VIỆn kiểm sát nhân dân tối cao số: 27



tải về 0.64 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.64 Mb.
#20861
1   2   3   4   5   6   7   8

Điều 7 (Có 115 ý kiến đóng góp, trong đó có 114 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (14/115 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/115 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: bổ sung quy định “Nhân dân có quyền trực tiếp bầu một số vị trí lãnh đạo cao nhất của Nhà nước như Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đề cử của Đảng và Mặt trận tổ quốc” vì đây là những chức danh có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền là lợi ích của nhân dân, là người đại diện cho nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước và có khả năng thực hiện những mong ước trong cuộc sống của nhân dân (16/115 ý kiến); sửa đổi theo hướng đại biểu HĐND tỉnh do đại diện cử tri bầu, HĐND cấp xã thì bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu vì nhân dân đã bầu ra người đại diện cho mình ở cấp xã thì để đại diện phát huy trách nhiệm đại biểu HĐND (13/115 ý kiến); bổ sung quy định “công khai chương trình hành động và tài sản của các ứng viên” (02/115 ý kiến).

+ Khoản 2: sửa đổi theo hướng cử tri có quyền đề nghị bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội vì quy định cử tri có quyền bãi nhiệm là không khả thi, trên thực tế không có cơ chế nào để cử tri thực hiện quyền này (32/115 ý kiến); bỏ quyền bãi miễn của cử tri vì thực tế cử tri không có quyền bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và HĐND mà cử tri đã bầu ra (34/115 ý kiến); thay cụm từ “không còn xứng đáng” bằng cụm từ “không đủ tư cách” để dễ hiểu hơn (4/115 ý kiến).


Điều 8 (Có 189 ý kiến đóng góp, trong đó có 186 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 3 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (5/189 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/189 ý kiến)

- Đề nghị sửa :

+ Khoản 1: thay từ “bằng” bằng cụm từ “trong khuôn khổ” cho sát nghĩa hơn (16/189 ý kiến); Bổ sung cụm từ “không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” vào cuối Khoản 1 như quy định Điều 12 Hiến pháp hiện hành (11/189 ý kiến).

+ Khoản 2: sửa đổi, bổ sung theo hướng đảm bảo quyền giám sát của nhân dân, khẳng định bản thân cán bộ, công chức không được tham nhũng (64/189 ý kiến); cụm từ “Nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ” trong câu 1 Khoản 2 cần phải được giải thích cụ thể vì các cụm từ này rất khó hiểu, không gắn liền với câu thứ 2 của Khoản 2 “Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân…”, trong khi các cơ quan nhà nước cũng phải chịu sự giám sát của nhân dân chứ không chỉ riêng cán bộ, công chức (30/189 ý kiến); Thay cụm từ “Nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ” bằng cụm từ “Bộ máy nhà nước và hoạt động của bộ máy nhà nước” (3/189 ý kiến); Khoản 2 có nội dung trùng lặp với Điều 60 về việc cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng (31/189 ý kiến); Bỏ quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức vì nghĩa vụ này nên để Luật cán bộ, công chức điều chỉnh (13/189 ý kiến).

+ Khoản 3: bổ sung cụm từ “Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh” nhằm tăng cường tính chế tài (13/189 ý kiến); thay cụm từ “phòng, chống” bằng cụm từ “phải chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với” cho cụ thể hơn (1/189 ý kiến); Bỏ quy định khoản 1, 2 vì trùng lặp với Điều 2 (1/189 ý kiến); bổ sung quy định Nhà nước và bộ máy nhà nước được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân (1/189 ý kiến).
Điều 9 (Có 242 ý kiến đóng góp, trong đó có 239 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 3 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (14/242 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/242 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1, 2 cần bỏ từ “các” nhằm tránh sự lặp từ, đồng thời chuyển cụm từ “Mặt trận tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” ở khoản 2 lên khoản 1 để làm rõ khái niệm Mặt trận Tổ quốc (16/242 ý kiến).

+ Khoản 1: làm rõ các khái niệm “liên minh”, “liên hiệp chính trị”, “liên hiệp tự nguyện”, “tổ chức chính trị”, “tổ chức chính trị - xã hội” (06/242 ý kiến).

+ Khoản 2: bổ sung cụm từ “do pháp luật quy định” sau cụm tự “phản biện xã hội hội”, bổ sung cụm từ “theo quy định pháp luật” vào cuối Khoản 2 (25/242 ý kiến); bổ sung làm rõ Mặt trận Tổ quốc là bộ phận của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm xác định rõ vị trí của Mặt trận (28/242 ý kiến); Bổ sung quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (1/242 ý kiến).

+ Khoản 3: bỏ cụm từ “và các tổ chức xã hội khác” vì Điều 9 chỉ quy định về vị trí và hoạt động của Mặt trận tổ quốc mà không đề cập tới các tổ chức xã hội khác (16/242 ý kiến); Bổ sung cụm từ “có hiệu quả” vào cuối Khoản 3 để bảo đảm sự quan tâm của Nhà nước đối với Mặt trận và các tổ chức thành viên (16/242 ý kiến); Bổ sung cụm từ “theo quy định pháp luật” vào cuối Khoản 3 (25/242 ý kiến); Thay cụm từ “tạo điều kiện” bằng từ khác để khẳng định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng mối đoàn kết toàn dân (94/242 ý kiến); Bổ sung từ “phải” sau từ “Nhà nước” (1/242 ý kiến).


Điều 10 (Có 109 ý kiến đóng góp, trong đó có 107 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 2 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (39/109 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/109 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: bổ sung các tổ chức chính trị xã hội khác như Hội nông dân, Hội phụ nữ… cho đầy đủ (14/109 ý kiến); cần đặt đúng tính chất chính trị của Công đoàn Việt Nam vì quy định như dự thảo thì Công đoàn chỉ là một hiệp hội giản đơn, không có động lực giáo dục lý tưởng cộng sản, ý chí chính trị cho giai cấp công nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như Cương lĩnh phát triển đất nước do Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra (1/109 ý kiến); Nhập Điều 10 vào nội dung Điều 9, tránh việc phải quy định thêm các tổ chức khác (10/109 ý kiến); sửa đổi như sau: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân …” (16/109 ý kiến); Bỏ cụm từ “giai cấp công nhân” vì công nhân cũng là người lao động (28/109 ý kiến); Bổ sung quy định Công đoàn Việt Nam phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (1/109 ý kiến).


Điều 11 (Có 70 ý kiến đóng góp, trong đó có 68 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 2 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (19/70 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/70 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: bổ sung cụm từ “một thể thống nhất” trước cụm từ “thiêng liêng” để khẳng định tính toàn vẹn (10/70 ý kiến).

+ Khoản 2: thay cụm từ “chống lại” bằng cụm từ “xâm phạm” cho chính xác hơn (2/70 ý kiến); thay cụm từ “Mọi hành vi” bằng cụm từ “Mọi âm mưu và hành động” để bao hàm cả trường hợp không hành động (3/70 ý kiến); sửa đổi theo hướng bao hàm cả việc xử lý hành vi xâm lăng của quốc gia khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế vì quy định hiện hành mới làm rõ đối tượng xử lý là cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước (19/70 ý kiến); bổ sung vào khoản 2 Điều 11 “…đều bị nghiêm trị theo luật pháp của Việt Nam và luật pháp quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận” (9/70 ý kiến); bổ sung cụm từ “tự do” sau cụm từ “độc lập” (8/70 ý kiến).


Điều 13 (Có 137 ý kiến đóng góp, trong đó có 134 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 3 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (26/137 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/137 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Chuyển Điều 13 lên sau Điều 1 vì nội dung Điều này quy định về biểu trưng của Việt Nam (2/137 ý kiến);

+ Khoản 1: bổ sung quy định về quốc hiệu (có 1/137 ý kiến); Bổ sung quy định về tỷ lệ kích thước của ngôi sao so với lá cờ (5/137 ý kiến).

+ Khoản 2: sửa từ “chung quanh” thành “xung quanh” (10/137 ý kiến).

+ Khoản 3: sửa đổi theo hướng bổ sung tên nhạc sỹ và năm sáng tác bài hát để vinh danh, tôn trọng quyền tác giả cũng như để tránh nhầm lẫn (57/137 ý kiến).

+ Khoản 4: bổ sung cụm từ “nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” sau từ “Quốc khánh” (11/137 ý kiến); bổ sung số 0 trước số 2 (25/137 ý kiến).
Điều 14 (Có 66 ý kiến đóng góp, trong đó có 65 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (26/66 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/66 ý kiến)

- Đề nghị ghép vào nội dung Điều 13 thành Khoản 5 (40/66 ý kiến).

CHƯƠNG II
QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN
VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Phần thứ nhất: Tổng quan, đánh giá chung

- Tổng số: 745 ý kiến góp ý về Chương II (trong đó có 657 ý kiến của cơ quan, tổ chức; 88 ý kiến của cá nhân).

- Các ý kiến góp ý tập trung vào Điều 15 (270/745 ý kiến); Điều 21 (410/745 ý kiến); Điều 22 (241/745 ý kiến); Điều 32 (433/745 ý kiến); Điều 34 (250/745 ý kiến); Điều 37 (192/745 ý kiến); Điều 38 (120/745 ý kiến).

- Về tên Chương:

+ Tán thành với tên Chương, nội dung Chương (150/745 ý kiến)

+ Không tán thành với tên chương, nội dung Chương (0/745 ý kiến)

- Về kết cấu Chương: Đổi vị trí quy định Điều 21 sau Điều 16 (30/745 ý kiến); Nhập quy định các Điều 17, 18, 19 thành một Điều (1/745 ý kiến); Nhập Điều 47 và 48 vì cùng quy định về nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc (7/745 ý kiến); Ghép các điều: 43, 44, 45, 46 thành 01 điều vì đều quy định về quyền con người (1/745 ý kiến); Tách các điều quy định về quyền con người, quyền công dân; chia Chương II thành 2 phần: Phần I. Quyền con người; Phần II. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (1/745 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: Sửa tên Chương thành “Nghĩa vụ và quyền của công dân” hoặc “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người, công dân” cho hợp lý hơn (17/745 ý kiến); Sửa một số quyền ghi nhận là quyền công dân thành quyền con người để phù hợp với thực tế như quyền tự do đi lại (Điều 24); quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 36); quyền được bảo vệ sức khỏe (Điều 41) (30/745 ý kiến); Làm rõ khái niệm “quyền con người”, “quyền công dân” và đặt quy định về quyền con người trước quyền công dân (33/745 ý kiến); Bỏ các cụm từ “do pháp luật” hoặc “theo quy định của pháp luật” tại các Điều 23, 24, 25, 26, 30, 32, thay thế bằng cụm từ “do luật định” hoặc “theo quy định của luật” (1/745 ý kiến); thống nhất một cụm từ cho các cụm từ: “có nơi ở hợp pháp”, “có nơi ở”, “chỗ ở hợp pháp” tại các điều 35, 36, 37 (1/745 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung: Bổ sung 01 điều quy định rõ khái niệm quyền con người, quyền công dân; phạm vi, nội dung, cơ chế bảo hộ quyền con người, bảo đảm và bảo vệ quyền công dân (1/745 ý kiến); Bổ sung quy định quyền bầu cử của người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm tạo điều kiện để cho họ tham gia thực hiện các quyền cơ bản của công dân (1/745 ý kiến); Bổ sung quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm các quyền công dân tại các điều 38, 41, 42 (1/745 ý kiến); Bổ sung một Điều quy định: “Quốc hội quyết định những vấn đề cấn đưa ra trưng cầu ý dân khi có đề nghị của Chủ tịch nước hoặc Chủ tịch Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ hoặc có 1/3 đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua. Kết quả của cuộc trưng cầu ý dân là căn cứ để Quốc hội quyết định thông qua hoặc phủ quyết vấn để đó” nhằm đảm bảo sự kết hợp giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện (01/745 ý kiến); Bổ sung quy định về “Người phạm tội là người dân tộc thiểu số có quyền dùng tiếng nói của dân tộc mình tại phiên tòa” (30/745 ý kiến); Bổ sung quy định về một số quyền quan trọng dành cho một số đối tượng đặc biệt, chẳng hạn quyền không bị bắt làm nô lệ, quyền tham gia vào quyết định các vấn đề về môi trường liên quan đến cuộc sống của mình, quyền của người cao tuối, người khuyết tật… (30/745 ý kiến); Cần thiết lập một thiết chế mới Cơ quan Nhân quyền quốc gia để bảo vệ quyền con người (30/745 ý kiến); Bổ sung quy định về quyền của công dân yêu cầu Nhà nước giải quyết công việc có liên quan đến quyền lợi của mình (10/745 ý kiến).

Phần thứ hai: Những góp ý về các điều, khoản cụ thể

Điều 15 (Có 270 ý kiến đóng góp, trong đó có 267 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 3 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (35/270 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/270 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: bỏ cụm từ “thừa nhận” vì quyền con người là quyền vốn có, không phụ thuộc vào việc có thừa nhận hay không (32/270 ý kiến).

+ Khoản 2: bổ sung cụm từ “theo quy định của pháp luật” sau cụm từ “trong trường hợp cần thiết” nhằm tránh việc lấy những lý do một cách tùy tiện, xâm phạm quyền con người, quyền công dân (125/270 ý kiến); thay các từ “cần thiết” bằng các từ “do luật định” (1/270 ý kiến); làm rõ khái niệm “trường hợp cần thiết” (8/270 ý kiến); sửa theo hướng “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp Chủ tịch nước tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố tình trạng khẩn cấp” cho cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và không bị lợi dụng (6/270 ý kiến); sửa đổi như sau: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn khi cần thiết vì lý do an ninh quốc gia hoặc do quyết định của cơ quan có thẩm quyền” (1/270 ý kiến); Đề nghị bổ sung quy định về cơ quan có thẩm quyền giới hạn quyền công dân (17/270 ý kiến); viết khái quát lại “Quyền con người, quyền công dân chỉ bị giới hạn trong trường hợp cần thiết” (8/270 ý kiến); bổ sung lý do “kinh tế, văn hóa” sau cụm từ “an ninh quốc gia”; bổ sung cụm từ “tính mạng” sau cụm từ “đạo đức” nhằm tăng cường tính đầy đủ (24/270 ý kiến); bổ sung lý do “thiên tai” vì trong trường hợp thiên tai xảy ra, nhà nước có thể áp dụng các biện pháp buộc di dời làm hạn chế quyền con người, quyền công dân (10/270 ý kiến); Bổ sung từ “ai” sau từ “Không” để làm rõ tính chủ thể (3/270 ý kiến).


Điều 16 (Có 100 ý kiến đóng góp, trong đó có 98 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 2 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (37/100 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/100 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: bổ sung cụm từ “hợp pháp” sau từ “quyền” (39/100 ý kiến); Bổ sung cụm từ “và nghĩa vụ” sau cụm từ “tôn trọng quyền” (2/100 ý kiến)

+ Khoản 2: đề nghị sửa lại như sau “Trong khi hưởng thụ quyền của mình, mọi người không được xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” vì cụm từ “không được lợi dụng quyền con người” không rõ (19/100 ý kiến); Bổ sung quy định về hạn chế quyền con người trong trường hợp vi phạm pháp luật (4/100 ý kiến); Bổ sung từ “danh dự”, đặt trước các từ “quốc gia”, “dân tộc”, “của người khác” (1/100 ý kiến).


Điều 17 (Có 101 ý kiến đóng góp, trong đó có 101 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 0 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (27/101 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/101 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Cần ghép Khoản 1 và Khoản 2, đồng thời sửa đổi như sau: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt…. , xã hội và gia đình” đảm bảo sự thống nhất với quy định Khoản 1 Điều 27 (65/101 ý kiến); bỏ khoản 2 vì đã được bao hàm trong nội dung Khoản 1 (3/101 ý kiến);

+ Khoản 1: thay cụm từ “Mọi người” bằng cụm từ “Mọi công dân” để loại trừ đối tượng là người đã mất quyền công dân (2/101 ý kiến).

+ Khoản 2: thay cụm từ “Không ai bị phân biệt đối xử” bằng cụm từ “Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử” để tăng tính quy phạm (4/101 ý kiến).
Điều 18 (Có 117 ý kiến đóng góp, trong đó có 111 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 6 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (29/117 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/117 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 2: sửa đổi theo hướng bao hàm cả trường hợp người có 02 quốc tịch, trường hợp Việt Nam thực hiện nghĩa vụ của mình theo điều ước quốc tế đã ký kết (52/117 ý kiến); bỏ đoạn “giao nộp cho nhà nước khác” vì không cần thiết (10/117 ý kiến); sửa từ “giao nộp” thành “để giao” hoặc “dẫn độ” (3/117 ý kiến); bỏ khoản 2 vì không cần thiết, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã có quy định (3/117 ý kiến); bổ sung cụm từ “trừ trường hợp luật định” vào cuối khoản 2 (1/117 ý kiến).

+ Khoản 3: sửa đổi theo hướng làm rõ đối tượng của bảo hộ là “quyền lợi chính đáng” của công dân Việt Nam ở nước ngoài (16/117 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới: quy định công dân Việt Nam có quyền có 02 quốc tịch (2/117 ý kiến).
Điều 19 (Có 43 ý kiến đóng góp, trong đó có 42 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (25/43 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (25/43 ý kiến)

- Đề nghị giữ nguyên như quy định Điều 75 Hiến pháp hiện hành (16/43 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: bổ sung từ “một” trước từ “bộ phận” (1/43 ý kiến).

+ Khoản 2: Thay cụm từ “tạo điều kiện” bằng cụm từ “có trách nhiệm” để tăng cường tính trách nhiệm (1/43 ý kiến).
Điều 20 (Có 98 ý kiến đóng góp, trong đó có 98 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 0ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (5/98 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/98 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Đề nghị đảo Khoản 2 và Khoản 1 (17/98 ý kiến).

+ Bỏ Khoản 1 vì nội dung đã bao hàm trong khoản 2, 3 (14/98 ý kiến).

+ Khoản 2: thay cụm từ “… và luật quy định” bằng cụm từ “và pháp luật quy định” để bao hàm rộng hơn (36/98 ý kiến).

+ Khoản 3: bổ sung hai từ “quyền và” trước cụm từ “nghĩa vụ” vì có những quyền đồng thời là nghĩa vụ (25/98 ý kiến); bổ sung quy định “Không ai được lợi dụng quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước” vào cuối Khoản 3 (1/98 ý kiến).


Điều 21 (Có 410 ý kiến đóng góp, trong đó có 403 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 7 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (9/410 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/410 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Về kết cấu: chuyển Điều 21 lên đầu Chương II vì đây là quyền quan trọng nhất (11/410 ý kiến); Chuyển nội dung Điều 21 vào Khoản 1 Điều 15 (14/410 ý kiến); Gộp Điều 21 vào Khoản 1 Điều 22 quy định về quyền cơ bản của con người vì cùng quy định về quyền nhân thân để tăng tính súc tích, logic của Hiến pháp (95/410 ý kiến); Bỏ Điều 21 vì nội dung đã được bao hàm trong Điều 22 và trong nhiều điều khác (18/410 ý kiến).

+ Về nội dung: sửa như sau “Mọi người có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, trừ trường hợp khác do luật định” nhằm bao quát hết quyền con người, vốn là quyền tự nhiên, mặt khác pháp luật nước ta vẫn quy định án tử hình là hình phạt tước bỏ quyền được sống của con người (223/410 ý kiến); Quy định rõ “Mọi người có quyền sống và quyền được pháp luật bảo vệ quyền sống của mình, không bị tước đoạt một cách tùy tiện trái với quy định của pháp luật” (1/410 ý kiến); Bổ sung vào cuối Điều 21 cụm từ “và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật” (1/410 ý kiến); Bổ sung quyền được chết, quyền quyết định về thân thể của mình (7/410 ý kiến); làm rõ khái niệm “quyền sống” (31/410 ý kiến).


Điều 22 (Có 241 ý kiến đóng góp, trong đó có 239 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 2 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (25/241 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/241 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: thay cụm từ “được pháp luật bảo hộ” bằng cụm từ “được Nhà nước bảo hộ” hoặc “được bảo hộ bằng pháp luật” để tăng tính chính xác trong cách dùng ngôn từ (30/241 ý kiến); Bổ sung vào cuối Khoản 1 “Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, khám người phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật” (38/241 ý kiến).

+ Khoản 2: sửa đổi như sau: “Nghiêm cấm mọi hành vi bắt và giam giữ người trái pháp luật, mọi hình thức đối xử, tra tấn, bạo lực…” nhằm quy định đầy đủ hơn việc bảo vệ quyền con người (04/241 ý kiến); như sau: “Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người” để tăng tính nguyên tắc, quy phạm, tránh liệt kê dài dòng, không cần thiết (30/241 ý kiến); Thay cụm từ “nghiêm cấm” bằng cụm từ “không được” vì nghiêm cấm phải đi liền với chế tài (2/241 ý kiến); Bỏ Khoản 2 vì nội dung đã bao hàm trong Khoản 1 (5/241 ý kiến).

+ Khoản 3: bổ sung cụm từ “theo quy định của pháp luật” sau cụm từ “bất kỳ hình thức thử nghiệm khác” để thể hiện các hình thức thử nghiệm trên cơ thể người phải được Nhà nước quản lý, tránh việc thử nghiệm tùy tiện, trái pháp luật (28/241 ý kiến); Bổ sung cụm từ “của mình” sau cụm từ “hiến xác” để rõ nghĩa hơn (5/241 ý kiến); Bổ sung quyền hiến máu (1/241 ý kiến);

- Đề nghị bổ sung nội dung mới: bổ sung Khoản 4 như sau “4. Mọi người có quyền chuyển đối giới tính theo quy định của pháp luật” cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn (1/241 ý kiến); Đề nghị giữ nguyên nội dung quy định Điều 71 Hiến pháp hiện hành (72/241 ý kiến).


Điều 23 (Có 82 ý kiến đóng góp, trong đó có 81 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (26/82 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/82 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: bổ sung vào cuối Khoản 1 cụm từ “trừ trường hợp pháp luật quy định.” (13/82 ý kiến); Làm rõ các quyền quy định tại Khoản 1 được Nhà nước bảo hộ (23/82 ý kiến); Bỏ từ “phép” trong cụm từ “Không được phép” tại đoạn 2 (1/82 ý kiến).

+ Khoản 2: thay Đoạn 2 bằng quy định “Việc quản lý khai thác, trao đổi thông tin theo quy định của pháp luật” để tránh việc bỏ sót các phương tiện trao đổi thông tin (1/82 ý kiến); Làm rõ trường hợp nào thì hạn chế quyền bí mật thư tín, điện tín, điện thoại và các hình thức trao đổi thông tin nhằm tránh việc lạm dụng (18/82 ý kiến)


Điều 24 (Có 82 ý kiến đóng góp, trong đó có 82 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 0 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (25/82 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/82 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: bổ sung quy định “Việc cấm đi khỏi nơi cư trú phải theo đúng quy định của pháp luật” (30/82 ý kiến); sửa theo hướng ghi nhận quyền đi lại, quyền cư trú của người nước ngoài, người không quốc tịch tại Việt Nam (27/82 ý kiến).


Điều 25 (Có 101 ý kiến đóng góp, trong đó có 97 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 4 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (27/101 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/101 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: bổ sung vào cuối khoản quy định “…, không ai có quyền bắt buộc hoặc không theo một tôn giáo nào” để đảm bảo sự tự do về tôn giáo, tín ngưỡng (11/101 ý kiến); Bổ sung cụm từ “tự do” vào trước cụm từ “tôn giáo” cho rõ nghĩa hơn (2/101 ý kiến); Bỏ cụm từ “theo hoặc hoặc không theo tôn giáo nào” vì quyền tự do, tín ngưỡng đã bao hàm nội dung này (5/101 ý kiến); Sửa từ “một” thành từ “bất kỳ” (5/101 ý kiến); Bổ sung cụm từ “được Nhà nước Việt Nam công nhận” sau cụm từ “Các tôn giáo” (1/101 ý kiến).

+ Khoản 2: thay cụm từ “được pháp luật bảo hộ” bằng cụm từ “tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo đúng pháp luật. Các tổ chức tôn giáo là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” để tăng tính chính xác vì Nhà nước mới là chủ thể bảo hộ các quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo bằng pháp luật (30/101 ý kiến); Bổ sung từ “hợp pháp” trước cụm từ “được pháp luật bảo hộ” (5/101 ý kiến).

+ Khoản 3: thay cụm từ “không ai” bằng cụm từ “Nghiêm cấm mọi hành vi” để tăng tính quy phạm hơn (14/101 ý kiến); Tách thành hai khoản: (3) Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo; (4) Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để vi phạm pháp luật (01/101 ý kiến).


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương