VIỆn kiểm sát nhân dân tối cao số: 27



tải về 0.64 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.64 Mb.
#20861
1   2   3   4   5   6   7   8

Điều 87 (Có 51 ý kiến, trong đó có 49 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 02 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 87 (34/51 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 87 (0/51 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1 và 2 sửa đổi như sau:

1. Đại biểu quốc hội có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu; 2. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và các cơ quan khác của nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ và thực hiện quyền hạn đại biểu” vì Đại biểu Quốc hội là đại diện của nhân dân nên không chỉ thực hiện quyền mà còn là trách nhiệm của Đại biểu (9/51 ý kiến);

+ Bỏ khoản 3 vì cụm từ “Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động của đại biểu Quốc hội” đã được quy định trong Luật tổ chức Quốc hội, không cần thiết phải quy định trong Hiến pháp (1/51 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 87: tập hợp các nhiệm vụ, quyền hạn của Đại biểu để quy định tập trung trong 01 điều giống như Điều luật về Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội (7/51 ý kiến).


Điều 88 (Có 47 ý kiến, trong đó có 47 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 88 (39/47 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 88 (0/47 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: Bỏ khoản 2 “Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp Quốc hội” vì quy định này đã được nêu tại khoản 1 Điều 79, còn về thủ tục tổ chức kỳ họp nên được quy định trong Luật tổ chức Quốc hội (8/47 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 88 (0/47 ý kiến).
Điều 89 (Có 33 ý kiến, trong đó có 33 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 88 (33/33 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 88 (0/33 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: (0/33 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 88 (0/33 ý kiến).
Điều 90 (Có 33 ý kiến, trong đó có 33 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 90 (6/33 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 90 (0/33 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi thành “… Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải được ít nhất 2/3 tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành” (27/33 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 90 (0/33 ý kiến).
CHƯƠNG VI

CHỦ TỊCH NƯỚC
Phần thứ nhất: Tổng quan, đánh giá chung

- Tổng số có 499 ý kiến góp ý vào chương V (trong đó có 463 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 36 ý kiến của cá nhân)

- Các ý kiến góp ý tập trung vào Điều 91 (104/499 ý kiến); Điều 93 (273/499 ý kiến); Điều 95 (89/499 ý kiến); Điều 98 (78/499 ý kiến);

- Về tên chương:

+ Tán thành với tên chương, nội dung chương V (292/499 ý kiến)

+ Không tán thành với tiên chương, đề nghị đổi tên chương, đề nghị đổi tên chương (0/499 ý kiến).

- Về nội dung, bố cục của chương (những góp ý chung về chương):

+ Đề nghị bổ sung nội dung (0/499 ý kiến)



Phần thứ hai: Những góp ý về các điều, khoản cụ thể

Điều 91 (104 ý kiến, trong đó có 98 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 6 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 91 (46/104 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 91 (0/104 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi như sau: “Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia… hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật…” (1/104 ý kiến);

+ Đề nghị quy định Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đồng thời là Chủ tịch nước để tránh chồng chéo về thẩm quyền (57/104 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 91 (0/104 ý kiến).


Điều 92 (57 ý kiến, trong đó có 57 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 92 (47/57 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 92 (0/57 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi theo hướng Chủ tịch nước do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu (10/57 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 92 (0/57 ý kiến).
Điều 93 (Có 273 ý kiến, trong đó có 260 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 13 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 93 (0/273 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 93 (0/273 ý kiến);

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: bổ sung quyền của Chủ tịch nước “đề nghị Quốc hội xem xét lại luật trước khi công bố, nếu xét thấy nội dung của Luật còn có những điểm không phù hợp với Hiến pháp” để đảm bảo thận trọng hơn khi công bố luật, mặt khác tạo thêm quyền chủ động cho Chủ tịch nước và cơ chế giám sát của Chủ tịch nước đối với cơ quan lập pháp (97/273 ý kiến);

+ Khoản 3: sửa đổi theo hướng: bỏ quy định Quốc hội phê chuẩn, chỉ giao cho Chủ tịch nước xem xét bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vì Quốc hội họp mỗi năm 02 kỳ, trong khi đó việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc bãi nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là thường xuyên (249/273 ý kiến); tách quyết định đặc xá, căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội công bố quyết định đại xá thành một khoản riêng (1/273 ý kiến); đưa cụm từ “Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao” lên sau cụm từ “cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao” và thêm cụm từ “Kiểm sát viên các Viện kiểm sát khác” sau cụm từ “Phó Viện trưởng” vì Kiểm sát viên phải có vị trí ngang bằng với Thẩm phán nên cần quy định cả Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp đều được Chủ tịch nước bổ nhiệm (28/273 ý kiến); bỏ cụm từ “Thẩm phán các Tòa án khác” vì việc ký, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thẩm phán này nên giao cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là phù hợp hơn (41/273 ý kiến); thay cụm từ “căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội” bằng cụm từ “căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội” (36/273 ý kiến); bổ sung quyền “ân giảm” của Chủ tịch nước để phản ánh chế độ ưu việt của Nhà nước ta (55/273 ý kiến); sửa đổi theo hướng “…Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án TANDTC, Thẩm phán TANDTC, Thẩm phán Toà án khác(27/273 ý kiến);

+ Khoản 5: sửa đổi theo hướng tách quy định Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang và công bố tình trạng khẩn cấp thành một khoản riêng (1/273 ý kiến); bổ sung cụm từ “quản lý lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân nhằm bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc gia” (11/273 ý kiến); bổ sung quy định Chủ tịch nước có quyền công bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được (1/273 ý kiến); trao quyền điều hành, quản lý trực tiếp của Chủ tịch nước đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ ngoại giao nhằm đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước đúng thực chất, tránh hình thức về danh nghĩa và không thực quyền (40/273 ý kiến); có quyền phong hàm, cấp sỹ quan cấp tướng, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc, hải quân trong các lực lượng vũ trang nhân dân; bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam để phù hợp với vị trí, vai trò thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân (18/273 ý kiến); quy định “Trường hợp UBTVQH không thể họp được” là không phù hợp vì UBTVQH là cơ quan chuyên trách, không có lý do gì lại không thể họp được (1/273 ý kiến).

+ Khoản 6: bổ sung cụm từ “Quản lý công tác đối ngoại” vào trước cụm từ “cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền” do Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia nên cần phải quy định rõ những quyền hạn cụ thể cho tương xứng với vị thế, vai trò là nguyên thủ quốc gia (1/273 ý kiến); cần quy định rõ “quy định tại khoản 14 Điều 75” của Hiến pháp (19/273 ý kiến); quy định thẩm quyền của Chủ tịch Nước trong việc ủy quyền cho Thủ tướng Chính phủ “Chỉ đạo việc đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước” để bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy định tại khoản 4 Điều 103 (1/273 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 93: có quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Chính phủ; có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ, yêu cầu Chính phủ bàn về vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước khi cần thiết (6/273 ý kiến); có quyền bãi bỏ văn bản pháp luật do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành trái với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước (26/273 ý kiến); có quyền giám sát Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, có quyền triệu tập Chính phủ để chủ trì họp bàn những vấn đề thuộc về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước (5/273 ý kiến);
Điều 94 (Có 31 ý kiến, trong đó có 31 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 94 (31/31 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 94 (0/31 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: (0/31 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 94 (0/94 ý kiến).
Điều 95 (Có 90 ý kiến, trong đó có 89 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 01 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 95 (4/90 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 95 (0/89 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi như sau Khi cần thiết Chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp và chủ trì cuộc họp vì khi Chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước thì phải giao cho Chủ tịch nước quyền chủ trì và điều hành cuộc họp là phù hợp (82/90 ý kiến); thay cụm từ “... thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước” bằng cụm từ “quan trọng của đất nước” (4/90 ý kiến);

+ Khoản 2: sửa đổi như sau “Khi cần thiết, Chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp bàn và báo cáo về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ” (17/90 ý kiến);

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 95 (0/90 ý kiến).


Điều 96 (Có 47 ý kiến, trong đó có 47 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 96 (47/47 ý kiến).

- Không tán thành với Điều (0/47 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: (0/47 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 96 (0/47 ý kiến).
Điều 97 (Có 47 ý kiến, trong đó có 47 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 97 (47/47 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 97 (0/47 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: (0/47 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 97 (0/47 ý kiến).
Điều 98 (78 ý kiến, trong đó có 76 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 02 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 98 (43/78 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 98 (43/78 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi điều 98: quy định cụ thể định lượng về thời gian Chủ tịch nước không làm việc được để Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch (26/78 ý kiến); sửa cụm từ “Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch” thành “Phó Chủ tịch nước giữ chức quyền Chủ tịch nước” (3/78 ý kiến); thay cụm từ “trong một thời gian dài” bằng cụm từ “trong thời gian theo quy định của pháp luật” cho cụ thể và dễ thực hiện (1/78 ý kiến); bằng cụm từ “trong thời gian dài từ 06 tháng trở lên” (3/78 ý kiến); bằng cụm từ “trong thời gian dài từ 01 năm trở lên” (10/78 ý kiến); bổ sung cụm từ “cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới” sau cụm từ “Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch” (1/78 ý kiến); sửa từ “không” thành từ “không thể” (1/78 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 98 (0/78 ý kiến); .
CHƯƠNG VII

CHÍNH PHỦ
Phần thứ nhất: Tổng quan, đánh giá chung

- Tổng số có 391 ý kiến góp ý vào chương VII (trong đó có 374 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 17 ý kiến của cá nhân)

- Các ý kiến góp ý tập trung vào Điều 99 (78/391 ý kiến); Điều 100 (69/391 ý kiến); Điều 101 (61/391 ý kiến);

- Về tên chương:

+ Tán thành với tên chương, nội dung chương VII (308/391 ý kiến).

+ Không tán thành với tiên chương, đề nghị đổi tên chương VII (0/391 ý kiến).

- Về nội dung, bố cục của chương (những góp ý chung về chương):

+ Đề nghị bổ sung nội dung thành lập Ủy ban xây dựng pháp luật của Chính phủ nhằm thống nhất quản lý, tránh tình trạng ban hành chính sách quản lý không sát thực tiễn hay hay hành chính hóa dân chủ (1/391 ý kiến).


Điều 99 (Có 78 ý kiến, trong đó có ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 99 (2/78 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 99 (0/78 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: theo hướng đưa cụm từ “là cơ quan chấp hành của Quốc hội” lên trước cụm từ “ thực hiện quyền hành pháp” để thể hiện rõ quyền lực của nhà nước ta là thống nhất, thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội (77/78 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 99 (0/78 ý kiến).
Điều 100 (Có 69 ý kiến, trong đó có ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 01 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 100 (0/68 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 100 (0/68 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi:

+ Bổ sung cụm từ “Thủ tướng Chính phủ” trước cụm từ “về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách” nhằm tạo cơ chế thuận lợi hơn cho Thủ tướng điều hành hoạt động của Chính phủ (1/68 ý kiến); xác định rõ hơn trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ và trách nhiệm trong trường hợp quy định “Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số” (37/68 ý kiến); bổ sung quy định trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội (28/68 ý kiến); quy định cụ thể số lượng Bộ, cơ quan ngang Bộ và tách cơ quan điều tra độc lập với Bộ công an (10/68 ý kiến); theo hướng thành viên Chính phủ phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ để thể hiện vai trò của Thủ tướng với tư cách là người đứng đầu Chính phủ (16/68 ý kiến);

+ Khoản 5: bổ sung cụm từ “và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công” sau cụm từ “lãnh đạo công tác của Chính phủ” (1/68 ý kiến);

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 100 (0/68 ý kiến).
Điều 101 (Có 61 ý kiến, trong đó có 60 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 01 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 101 (18/61 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 101 (0/61 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi:

+ Thay cụm từ “bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và xã hội” thành “bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội” (1/61 ý kiến).

+ Khoản 2: sửa đổi theo hướng “Tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra, kiểm tra, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong nội bộ hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền của Chính phủ…” để khắc phục tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, kém hiệu quả như hiện nay (27/61 ý kiến);

+ Khoản 6: theo hướng “Là cơ quan thường trực giúp Chủ tịch nước quản lý về quốc phòng, an ninh” vì giao cho Chủ tịch nước là đầu mối quản lý về quốc phòng, an ninh (12/61 ý kiến);

+ Khoản 7: sửa đổi theo hướng “Là cơ quan thường trực giúp Chủ tịch nước quản lý về công tác đối ngoại” vì giao cho Chủ tịch nước là đầu mối quản lý về công tác đối ngoại (11/61 ý kiến);

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 101: quy định “Theo định kỳ xây dựng chương trình, kế hoạch phòng ngừa tội phạm trong phạm vi toàn quốc và báo cáo trước Quốc hội về việc này” (10/61 ý kiến).
Điều 102 (Có 18 ý kiến, trong đó có 18 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (18/18 ý kiến).

- Không tán thành với Điều (0/18 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: (0/18 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều (0/18 ý kiến).
Điều 103 (Có 18 ý kiến, trong đó có 18 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 103 (18/18 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 103 (0/18 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: (0/18 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 103 (0/18 ý kiến).
Điều 104 (Có 54 ý kiến, trong đó có 54 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 104 (45/54 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 104 (0/54 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: bỏ cụm từ “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ” và cụm từ “bộ, cơ quan ngang bộ” vì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên của Chính phủ đã được quy định tại đoạn 1 Điều 100 (9/54 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 104 (0/54 ý kiến).
Điều 105 (Có 83 ý kiến, trong đó có 83 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 105 (58/83 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 105 (0/83 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: thay cụm từ “văn bản pháp luật” bằng cụm từ “văn bản quy phạm pháp luật” vì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật (14/83 ý kiến); bổ sung cụm từ “Đồng thời phải chịu trách nhiệm về sai phạm trong ban hành văn bản pháp luật” sau cụm từ “kiểm sát việc thi hành các văn bản đó” vì hiện nay tình trạng sai sót khi ban hành văn bản pháp luật của các bộ, ngành xảy ra nhiều nên cần quy định trách nhiệm này (11/83 ý kiến);

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 105 (0/83 ý kiến).
Điều 106 (Có 59 ý kiến, trong đó có 59 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 01 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 106 (19/59 ý kiến).

- Không tán thành với Điều 106 (0/59 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: theo hướng “Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được mời tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan” (40/59 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 106 (0/59 ý kiến).
CHƯƠNG VIII

TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Phần thứ nhất: Tổng quan, đánh giá chung

- Tổng số có 13.113 ý kiến góp ý về Chương VIII (trong đó có 834 ý kiến ở cơ quan, 12.279 ý kiến của cá nhân)

- Các ý kiến góp ý tập trung vào Điều 107 (12.754/13.113 ý kiến); Điều 108 (12.881/13.113 ý kiến); Điều 110 (13.113/13.113 ý kiến); Điều 112 (13.113/13.113 ý kiến); Điều 113 (13.113/13.113 ý kiến); Điều 114 (13.113/13.113 ý kiến);

- Tán thành với tên Chương (11.780/13.113 ý kiến)

- Không tán thành tên Chương, đề nghị đổi tên Chương VIII là Các cơ quan tư pháp vì theo các nghị quyết của Đảng thì cả Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân đều được xác định là cơ quan tư pháp, thực hiện hoạt động tư pháp (1.121/13.113 ý kiến); Bỏ cụm từ “nhân dân” ở tên Tòa án và Viện kiểm sát (212/13.113 ý kiến).

- Về nội dung, bố cục của Chương (những góp ý chung về chương):

+ Đề nghị tách Tòa án nhân dân (TAND) và Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) thành 2 chương độc lập vì có chức năng, nhiệm vụ độc lập (246/13.113 ý kiến).

+ Không nên quy định TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý (Điều 107), VKSND bảo vệ pháp luật (Điều 112) vì suy cho cùng bảo vệ công lý và bảo vệ pháp luật đều hướng tới việc bảo vệ pháp luật, nên quy định hai cơ quan này là cơ quan bảo vệ pháp luật (115/13.113 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung:

Bổ sung một điều quy định trách nhiệm của chính quyền các cấp bảo đảm điều kiện hoạt động của TAND và VKSND cho phù hợp với các nghị quyết của Đảng thời gian qua yêu cầu bảo đảm điều kiện để các cơ quan tư pháp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao (389/13.113 ý kiến).



Phần thứ hai: Những góp ý về các điều, khoản cụ thể

Điều 107 (Có 12.754 ý kiến, trong đó có 662 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 12.092 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 107 (1.048/12.754 ý kiến)

- Không tán thành với Điều 107 (0/12.754 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi Điều 107:

+ Khoản 1: Đưa cụm từ “thực hiện quyền tư pháp” lên trước cụm từ “là cơ quan xét xử” (171/12.754 ý kiến); Chỉ quy định “TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam”, không quy định “là cơ quan thực hiện quyền tư pháp” (5.301/12.754 ý kiến); Thêm cụm từ “cùng với cơ quan khác” trước cụm từ “thực hiện quyền tư pháp” và sửa lại khoản này như sau: “TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, cùng với các cơ quan khác thực hiện quyền tư pháp” vì các nghị quyết của Đảng và pháp luật nước ta xác định có nhiều cơ quan tư pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp chứ không chỉ là Tòa án (2.110/12.754 ý kiến); Quy định cụ thể hệ thống tổ chức TAND gồm 4 cấp như Nghị quyết 49-NQ/TW đã xác định và bổ sung các Tòa án chuyên ngành khác do luật định (2.113/12.754 ý kiến). Có ý kiến đề nghị bổ sung từ “Tòa án khác” bằng cụm từ “Tòa án địa phương và hệ thống Tòa án án quân sự” (1.175/12.754 ý kiến); Bỏ cụm từ “bảo vệ” trước cụm từ “quyền con người, quyền công dân” (1.123/12.754 ý kiến).

+ Khoản 2: Bổ sung Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm xét xử công bằng (399/12.754 ý kiến).

+ Khoản 3: Bỏ quy định về Tòa án đặc biệt vì đất nước ta đã kết thúc chiến tranh gần 40 năm, đang ổn định, phát triển (221/12.754 ý kiến); Thay cụm từ “tình hình” bằng cụm từ “trường hợp” (814/12.754 ý kiến).
Điều 108 (Có 12.881 ý kiến, trong đó có 795 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 12.086 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 108 (2311/12.881 ý kiến);

- Không tán thành với Điều 108 (0/12.881 ý kiến);

- Đề nghị sửa đổi Điều 108:

+ Đề nghị quy định cụ thể hơn việc bảo đảm thực hiện các nguyên tắc quy định tại điều này (52/12.881 ý kiến).

+ Khoản 1: Chỉ quy định việc xét xử của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm có sự tham gia của Hội thẩm, bỏ cụm từ “trừ trường hợp do luật định” vừa bảo đảm nguyên tắc hoạt động xét xử có sự tham gia của nhân dân, vừa bảo đảm tính khái quát của Hiến pháp (6.118/12.881 ý kiến); Không quy định nguyên tắc này trong Hiến pháp (3.252/12.881 ý kiến); Quy định rõ Hội thẩm nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra, quản lý và phân công nhiệm vụ (4.110/12.881 ý kiến).

+ Khoản 2: Bỏ cụm từ “nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm” vì cụm từ “chỉ tuân theo pháp luật” đã bao hàm đầy đủ yêu cầu trên (1.224/12.881 ý kiến).

+ Khoản 3: Bỏ vì không cần thiết (2.102/12.881 ý kiến).

+ Khoản 4: Chỉ quy định “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số”, bỏ cụm từ “trừ trường hợp do luật định” để bảo đảm nguyên tắc tố tụng tiến bộ này được tuân thủ trên thực tế (877/12.881 ý kiến); Thay chủ thể “Tòa án nhân dân xét xử” bằng “Hội đồng xét xử xét xử” để bảo đảm tính chính xác (12.215/12.881 ý kiến).

+ Khoản 5: Sửa lại “nguyên tắc thẩm vấn kết hợp với tranh tụng tại phiên tòa được bảo đảm” để phù hợp với thực tế đội ngũ cán bộ tư pháp và luật sư nước ta (1.052/12.881 ý kiến); Bỏ khoản này vì không phù hợp với mô hình tố tụng xét hỏi nước ta, đồng thời là nguyên tắc tố tụng chung chứ không phải là nguyên tắc của Tòa án (10.249/12.881 ý kiến); Bổ sung từ phải để nhấn mạnh yêu cầu bắt buộc áp dụng “Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa phải được bảo đảm” (644/12.881 ý kiến); Thể hiện lại kỹ thuật cho phù hợp hơn “Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa” (1.214/12.881 ý kiến).

+ Khoản 6: Chỉ quy định “Chế độ xét xử theo hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm”, bỏ cụm từ “được bảo đảm” để đáp ứng yêu cầu về tính khái quát của Hiến pháp (6.221/12.881 ý kiến); Thể hiện lại về kỹ thuật cho phù hợp hơn “Bảo đảm chế độ xét xử hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm” (3.132/12.881 ý kiến).

+ Khoản 7: Bỏ ra khỏi Dự thảo vì đây là quyền của bị can, bị cáo, đương sự thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật tố tụng, không nên đưa vào chương Tòa án nhân dân (7.317/12.881 ý kiến); đưa vào chương II (5.211/12.881 ý kiến); Chỉ quy định “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm”, bỏ câu sau “Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” để bảo đảm tính khái quát (1.124/12.881 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới vào Điều 108 (0/12.881 ý kiến).


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương