Tây-Ninh Thánh Địa mùa Hoa Đạo nở Kỹ-niệm Hội-yến Diêu-Trì-Cung Quí Hợi (2007) Nữ Soạn giả nguyên thủY



tải về 1.2 Mb.
trang9/16
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.2 Mb.
#29736
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16

CẦU NGUYỆN

Nay Đạo Trời khai mở, người Tín-Hữu Cao-Đài đều có một Đức-tin mạnh-mẽ nhứt, đó là Cầu-nguyện. Vì cầu nguyện là một sự cảm ứng với Thiêng-liêng. Chính chỗ này không ai kiểm soát được, không ai thấy biết được, cũng là chỗ cao thượng của tâm-linh là vậy.



Cầu là xin, nguyện là hứa. Đây là phần tâm linh của người muốn thông-công cùng với Đấng Huyền linh cầu xin một ước muốn mà khả năng của phàm thể này không làm nỗi, phải cậy sự trợ giúp của Thế-giới vô hình, của các Đấng Thiêng-Liêng, để hưởng sự Huyền diệu ấy.

1- Giá trị của sự cầu-nguyện:

Sự cầu-nguyện có cảm-ứng với chánh-trị Thiêng Liêng tức là các Đấng vô hình đều rõ biết mọi sự hành tàng nơi cõi thế, triết-lý về hình thể của con người, thọ tinh Cha huyết mẹ sản xuất ra thì có sự cảm giác Thiêng Liêng đối cùng nhau rất mật-thiết, cho nên một người con lúc đi làm ăn xa nhà, khi có bịnh-hoạn hay xảy ra điều gì tai biến thì thân-thể của người con sẽ có điềm máy động: giựt thịt, máy mắt hoặc là ứng mộng thấy rụng răng và các điều khác, đó là về phần Tinh Khí hình thức của con người.



Còn về phần linh tánh thì do nơi Đức Chí-Tôn ban cho Nhứt điểm lương tâm nó có cảm giác cùng Chí-linh, cho nên Ta hữu sự thì thành tâm Cầu-nguyện. Nền Đạo là một sự Cảm ứng rất mầu-nhiệm vô cùng, có câu:

Nhân tâm sanh nhứt niệm thiên địa tất giai tri”



Giảng về “Con đường Thiêng-liêng hằng sống” Đức Hộ-Pháp có nói:

Bần-Đạo có những điều trọng-yếu căn dặn: Từ ngày Bần-Đạo giảng cái Bí-Pháp ấy, Bần-Đạo vẫn cầu nguyện với Đức Chí-Tôn luôn, bởi vì nó có nhiều điều khó-khăn, những điều mà mình ngó thấy bằng con mắt Thần, lấy cái nhân-khẩu của mình mà tả chẳng hề khi nào đúng chắc đặng. Bần-Đạo thú thật rằng mười phần có lẽ Bần-Đạo tả đặng năm hay bảy phần là nhiều, sợ còn kém hơn nữa.



Bần-Đạo chỉ có Cầu-nguyện với Đức Chí-Tôn cũng như hồi trước Tam-Tạng đi thỉnh kinh nơi Ấn-Độ.

Ngài là người Tàu mà kinh viết tiếng Phạn, muốn dịch ra rất khó lắm, lấy cả Kinh Luật trong trong tiếng Phạn đem ra rất khó cho Ngài lắm, cho nên Ngài đại nguyện, Ngài làm thế nào Ngài rán sức âm tiếng Phạn ấy ra chữ Nho. Ngài chắc ý Ngài âm tiếng Phạn ấy chưa đúng, Ngài có hứa chừng nào mà tôi qui liễu, nếu trong Kinh Luật Đạo Giáo mà tôi không minh tả ra đặng thì khi chết cho cái lưỡi tôi đen, nếu tôi tả trọn vẹn thì cho cái lưỡi tôi đỏ.

May phước Bắc Tông được hưởng một ân-huệ của nhà Phật đã ban ân riêng cho Đức Tam-Tạng, khi Ngài chết người ta vạch lưỡi của Ngài ra coi thì lưỡi của Ngài đỏ, vì cớ mà chơn-giáo của nhà Phật là Bắc-Tông có thể nhờ Đức Tam-Tạng đã minh tả ra trọn vẹn.

Ngày nay Bần-Đạo mỗi phen lên giảng về Bí-Pháp thì Cầu-nguyện với Đức Chí-Tôn cho sáng-suốt, mà biết vẫn còn thiếu kém không thể gì tả bằng con mắt Thần của mình đã ngó thấy đặng trọn một bài.

Nếu đoạt Pháp đặng, thấy đặng, có lẽ cũng chỉnh thêm, giùm giúp tay với Bần-Đạo mới toàn-thiện toàn-mỹ đặng”.
2- Cầu-Nguyện những gì?

Đức Hộ-pháp thuyết tại Đền Thánh, đêm 1-12

Giáp Ngọ (1954)

Chúng ta thử giở lịch-sử loài người ra xem, thì không có một thế-kỷ nào mà không có giặc-giã tàn sát lẫn nhau, giờ này chúng ta cũng thế. Các bạn đồng đạo, Tôn giáo cũng thế.



Hôm nay xúm-xích nơi Đền-Thánh chung vào lòng

Từ-bi Bác-ái vô tận vô biên của Đức Chí-Tôn để Cầu nguyện một điều là Đức Chúa Jésus Christ sống lại, là mơ

ước thế nào nhơn loại hưởng đặng đặc ân ấy, để chia khổ não đừng tàn sát lẫn nhau đem trở lại sự yêu-ái lẫn nhau. Nhìn nhau là bạn đồng sanh, lời cầu nguyện quí báu hơn hết với Đức Chí Tôn là cầu nguyện như thế. Bần Đạo nói Đức Chúa Jésus Christ đối với triết lý của Đức Chúa Trời như thế nào thì hôm nay đường lối của Đức Chí Tôn đến dạy chúng ta như thế ấy. Chúng ta chỉ mong mỏi có một điều là nhơn loại đặng Hòa bình mà thôi”.

Tiếp theo:

Muốn đến Thầy thì phải cầu nguyện:

Một người Pháp hầu đàn Thầy giáng Cơ nói:

Thầy cho con hiểu rằng nếu không có ý muốn của Thầy, thì trên quả địa cầu nầy chẳng có vật chi sanh tồn tất cả.



Lại có lắm kẻ đáng thương hại tự phụ rằng họ hiểu thấu cả lẽ mầu nhiệm của Ðấng Tạo Hóa. Nhưng Thầy không bao giờ cho một kẻ nào dưới cõi trần nầy tiết lậu Thiên cơ cả. Muốn đến Thầy thì phải cầu nguyện. Thầy không bao giờ không cảm ứng với những lời cầu nguyện chơn thành. Như thế đủ chứng tỏ cho con tin rằng Thầy là Ðức Jéhovah của dân Hébreux, vị chủ tể của quân lực dân Israël, vị Thánh vô danh của dân Do Thái, Ðức Ðại Từ Phụ của Chúa Jésus Cứu Thế. Con chỉ cần cầu nguyện Thầy với danh hiệu CAO ÐÀI thì sẽ có sự cảm ứng chấp

thuận.

Con đến đây với tấm lòng thành thật để làm việc phải cho giống dân biết phục thiện hiện đang giao phó cho

con. Vậy Thầy nhờ con truyền bá giáo lý nầy cho dân tộc đặt dưới quyền bảo hộ của con. Chỉ có cách đó mới có thể

kềm giữ nhơn loại trong tình yêu sanh chúng và đem lại

cho con một cuộc đời Hoà-bình bền bĩ”.


Bí pháp về đồng 1 Dola xem quyển

THIÊN NHÃN THẦY (Cùng soạn giả)

CHƯƠNG IV

ĐỨC HỘ-PHÁP GIẢNG BÍ-PHÁP

A-Duyên khởi:

Thầy đã dạy rõ ngay từ buổi đầu trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển còn ghi lại những nguyên nhân chính mới có xuất hiện Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ Độ buổi nay là vì:



Từ việc Phật giáo bị bế đến Kỳ truyền đã thất:

Ngày19 tháng 4 Bính Dần (Dl 30 Mai 1926)

Từ trước TA giáng sanh lập Phật Giáo gần sáu ngàn năm thì Phật Ðạo chánh truyền gần thay đổi. TA hằng nghe chúng sanh nói Phật giả vô ngôn! Nay nhứt định lấy Huyền diệu mà giáo Ðạo, chớ không giáng sanh nữa, đặng chuyển Phật Giáo lại cho hoàn toàn.



Dường nầy, từ đây chư chúng sanh chẳng tu bị đọa A TỲ, thì hết lời nói rằng“Phật tông vô giáo” mà chối tội nữa. TA nói cho chúng sanh biết rằng: Gặp TAM KỲ PHỔ ÐỘ nầy mà không tu, thì không còn trông mong siêu rỗi”.

Nhưng hai thay Phật Thích Ca đau đớn bởi lý do:



B- Tam giáo Kỳ truyền đã thất:

Ngày 5-4- Bính Dần( Samedi 5 Juin 1926).

Vốn từ Lục Tổ thì Phật Giáo đã bị bế lại, cho nên tu hữu công mà thành thì bất thành; Chánh Pháp bị nơi THẦN TÚ làm cho ra mất Chánh Giáo, lập riêng pháp luật buộc mối Ðạo Thiền.



TA vì luật lịnh Thiên mạng đã ra cho nên cam để vậy, làm cho Phật Tông thất chánh có trên ba ngàn năm nay. Vì TAM KỲ PHỔ ÐỘ, Thiên Ðịa hoằng khai, nơi "Tây Phương Cực Lạc” và "Ngọc Hư Cung” mật chiếu đã truyền siêu rỗi chúng sanh. Trong Phật Tông Nguyên Lý đã cho hiểu trước đến buổi hôm nay rồi; tại Tăng đồ không kiếm chơn lý mà hiểu.

Lắm kẻ đã chịu khổ hạnh hành đạo...

Ôi! Thương thay! Công có công, mà thưởng chưa hề có thưởng; vì vậy mà TA rất đau lòng.

TA đến chẳng phải cứu một mình chư Tăng mà thôi; vì trong thế hiếm bậc Thần, Thánh, Tiên, Phật phải đọa hồng trần, TA đương lo cứu vớt.

Chư Tăng, chư chúng sanh hữu căn hữu kiếp, đặng gặp KỲ PHỔ Ðộ nầy là lần chót; phải rán sức tu hành, đừng mơ mộng hoài trông giả luật. Chư Sơn đắc đạo cùng chăng là do nơi mình hành đạo. Phép hành đạo Phật Giáo dường như ra sái hết, tương tợ như gần biến “Tả Ðạo Bàng Môn”. Kỳ truyền đã thất, chư sơn chưa hề biết cái sai ấy do tại nơi nào; cứ ôm theo luật Thần Tú, thì đương mong mỏi về Tây Phương mà cửa Tây Phương vẫn cứ bị đóng, thì cơ thành chánh quả do nơi nào mà biết chắc vậy. Ta đã đến với huyền diệu nầy, thì từ đây TA cũng cho chư Tăng dùng huyền diệu nầy mà học hỏi, ngày sau đừng đổ tội rằng vì thất học mà chịu thất kỳ truyền. Chư Tăng từ đây chẳng đặng nói Phật giả vô ngôn nữa.”

Với nền Tân Tôn giáo như Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ Độ do chính Đức Thượng-Đế đến lập tại đất nước Việt Nam là một cơ Đại Ân Xá cho toàn cả nhân loại. Vì:

Thầy đã lập Ðạo nơi cõi Nam nầy, là cốt để ban thưởng một nước từ thuở đến giờ hằng bị lắm cơn thạnh nộ của Thầy. Thầy lại tha thứ, lại còn đến ban thưởng một cách vinh diệu. Từ tạo Thiên lập Ðịa, chưa nước nào dưới quả địa cầu 68 nầy đặng vậy”. (12-01-Ðinh Mão)

Thế nên Đức Hộ-Pháp mới thuyết THỂ PHÁP và BÍ PHÁP CAO-ĐÀI cho toàn thể nhân tâm hướng về:



I- Bí Pháp Chơn Truyền của ĐỨC CHÍ TÔN

Đền Thánh, đêm 05-04- Kỷ Sửu (02-05-1949)



1-Tôn giáo Thất Chơn truyền do đâu?

“Toàn cả Thánh-Thể Đức Chí-Tôn tức nhiên Chức Sắc Thiên Phong đều biết rằng: Các nền Tôn-giáo đương nhiên bây giờ nếu gọi là thất chơn truyền, thì thất chơn truyền do nơi đâu?

- Do tại Bí-pháp không đúng theo lương tri lương năng của loài người.

Lương tri lương năng của mỗi người đương thời buổi này đã đạt đến một mức cao thượng, trọng hệ là những triết lý đơn sơ buổi nọ, của các nền Tôn giáo để tại mặt thế này. Hồi buổi Thượng cổ, không cầm được quyền năng cầm tâm lý của nhơn loại trong khuôn khổ đạo đức tinh thần nữa.

Đối với các triết lý Bí pháp buổi nọ, bây giờ nhơn loại tăng tiến quá lẽ, thành thử các vị Giáo chủ đã lập luật pháp, nhưng luật pháp đơn sơ ấy, ngày nay không có đủ quyền năng trị tâm thiên hạ nữa”.

Đức Thượng-Phẩm cho biết thêm về hậu quả:

“Các Em cũng dư hiểu rằng các Giáo-lý từ xưa đã bị Thất-kỳ-truyền là tại Môn-đồ của họ không chịu đặt mình trong khuôn viên Luật-Pháp của Giáo-lý ấy.

Nếu một thời-kỳ mà Giáo-lý đã Thất Chơn-truyền thì đem đến cho nhơn-sanh biết bao tang-thương biến đổi. Cũng vì lẽ ấy mà nay Đức Chí-Tôn giáng trần lập Đạo lại chia hình thể của Ngài ra hai phần để có phương kềm-thúc nhau trên bước đường lập vị.

- Phần Cửu-Trùng-Đài chuyên về mặt giáo hóa nhơn-sanh,

- Còn phần của Hiệp-Thiên-Đài thì lo về mặt Luật

Pháp để bảo-thủ chơn-truyền của Đạo. Nhờ đó nền Thánh

giáo của Đức Chí-Tôn khỏi phải qui thành phàm-giáo.

Cũng vì lẽ quyền-hành riêng biệt ấy mà khiến cho

hai bên thường có phản khắc Đạo-quyền, bởi tánh phàm thường hay có phạm những lỗi-lầm mà chẳng chịu phục thiện đặng cải sửa cho trở nên tận thiện. Các Em đâu hiểu rằng Chí-Tôn giao quyền sửa trị Chức Sắc, Chức việc và toàn Đạo Nam, Nữ cho bên Hiệp Thiên-Đài là Thánh-ý Đức Chí-Tôn muốn dùng hình phàm đặng làm cho giảm bớt tội vô hình. Nếu ai chẳng thận-trọng để cho phạm vào luật pháp mà chẳng chịu pháp sửa trị của Hiệp-Thiên-Đài thì rất uổng cho một kiếp tu mà không trọn phận và đến khi rời bỏ xác phàm rồi làm sao có cơ hội lập công nữa!

Mà một khi không lập công-quả được nữa thì tội án đã phạm làm sao chuộc được; rồi mãi bị trầm-luân khổ hải cả đời đời”.

Xét kỹ ra trong cả Tam giáo: Phật, Tiên, Thánh thì:



2-Bí pháp chơn truyền của Công giáo không có:

“Bởi thế cho nên nền Tôn giáo mới hơn các nền Tôn giáo khác có mặt tại địa cầu này là nền Thiên Chúa Giáo, vị Giáo chủ sáng suốt, vị Giáo chủ ngôn ngữ hoạt bát, tinh thần minh hoạt hơn hết, là Đức Chúa Jésus Christ, nhưng hại thay trong Thể pháp Ngài đủ quyền năng đem giáo lý của Ngài đặng làm nền tảng tâm lý của nhơn loại. Nhưng về mặt Bí pháp chơn truyền, Ngài chỉ có nói một điều, các Môn đệ nhứt là các vị Thánh Tông Đồ “Có nhiều lý lẽ cao siêu ta chưa có thể nói với các người đặng, dầu ta có nói các người cũngchưa hiểu”.

Vì cớ cho nên Bí pháp chơn truyền của Công giáo không có, không có thể có. Bởi Bí pháp, theo lời Đức Chúa Jésus-Christ thì buổi nọ Bí pháp Chơn truyền của

Ngài chưa có thể gì nói cho thiên hạ nghe đặng.



3-Tôn giáo của Chí-Tôn dùng Huyền-diệu Cơ Bút

để giải rõ hai mặt LUẬT: Thể pháp và Bí pháp

“Ngày nay Đức Chí Tôn đã đến, đem nền Tôn giáo của Ngài để tại mặt thế này, đặng chỉnh đốn đạo đức tinh thần từ thượng cổ đến giờ, bằng Huyền-diệu Cơ Bút. Ngài đến không có quyền nào ngăn cản, Ngài dạy con cái của Ngài, Ngài có quyền đem cơ bí mật huyền vi tạo đoan giáo hóa con cái của Ngài.

Nền Tôn-giáo xưa khác, còn nền Tôn-giáo của Đức Chí Tôn ngày nay khác.

Vả chăng mỗi cơ quan đã tượng hình nơi Càn Khôn vũ trụ ngày giờ này có hai mặt luật.

1- Luật hữu vi, tức nhiên luật định tướng định hình gọi là Thể pháp.

2- Luật vô hình là định luật bí ẩn của nhơn loại gọi là Bí pháp.

Đạo giáo trọng hệ nhứt là Bí-pháp, vì do nơi Bí pháp mà người ta mới tìm tàng được trong cơ quan Tạo đoan. Cơ quan đó, tìm tàng Bí pháp ấy do cách vật trí tri, nếu ta dịch ra Pháp-văn “La raison renverra toute la chose”. Cách vật trí tri, ta ngó thấy Đạo Nho đã có một khoa tối cổ đó vậy.

Các Đạo giáo đương quyền tức nhiên cơ quan Tạo đoan vạn vật, Đạo phải có luật hữu hình và vô hình.

Đạo giáo của Đức Chí Tôn hay các nền Tôn giáo khác cũng vậy. Đạo là gì?

- Đạo là huyền vi bí mật cơ quan Tạo đoan, trọn cả cơ quan Tạo đoan ở trong hai khuôn luật hữu hình và vô hình của nó.

Khuôn luật vô hình tức nhiên cơ quan bí mật huyền vi. Tìm hiểu đặng chi? Phải tìm hiểu đặng, mới biết cái

định luật về phần hữu vi. Trong hữu hình ấy, nếu ta lấy cách vật trí tri của nó mà tầm vô hình vô ảnh của nó.

- Luật hữu hình tức nhiên là Thể pháp.

- Luật vô hình tức nhiên là Bí pháp.



Ví dụ 1: nấu một nồi cơm

Bây giờ chúng ta lấy một cái thí dụ: nếu nấu một nồi cơm muốn cho chín, cho ngon, ta phải làm thế nào?

- Muốn cho nồi cơm trắng thì phải giã gạo, trước khi nấu để gạo vào nồi, ta phải vo cho sạch cám, vo rồi bắc lên nấu, nếu không đổ nước thì thành gạo rang còn gì, nếu đổ nước nhiều thì nhão, nhão quá thành cháo ngô, nên phải đổ nước cho vừa chừng với gạo, cơm cạn rồi cần phải bới lửa ra, chỉ hong lấy hơi cho chín thì gạo mới thành cơm.

Nồi cơm bây giờ đem ra, ta phải tìm cái bí mật của nó tại sao cơm nhão? Tại sao cơm khô? Tại sao có cơm cháy? Tại sao cơm sống? Nếu từ thử đến giờ quốc-dân Việt-Nam không biết nấu cơm thì ăn gạo sống sao? Định luật chỉ có một chứ không có hai!



Ví dụ 2: làm bánh bông lan

Một cái thí dụ nữa: Như làm bánh bông lan chúng ta ngó thấy muốn làm cần phải có bột, có đường, có trứng gà tất cả là ba món. Bây giờ phải làm sao cho bánh bông lan nổi tầm phồng. Chúng ta thấy phải đánh trứng gà cho nổi bong bóng đều lên, để đường vô đánh nữa, đánh cho nổi tầm phổng, rồi mới để bột vào đánh nữa, đánh cho đều. Bột, đường, trứng gà đánh cho nổi thật đều, nổi chừng nào tốt chừng nấy, tới chừng hấp phải để hơi lửa vô cho nóng, cho chín, thành ra bánh bông lan tầm phổng, nếu bánh không nổi thì thành bánh xệp.

Nhận định rồi mình ngó thấy bột, đường, trứng gà, là Thể-pháp, nướng chín và nổi thuộc về Bí-pháp, cái bí ẩn vô biên là để lửa nướng chín. Cho nó chín, cho nó tầm

phổng đó mình không thể định được.

Bây giờ cơ quan Tạo đoan cũng vậy, nó có cái lý do của nó, nó có cái định luật của nó, nó có từ mức của nó. Tức nhiên hình luật:

- Chúng ta có thể quan sát được là Thể pháp;

- Còn mức bí ẩn chúng ta không thể lấy trí định được tức nhiên Bí-pháp.

Ấy là một điều rất trọng yếu các nền Tôn-giáo tại mặt địa cầu này, được trường cửu hay chăng là do Luật Bí pháp.

Đức Chí Tôn để cả hai triết lý cho nhơn loại biết sự thật. Bởi cớ cho nên Đức Chí-Tôn đến. Ngài đến đặng Ngài giải một triết lý, một công lý hiện hữu tại mặt thế gian này.

Sự chơn thật. Ngài đã giải sự chơn thật.

Ấy vậy từ đây đến sau, Bần-Đạo giảng tiếp Thể pháp. Cho biết Thể-pháp rồi mới thấu đáo Bí pháp.

Có một điều Bần-Đạo khuyên đừng có bơ bơ nữa, điều khó khăn phải để tinh thần trí não tìm hiểu cho lắm, khó lắm phải rán học mới có thể đoạt pháp đặng. Điều rất khó khăn là phải viết sách, nhưng Bần Đạo muốn lấy ngôn ngữ làm thế nào cho mau hiểu.”

 Bần Đạo hứa mỗi kỳ Đàn thuyết về Bí Pháp.

Đền Thánh đêm 01-6 năm Tân Mão (1951)



II- Tại sao Bần Đạo phải thuyết minh

về Bí Pháp?

Đáng lẽ theo cổ truyền Bí Pháp là huyền bí không thể gì truyền một cách rõ ràng được. Nhưng đối với Đạo Cao Đài tức nhiên đối với nền Chơn giáo của Đức Chí Tôn nó không phải như trước. Đức Chí-Tôn đã nói rõ ràng rằng: Ngài đến cốt yếu để diệt trừ mê tín mà hại thay từ trước đến giờ các Đạo giáo nếu quả nhiên có mê tín là do Bí Pháp hơn hết.

-Thể Pháp của Đạo Cao Đài là một trường công quả của chúng ta, trường công quả ấy để cho chúng ta lập đức, lập công và lập ngôn.

-Còn Bí Pháp Chơn truyền Đức Chí-Tôn tức nhiên cơ quan huyền bí để cho con cái của Ngài siêu thoát.

*Thể Pháp:

Nói về Thể Pháp chúng ta hân hạnh làm sao, muốn cho chúng ta lập đức, chính mình Đức Chí Tôn đã cho chúng ta mượn danh thể của Ngài, chúng ta đã làm Thánh Thể của Ngài nơi mặt thế này.

Ôi! Quyền lực về phương pháp lập đức đối lại với cảnh Thiêng Liêng là mua ngôi vị của chúng ta đó vậy.

Lập công là Ngài đã tạo hình thể của Ngài tức nhiên Đền-Thánh đó là Đền thờ hữu hình của Ngài để tại mặt thế này, chúng ta phải lập công với sanh chúng tức nhiên lập công cùng con cái của Ngài. Ngài để cho chúng ta lập công chớ không phải làm nô lệ cho ai tất cả. Chúng ta thấy Ngài phụng sự cho con cái của Ngài, chúng ta lập công là tạo danh thể của Ngài, do lập công mà ra.

Bây giờ lập ngôn: chính mình Ngài, Ngài phải làm, cầm cây Cơ bút viết dạy chúng ta từ lời nói việc làm, từ tánh đức, từ đạo lý. Còn ngôn, có ngôn gì hơn Ngài nữa để cả thảy các Thể pháp đặng chúng ta định vị chúng ta, chính tay Ngài cho chúng ta mượn cả thảy.

*Bí Pháp:

Bí Pháp là điều trọng yếu hơn hết, nếu không phải chúng ta cầu nơi quyền năng vô biên của Ngài đặng đoạt cơ siêu thoát thì dám chắc rằng: Dầu Thánh Thể của Ngài hay con cái yêu dấu của Ngài Nam Nữ cũng vậy, thì giờ phút này không có ai ngồi đây, trong cửa Đạo Cao Đài này, chúng ta vì một kiếp sanh thọ khổ Tứ Diệu Đề chúng ta chỉ mơ ước một điều là đạt đặng huyền linh Bí Pháp, trước khi thực hiện đặng Bí Pháp, chúng ta phải có một đức tin mạnh mẽ, đức tin ấy phải đủ năng lực trong tinh thần của Hội Thánh.

Muốn có Đức tin vững chắc thì chúng ta phải có đức Tự tín, có tự tín mới đạt đặng Thiên tín, tức nhiên đạt đặng Đạo tín của chúng ta.

Muốn thấu đáo và muốn đạt cho đặng tự tín chúng ta phải tự biết chúng ta, rồi ta mới biết địa vị đứng trong hoàn vũ này đương đầu với Vạn Linh, ngôi vị ở trong hàng phẩm nào, chúng ta phải biết ta ở đâu mà đến, chúng ta mới hiểu con đường chúng ta sẽ về, Bí Pháp sẽ dìu dẫn chúng ta đi trên con đường ấy. Cả tinh thần nhơn loại hoang mang giờ phút nay họ chưa hiểu họ là gì?

Bần Đạo chỉ cười có một điều là trí thức tinh thần con người đã đến địa vị cao trọng, cái hay biết của họ giờ phút này Bần Đạo quả quyết rằng, họ đã tạo nhiều rồi, bằng cớ là ở Thư Viện tại New York (Nữu ước) chứa hai triệu hai trăm ngàn quyển sách, chúng ta thử nghĩ kiếp sống của chúng ta có ba vạn sáu ngàn ngày, chúng ta muốn đọc cho hết sách ấy ít nữa bảy trăm năm, mỗi ngày chúng ta giỏi đọc một quyển.

Nhưng Con người chưa biết do đâu mà có ?

Ôi! cho cái hay biết của con người còn gì luận nữa, biết thật, giỏi thật, nhưng có một điều là họ chưa biết họ, con người chưa biết con người do đâu mà có. Giờ phút này dầu văn minh cực điểm, trí thức quá cao trọng mà họ chưa

biết họ là gì hết. Sự thật vậy, bởi họ không biết họ cho nên sản xuất ra thuyết Duy vật và Duy tâm đang hy vọng lấy Vật lý học họ tìm con người.

Nhứt hơn hết là họ tìm căn nguyên con người, họ lấy theo vật lý học họ nói con người là con vật, họ nói con vật này nó cũng đồng sống như vạn vật kia, họ tiềm tàng vật-lý-học họ nói bổn căn con người do hai tinh trùng của nam nữ: là nam tinh trùng và nữ tinh trùng. Hai con tinh trùng ấy khi nam nữ giao cấu với nhau, hai con tinh trùng hiệp với nhau sanh ra con người, nó là con sâu, nguyên nhân nó là con tinh trùng, hai con ấy hợp lại với nhau, tinh trùng nam là cốt, tinh trùng nữ là nhục, hai con đó hiệp lại với nhau thành cục huyết đỏ lòm rồi lần lần mọc đầu, mọc tay biến ra thành nhơn hình.

Con thú gì trước kia cũng bởi do hai con tinh trùng ấy nó hợp với nhau rồi biến ra hình tượng của nó vậy. Bây giờ Đạo cũng nhìn con người là con vật, nhưng lúc nó biến ra Nhơn hình, quyền năng nào biểu nó biến, do quyền năng nào cho phép nó biến, họ lấy vật-lý-học nói tầm xàm, kẻ muốn tìm sự thật đem chơn lý đánh đổ tinh thần mà chơn lý của họ là chơn lý mộng ảo.

Chính Bần Đạo cũng nhìn sự thật chúng ta là con vật. Bần Đạo biết rằng nơi mặt địa cầu này trước kia tượng hình ra nó là cây, điều động có rễ, có máu, bắt đầu lần lần mọc lên cái đầu, hai cái tay, hai cái chân biến hình ra con dã nhơn, lần lần biết đi như con khỉ vậy. Mà lạ chướng hơn hết lúc biến thân ra nó, cái Linh cái Sống của nó thế nào chúng ta không biết. Hồi thời buổi nó tượng Nhơn hình của nó rồi, hỏi vậy cái Sống của nó ở đâu? Ai cho mà có? Và cái linh ở đâu mà có? -Đạo giáo chúng ta có chối rằng thi hài chúng ta không phải là con vật đâu! Chính Đạo giáo nhà Phật có nói con người chúng ta là con kỵ vật để cho Vạn linh cỡi nó đi đường từ mặt địa cầu nầy qua mặt địa cầu khác, mà con thú ấy là người của ta, mà người cỡi thú ấy là Phật, tức nhiên là cái Linh của chúng ta đó vậy. Bây giờ không phải thi hài nầy siêu thoát được, thú là thú, sanh ra tại Thổ huờn tại thổ, còn người cỡi nó là Phật, cho nên không có quyền năng nào giam hãm hay trói lại được. Phật ấy mới thật là con cái của Đức Chí Tôn, chính mình con thú vật-lý-học đã nói, con thú có người cỡi, mà người cỡi ấy là Phật, là con đẻ của Đức Chí Tôn.

Ấy vậy cơ quan siêu thoát là Phật siêu thoát chớ không phải con thú nầy siêu thoát được.”

Kỳ tới Bần Đạo sẽ thuyết cái sống của con người đối với Vạn linh nơi mặt địa cầu nầy.





III- Bí-pháp của Đức Chí-Tôn là gì?

Đức Hộ-pháp thuyết tại Đền Thánh ngày 15-05 năm Tân Mão (1951)

“Trước, Bần Đạo đã hứa kỳ này giảng về Bí Pháp, ấy là một điều giảng rất khó khăn, Bần-Đạo lấy cả tinh túy của nó thuyết ra đây. Chẳng phải đứng nơi tòa giảng này mà thuyết cho đủ được. Nếu như không có điều gì trở ngại về bí quyết, Bần Đạo thuyết minh cho toàn thể con cái Đức Chí-Tôn thấu đáo, hiểu cho tận tường cái bí-pháp Đức Chí-Tôn đến trong thời kỳ này, để trong nền chơn giáo của Ngài. Ấy vậy Bần-Đạo có một điều mơ mộng tìm phương trụ cả đức tin con cái của Ngài, nam nữ đặng cái đức tin ấy làm một ngọn huệ quang Thiêng-liêng, nó dìu dắt Thánh-Thể của Ngài trong con đường Thiêng-Liêng Hằng Sống tức nhiên con đường giải thoát.

Bí Pháp là gì? Là những cái hình trạng của Đạo về hữu hình, tức nhiên hình trạng của Hội Thánh, tức là hình trạng của Thánh-Thể Đức Chí-Tôn tại mặt thế này. Là quyền năng điều khiển Càn Khôn Vũ Trụ tức là quyền năng vô đối của Đức Chí Tôn đã cầm nơi tay, Ngài đến cùng con cái của Ngài, đặng Ngài ban cho một quyền hành đủ phương pháp, đủ quyền năng tự giải thoát lấy mình.

Tiên Nho chúng ta có trạng tả một điều vô hình, để tả ra một hình trạng hữu vi, nó vô tướng mà nó hữu lý làm sao đâu. Tiên Nho gọi chúng ta là khách trần, gọi mặt thế gian, tức là mặt địa cầu 68 này là “Quán tục”. Ta là khách, cõi trần này là Quán, nó hay làm sao đâu, không lấy tỉ thí gì minh-bạch chơn chánh hơn tỉ thí đó. Chúng ta thử nghĩ toàn cơ quan huyền diệu vô biên Đức Chí-Tôn đào tạo trong Càn Khôn Vũ-trụ và vạn vật hữu hình, chúng ta có thể quan sát trước mắt chúng ta đây, chúng ta ngó thấy đều do khuôn luật Thiên nhiên tương đối mà ra, hễ có khuôn luật tương đối tức nhiên nó phải có đối cảnh. Bởi khuôn luật tạo ra hình, hễ có hình thì có cảnh, hễ có khuôn luật tương đối tức nhiên phải có đối cảnh, tức nhiên có hình thì có bóng, vô bóng tức nhiên vô hình.

Chúng ta thử nghĩ luật tương đối, chúng ta lấy điều đơn sơ quan sát chúng ta thấy sống trong giấc ngủ và chúng ta sống trong khi thức, ngủ là sống với Vạn Linh, thức là sống với vạn vật. Chúng ta quan sát được hai đối cảnh sống với khuôn luật Càn Khôn Vũ Trụ kia cũng vậy không có gì khác, có cảnh sống có cảnh chết, sống chúng ta thể nào chết chúng ta thể nấy, không có chi la. Sống chúng ta là khách của “Quán tục” này, ta chết tức nhiên ta trở về quê Tổ, tức nhiên ta nhập trong cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống chớ không có chi lạ.

Bây giờ hai hình trạng ấy chúng ta thử nghĩ nó có liên quan mật thiết với chúng ta thể nào? Đơn sơ chúng ta nên lấy tỉ thí một cách khoa học là khi chúng ta thức mơ vọng điều gì, làm điều gì, cái năng lực trong hành tàng thường thức của chúng ta, trong giấc ngủ chúng ta nằm mộng mơ nói tầm xàm làm đối cảnh của nó, đối buổi thức tức nhiên buổi sống ấy vậy. Thức ngủ là trong khuôn luật sống chết, cái sống phải có cái chết, hành tàng của cái sống chúng ta thể nào thì buổi chết của chúng ta nó cũng hiện tượng ra nguyên vẹn, ấy vậy không có điều gì lạ hết.




tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương