VIỆn kiểm sát nhân dân tối cao số: 27



tải về 0.64 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.64 Mb.
#20861
1   2   3   4   5   6   7   8

Điều 26 (Có 66 ý kiến đóng góp, trong đó có 66 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 0 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (33/66 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/66 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: bỏ cụm từ “theo quy định của pháp luật” để làm rõ hơn quyền công dân là quyền hiến định (1/66 ý kiến); Bổ sung quy định nghiêm cấm việc lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để làm trái pháp luật, chính sách của nhà nước (2/66 ý kiến); Sửa theo hướng bổ sung quyền tự do tư tưởng và quyền tiếp cận thông tin (30/66 ý kiến).


Điều 27 (Có 141 ý kiến đóng góp, trong đó có 139 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 2 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (17/141 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/141 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Đề nghị dùng cụm từ thống nhất chỉ giới tính ở cả 3 Khoản (30/141 ý kiến).

+ Khoản 1: bỏ cụm từ “nam, nữ” sau cụm từ “công dân” vì trên thế giới có nhiều quốc gia đã thừa nhận công dân có giới tính thứ ba. Ở Việt Nam cũng có nhiều người thuộc nhóm này, cần thiết phải quy định các quyền cho họ (50/141 ý kiến); Thay từ “ngang” bằng từ “như” để tăng tính bình đẳng hơn (4/141 ý kiến); Bỏ cụm từ “và có quyền ngang nhau” vì thuật ngữ “bình đẳng” đã bao hàm nội dung này (11/141 ý kiến).

+ Khoản 2: thay cụm từ “tạo điều kiện” bằng cụm từ “có trách nhiệm” để tăng cường tính trách nhiệm (1/141 ý kiến); Bỏ quy định “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội” vì không phù hợp với Khoản 1 (3/141 ý kiến).

+ Khoản 3: sửa đổi như sau: “Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về giới, về sắc tộc” để tránh phân biệt đối xử về sắc tộc, bảo vệ tốt hơn quyền con người (25/141 ý kiến)


Điều 28 (Có 77 ý kiến đóng góp, trong đó có 73 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 4 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (32/77 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/77 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: theo hướng quy định từ 21 tuổi trở lên, để tránh phải tính đủ tháng, đủ ngày (5/77 ý kiến); Bổ sung cụm từ “biểu quyết” vào sau cụm từ “bầu cử” để bổ sung quyền biểu quyết của công dân (7/77 ý kiến); Bỏ cụm từ “các cấp” cho tổng quát hơn (7/77 ý kiến); Thay từ “vào Quốc hội” bằng cụm từ “làm đại biểu Quốc hội” (1/77 ý kiến); Bổ sung từ “Việt Nam” đặt sau từ “Công dân” (5/77 ý kiến); bổ sung quy định về độ tuổi tối đa của quyền ứng cử vì liên quan đến sức khỏe và điều kiện thực hiện nhiệm vụ (1/77 ý kiến); bổ sung quy định “đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật” (19/77 ý kiến).


Điều 29 (Có 124 ý kiến đóng góp, trong đó có 123 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (33/124 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/124 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: bổ sung quy định “yêu cầu Quốc hội trưng cầu ý dân về những vấn đề quan trọng của đất nước” (3/124 ý kiến)

+ Khoản 2: sửa đổi như sau: “; công khai, minh bạch trong việc Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” (71/124 ý kiến); Thay cụm từ “tạo điều kiện” bằng cụm từ “có chính sách thích hợp” để tăng cường tính cụ thể, phù hợp với việc ban hành chính sách của nhà nước (2/124 ý kiến); Sửa như sau “… Nhà nước phải công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý, giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức” (1/124 ý kiến);

- Đề nghị bổ sung nội dung mới: quy định về quyền của công dân cử đại diện của mình giám sát các hoạt động của Nhà nước, giám sát các hoạt động liên quan đến thu-chi nhân sách Nhà nước trong các lĩnh vực: Y tế, Văn hóa, Thể thao… , trừ lĩnh vực liên quan đến bí mật nhà nước, an ninh quốc gia (14/124 ý kiến).
Điều 30 (Có 110 ý kiến đóng góp, trong đó có 107 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 3 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (33/110 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/110 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: Giữ nguyên quy định Điều 21 Hiến pháp 1946 “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia theo luật định” (14/110 ý kiến); Ghép vào nội dung Điều 29 vì cùng quy định về quyền công dân (25/110 ý kiến); Sửa đổi cụ thể như sau: “Công dân có quyền được trưng cầu ý kiến và biểu quyết về những dẫn đề do Quốc hội quyết định khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.” (02/110 ý kiến); Thay cụm từ “biểu quyết” bằng cụm từ “đóng góp ý kiến” (1/110 ý kiến); Bổ sung cụm từ “theo quy định của pháp luật” sau cụm từ “biểu quyết” để thể hiện sự tập trung dân chủ, đảm bảo trật tự, kỷ cương (13/110 ý kiến); Bổ sung cụm từ “và nghĩa vụ” sau cụm từ “Công dân có quyền” để đảm bảo quyền đi liền nghĩa vụ (1/110 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới: quy định về các trường hợp cụ thể Nhà nước phải trưng cầu ý dân để tạo thuận lợi cho việc thực hiện (8/110 ý kiến); quy định công dân có quyền yêu cầu nhà nước trưng cầu ý dân (13/110 ý kiến).
Điều 31 (Có 116 ý kiến đóng góp, trong đó có 115 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (33/116 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/116 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Giữ nguyên quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Điều 74 Hiến pháp hiện hành vì tình trạng khiếu nại vượt cấp, kéo dài vẫn còn phổ biến. Nếu bỏ quy định này sẽ gây bất lợi cho dân (30/116 ý kiến).

+ Khoản 1: bổ sung quy định trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của người khiếu nại, tố cáo (7/116 ý kiến).

+ Khoản 2: sửa đổi theo hướng làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết khiếu nại tố cáo kịp thời, đúng quy định của pháp luật (10/116 ý kiến).

+ Khoản 3: đề nghị bỏ cụm từ “vu cáo” (7/116 ý kiến).

+ Khoản 4: bổ sung quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ người khiếu nại, tố cáo và gia đình để khẳng định việc Nhà nước khuyến khích người đấu tranh bảo vệ công lý (29/116 ý kiến).
Điều 32 (Có 433 ý kiến đóng góp, trong đó có 419 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 14 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (16/433 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/433 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: giữ nguyên quy định Khoản 1 Điều 72 Hiến pháp hiện hành (8/433 ý kiến); bổ sung quy định về trách nhiệm chứng minh tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội (21/433 ý kiến).

+ Bỏ Khoản 2, Khoản 3 vì không cần thiết, đã được quy định trong BLTTHS (66/433 ý kiến).

+ Khoản 2: sửa đổi như sau: “2… Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm về một hành vi phạm tội.” để tránh hiểu lầm nếu một người đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản thì không bị kết án về tội phạm này nữa nếu người đó tái phạm (293 ý kiến); Thay cụm từ “kết án” bằng cụm từ “kết tội” (30/433 ý kiến); Bỏ cụm từ “Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm” vì không cần thiết, dễ dẫn đến hiểu lầm là tái phạm về tội đó thì không bị xét xử (1/433 ý kiến); Bỏ đoạn “Người bị buộc tội có quyền được Tòa án xét xử” vì nội dung đã được bao hàm trong Khoản 1 (18/433 ý kiến); Sửa cụm từ “có quyền được Tòa án xét xử”, sửa thành “phải do Tòa án xét xử” (5/433 ý kiến);

+ Khoản 3: bổ sung vào cuối khoản cụm từ “…và những người khác theo quy định của pháp luật” vì ngoài người bào chữa còn có trợ giúp pháp lý của trợ giúp viên có thể cung cấp trợ giúp pháp lý (73/433 ý kiến); Bổ sung quy định việc sử dụng trợ giúp pháp lý của người bào chữa theo quy định của pháp luật vì có trường hợp hạn chế quyền bào chữa do cần giữ bí mật điều tra (3/433 ý kiến); Bổ sung đối tượng là “Người bị khởi tố” (15/433 ý kiến); Bổ sung đối tượng là “Người bị tình nghi” vì đây là đối tượng chịu nhiều sức ép từ cơ quan điều tra (2/433 ý kiến); Thay cụm từ “… có quyền sử dụng trợ giúp pháp lý của người bào chữa” bằng cụm từ “có quyền tự bào chữa, nhờ người khác bào chữa” (30/433 ý kiến).

+ Khoản 4: sửa đổi như sau: “Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi về danh dự và quyền lợi. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử các hoạt động tố tụng đó gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh theo các quy định của pháp luật” (66/433 ý kiến); Bổ sung cụm từ “Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc thực hiện quyền trợ giúp pháp lý” (5/433 ý kiến); Thay cụm từ “có quyền” bằng cụm từ “phải được” để tăng cường tính cụ thể (12/433 ý kiến); Bổ sung cụm từ “yêu cầu” sau cụm từ “có quyền” vì có trường hợp không có yêu cầu hoặc có yêu cầu cũng phải có thời hạn theo luật định (10/433 ý kiến); bổ sung cụm từ “cố ý” trước cụm từ “làm trái pháp luật” để thể hiện rõ là lỗi cố ý (1/433 ý kiến).

+ Đề nghị bổ sung nội dung mới: Khoản 7 Điều 108 chuyển thành Khoản 5 Điều 32 (30/433 ý kiến).


Điều 33 (Có 12.183 ý kiến đóng góp, trong đó có 12.183 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 0 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (6/12.183 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/12.183 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: sửa như sau “Mọi người có quyền sở hữu về tài sản hợp pháp” để tăng cường tính cô đọng, súc tích, tránh liệt kê, dài dòng (34/12.183 ý kiến); Bỏ cụm từ “đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 57 và Điều 58” vì đất đã được quy định tại điều cụ thể nên không cần thiết phải trích dẫn lại (78/12.183 ý kiến); Gộp nội dung khoản 1 vào Khoản 3 Điều 56 vì cùng có nội hàm là quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu (35/12.183 ý kiến).

+ Khoản 2: thay cụm từ “được pháp luật bảo hộ” bằng cụm từ “được bảo hộ bằng pháp luật” vì chỉ có Nhà nước mới là chủ thể bảo hộ các quyền bằng pháp luật (30/12.183 ý kiến).


Điều 34 (Có 250 ý kiến đóng góp, trong đó có 243 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 7 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (6/250 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/250 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: Ghép Khoản 1, Khoản 2, đồng thời sửa đổi như sau: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo hộ” (244/250 ý kiến).


Điều 35 (Có 91 ý kiến đóng góp, trong đó có 91 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 0 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (6/91 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/91 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: giữ nguyên quy định Điều 67 Hiến pháp hiện hành vì cụ thể và dễ hiểu hơn (57/91 ý kiến); quy định cụ thể đối tượng được nhà nước có chính sách ưu đãi (1/91 ý kiến); làm rõ nội hàm của quyền an sinh (27/91 ý kiến).


Điều 36 (Có 75 ý kiến đóng góp, trong đó có 73 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 2 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (7/75 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (27/75 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Thay cụm từ “nơi ở hợp pháp” “nơi ở” bằng cụm từ “nơi cư trú” như Luật cư trú (2/75 ý kiến)

+ Khoản 1: làm rõ khái niệm “hợp pháp” (30/75 ý kiến); Bổ sung cụm từ “chỗ ở” sau cụm từ “nơi ở” để bảo đảm sự thống nhất với Khoản 1 Điều 37 (28/75 ý kiến); thay cụm từ “công dân có quyền có nơi ở hợp pháp” bằng “mọi người có quyền có nơi ở hợp pháp” (1/75 ý kiến); bổ sung chủ thể là “người gốc Việt Nam” như quy định của Luật nhà ở (2/75 ý kiến)

+ Khoản 2: bổ sung cụm từ “việc làm và” trước cụm từ “nơi ở” (8/75 ý kiến)
Điều 37 (Có 192 ý kiến đóng góp, trong đó có 191 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (44/192 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/192 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: làm rõ khái niệm “hợp pháp” (68/192 ý kiến); thay cụm từ “chỗ ở hợp pháp” bằng cụm từ “nơi cư trú” như Luật cư trú (2/192 ý kiến); gộp vào Điều 36 vì cùng nói về nơi ở là quyền của con người, quyền công dân (41/192 ý kiến).

+ Khoản 2: bổ sung vào cuối đoạn “trừ trường hợp luật định” (1/192 ý kiến); Thay từ “vào” bằng từ “xâm phạm” cho hợp lý hơn (35/192 ý kiến); sửa đoạn 2 thành “Việc khám xét chỗ ở được tiến hành theo luật định” (1/192 ý kiến).


Điều 38 (Có 120 ý kiến đóng góp, trong đó có 120 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (49/120 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/120 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: bổ sung cụm từ “theo quy định của pháp luật” vào cuối quy định Khoản 1 (25/120 ý kiến)

+ Khoản 2: thay cụm từ “sử dụng người lao động chưa thành niên trái pháp luật” bằng cụm từ “sử dụng người lao động trái pháp luật” để tăng tính bao quát (30/120 ý kiến); Bổ sung đối tượng là “người già” để thể hiện sự quan tâm của Nhà nước với người già (2/120 ý kiến); Bổ sung quy định “Nghiêm cấm các hành vi không thực hiện các chính sách đối với người lao động như: đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; nghiêm cấm các hành vi sử dụng lao động không đúng mục đích lao động” (1/120 ý kiến); Bổ sung quy định “Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để công dân có việc làm” (3/120 ý kiến)

- Đề nghị bổ sung quy định làm rõ trách nhiệm của nhà nước đối với người lao động (10/120 ý kiến).
Điều 39 (Có 111 ý kiến đóng góp, trong đó có 110 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (49/111 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/111 ý kiến)

- Đề nghị giữ nguyên quy định Điều 64 Hiến pháp 1992 để đề cao vai trò của gia đình (2/111 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: bỏ quyền ly hôn vì quyền này không được xã hội khuyến khích, Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới cũng không quy định (30/111 ý kiến); Bổ sung cụm từ “theo quy định của pháp luật” vào cuối câu 1 Khoản 1(24/111 ý kiến)

+ Khoản 2: bổ sung đối tượng bảo hộ là người cha (1/111 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới: quy định nghiêm cấm việc kết hôn cùng huyết thống (5/111 ý kiến).


Điều 40 (Có 38 ý kiến đóng góp, trong đó có 38 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (27/38 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/38 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: bổ sung quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc cân bằng giới tính để phù hợp với thực tế hiện nay (1/38 ý kiến); bổ sung quyền khai sinh vì đây là quyền cơ bản của con người (10/38 ý kiến)


Điều 41 (Có 189 ý kiến đóng góp, trong đó có 187 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 2 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (33/189 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/189 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: Bổ sung cụm từ “chăm sóc” trước cụm từ “bảo vệ sức khỏe” (5/189 ý kiến); Thay cụm từ “công dân” bằng cụm từ “mọi người” vì có nghĩa rộng hơn (32/189 ý kiến); Bổ sung cụm từ “nâng cao thể chất” sau cụm từ “bảo vệ sức khỏe” (15/189 ý kiến).

+ Khoản 2: Bổ sung cụm từ “làm ảnh hưởng” vào sau cụm từ “đe dọa” cho sát nghĩa hơn (1/189 ý kiến); Bổ sung quy định nghiêm cấm hành vi xâm phạm đến cuộc sống và sức khỏe của người khác và cộng đồng (12/189 ý kiến); Bỏ cụm từ “bóc lột sức lao động” (16/189 ý kiến); Thay từ “đe dọa” bằng từ “xâm phạm” (25/189 ý kiến); Bổ sung cụm từ “xâm phạm hoặc” sau từ “hành vi” (2/189 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới: quy định Nhà nước có chính sách ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe đối với đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn vì những vùng này còn có khoảng cách khá xa so với đồng bằng, miền xuôi (38/189 ý kiến); Bổ sung quy định làm rõ trách nhiệm của Nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân (10/189 ý kiến).

Điều 42 (Có 91 ý kiến đóng góp, trong đó có 91 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (6/91 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/91 ý kiến)

- Đề nghị giữ nguyên quy định Điều 59 Hiến pháp hiện hành vì có tính khái quát, nhân đạo cao (26/91 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi cụ thể như sau:

1. Mọi người có quyền và nghĩa vụ học tập, học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức.



2. Giáo dục tiểu học là bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người.

3. Nhà nước và xã hội cần tạo điều kiện để học sinh có năng khiếu được học tập để phát triển tài năng.

4. Nhà nước và xã hội cần tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được học văn hóa và học nghề phù hợp.” (12/91 ý kiến);

- Đề nghị bổ sung nội dung mới: quy định Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập (29/91 ý kiến); Bổ sung quy định “Nhà nước có trách nhiệm thực hiện chính sách học phí, học bổng phù hợp với yêu cầu xã hội” vì có nhiều người muốn học tập nhưng không học được vì nghèo, gia cảnh khó khăn, thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước (18/91 ý kiến).


Điều 43 (Có 65 ý kiến đóng góp, trong đó có 65 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (33/65 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/65 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: gộp vào Điều 44 vì văn học, nghệ thuật cùng nằm trong cụm từ văn hóa (16/65 ý kiến).

+ Khoản 2: bỏ cụm từ “bóc lột sức lao động” (16/65 ý kiến).


Điều 44 (Có 107 ý kiến đóng góp, trong đó có 104 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 3 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (33/107 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/107 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: Bổ sung vào cuối Điều cụm từ “và có nghĩa vụ bảo vệ các giá trị văn hóa” để đảm bảo sự gắn liền của quyền và nghĩa vụ (25/107 ý kiến); Bổ sung vào cuối Điều cụm từ “theo truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam” (12/107 ý kiến); Bổ sung vào cuối Điều cụm từ “theo quy định của pháp luật” (37/107 ý kiến).


Điều 45 (Có 114 ý kiến đóng góp, trong đó có 113 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 01 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (49/114 ý kiến).

- Không tán thành với Điều (0/114 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: Bỏ cụm từ “tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp” để tránh bị lợi dụng, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, chẳng hạn như người Việt nhưng không sử dụng tiếng Việt (30/114 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới: quy định về quyền xác định giới tính (8/114 ý kiến); Bổ sung làm rõ quyền xác định dân tộc theo cha hoặc mẹ để đảm bảo sự chính xác, tránh suy diễn (22/114 ý kiến); Bổ sung quy định về quyền sử dụng ngôn ngữ cha đẻ (2/114 ý kiến); Bổ sung quy định làm rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc mình (3/114 ý kiến).
Điều 46 (Có 100 ý kiến đóng góp, trong đó có 99 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (49/100 ý kiến).

- Không tán thành với Điều (0/100 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi:

+ Ghép Khoản 1 và Khoản 2 để tăng tính cô đọng, súc tích (30/100 ý kiến).

+ Khoản 2: bổ sung cụm từ “ý thức và” vào sau cụm từ “Mọi người có” (10/100 ý kiến); bổ sung cụm từ “tài nguyên” trước cụm từ “môi trường” (4/100 ý kiến); bỏ khoản vì trùng với quy định Khoản 1 Điều 68 (2/100 ý kiến).

+ Khoản 3: bổ sung quy định về nghiêm cấm hành vi làm ô nhiễm môi trường (4/100 ý kiến); Bổ sung quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường của công dân (1/100 ý kiến).
Điều 47 (Có 184 ý kiến đóng góp, trong đó có 182 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 2 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (32/184 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/184 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: Bỏ quy định “Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất” vì nặng, hay nhẹ là tính theo quy định khung hình phạt cao nhất trong BLHS (145/184 ý kiến); Bổ sung quy định mọi hành vi gây tổn hại đến lợi ích đất nước đều bị xử lý theo quy định của pháp luật (1/184 ý kiến); Bổ sung cụm từ “Công dân nêu cao tinh thần yêu nước” vào đầu Điều 47 (5/184 ý kiến); Bổ sung cụm từ “bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam” vào cuối Điều 47 (1/184 ý kiến).


Điều 48 (Có 82 ý kiến đóng góp, trong đó có 81 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (48/82 ý kiến).

- Không tán thành với Điều (0/82 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: ghép vào quy định của Điều 47 vì cùng quy định về nghĩa vụ trung thảnh, bảo vệ Tổ quốc (33/82 ý kiến); Khoản 1 bổ sung từ “trách nhiệm” trước từ “Nghĩa vụ” (1/82 ý kiến).


Điều 49 (Có 63 ý kiến đóng góp, trong đó có 63 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 0 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (49/63 ý kiến).

- Không tán thành với Điều (0/63 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: bổ sung cụm từ “xây dựng nền an ninh nhân dân” trước cụm từ “chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng” (3/63 ý kiến); Thay từ “công dân” bằng từ “mọi người” để không loại trừ bất kỳ chủ thể nào (11/63 ý kiến).


Điều 50 (Có 154 ý kiến đóng góp, trong đó có 150 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 4 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (22/154 ý kiến).

- Không tán thành, đề nghị bỏ vì Khoản 1 Điều 56 đã bao hàm mọi nghĩa vụ cá nhân, trong đó có nghĩa vụ nộp thuế (25/154 ý kiến).

- Đề nghị sửa đổi: Bổ sung cụm từ “theo quy định của pháp luật” vào cuối Điều vì không phải đối tượng nào cũng có nghĩa vụ nộp thuế (107/154 ý kiến).


Điều 51 (Có 42 ý kiến đóng góp, trong đó có 42 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 0 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (6/42 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/42 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi như sau: “… theo pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia” để đảm bảo sự phù hợp với thực tể bảo quyền quyền và lợi ích của người nước ngoài cư trú tại Việt nam (30/42 ý kiến); Sửa đổi theo hướng bao hàm cả người không quốc tịch (6/42 ý kiến).


Điều 52 (Có 60 ý kiến đóng góp, trong đó có 60 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; không có ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (49/60 ý kiến).

- Không tán thành với Điều (0/60 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung cụm từ “chân chính” sau cụm từ “sự nghiệp khoa học” để loại trừ các trường hợp nghiên cứu khoa học không nhằm phục vụ con người mà hủy diệt con người (11/60 ý kiến).


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương