VIỆn kiểm sát nhân dân tối cao số: 27



tải về 0.64 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.64 Mb.
#20861
1   2   3   4   5   6   7   8

Điều 67 (Có 18 ý kiến, trong đó có 17 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành (2/18 ý kiến)

- Không tán thành (0/18 ý kiến)



- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: bổ sung cụm từ “khoa học công nghệ giữ vai trò nền tảng” và bổ sung quy định về vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp phát triển lĩnh vực này (1/18 ý kiến).

+ Khoản 2: bổ sung cụm từ “các phát minh, sáng chế được nhà nước bảo hộ” vào đoạn cuối (16/18 ý kiến); bổ sung cụm từ “thu hút đầu tư chất xám từ các quốc gia khác” sau cụm từ “thế giới” (1/18 ý kiến).
Điều 68 (31 ý kiến, trong đó có 30 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành (0/27 ý kiến)

- Không tán thành (0/27 ý kiến)



- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1 sửa đổi như sau “1. Bảo vệ môi trường… là nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân, công dân” (1/27 ý kiến);

+ Khoản 2: sửa đổi như sau: “Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch” (1/27 ý kiến); thay từ “có” bằng cụm từ “nhà nước ban hành”, bổ sung cụm từ “nhà nước bảo vệ” để khẳng định rõ trách nhiệm của nhà nước (24/27 ý kiến).

+ Khoản 3: sửa đổi như sau: “Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường… phải bị xử lý theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại” (2/27 ý kiến ); như sau: “3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật” (1/27 ý kiến); bỏ cụm từ “có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại” vì đã xử lý nghiêm thì đã bao gồm việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại (1/27 ý kiến); bổ sung cụm từ “hậu quả” sau từ “khắc phục” để cụ thể hóa trách nhiệm tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học (1/27 ý kiến )


CHƯƠNG IV

BẢO VỆ TỔ QUỐC
Phần thứ nhất: Tổng quan đánh giá chung

- Tổng số có 225 ý kiến góp ý về Chương IV (trong đó có ý kiến ở 221 cơ quan, tổ chức, 4 ý kiến của cá nhân)

- Các ý kiến góp ý tập trung vào những vấn đề sau đây: Điều 69 (52/225 ý kiến), Điều 72 (53/225 ý kiến), Điều 73 (45/225 ý kiến).

- Về tên chương:

+ Tán thành với tên chương, nội dung chương (195/225 ý kiến)

+ Không tán thành, đề nghị đổi tên chương (0/225 ý kiến)



- Đề nghị bổ sung nội dung mới: bổ sung quy định về hợp tác quốc tế trong chương IV Bảo vệ Tổ quốc theo hướng Nhà nước tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng cho đầy đủ, toàn diện, góp phần đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, giảm đối tượng, thêm đối tác, các bên cùng có lợi, tăng cường thêm sức mạnh quốc phòng, an ninh nhằm bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN (01/225 ý kiến).

- Phần thứ hai: Những góp ý về các điều khoản cụ thể:

Điều 69 (Có 52 ý kiến, trong đó có 51 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành (32/52 ý kiến)

- Không tán thành(0/52 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi như sau:

+ Bỏ cụm từ “Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, thay cụm từ “đất nước” bằng cụm từ “toàn dân”, thay từ “sự nghiệp” bằng từ “nhiệm vụ” cho phù hợp hơn, bổ sung cụm từ “và thế trận lòng dân” sau cụm từ “an ninh nhân dân” cho đầy đủ (1/52 ý kiến); thay cụm từ “sự nghiệp” bằng từ “trách nhiệm” (1/52 ý kiến);

+ Bổ sung đoạn 1 “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân” để làm rõ thêm vai trò của Đảng và Nhà nước, đảm bảo tính thống nhất và cụ thể (1/52 ý kiến);

+ Bổ sung cụm từ: "kết hợp sức mạnh quốc tế" trước cụm từ "để bảo vệ vững chắc Tổ quốc" cho đầy đủ hơn, tăng cường sự ủng hộ quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế (1/52 ý kiến); bổ sung cụm từ “và toàn vẹn lãnh thổ” sau cụm từ “bảo vệ Tổ quốc(18/52 ý kiến).



+ Bổ sung quy định về hợp tác quốc tế trong bảo vệ Tổ quốc nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế trong tình hình mới theo hướng:“Nhà nước tạo điều kiện cho các lực lượng vũ trang mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh”(1/52 ý kiến)
Điều 70 (Có 38 ý kiến, trong đó có 37 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành (25/38 ý kiến )

- Không tán thành (3/38 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: như sau “Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, biển đảo, thềm lục địa, lòng đất, biên giới, vùng trời, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước” để thể hiện đầy đủ nội hàm bảo vệ chủ quyền đất nước bao gồm biển đảo, thềm lục địa, lòng đất, biên giới, vùng trời của Tổ quốc, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống như: tội phạm phi quốc gia, tội phạm phi truyền thống, động đất, sống thần, lũ lụt, hạn hán, thảm hỏa thiên nhiên, sự cố bùn đỏ, hạt nhân, vỡ đập thủy điện (1/38 ý kiến); như sau Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Đảng cộng sản Việt Nam và nhân dân” để khẳng định rõ việc bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích giai cấp là trên hết và phù hợp với xu thế hiện nay (9/38 ý kiến); sửa đổi như sau “…trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Đảng cộng sản Việt Nam” (20/38 ý kiến); bỏ cụm từ “bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa” cho văn phong cô đọng hơn (1/38 ý kiến); bổ sung cụm từ “được sử dụng những biện pháp do pháp luật quy định” (1/38 ý kiến).
Điều 71 (37 ý kiến, trong đó có 36 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành (17/37 ý kiến)

- Không tán thành (0/37 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi như sau: “Xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy” để lôgic hơn (4/37 ý kiến); bỏ cụm từ “cách mạng” vì cụm từ này được sử dụng để chỉ một lực lượng tiến bộ, sử dụng cụm từ này là không cần thiết, không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Việc bỏ cụm từ này cũng phù hợp Điều 70 đồng thời tránh sự suy diễn hoặc hiểu lầm là Quân đội và Công an lại có lực lượng khác không cách mạng (15/37 ý kiến); đề nghị bỏ cụm từ “từng bước” vì không phù hợp với “tầm” của Hiến pháp (2/37 ý kiến); thay cụm từ “nhiệm vụ quốc phòng” bằng cụm từ “sự nghiệp quốc phòng” (2/37 ý kiến); bổ sung đoạn cuối “...làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” nhằm thể hiện rõ sức mạnh quân đội trong thời bình (1/37 ý kiến).
Điều 72 (Có 53 ý kiến, trong đó có 52 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành (33/53 ý kiến)

- Không tán thành (0/53 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi như sau: “Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định chính trị và các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm” để thể hiện chủ trương Nhà nước phải ưu tiên hiện đại hóa ngay lập tức một số lực lượng cốt yếu cho phù hợp với thời cuộc, nhằm đấu tranh có hiệu quả tội phạm mới, tội phạm xuyên quốc gia trong tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp và nhiều nguy cơ tiềm ẩn như hiện nay (1/53 ý kiến); như sau “Xây dựng Công an Nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy…” (2/53 ý kiến); bỏ cụm từ “cách mạng” vì cụm từ này không cần thiết, không còn phù hợp và không rõ nghĩa trong giai đoạn lịch sử hiện nay đồng thời phù hợp với Điều 70, tránh sự suy diễn hoặc hiểu lầm là Quân đội và Công an lại có lực lượng khác không cách mạng (11/53 ý kiến); bỏ cụm từ “từng bước” vì không phù hợp với tầm của Hiến pháp và lực lượng công an cần phải xây dựng ngay để đáp ứng nhu cầu của Cách mạng (4/53 ý kiến); thay cụm từ “sự nghiệp” bằng “nhiệm vụ” để bảo đảm sự thống nhất giữa Điều 72 với Điều 71 (9/53 ý kiến); bổ sung cụm từ “và các tệ nạn xã hội” vào sau cụm từ “chống tội phạm” vì thực tế hiện nay lực lượng công an nhân dân đang thực hiện nhiệm vụ này (7/53 ý kiến);

Cân nhắc quy định Công an nhân dân là một lực lượng vũ trang vào Hiến pháp, tương ứng với Quân đội nhân dân Việt Nam vì trong một đất nước khi xảy ra nội chiến mới có hai lực lượng vũ trang, theo đó cần chuyển Điều 72 xuống sau Điều 114 hoặc quy định riêng một Chương về Công an nhân dân (1/53 ý kiến).


Điều 73 (Có 45 ý kiến, trong đó 44 có ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành (15/45 ý kiến)

- Không tán thành (0/45 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: bỏ từ “các” trước cụm từ “lực lượng vũ trang nhân dân” cho thống nhất với Điều 71 (2/45 ý kiến); thay cụm từ “chính sách hậu phương quân đội” thành “chính sách hậu phương lực lượng vũ trang” vì có lực lượng vũ trang thì có quân đội - công an (12/45 ý kiến): sửa đổi như sau: “Nhà nước…công nghiệp hóa quốc phòng, an ninh đảm bảo trang bị cho lực lượng vũ trang, kết hợp chặt chẽ quốc phòng – an ninh với kinh tế, kinh tế - quốc phòng an ninh,…bảo vệ an ninh quốc gia”(2/45 ý kiến); bổ sung đoạn “kết hợp chặt chẽ quốc phòng - an ninh với kinh tế - xã hội, kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh,…bảo vệ an ninh quốc gia” để thể hiện mối quan hệ đan kết giữa các nội dung này, phát huy sức mạnh tổng hợp trong chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước, phù hợp với định hướng phát triển đã nêu trong Văn kiện Đại hội Đảng X cũng như phản ánh đúng thực tiễn khách quan, đúc kết kinh nghiệm lịch sử về đường hướng xây dựng, phát triển đất nước ta (11/45 ý kiến);

Sửa đổi, bổ sung thể chế hóa quan điểm của Đảng về “xây dựng nền công nghiệp an ninh” và bổ sung mối quan hệ giữa kinh tế với an ninh vào điều 73 như sau: “Nhà nước …; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chính sách hậu phương Quân đội, Công an, xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang, kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và chiến sĩ, công nhân, nhân viên quốc phòng, Công an, xây dựng các lực trang nhân dân hùng mạnh” để thể chế hóa quan điểm của Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) về “Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh đảm bảo cho các lực lượng vũ trang được trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại”; kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh với quốc phòng, an ninh với kinh tế nhằm tăng cường khả năng giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới, tránh coi trọng hiệu quả kinh tế mà ký kết các hợp đồng kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đến thế trận an ninh, quốc phòng của đất nước (13/45 ý kiến).


CHƯƠNG V

QUỐC HỘI
Phần thứ nhất: Tổng quan, đánh giá chung

- Tổng số có 389 ý kiến góp ý vào chương V (trong đó có 354 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 35 ý kiến của cá nhân)

- Các ý kiến góp ý tập trung vào Điều 74 (76/389 ý kiến); Điều 75 (310/389 ý kiến); Điều 86 (92/389 ý kiến).

- Về tên chương:

+ Tán thành với tên chương, nội dung chương V (322/389 ý kiến).

+ Không tán thành với tiên chương, đề nghị đổi tên chương V (0/389 ý kiến).

- Về nội dung, bố cục của chương:

+ Đề nghị bổ sung nội dung: quy định về cơ chế giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương (1/389 ý kiến); quy định về tổ chức bộ máy của Quốc hội (1/389 ý kiến); bổ sung một điều luật quy định: Quốc hội quyết định những vấn đề cần đưa ra trưng cầu ý dân khi có đề nghị của Chủ tịch nước hoặc Chủ tịch Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ hoặc có 1/3 đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua. Kết quả của cuộc trưng cầu ý dân là căn cứ để Quốc hội quyết định thông qua hoặc phủ quyết vấn đề đó. Quy định như vậy sẽ đảm bảo kết hợp giữa hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện (1/389 ý kiến).



Phần thứ hai: Những góp ý về các điều, khoản cụ thể

Điều 74 (Có 76 ý kiến, trong đó có 75 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 01 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 74 (59/76 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 74 (0/76 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi:

+ Cần có sự thống nhất trong diễn đạt với Điều 2 Chương 1 để thể hiện Quốc hội chỉ là cơ quan đại biểu, đại diện cho quyền lực của nhân dân chứ không hiểu theo nghĩa Quốc hội là cơ quan riêng mình có quyền lực cao nhất, đứng trên nhân dân (1/76 ý kiến); Quy định rõ Quốc hội gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội. Khi cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định (9/76 ý kiến);

+ Khoản 2: sửa đổi theo hướng Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp (3/76 ý kiến);

+ Khoản 8: bổ sung cơ chế để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội (9/75 ý kiến);

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 74 (0/76 ý kiến).


Điều 75 (Có 310 ý kiến, trong đó có 298 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 12 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 75 (33/310 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 75 (0/310 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: thay cụm từ “làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật” thành “xây dựng Hiến phápxây dựng luật” (10/310 ý kiến); thành “làm Hiến pháp và sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; làm luật và sửa đổi, bổ sung luật” (17/310 ý kiến); thành “Ban hành Hiến pháp và sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; ban hành luật và sửa đổi, bổ sung luật” (13/310 ý kiến); thành “Dự thảo Hiến pháp và dự thảo sửa đổi Hiến pháp” (2/310 ý kiến);

+ Khoản 4: sửa đổi theo hướng Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ loại thuế…” (3/310 ý kiến);

+ Khoản 7: quy định Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là không cần thiết vì Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là các chức danh pháp lý tương đương với Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do đó nên quy định như hiện hành vì thực hiện như hiện nay không có vướng mắc gì (291/310 ý kiến); quy định Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao vì loại Kiểm sát viên này phải có vị trí ngang bằng với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mới thực hiện được quyền kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án (22/310 ý kiến); thay đổi việc bầu Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước theo hướng trao quyền này cho nhân dân, thông qua tuyển cử phổ thông đầu phiếu để phân định rõ thẩm quyền của Quốc hội và nhân dân, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân (11/310 ý kiến);

+ Khoản 8: bổ sung quy định “Người giữ chức vụ nếu không quá 50% tín nhiệm của Đại biểu Quốc hội sẽ phải từ chức hoặc bị bãi nhiệm”. Đồng thời bổ sung nội dung “Khi Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc ít nhất ¼ số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì tại kỳ họp gần nhất, Quốc hội tiến hành lấy tín nhiệm đối với cá nhân Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ” (40/310 ý kiến);

+ Khoản 9: bổ sung cụm từ “thành lập cơ quan độc lập về phòng chống tham nhũng” vì đấu tranh phòng chống tham nhũng là một yêu cầu cấp bách, quyết liệt của Đảng, Nhà nước ta cần phải tạo ra cơ chế pháp lý quan trọng nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả trong thời gian tới (23/310 ý kiến); bổ sung quy định thẩm quyền của Quốc hội trong việc thành lập Tòa án đặc biệt để bảo đảm đồng bộ với Điều 107 (2/310 ý kiến).

+ Khoản 10: bổ sung cụm từ “theo đề nghị của Hội đồng Hiến pháp” trước cụm từ “Nghị quyết của Quốc hội” (2/310 ý kiến); bổ sung cụm từ “Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng kiểm toán” trước cụm từ “trái với Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội” (2/310 ý kiến);

+ Khoản 15: quy định rõ việc trưng quyết định trưng cầu dân ý phải theo luật và đưa những nội dung trọng yếu để xin ý kiến nhân dân (11/310 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 75: quy định cụ thể về số lượng đại biểu Quốc hội và tăng số lượng đại biểu chuyên trách để đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội (1/310 ý kiến).


Điều 76 (Có 52 ý kiến, trong đó có 51 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 01 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 76 (34/52 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 76 (0/52 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 3: sửa đổi như sau: “rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội trong trường hợp đặc biệt” (11/52 ý kiến); “Trong trường hợp đặc biệt nếu được ít nhất hai phần ba... Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội chỉ được cho phép trong trường hợp xảy ra chiến tranh, thời hạn kéo dài do Quốc hội quyết định” (17/52 ý kiến);

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 76 (0/52 ý kiến).


Điều 77 (Có 49 ý kiến, trong đó có 49 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 77 (33/49 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 77 (0/49 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: như sau “Các Phó chủ tịch Quốc hội làm nhiệm vụ theo sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội” để đảm bảo sự lãnh đạo tập thể của Ủy ban thường vụ Quốc hội” (16/49 ý kiến); thay từ “lãnh đạo” bằng cụm từ “điều hành” để thể hiện chính xác và hợp lý về vai trò của Chủ tịch quốc hội đối với việc điều hành hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số (16/49 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 77 (0/49 ý kiến).
Điều 78 (Có 59 ý kiến, trong đó có ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 78 (59/59 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 78 (0/59 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: (0/59 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 78 (0/59 ý kiến).
Điều 79 (Có 89 ý kiến, trong đó có 88 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 01 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 79 (68/89 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 79 (0/88 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 4: bổ sung cụm từ “theo đề nghị của Hội đồng Hiến pháp” trước cụm từ “Nghị quyết của Quốc hội” (2/89 ý kiến);

+ Khoản 6: sửa đổi như sau “…bãi bỏ các Nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân…” (1/89 ý kiến); như sau “…bãi bỏ các Nghị quyết trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên của Hội đồng nhân dân… (10/89 ý kiến).

+ Khoản 11: quy định rõ việc trưng cầu dân ý phải theo luật và đưa những nội dung trọng yếu để xin ý kiến nhân dân vào trong luật để tránh khẩu hiệu sáo rỗng, khắc phục trường hợp nhiều chủ trương, chính sách lớn can hệ đến đời sống xã hội những nhân dân không được biết như mở rộng thủ đô, xây dựng nhà máy điện hạt nhân… (20/89 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 79: bổ sung 02 khoản về quyền đề nghị rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội trong trường hợp đặc biệt cho phù hợp với Điều 76; và quyền phê chuẩn một số chức danh của các cơ quan do Quốc hội bầu hoặc thành lập (9/89 ý kiến).


Điều 80 (Có 69 ý kiến, trong đó có 68 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 01 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 80 (66/69 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 80 (0/69 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: quy định rõ Hội đồng dân tộc có những nhiệm vụ, quyền hạn khác như các Ủy ban của Quốc hội (2/69 ý kiến); bổ sung quy định thẩm quyền đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn các chức vụ Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng dân tộc (1/69 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 80 (0/69 ý kiến).
Điều 81 (Có 49 ý kiến, trong đó có 49 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 81(49/49 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 81(0/49 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi điều, khoản (0/49 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 81 (0/49 ý kiến).
Điều 82 (Có 49 ý kiến, trong đó có 49 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 82 (49/49 ý kiến).

- Không tán thành với Điều (0/49 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi điều, khoản (0/49 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 82 (0/49 ý kiến).
Điều 83 (Có 49 ý kiến, trong đó có 49 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 83 (48/49 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 83 (0/49 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: bổ sung cụm từ “Khi cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội tham mưu” để đảm bảo tính kịp thời, thực hiện nhiệm vụ cấp bách được giao vì Quốc hội họp mỗi năm 02 kỳ (1/49 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 83 (0/49 ý kiến).
Điều 84 (Có 74 ý kiến, trong đó có 74 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 84 (71/74 ý kiến).

- Không tán thành với Điều (0/74 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: bỏ cụm từ “và của nhân dân ở đơn vị bầu đại biểu” vì cụm từ “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước” đã đủ nghĩa (3/74 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 84 (0/74 ý kiến).
Điều 85 (Có 49 ý kiến, trong đó có 49 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 85(49/49 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 85 (0/49 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: (0/49 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 85 (0/49 ý kiến).
Điều 86 (Có 92 ý kiến, trong đó có 92 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 01 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 86 (0/92 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 86 vì mâu thuẫn với Điều 17 “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” vì trước Quốc hội, Đại biểu hoạt động mang tính chính trị, còn trong cuộc sống hàng ngày Đại biểu Quốc hội cũng làm một công dân bình đẳng như những công dân khác, phải tuân thủ và chấp hành pháp luật (46/92 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi như sau “Không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp thì không được bắt giam(19/92 ý kiến); bổ sum cụm từ “trong khi chờ quyết định, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn tiến hành hoạt động tố tụng theo luật” (01/92 ý kiến); bổ sung các từ “tạm giữ, tạm” vào sau từ “bắt” và bỏ từ “vì” (1/92 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền đề nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét bắt giam, truy tố Đại biểu Quốc hội (26/92 ý kiến).


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương