VIỆn kiểm sát nhân dân tối cao số: 27



tải về 0.64 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.64 Mb.
#20861
1   2   3   4   5   6   7   8

Điều 109 (Có 12.746 ý kiến, trong đó có 678 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 12.068 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 109 (8.329/12.746 ý kiến)

- Không tán thành với Điều 109 (0/12.746 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 2: Không nên quy định TAND tối cao giám đốc việc xét xử của Tòa án đặc biệt, Tòa án đặc biệt sẽ hoạt động theo thủ tục tố tụng đặc biệt, không theo thủ tục tố tụng chung (3.301/12.746 ý kiến).

+ Khoản 3: Bổ sung quy định giao Tòa án nhân dân tối cao giải thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, ban hành án lệ để phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết số 49-NQ/TW (1.228/12.746 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều (0/12.746 ý kiến).
Điều 110 (Có 13.113 ý kiến, trong đó có 13.113 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 12.279 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 110 (0/13.113 ý kiến)

- Không tán thành với Điều 110 (0/13.113 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: Bổ sung “Chánh án TAND tối cao được bầu trong số đại biểu Quốc hội” để giúp Chánh án TANDTC có điều kiện tham gia và nắm bắt đầy đủ yêu cầu của Quốc hội, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao (13.113/113.113 ý kiến).

+ Khoản 3: Quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm phán các cấp Tòa án thuộc thẩm quyền của Chánh án TAND tối cao vì có điều kiện theo dõi cán bộ nên bổ nhiệm chính xác và giảm bớt thủ tục, thời gian (9.110/13.113 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều (0/13.113 ý kiến).
Điều 111 (Có 12.183 ý kiến, trong đó có 151 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 12.032 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 111 (9.011/12.183 ý kiến)

- Không tán thành với Điều 111 (0/12.183 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Thay từ “hữu quan” bằng từ “liên quan” và sửa lại như sau “… cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” (935/12.183 ý kiến); Bổ sung một câu vào đoạn sau của điều này “Thẩm phán và hội thẩm nhân dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc ra bản án, quyết định” nhằm xác định rõ trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi thực hiện chức năng xét xử (820/12.183 ý kiến); Bỏ cụm từ “tôn trọng” bản án, quyết định của TAND đã có hiệu lực pháp luật (1.019/12.183 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều (0/12.183 ý kiến)


Điều 112 (Có 13.113 ý kiến, trong đó có 834 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 12.279 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 112 (120/13.113 ý kiến)

- Không tán thành với Điều 112 (0/13.113 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Đề nghị sắp xếp thứ tự các khoản trong Điều 112 theo thứ tự: vị trí, chức năng và tổ chức của VKSND và bổ sung một điều xác định rõ vị trí của VKSND trong bộ máy nhà nước theo hướng VKSND là cơ quan tư pháp hoặc cơ quan thực hiện quyền tư pháp vì Viện kiểm sát nước ta khi thực hành quyền công tố không chỉ có vai trò là một bên (bên buộc tội) như Viện Công tố một số nước mà còn có thẩm quyền quyết định các biện pháp cưỡng chế hạn chế các quyền tự do cơ bản của công dân (2.223/13.113 ý kiến); Xác định vị trí của VKSND theo hướng “VKSND là cơ quan công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam(3.521/13.113 ý kiến).

+ Khoản 1: về chức năng của VKSND có 3 loại ý kiến:



Loại ý kiến thứ nhất: đề nghị ngoài hai chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, cần khôi phục chức năng của Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội (kiểm sát chung) (12.767/13.113 ý kiến) bởi lẽ thời gian qua, tình trạng lạm dụng quyền lực, tham nhũng diễn ra khá phổ biến và nghiêm trọng, trong khi đó các thiết chế kiểm soát quyền lực mặc dù từng bước được bổ sung song chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu các thiết chế giám sát độc lập, có tính chuyên nghiệp nên hiệu lực, hiệu quả chưa cao, vẫn chủ yếu là các thiết chế kiểm tra, giám sát nội bộ nên chưa bảo đảm tính khách quan. Thực tiễn 42 năm thực hiện công tác kiểm sát chung của VKSND đã chứng minh, với vị trí là cơ quan độc lập, có bộ máy từ trung ương đến địa phương, do Quốc hội lập ra, hoạt động chuyên trách nên đã thu được những kết quả quan trọng, phát hiện và xử lý theo pháp luật các vi phạm và tội phạm, đấu tranh khôi phục trật tự pháp luật. Tuy nhiên về phạm vi thực hiện chức năng kiểm sát chung cũng có 3 ý kiến: Thứ nhất, đề nghị giao Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát chung đối với tất cả các lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội như Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 (506/13.113 ý kiến); Thứ hai, chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xử lý vi phạm hành chính để không chồng chéo với các thiết chế giám sát khác được bổ sung thời gian qua (251/13.113 ý kiến); Thứ ba, chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (133/113 ý kiến ở cơ quan). Thứ tư, đề nghị khôi phục chức năng kiểm sát chung để Viện kiểm sát thực hiện và chỉ thực hiện kiểm sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xử lý vi phạm hành chính, tuy nhiên, ngoài các chức năng này, các luật hiện hành còn giao Viện kiểm sát thực hiện một số nhiệm vụ khác như thống kê tội phạm, làm đầu mối tương trợ tư pháp về hình sự, tham gia xem xét dẫn độ tội phạm và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, do vậy đề nghị quy định khái quát chức năng của VKSND như sau “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hiện một số nhiệm vụ khác do luật định (9.877/13.113 ý kiến).

Loại ý kiến hai: bên cạnh hai chức năng như dự thảo, bổ sung và thực hiện hoạt động điều tra một số tội phạm do luật định để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đang được giao đảm nhiệm (231/13.113 ý kiến).

Loại ý kiến ba: nhất trí giữ hai chức năng như Dự thảo (115/13.113 ý kiến)

+ Khoản 2: Sửa lại quy định về hệ thống VKSND như sau: “VKSND gồm VKSND tối cao, VKSND các cấp, VKS quân sự các cấp và các Viện kiểm sát chuyên ngành do luật định” vì quy định như Dự thảo quá khái quát (3.040/13.113 ý kiến); Bỏ cụm từ “Viện kiểm sát khác” thay bằng “Viện kiểm sát địa phương và hệ thống Viện kiểm sát quân sự” (2.357/13.113 ý kiến); Bổ sung quy định thành lập Viện kiểm sát đặc biệt để thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại Tòa án đặc biệt cho phù hợp với quy định về Tòa án đặc biệt (3.117/13.113 ý kiến).

+ Khoản 3: Bổ sung “Các quyết định, yêu cầu của VKSND phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành” để bảo đảm hiệu lực của VKSND trong thực thi chức năng, nhiệm vụ (12.276/13.113 ý kiến); Bổ sung nhiệm vụ của VKSND trong việc bảo vệ pháp chế XHCN (1.117/13.113 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 112:

+ Bổ sung một khoản quy định “Trong hoạt động của mình, VKSND độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nghiêm cấm mọi hành động can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của VKSND” nhằm bảo đảm VKSND độc lập trong thực hiện chức năng nhiệm vụ, không bị can thiệp từ bên ngoài (12.211/13.113 ý kiến)

+ Bổ sung một khoản mới “Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Viện kiểm sát nhân dân có quyền ra quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu. Các quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của VKSND phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện kiểm sát cấp trên về việc ra quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu đó” (631/13.113 ý kiến).


Điều 113 (Có 13.113 ý kiến, trong đó có 834 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 12.279 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 113 (0/13.113 ý kiến)

- Không tán thành với Điều 113 (0/13.113 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: Bổ sung “Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội” nhằm tạo điều kiện để Viện trưởng VKSND tối cao tham gia đầy đủ các sinh hoạt của Quốc hội, nắm bắt đầy đủ yêu cầu của Quốc hội để thực hiện tốt nhiệm vụ Quốc hội giao (13.113/13.113 ý kiến)

+ Khoản 2: Giữ như Điều 140 Hiến pháp năm 1992 để tránh hiểu là Viện kiểm sát quân sự cũng phải báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân (2.316/13.113 ý kiến)

- Đề nghị bổ sung nội dung mới: bổ sung một khoản quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh tư pháp, chức vụ thuộc VKSND do luật định (3.112/13.113 ý kiến)
Điều 114 (Có 13.113 ý kiến, trong đó có 834 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 12.279 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 114 (98/13.113 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/13.113 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: Quy định rõ tên nguyên tắc là tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành và không lệ thuộc vào bất kỳ cơ quan nhà nước địa phương nào; quy định rõ Viện trưởng Viện kiểm sát từng cấp chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Viện kiểm sát cấp mình và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao nhằm khẳng định rõ yêu cầu bảo đảm sự độc lập của Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ (9.095/13.113 ý kiến); Bỏ dấu “;” và sửa lại như sau “VKSND do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao(2.218/13.113 ý kiến).

+ Khoản 2: Bổ sung “nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện trưởng và kiểm sát viên” nhằm đáp ứng yều cầu bảo đảm sự độc lập của Viện kiểm sát, Viện trưởng, Kiểm sát viên khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ (5.411/13.113 ý kiến); Ngoài chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng, bổ sung quy định Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước Viện trưởng vì quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, có một số tình huống phát sinh ngoài chỉ đạo của Viện trưởng, không thể kịp thời xin ý kiến chỉ đạo được thì Kiểm sát viên tự quyết định nhưng phải chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về quyết định của mình (2.303/13.113 ý kiến); Thay cụm từ “thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp” bằng cụm từ “thực hiện chức năng, nhiệm vụ” và thể hiện lại như sau: “Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, Kiểm sát viên chỉ tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng VKSND(1.210/13.113 ý kiến); Quy định rõ Kiểm sát viên chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp thay vì quy định chung như Dự thảo là chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng VKSND (988/13.113 ý kiến); Không nên quy định sự độc lập của Kiểm sát viên mà khẳng định sự độc lập của Viện kiểm sát (525/13.113 ý kiến); Bổ sung một số từ ngữ và sửa lại khoản 2 như sau: “Kiểm sát viên chỉ tuân theo pháp luật nhưng chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng VKSND” (876/13.113 ý kiến); Bổ sung quy định “Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hiện những nhiệm vụ khác do luật định, Kiểm sát viên độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, có các quyền theo luật định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình” (1.003/13.113 ý kiến).

+ Khoản 3: Ngoài bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Kiểm sát viên, đề nghị bổ sung chức danh Điều tra viên vì trong cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát có Cơ quan điều tra, Điều tra viên (1.287/13.113 ý kiến); Không quy định nhiệm kỳ của Kiểm sát viên vì đây là chức danh nghề nghiệp, không phải chức vụ, nếu Kiểm sát viên không đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn do luật định thì thực hiện việc miễn nhiệm (7.689/13.113 ý kiến; Quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm kiểm sát viên các cấp thuộc thẩm quyền của Viện trưởng VKSND tối cao vì có điều kiện theo dõi cán bộ nên bổ nhiệm chính xác và giảm bớt thủ tục, thời gian (3.020/13.113 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới:

+ Đề nghị giữ quy định về Ủy ban kiểm sát như Hiến pháp hiện hành vì có vai trò bảo đảm sự kết hợp giữa nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong Ngành với nguyên tắc tập trung dân chủ. Thực tiễn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND hơn 50 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả, cần thiết của thiết chế này (13.113/13.113 ý kiến)

+ Đề nghị bổ sung một khoản quy định về cơ cấu cán bộ của VKSND như sau: VKSND gồm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên và các ngạch công chức khác do luật định (10.128/13.113 ý kiến).


CHƯƠNG IX

CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Phần thứ nhất: Tổng quan, đánh giá chung

- Tổng số có 408 ý kiến góp ý về Chương IX (trong đó có 384 ý kiến ở cơ quan, 22 ý kiến của cá nhân)

- Các ý kiến góp ý tập trung vào Điều 115(323/408 ý kiến); Điều 116 (387/408 ý kiến);

- Tán thành với tên Chương, nội dung Chương: 255 (255/408 ý kiến)

- Không tán thành tên Chương, đề nghị đổi tên Chương: giữ tên chương như Hiến pháp hiện hành vì ngoài HĐND và UBND thì các cơ quan khác như TAND, VKSND cũng là các cơ quan thuộc chính quyền địa phương (10/408 ý kiến)

- Về nội dung, bố cục của Chương:

+ Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Chương: (0/408 ý kiến)
Phần thứ hai: Những góp ý về các điều, khoản cụ thể

Điều 115 (Có 323 ý kiến, trong đó có 297 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 26 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 115 (12.183/323 ý kiến)

- Không tán thành với Điều 115 (12/323 ý kiến) vì thực tiễn thực hiện đã chứng minh mô hình hiện nay là phù hợp.

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: Thay từ “Nước” bằng cụm từ “Lãnh thổ quốc gia” (21/323 ý kiến); Bổ sung vào đoạn cuối khoản này quy định “Trường hợp cần thiết, Quốc hội có thể quyết định thành lập các đơn vị hành chính đặc biệt” vì hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo nghiên cứu xây dựng đề án thành lập khu hành chính – kinh tế Phú Quốc (91/323 ý kiến)

+ Khoản 2: Giữ như Điều 118 Hiến pháp hiện hành (117/323 ý kiến); Đổi tên “Ủy ban nhân dân” thành “Ủy ban hành chính(28/323 ý kiến); Không nên quy định Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân (34/323 ý kiến); Bỏ khoản này vì không thể vì lý do kinh tế, tài chính hay quy mô địa giới hành chính mà không thành lập HĐND và UBND (87/323 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 115 (0/323 ý kiến)
Điều 116 (Có 387 ý kiến, trong đó có 301 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 86 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 116 (217/387 ý kiến)

- Không tán thành với Điều 116 (0/387 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: Không quy định HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương để bảo đảm tính thống nhất của quyền lực (14/387 ý kiến); Quy định HĐND là cơ quan hành pháp, chịu sự chỉ đạo của Chính phủ vì tính chất hoạt động của HĐND về bản chất là thực hiện quyền hành pháp (5/387 ý kiến); Bổ sung “HĐND chịu sự giám sát của nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” vì HĐND là cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước do vậy cần phải chịu sự giám sát (95/387 ý kiến).

+ Khoản 2: Đưa cụm từ “là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương” lên trước cụm từ “cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân” nhằm nhấn mạnh chức năng hành chính nhà nước đối với UBND (140/387 ý kiến); Đổi tên UBND thành Ủy ban hành chính vì tính chất hoạt động của UBND mang đậm nét hoạt động hành chính (78/387 ý kiến); Đổi tên Chủ tịch thành Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Quận trưởng, Huyện trưởng, Xã trưởng nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu (62/387 ý kiến); Nhất thể hóa Bí thư Đảng bộ là Chủ tịch UBND (108/387 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều (11/387 ý kiến).

+ Bổ sung thêm một khoản và quy định như sau: “Đối với một số đô thị lớn, Quốc hội quyết định mô hình chính quyền đô thị, không theo quy định tại khoản 1, 2 điều này” để phù hợp với việc nghiên cứu mô hình chính quyền đô thị hiện nay (101/387 ý kiến).


Điều 117 (Có 286 ý kiến, trong đó có 251 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 35 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 117 (106/286 ý kiến)

- Không tán thành với Điều 117 (0/286 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Đoạn 1: Bổ sung nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân “giám sát việc giải quyết của các cơ quan, tổ chức về những yêu cầu, kiến nghị của cử tri” vì trên thực tế Hội đồng nhân dân vẫn đang thực hiện nhiệm vụ này (164/286 ý kiến)

+ Đoạn 2: Sửa lại “Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định” để bảo tính khái quát, súc tích của Hiến pháp (111/286 ý kiến); Bổ sung các trường hợp bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân để bảo đảm tính cụ thể, chặt chẽ (80/286 ý kiến); Bổ sung quy định nếu người bị chất vấn trả lời bằng văn bản thì phải trả lời trong thời hạn luật định (92/286 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều (0/286 ý kiến)
Điều 119 (Có 243 ý kiến, trong đó có 230 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 13 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 119 (129/243 ý kiến)

- Không tán thành với Điều 119: Đề nghị giữ như Hiến pháp hiện hành, không cần thiết sửa đổi, bổ sung quy định này (114/243 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi điều, khoản (0/243 ý kiến)

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều (0/243 ý kiến)
CHƯƠNG X

HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP, HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA,

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Phần thứ nhất: Tổng quan, đánh giá chung

- Tổng số có 1086 ý kiến góp ý về Chương X (trong đó có 1026 ý kiến của cơ quan, 60 ý kiến của cá nhân)

- Các ý kiến góp ý tập trung vào Điều 120 (201/1086 ý kiến); Điều 122 (892/1086 ý kiến).

- Tán thành với tên Chương, nội dung Chương (173/1086 ý kiến)

- Không tán thành tên Chương, đề nghị đổi tên Chương: đổi tên Hội đồng Hiến pháp thành Hội đồng bảo hiến (10/1086 ý kiến)

- Về nội dung, bố cục của Chương:

+ Đề nghị tách riêng Hội đồng Hiến pháp để quy định thành một chương riêng nhằm đề cao tầm quan trọng của thiết chế này (12/1086 ý kiến); Tách Kiểm toán Nhà nước thành chương riêng (4/1086 ý kiến); Các thiết chế này đều do Quốc hội lập ra do vậy đề nghị quy định chung vào Chương V – Quốc hội vì đây là cơ quan thuộc Quốc hội (10/1086 ý kiến);

+ Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Chương: Ủy ban Nhà nước về phòng, chống tham nhũng hoặc cơ quan điều tra độc lập án tham nhũng (187/1086 ý kiến)



Phần thứ hai: Những góp ý về các điều, khoản cụ thể

Điều 120 (Có 201 ý kiến, trong đó có 182 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 19 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 120: (16/201 ý kiến)

- Không tán thành với Điều 120: Không nên thành lập Hội đồng Hiến pháp vì không phù hợp với tổ chức quyền lực ở nhà nước ta (Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến), nhất là nếu Hội đồng Hiến pháp chỉ thực hiện quyền kiến nghị như Dự thảo thì càng không cần thiết vì các thiết chế hiện nay cũng đang thực hiện quyền kiến nghị, mặt khác còn trùng lắp với chức năng của các Ủy ban của Quốc hội. (130/201 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: Khẳng định rõ vị trí của Hội đồng Hiến pháp để tránh hiểu nhầm là có vị trí giống như các Ủy ban của Quốc hội (19/201 ý kiến).

+ Khoản 2: Nếu thành lập thiết chế Hội đồng Hiến pháp thì đề nghị giao cho thiết chế này thẩm quyền đủ mạnh để hoạt động hiệu quả, không nên dừng ở quyền kiến nghị, yêu cầu, đề nghị như Dự thảo, nghiên cứu giao cho cơ quan này thẩm quyền hủy bỏ các văn bản trái Hiến pháp. Đồng thời, đề nghị mở rộng phạm vi hoạt động của Hội đồng Hiến pháp có trách nhiệm bảo vệ quyền con người, quyền công dân khi quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được hiến định bị vi phạm (136/201 ý kiến); Giao Hội đồng Hiến pháp thẩm quyền tạm đình chỉ văn bản pháp luật (20/201 ý kiến); Giao Hội đồng Hiến pháp thẩm quyền kháng nghị (13/201 ý kiến); Chỉ quy định Hội đồng Hiến pháp kiến nghị đối với các văn bản của Quốc hội vi hiến, còn văn bản của các cơ quan khác vi hiến thì có thẩm quyền hủy bỏ (32/201 ý kiến); Bổ sung cơ chế bảo đảm thực hiện thẩm quyền của Hội đồng Hiến pháp (19/201 ý kiến); Cân nhắc thành lập Hội đồng Hiến pháp vì trùng lắp với nhiệm vụ của UBTVQH khoản 4 Điều 79 (16/201 ý kiến); Bổ sung thẩm quyền kiểm tra tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật trước khi Quốc hội thông qua (21/201 ý kiến); Thành lập Tòa án Hiến pháp giao thẩm quyền phán quyết hành vi vi phạm Hiến pháp thay vì thành lập Hội đồng Hiến pháp chỉ có thẩm quyền kiến nghị, yêu cầu như Dự thảo (39/201 ý kiến); Bổ sung cho Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến trong hành vi của các chủ thể để bảo đảm tính toàn diện (17/201 ý kiến).

+ Khoản 3: Bỏ cụm từ “cụ thể” vì tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn chung hay cụ thể của Hội đồng Hiến pháp do luật quy định (11/201 ý kiến)

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều (0/201 ý kiến)


Điều 121 (Có 198 ý kiến, trong đó có 191 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 7 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều. (60/198 ý kiến)

- Không tán thành với Điều 121: Không nên thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, gây cồng kềnh, tốn kém trong tổ chức bộ máy nhà nước (120/198 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Điều 121 còn quá sơ sài, để nghị bổ sung cho cụ thể hơn (17/120 ý kiến).

+ Khoản 3: đề nghị bỏ cụm từ “cụ thể” vì tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn chung hay cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ do luật quy định (11/120 ý kiến)

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều (0/120 ý kiến)
Điều 122 (Có 892 ý kiến, trong đó có 13.113 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 58 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (11/892 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/892 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 2: Quy định Tổng Kiểm toán Nhà nước là người do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội (835/892 ý kiến); Đề nghị quy định rõ nhiệm kỳ của Tổng kiểm toán nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội thay vì do luật định như Dự thảo vì đây là chức danh do Quốc hội bầu nên phải theo nhiệm kỳ của Quốc hội (43/892 ý kiến); Quy định nhiệm kỳ của Tổng kiểm toán nhà nước nước dài hơn nhiệm kỳ của Quốc hội (78/892 ý kiến); Quy định rõ nhiệm kỳ của Tổng kiểm toán (110/892 ý kiến).

+ Khoản 3: Bỏ cụm từ “cụ thể” vì tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn chung hay cụ thể của Kiểm toán nhà nước sẽ do luật quy định (11/892 ý kiến)

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 122:

+ Bổ sung một khoản quy định về kiểm toán viên vì đây là nhân vật trung tâm, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm toán (92/892 ý kiến)


CHƯƠNG XI

HIỆU LỰC CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Phần thứ nhất: Tổng quan, đánh giá chung

- Tổng số có 334 ý kiến góp ý về Chương XI (trong đó có 312 ý kiến ở cơ quan, 22 ý kiến của cá nhân)

- Các ý kiến góp ý tập trung vào Điều 123 (189/334 ý kiến); Điều 124 (146/334 ý kiến)

- Tán thành với tên Chương, nội dung Chương (299/334 ý kiến)

- Không tán thành tên Chương, đề nghị đổi tên Chương (0 /334 ý kiến)

- Về nội dung, bố cục của Chương:

+ Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Chương (0/334 ý kiến)

Phần thứ hai: Những góp ý về các điều, khoản cụ thể

Điều 123 (Có 189 ý kiến, trong đó có 173 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 15 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 123 ( 179/189 ý kiến)

- Không tán thành với Điều 123(0/189 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Đoạn 1: Bỏ cụm từ “là luật cơ bản của Nhà nước” (10/189 ý kiến)

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều (0/189 ý kiến)


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương