Tây-Ninh Thánh Địa mùa Hoa Đạo nở Kỹ-niệm Hội-yến Diêu-Trì-Cung Quí Hợi (2007) Nữ Soạn giả nguyên thủY



tải về 1.2 Mb.
trang2/16
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.2 Mb.
#29736
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Về việc “Bí Tích” này Ông Thoại rất tôn kính và giữ nơi lòng không dám nói ra cho một ai biết. Chỉ duy ông Sĩ-Tải Huỳnh-Văn Hưởng thuở sanh tiền thường ghi chép tài liệu và thân cận với Ông Hữu Phan Quân Lê văn Thoại nên có ghi lại. Tình cờ tôi biết được, nhưng hai vị này còn sinh thời, tôi không dám tiết lộ sớm, nhân có một em ở Tiền giang yêu cầu tôi nên viết về những bí sử, tôi vẫn còn e ngại, nhân hôm nay thấy ông Thanh Minh đã phổ biến những vấn đề này tôi mới tùng theo và ghi vào quyển “Bí pháp Cao-Đài” mà tôi đang soạn.

Được biết Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc là Ngự Mã Thiên Quân tức là người đánh xe (ngự là đánh xe) của Đức Ngọc Đế, giáng trần làm Hộ Pháp cầm cây Kim Tiên, còn cây Giáng Ma Xử trấn ở Thiên môn. Mãi đến khi Đức Hộ-Pháp triều Thiên rồi mới dám viết nên lời này: “Đức Ngài chính là Chúa Jésus Christ Hộ-Pháp Di Đà” đó vậy.

Trong tài liệu này vị Phạm Thanh có đề cập đến thuở xưa Đức Di-Lạc đang tắm với ông Cư-sĩ họ Trần nơi suối Trường Đình, đưa lưng nhờ ông Cư sĩ kỳ giùm, bỗng thấy hiện bốn Thiên Nhãn sau lưng Phật Di-Lạc.

Sự so-sánh này để thấy vào hàng Phật thì có nhãn quang chiếu khắp cõi ta bà để cứu nhơn độ thế. Phật Di Lạc là một trong ba vị Cổ-Phật là: Nhiên Đăng, Di-Đà và Di-Lạc. Còn Hộ-Pháp Di-Đà là Ngự Mã Thiên Quân của Đức Chí-Tôn thay thế cho Ngài giáng trần chuyển Pháp lập Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Ngài là Đấng thay quyền cho Cực-Lạc Thế giới chuyển pháp.

Nhân đó, nhìn trong Đạo phục của Chức sắc Đại

Thiên phong bên Cửu Trùng Đài như Chưởng Pháp phái Ngọc Bộ Ðại Phục thì toàn bằng màu hồng (màu Ðạo) nơi trước ngực và sau lưng có thêu Thiên Nhãn Thầy bao quanh một vòng Minh Khí (PCT)”.

(Chưởng Pháp phái Thượng cũng như trên nhưng đặc biệt thay bằng màu Trắng)

- Ngoài ra thì Pháp Chánh Truyền còn dạy rõ là phẩm Giáo sư “nơi trước ngực và sau lưng có thêu Thiên Nhãn Thầy, bao quanh một vòng vô vi, áo ba dải”.



- Chánh Phối Sư thì áo chín dải, còn Phối Sư ba dải. Ðạo Phục cũng có hai bộ phân biệt (Ðại Phục và Tiểu Phục) như của vị Ðầu Sư, song trước ngực và sau lưng có thêu Thiên Nhãn Thầy bao quanh một vòng vô vi.

- Riêng Đầu sư thì khác, nơi trước ngực và sau lưng có “thêu sáu chữ Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ, bao quanh ba vòng vô vi”.

Thiên Nhãn ở trước ngực là sự nhập tâm về giáo lý, giáo pháp của Đại-Đạo. Thiên Nhãn ở sau lưng là sự phát huy lý Đạo, như hào quang chiếu diệu khắp nơi để Phổ Độ chúng sanh trong cơ chuyển thế và cứu thế này. Nhưng đây chỉ là “thêu Thiên Nhãn”.Còn Thiên Nhãn thực thì mỗi người phải ra công tu tập mới có được vậy.

3- Hỏi vậy ngày xưa Chúa đã chịu nạn cho

nhân loại như thế nào?

Đức Hộ-Pháp nói:

Ðức Chúa Jésus-Christ thương nhơn loại một cách nồng nàn thâm thúy. Bởi Ngài đã ngó thấy:



- Nhứt Kỳ Phổ-Ðộ nhơn loại ký Hòa-ước với Chí Tôn mà đã bội ước, nên phạm Thiên-Ðiều, nhân-quả nhơn loại gớm ghiết. Do nhân-quả ấy mà tội tình nhơn loại lưu trữ đến ngày nay, Thánh-Giáo gọi là “Tội Tổ tông”.

- Chính mình Ngài đến, đến với một xác thịt phàm phu, Ngài đến giơ tay để ký Đệ Nhị Hòa ước với Ðức Chí Tôn chịu tội cho nhơn loại, ký đệ nhị Hòa-ước đặng dìu dắt chúng sanh trở về cùng Ðấng Cha lành của họ tức nhiên là Ðức Chí-Tôn, là Ðại Từ-Phụ chúng ta ngày nay đó vậy.

Ðấng ấy vô tận vô biên, thấy nạn của nhơn loại đã dẫy-đầy, Ngài chỉ xuống tại mặt thế nầy làm con tế vật đặng chuộc tội tình cho nhơn loại, mà lại còn đem quyền của Chí-Tôn để nơi tay của nhơn loại, bàn tay đó đã ký đệ nhị Hòa-ước cho nhơn loại, nó làm cho Ngài thế nào?

- Do tay Ngài ký tờ Hòa ước với Chí Tôn, nên hai tay của Ngài bị đóng đinh trên cây Thập Tự giá. Hai chân của Ðấng ấy đã đi trước nhơn loại dìu đường hằng sống cho họ, rồi hai chân của Ðấng ấy cũng bị đóng đinh trên cây Thánh-Giá, còn trái tim yêu ái nhơn sanh vô hạn ấy bị một mũi kiếm vô tình đâm ngay cạnh hông của Ngài, lấy giọt máu cuối cùng đó đặng cứu nhơn loại, một tình ái vô biên ấy để lại cho loài người một tôn chỉ yêu ái. Tôn chỉ nhìn nhơn loại là anh em cốt nhục và khuyên nhủ nhơn loại coi nhau như đồng chủng.

Ðức Chúa Jésus Christ đã lấy máu thịt đặng chuộc tội cho loài người. Giờ phút nầy là giờ hiển Thánh của Ngài dùng quyền hành yêu ái vô biên của Ðức Chí Tôn mà tha tội cho nhơn loại đó vậy”.

Làm sao biết được Đức Hộ-Pháp là hậu thân của Đức Chúa? – Bài thi khoán thủ “Hộ-Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài” có câu:

Nhị kiếp Tây Âu cầm máy tạo,

Hữu duyên Đông Á nắm Thiên thơ.

Nếu kiếp thứ nhì Người đến thế này cầm máy tạo nơi “Tây Âu” do Thiên thơ định đoạt là Đức Chúa Jésus,

thì kiếp thứ nhứt là ai? – Chính là Phật Thích Ca.

Còn kiếp thứ ba hay kiếp hiện tại là Hộ-Pháp Phạm Công Tắc. Qua “bức hình ba mặt” thì gồm có Hộ pháp, Phật Thích Ca và Đức Chúa, cho ta kết luận ấy. Tức là ngày nay thì Ngài: “Hữu duyên Đông Á nắm Thiên thơ”. Chính Đức Ngài đang hành quyền Hộ-Pháp đó vậy.

Hiện tại hàng rào quanh Hộ-Pháp-Đường là hình ảnh Thập Tự Giá trang trí thành những cây sắt đứng, cốt để nhắc nhở cho nhơn sanh thấy rằng biểu tượng “Thập Tự Giá” là hình ảnh của Chúa Cứu Thế đó.

Đức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có trả lời Đức Hộ-Pháp về nguyên linh VI-HỘ khi Ngài cầu hỏi:



(Báo Ân Đường Kiêm Biên, ngày 15-8-Bính Thân (dl 19-9-1956). Phò loan: Hộ Pháp - Bảo Đạo)

- “Phải! Thì trước đầu kiếp vào nhà họ VI, còn nay vào nhà họ PHẠM. Điều đó có chi khó hiểu mà phỏng đoán. Tiên tri của Bần Tăng đã nhiều và chỉ rõ Việt Nam xuất Thánh thì đã hẳn rồi, còn chi không rõ rệt. Hơn nữa lại còn một điều trọng hệ hơn là DI-LẠC giáng linh, thì Thiên Tôn đã thấy rằng, tiên tri vốn không sai sót. …. Vui mừng hơn nữa là từ đây thiên hạ sẽ hiểu rõ Thánh chất của Thiên Tôn và ngọn cờ cứu khổ sẽ cứu quốc cho giống nòi Việt Nam, rồi loan ra cho toàn thế giới chung hưởng.”

Quả thật ngày nay Vi Hộ đắc quả Phật Hộ Pháp, gọi là VI HỘ PHÁP,hộ giá Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế. Thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Vi Hộ Pháp đầu kiếp xuống trần vào nhà họ Phạm, tên là Phạm Công Tắc, làm Tướng soái cho Đức Chí Tôn khai Đạo cứu Đời





B-Tìm hiểu nguơn linh của các bậc tiền bối:

Trong Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ nầy, Bát Tiên lâm trần độ chúng sanh bằng thi phàm xác thịt là các ông:

1. Lê Văn Trung 2. Cao Quỳnh Cư
3. Cao Hoài Sang 4. Ca Minh Chương
5. Lâm Quang Bính 6. Huỳnh Hương Hồ
7. Vương Quan Kỳ 8. Ngô Văn Chiêu

BÁT TIÊN LÂM TRẦN

Việc chi trên cõi vũ trụ tuần hoàn này cũng do Thiên Thơ định sẵn. Lúc mới thâu Môn đệ đầu tiên, Đức Chí Tôn đã dùng Huyền diệu cho Ngài Ngô văn Chiêu thấy cảnh Bồng Lai để ham Đạo mà tu hành, làm người nhân chứng thứ nhứt trong cửa Đạo. Chính cảnh Bồng Lai báo hiệu cho Bát Tiên giáng phàm lập Đạo cứu đời.

Vào đêm 17-6-Qúi Hợi (dl 30-7-1923) tại Miếu Nổi, Tào Quốc Cựu giáng cơ khuyên tu như sau:

Chư Nhu có phước có duyên nên mới gặp Đạo ở kỳ thứ ba “Hữu duyên đắc ngộ Tam Kỳ độ”. Tiên Thánh đều lâm phàm mà độ kẻ nguyên nhân”(Đại Đạo căn nguyên)

Miếu Nổi nằm trên cồn đất độ trăm thước ở giữa sông Bến Cát, một nhánh của sông Bình Lợi (Gia định). Theo sách Tử Nguyên và Quảng sự Loại, Bát Tiên là những người phàm tu thành Tiên. Kể thứ tự như sau:

1. Lý Thiết Quả 2. Chung Ly Quyền


3. Lữ Đồng Tân 4. Trương Quả Lão
5. Lam Thể Hòa 6. Hà Tiên Cô
7. Hàn Tương Tử 8. Tào Quốc Cựu

Trước tiên Ðức Lão Tử độ Lý Thiết Quả; sau khi đắc đạo, Lý Thiết Quả độ Hớn Chung Ly và Hớn Chung Ly độ Lữ Ðồng Tân. Độ tất cả tám người thì lập thành Bát Tiên. Lữ Ðồng Tân là Đệ tử của Hớn Chung Ly.



1- Lý Thiết Quả hay Lý Ngưng Dương

Là nguơn linh của Ông Lê Văn Trung

(1876 - 1934)

Q
uyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt


Lý Thiết quả người đất Giáp, sinh đời nhà Tùy, tên là Hồng Thủy, tiểu tự Thiết Quả (hay Quẩy). Người khôi ngô, tu luyện ở Nham Động. Trước khi xuất Chơn thần đi học với Đức Lão Tử, Thiết Quả dặn đệ tử: giữ xác Ta ở đây, hồn Ta đi trong 7 ngày. Sau thời gian đó Ta không về thì hủy xác. Mới 6 ngày, mẹ học trò bị chết, người học trò vội hủy xác Thầy. Lý Thiết Quả xong việc trở về, không thấy xác, nhập vào tử thi của một kẻ hành khất. Ngài biến bị và gậy của kẻ ăn mày thành “Bầu Hồ lô và gậy sắt” làm Bửu pháp của Ngài. Do đó, Lý Thiết Quả chân què, mặt và thân hình xấu xí, tay cầm bầu rượu.

Đức Lý Ngưng Dương hay Lý Thiết Quả cho thi:

Đại hỉ chư Đạo-hữu:

Trời đất riêng tay giữ một bầu,
Ngàn mây dặm gió gót chơn thâu.
Rừng tòng thong-thả nhàn ra dạo,
Đền Ngọc thung-dung rảnh đến chầu.
Thoát tục sớm dìu nên Bảy bạn,
Dẫn phàm nay rảo khắp Năm châu.
Thế trần mừng gặp Tam-Kỳ độ,
Biển khổ thuyền đưa khách lánh sầu.


Lý-Ngưng-Dương

Hai vị nầy có điểm giống nhau là hay cứu người.



Ngài Lê văn Trung quê ở Chợ Lớn, sinh ra trong một gia đình Nho phong. Ông rất thông minh năm 17 tuổi đã được bổ vào ngạch Thư ký Soái phủ Nam Kỳ. Năm 1906, ông đắc cử Hội Đồng Quản Hạt. Năm 1911, ông đề xướng trường Nữ Học Đường, được thưởng Bắc Đẩu Bội Tinh. Ông Lê văn Trung được Đức Cao Thượng Phẩm độ vào cửa Đạo năm Ất Sửu (Dl 6-10-1925).

Ông từ chức Nghị viên, phế đời hành Đạo:

Ngày 23-4-1925 đắc phong Đầu Sư, Thánh danh Thượng Trung Nhựt.

Ngày 03-10-Canh Ngọ (1930) Đức Lý Giáo Tông ban cho Ngài phẩm “Quyền Giáo Tông” hữu hình.

Đức Quyền Giáo-Tông Lê văn Trung hành Đạo: Tính từ ngày Khai Đạo là 15-10- Bính Dần (19-11-1926)

Lúc Ngài qui Tiên ngày 13-10-Giáp Tuất (19-11-1934).

đúng 8 năm tròn, không thừa không thiếu 1 ngày. Điều ấy đúng vào con số Bát Tiên mà Ngài là vị Tiên trưởng. Về lý Đạo thì Ngài đã nắm trọn Bát Quái Cao Đài vào tay.Ấy là Đấng đã “thay Trời tạo thế” trong nền Đại-Đạo.

Tượng Đức Quyền Giáo-Tông LÊ VĂN TRUNG đứng trên quả đất đặt trước Bạch Ngọc Chung Đài (lầu chuông) của Đền Thánh. Nguơn linh Ngài là Lý Ngưng Dương hay là Lý Thiết Quả.

Hiện nay Tháp của Ngài đặt phía sau Bát Quái Đài Đền Thánh - Toà Thánh Tây Ninh-.

Đức Hộ Pháp đề Thần Lý Ngưng Dương du Nam:



Bầu linh gậy sắt quảy du Nam,
Nương bóng Từ Bi đến cõi phàm…
Bảy Bạn ai còn nơi cõi thế,
Đông du xin nhắc chuyện ông Lam.


(1949)

Tượng, Đức Quyền Giáo Tông tay trái cầm gậy sắt, tay phải cầm quyển Thiên Thơ (Bộ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển) đúng câu “Cầm mối Thiên Thơ lo cứu chúng”.

Cũng nên phân biệt những quyển sách có trên các bức Tượng trong Đền Thánh như:

- Đức Khổng-Tử tay cầm quyển sách cuộn tròn ấy là Bộ Xuân-Thu mà bình sinh Đức Ngài đã san định. Nay là buổi Cao-Đài Đại-Đạo nên bộ Xuân Thu trở thành Cổ pháp của Đạo Thánh, là một trong Cổ-pháp Tam giáo:

Xuân-Thu, Phất chủ, Bát-vu,

Hiệp qui Tam-giáo hữu cầu chí chơn”.

(Kinh Phật-Mẫu)

- Đức Quan-Thánh tay cầm sách mở ra, cũng là bộ Xuân-Thu, nhưng Đức Quan-Thánh là người học ở Bộ Xuân Thu, lập chí từ đó “Chí tại Xuân Thu tâm tại Hớn”.

Như vậy là có cả thảy ba bộ sách cũng vừa đủ cho người Cao Đài suốt thông lý Đạo, là số ba tròn đầy rồi!

Như vậy Giáo Tông trong cửa Đạo có các Ngài:

- Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo-Tông Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ Độ là Giáo-Tông chánh vị, thuộc về Thần.

- Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, chỉ mới “Quyền” thuộc về Khí.

- Ngài Ngô văn Chiêu thì Đức Chí-Tôn định ban phẩm Giáo-Tông, trong thời gian 10 ngày thì bị biếm. Nhưng Ngài cũng có công “mời gọi” các bậc lương sanh, truyền lại phương thức thờ Thiên Nhãn Thầy, thuộc Tinh.

Vậy Tinh - Khí - Thần đã đủ. Thế nên trong cửa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ này không một ai có quyền xưng là Giáo-Tông nữa cả.

Thánh ngôn Đức Lý có dạy ngày 19 - 3- 1928:

Ðại hỉ, Ðại hỉ ! Cười... Lão cũng nên cắt nghĩa phẩm vị của chư Hiền hữu. Tỷ như ngôi của Thượng Ðầu Sư, Ngọc Ðầu Sư, Thái Ðầu Sư, Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh, hay là Giáo Tông của Lão đi nữa, dầu ngày sau có nhượng cho ai, thì họ ngồi địa vị của mình, chớ chẳng hề ở thế nầy có hai Thái Bạch, hai Thượng Trung Nhựt, hai Ngọc Lịch Nguyệt, hai Thái Nương Tinh, hai Hộ Pháp, hai Thượng Phẩm, hai Thượng Sanh bao giờ, hiểu à!”





2- Hớn Chung Ly hay Chung Ly Quyền

Là Nguơn linh ông Cao Quỳnh Cư

(1887-1929)

Thượng Phẩm Hiệp-Thiên-Đài

Do điển tích “Hớn rước Diêu Trì” nơi Báo-Ân-Từ:

V
ốn là Vua Hớn Vũ Đế có lòng mộ Đạo và sùng kính ĐỨC DIÊU-TRÌ-KIM-MẪU hơn hết trong các triều đại. Ngài là Vua thứ V của nhà Hán (Hớn) bên Tàu khoảng 141-87 trước Tây lịch, nghĩa là cách nay hơn 2.000 năm, Ngài có lập một cảnh chùa cực kỳ tráng lệ gọi là Hoa Điện để sùng kính Đức Diêu-Trì. Nhân ngày lục tuần, Ngài thiết lễ ăn mừng, được một vị Tiên ĐÔNG PHƯƠNG SÓC đến mách bảo cho cách thức để thỉnh Đức Phật Mẫu Diêu-Trì về ngự.

Thường, Đức Mẹ Diêu Trì cỡi con chim Thanh loan tức là con chim linh của Đức Phật-Mẫu. Theo hầu, có 4 vị Tiên-Đồng Nữ Nhạc là: Hứa Phi Yến, An Phát Trinh, Đổng song Thanh, Vương Tử Phá. Đồng thời có 9 vị Tiên Nương theo sau Đức Phật Mẫu. Khi đến ngự nơi Hoa Điện Đức Phật Mẫu có ban cho HỚN VÕ ĐẾ bốn quả Đào Tiên. Ông Đông Phương Sóc hai tay nâng cái dĩa để nhận tặng vật ấy.

Do theo điển tích này mà trên bức hình đều được đắp tượng nổi để tỏ lòng ngưỡng vọng Đức DIÊU TRÌ KIM MẪU. Hình ảnh Hớn-Võ-Đế đắp theo gương mặt của Đức Cao Thượng Phẩm, vì chính Đức Cao Thượng Phẩm là hậu thân của Hớn Chung Ly hay còn gọi là nguơn linh của Ngài.

Cuối năm Tân Mão (1951) Báo-Ân-Từ xưa bị hư mục qua 20 năm, giờ này được chuẩn bị để kiến tạo lại ngôi Báo Ân Từ cho khang trang. Phần trang trí được tạo dưới hình thức mới mẻ hơn, đắp vẽ bằng Tượng nổi do theo điển tích “HỚN RƯỚC DIÊU TRÌ”nói trên.



Hớn Chung Ly do từ tên Chung Ly Quyền, tự Vân Phòng, người đất Hàm Dương, làm tướng đời Hớn. Chung Ly râu dài, mặt sáng, mình cao tám thước nên được vua Hớn phong làm Nguyên soái đi đánh quân Phiên. Lý Thiết Quả thấy Chung Ly ham chinh chiến nên khiến cho thất trận chạy lạc vào núi gặp Đệ tử của ông là Đông Huê. Ông ấy mời cơm chay rồi nói “Công danh như bọt nước, phú quí như đèn trước gió. Thừa dịp này, Tướng quân nên đi tu, ham chi phú quí”.

Chung Ly hỏi: Luyện phép chi được sống lâu?

Đông Huê đáp: Trống lòng là đừng lo chi cả, đặc bụng là không đam mê sắc dục, lo gì không trường thọ. Chung Ly Quyền xin thọ giáo. Sau gặp Chính Dương Chơn Nhơn truyền thêm phép Tiên và đắc Đạo. Tay ông cầm cây Long Tu Phiến (quạt kết bằng râu Rồng).

Hớn Chung Ly giáng Cơ:

Chư Đạo-hữu may mắn thay, gặp đường Chánh giáo, chớ dần-dà, trễ công thiếu quả, mà chẳng đến thang Thiêng-liêng kịp thì Hội vị. Lão mong ngày Đạo khải hoàn, chư Đạo-hữu nên gắng sức. Đường cũng chẳng bao xa, miễn hiệp đồng nhứt tâm vì sanh chúng, sau còn ngày gặp-gỡ. Cho thi:



Rảo khắp non sông dặm trải qua,
Bì gương nhựt nguyệt tác không già.
Biển trần nay gặp kỳ dìu chúng,
Muôn dặm đèn soi đã có TA !


Hớn-Chung-Ly

Ðức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư, nguơn linh là

Hớn Chung Ly trong Bát Tiên và tiền thân là vua Hớn Võ

Ðế xưa. Ban đầu Bát Tiên do Lý Thiết Quả cầm đầu.

Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư Chưởng quản chi Đạo (Hiệp Thiên Đài) tuổi Mậu Tý (1888). Qui thiên ngày 1 tháng 3 năm Quí-Tỵ (1929).



“Đức Cao Thượng Phẩm làm sứ-mạng của Chí Tôn đến tạo dựng nền Tôn giáo tại thế này. Người cùng với Đức Hộ-Pháp họp thành cặp cơ phong Thánh lập Pháp Chánh truyền và Tân-luật để làm Hiến-chương cho nền Quốc Đạo.

Chúng ta phải nhìn-nhận đầu công khai Đạo của Đức Cao Thượng-Phẩm, vì nếu thiếu bàn tay xây dựng của Người để chấp Cơ cùng Hộ-Pháp thì:



- Đâu có Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-Độ.

- Đâu có Chức-sắc Thiên-phong Nam Nữ.

- Đâu có Hội-Thánh và các cơ-quan trong Đạo.

- Đâu có Pháp-Chánh-Truyền và Tân-luật.

-Đâu có đại-nghiệp hiện giờ cho nhơn-sanh thừa hưởng.”

Đến khi khởi công xây dựng Thánh Thất tức là nhà chung của Đạo (là Thánh-Thất tạm trước khi xây Đền Thánh bây giờ) thì Đức Thượng-Phẩm là người đứng ra cùng góp công với nhân-sanh bứng gốc phá chồi, thật là Đấng đã khai sơn phá thạch cùng với Đức Hộ-Pháp tạo nên một ngôi thờ phượng khang-trang, một ngôi Tổ đình lưu lại cho nhơn-sanh một đức-tin tuyệt-đối. Nhưng đại nghiệp ấy mới nửa chừng Người phải về Thiêng-liêng làm nhiệm-vụ của Đức Chí-Tôn giao-phó, đành buông gánh Đạo lại cho Đức Hộ-Pháp một tay lèo-lái. Với hai Đấng đầu công thật là công-trình vẹn-vẻ, vừa lo phần Thể pháp, vừa thực hiện Bí-Pháp của Đạo, hai Ngài đã thể hiện cơ Âm Dương tương đắc vậy.

Với lời minh-chứng của Đức Hộ-Pháp như sau:

Bần-Đạo xin nhắc lại, xin làm chứng cho cả thảy con cái Đức Chí-Tôn: Nam Nữ cũng vậy. Nếu toàn thể con cái của Ngài một đôi triệu chơn linh mà có Đức-tin vững chắc như Đức-tin của:



- Đức Thượng-Phẩm Cao Quỳnh-Cư,

- Đức Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt,

- Hộ-pháp Phạm-Công-Tắc.

Nếu cả thảy đều có Đức-tin vững-vàng dường ấy Bần-Đạo dám nói chắc rằng: Các người dời núi Bà xuống

châu-thành Sài-gòn cũng đặng. Có thể nói: nền Đạo Cao Đài này thiệt-hiện được như ngày nay là nhờ Đức-tin của Thượng-Trung Nhựt.”

Đức Hộ-Pháp nói lý do:

Cả toàn con cái Đức Chí-Tôn buổi nọ còn lại có ba người. Thật ra hồi ban sơ chỉ có ba người. Ba người ấy thiên-hạ kêu là ba người lỳ, ba người ấy là:

- Đức Cao-Thượng-Phẩm

- Đức Quyền Giáo-Tông

- Và Bần-Đạo đây (Hộ-pháp)

Chúng tôi nhứt tâm, nhứt trí quyết làm cho thành Đạo, cho vừa lòng Đức Chí-Tôn. Bởi vì không biết duyên cớ nào chúng tôi hiểu rằng: chúng tôi phải báo hiếu cho Đức Chí-Tôn và tự nhiên quyền-năng thiêng-liêng giúp chúng tôi biết ĐẠO CAO-ĐÀI này tương-lai sẽ cứu quốc, cứu chủng-tộc và giống-nòi.”

Kể từ đó bị khảo miết: Đức Cao Thượng-Phẩm bị khảo đến ngày giờ chót. Ngày giờ cuối cùng, nằm trên giường bịnh cho tới hơi thở cuối cùng không buổi nào không bị khảo, không buổi nào không bị nhục-nhã. Cái luật thiên-nhiên không có điều gì xin-xỏ, điều gì cũng phải mua chuộc.

Bần-Đạo đã quyết rồi, xin để Bần-Đạo kết luận: Bởi mua chuộc với cái khảo-đảo, nhục-nhã của đời, để bảo-trọng danh-giá của Ngài. Ngày nay Ngài sang-trọng vô đối.”

Giữa nguơn linh và hiện kiếp: Hai vị này có điểm giống nhau là rộng tâm tu, xả thân cầu Đạo.



Ngài Cao Quỳnh Cư sinh trong gia đình Nho phong Lễ giáo ở Hiệp Ninh (Tây Ninh).

Thời kỳ làm Thơ ký Sở Tạo Tác tại Sài Gòn, ông thường cùng các bạn họp Xây bàn, được Đấng AĂÂ giáng

đàn cho thi. Sau được Đức Phật Mẫu và Thất Nương hướng dẫn vào đường Đạo.

Ngày 23-4-1925, ông thọ phong Thượng Phẩm, sau khi lập bàn Vọng Thiên cầu Đạo (ngày 1-11-Ất Sửu).

Ngày 7-10-1926 lập Tờ khai Đạo với chánh phủ.

Ngày 18-11-1926 (14-10-Bính Dần) thiết Đại Lễ Khai Đạo tại Từ Lâm Tự. Ngài phò cơ viết ra Bộ Pháp Chánh Truyền thành lập Hội Thánh.

Năm 1928, Ngài bị khảo đảo, sau khi Thánh Thất dời về Chùa mới ở làng Long Thành. Quá đau lòng, Ngài lâm bịnh và qui Tiên (ngày 1-3-Kỷ Tỵ) tại Thảo Xá Hiền Cung. Tháp Ngài đặt phía trái, trước mặt tiền Đền Thánh.



3- LỮ ĐỒNG TÂN

Là nguơn linh của ông Cao-Hoài-Sang

( 1900 - 1971)

Thượng-Sanh Hiệp Thiên Đài.

Lữ Đồng Tân tên là Nham, tên chữ là Đồng Tân, thuộc gia đình vọng tộc đời Đường.

Ông mắt phụng, mày tằm, tay dài, cổ cao, mũi thẳng, xương gò má nhô lên, thích ăn mặc như đạo sĩ, năm

2
0 tuổi lấy hiệu là Thuần Dương, thi đỗ Cử nhân..

Khi đến Trường An, Lữ Đồng Tân gặp Chung Ly Quyền trong một quán trọ. Chung Ly muốn độ ông tu Tiên nên bày việc nấu nồi kê. Trong khi Lữ Đồng Tân ngủ mê nơi quán, thấy mình thi đỗ Trạng Nguyên cập đệ, hai lần cưới con gái nhà quyền thế. Có gia đình, con cháu đủ đầy, đều đỗ đạt vẻ vang, hạnh phúc trong 40 năm. Sau bị nịnh thần vu oan, tịch thâu gia sản và đày qua núi Lãnh Biểu, cực khổ vô cùng, ông ôm mặt khóc rồi giựt mình thức giấc. Ông thấy Chung Ly Quyền còn nấu nồi kê chưa chín nên phá lên cười và nói: “Huỳnh Lương do vi thục, nhất mộng đáo Hoa Tư” (Nồi kê chưa chín, mộng đã đến nước Hoa Tư). Rồi ông quay sang Chung Ly hỏi: Ông biết tôi nằm mơ thấy gì không ?

Chung Ly đáp: Chiêm bao 40 năm, công việc cả muôn mà không đầy giây lát. Việc được không đủ mừng, việc mất không đủ lo, nhưng có ý thức đại giác, thế gian nầy chỉ là giấc mộng lớn mà thôi. Lữ Đồng Tân nghe lời nói phải, giác ngộ, bèn lạy Chung Ly Quyền và xin theo học phép tu Tiên. Sau Lữ Đồng Tân đắc Đạo, tay cầm Thư Hùng Kiếm. ..

Lữ Đồng Tân giáng Cơ:

Chư Đạo-hữu, Đức Chí-Tôn dìu bước, cả Tiên Phật dẫn đàng, há chẳng sớm lánh phồn hoa, đặng dồi dào gương độ chúng. Huống chi, chư Đạo-hữu đã có quả nơi mình, lại chẳng vì mạng lịnh Đức Từ-Bi, mà chịu ít lâu khổ hạnh, hầu mong buổi đoạt phẩm-vị Thiêng-liêng sao?

Ước mong ngày hội ngộ, trông mong buổi tạc thù, rượu Thánh ra non dòm thế, cờ Thần dựa đảnh luận đời. May thay! Vui thay! Chư Đạo-hữu nên gắng sức! Thăng.

Riêng vui nguyệt chiếu sắc trong ao,
Đền ngọc từng khi để bước vào.
Rảnh hứng trăm hoa khoe Đảnh Ngự,
Nhàn vầy mấy Bạn dự Bàn-Đào.
Độ đời rảo gót non sông lướt,
Cứu thế dìu nhân đạo-đức trau.
Chờ buổi tuần huờn Thiên Địa trở,
Nương gươm Thần huệ một vừng cao.


Lữ-Đồng-Tân

Nguơn linh còn vọng lại trong hiện kiếp: Lữ Đồng Tân vốn thổi tiêu, tâm hồn thích tiêu dao với thiên nhiên cùng tiếng nhạc dìu dặt. Ngài Thượng Sanh Cao-Hoài Sang đã mời nhiều đoàn nghệ sĩ về Thánh Địa diễn các vở tuồng do Ngài biên soạn được khán giả và đồng Đạo hoan nghênh nhiệt liệt.



Ngài Cao Hoài Sang, sinh ngày 11-9-1900 tại xã Thái Bình, tỉnh Tây Ninh. Thân sinh là cụ Cao Hoài Ân, một vị Thẩm Phán đầu tiên tại Miền Nam và thân mẫu là Bà Hồ Hương Lự (Nữ Đầu Sư Hàm phong). Đức Ngài là con út trong gia đình có ba anh em. Người anh cả là Ngài Cao Đức Trọng Tiếp Đạo Hiệp Thiên Đài và chị là Giáo Sư Cao Hương Cường (Giám đốc Cô nhi viện Tây Ninh).

Sau khi thi đỗ bằng Thành chung, Đức Ngài vào làm việc tại Sở Thương Chánh (tức Quan thuế Sài gòn) cho đến chức Tham Tá Thương Chánh rồi hồi hưu.

Trong thời gian làm viên chức, Ngài còn là một Nhạc sĩ tài hoa của trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon.

Đức Thượng Sanh là một trong những bậc tiền khai Đại-Đạo. Ngài góp công nhiều trong nền Đạo Cao-Đài:



Ngày 30-10 Ất-Sửu (dl 15-12-1925)

Ông AĂÂ giáng dạy rằng:

Ngày mùng 1 tháng 11 này (dl 16-12-1925) Tam vị phải VỌNG THIÊN CẦU ĐẠO.



Tắm gội cho tinh-khiết, ra quì giữa Trời cầm 9 cây

nhang mà vái rằng:

Ba Tôi là: Cao-Quỳnh-Cư, Phạm-Công Tắc, Cao Hoài-Sang. Vọng bái CAO-ĐÀI THƯỢNG-ĐẾ, ban ân đủ phúc lành cho ba tôi cải tà qui chánh.”

Sớm mai ngày mùng một, ông Cao-Quỳnh Cư đi mượn một Đại Ngọc-Cơ của ông Tý ở ngang nhà (cũng ở đường Bourdais, Sài-gòn). Nhớ lời Ông AĂÂ dạy, ba ông quì ngoài sân, sắp đặt có một cái bàn nhỏ, quì chống tay trên bàn, cầm 9 cây nhang mà vái:

Ba tôi là: Cao-Quỳnh-Cư, Phạm-Công Tắc, Cao Hoài-Sang. Vọng bái Cao-Đài Thượng Đế ban ân đủ phúc lành cho Ba tôi cải tà qui chánh.”

Ba ông cứ tịnh tâm mặc niệm vái như lời Ông AĂÂ dạy, không nhớ tới cái vụ quì ngoài đường có kẻ qua người lại dập-dìu, lớp thì xe cộ họ đi chơi, đi coi hát về, họ dừng chân lại coi ba ông cúng vái ai mà quì ngoài sân cỏ như vậy. Ai coi mặc ai, ba ông cứ quì đó cầu-khẩn van-vái cho tàn hết 9 cây nhang.

Ngày Vọng Thiên Cầu Đạo là sắp vô đề mở Đại Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, các Đấng dìu-dắt ba ông lần lần, nghĩa là ba ông mới nhập trường Đạo.”

Tại sao Đức Phật-Mẫu dạy phải cầm 9 cây nhang mà khấn-vái?

- Bởi mỗi người là một tế-bào khởi thủy cho sự trường tồn của nền Đại-Đạo.

Nền Đạo trải qua nhiều lúc gian truân. Sau khi Đức Hộ-Pháp tự lưu vong sang Miên quốc để tránh cảnh nồi da xáo thịt, lúc ấy Hội-Thánh có mời Ngài về để lèo lái con thuyền Đạo đang luân vơi. Ngài có làm bài thơ vào tháng 7-1970 hai câu đầu là:

Hội Thánh mời giao nắm Đạo quyền,
Mười ba năm một dạ trung kiên

Hẳn Đức Ngài biết mình chỉ giúp Đạo hơn 13 năm thôi? Đến khi qui Thiên Ngài giáng Cơ và cho sửa hai câu đầu như trên, còn toàn bộ giữ nguyên. Thế nên bài thơ ấy hàng năm làm:



Bài thài để dâng hiến lễ Ngài Thượng Sanh:

Từ lúc đưa tay nắm Đạo quyền
Nguyện đem thi thố tấm trung kiên
Độ đời quyết lánh vòng danh lợi,
Trau chí tìm noi bậc Thánh hiền.
Từ ái làm nền an thổ võ
Đức ân dụng phép tạo nhơn duyên,
Những mong huệ trạch trên nhuần gội,
SỨ MẠNG LÀM XONG giữ trọn nguyền.


Thượng Sanh Cao Hoài Sang

Ngài Qui Thiên ngày 26 tháng 3 năm Tân-Hợi (1971) tại Sài gòn, nhưng Hội-Thánh rước về Toà-Thánh làm lễ Thánh tang cho Ngài. Một đám tang lớn nhất trong nước, kể cả đời lẫn Đạo. Nhất là toàn Đạo để tang Ngài như một “rừng tang” trắng xoá.

Đức Hộ-Pháp có lời tiên tri qua bài Thi:

Cao-Đài khai Hội tại Tây trường

Cải cựu hoán tân chế Lệ Thương

Qui chánh cải tà hoàn miếu võ

Tòng chơn khử giả định phong cương

Hồng Môn thử nhựt tri thành bại,

Xích Bích kim triêu biện nhược cường.

Phụng tấn Long hồi huờn Nhứt thổ.

Lập cân hiển hiện buổi Huỳnh Lương.

Bài này là một trong số nhiều bài thơ của Đức Hộ Pháp. Ngoài lời tiên tri về vấn đề thời cuộc qua các điển xưa tích cũ làm dẫn chứng cho sự việc ngày nay, chúng tôi không đủ khả năng bàn luận. Duy chỉ hai câu cuối là dùng lối chữ Hán chiết tự cũng lý thú xin ghi để làm quà hiến cho chư độc giả:



Phụng là loài điểu, trong Dịch chỉ thời gian là tháng, năm Dậu. Long là chỉ vì Vua: người đứng đầu một quốc gia, một lãnh thổ..Huờn là hiệp lại. Nhứt 一 và Thổ 土 đặt lên nhau thành ra chữ VƯƠNG

Câu cuối: Lập 立 là đứng, cân 巾 là khăn. Hai chữ này đặt lên nhau sẽ thành chữ ĐẾ . Như vậy cả hai chữ mới tìm thấy đọc thành VƯƠNG ĐẾ nghĩa là có Vua Trời.

Hình ảnh người đứng trên Ngai mà đội khăn đây là Đức Thượng Sanh khi mặc phẩm phục thì Ngài đội khăn, gọi là “bao tải xanh” là hình ảnh Vua Đời đó vậy.




tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương