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương