Tây-Ninh Thánh Địa mùa Hoa Đạo nở Kỹ-niệm Hội-yến Diêu-Trì-Cung Quí Hợi (2007) Nữ Soạn giả nguyên thủY


C- HÀNH BÍ-PHÁP 1- Đức Chí-Tôn hành pháp tại Kiêm biên



tải về 1.2 Mb.
trang7/16
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.2 Mb.
#29736
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16

C- HÀNH BÍ-PHÁP

1- Đức Chí-Tôn hành pháp tại Kiêm biên  


Đức Hộ-Pháp thuyết tại Ðền Thánh, thời Tý đêm 24 tháng 5 năm Mậu Tý (dl. 30-06-1948)

  “Bần Ðạo nhớ khi lên mở Hội Thánh Ngoại Giáo trên Kiêm Biên năm 1927, đặng truyền giáo, Ðức Chí Tôn cho vị Phối Sư Hương Lự của chúng ta đây được thông công cùng Ngài, nhờ nghe, nhờ thấy, truyền pháp cho Bần Ðạo.

Khi nọ, Chí Tôn biểu Bần Ðạo lại kệ “bàn viết” có sắp một dãy nhựt trình đặng rút ra hai tờ. Ngài lại dạy Chị chúng ta là Bà Phối Sư Bảy đứng bắt ấn, kế Bần Ðạo trải hai tờ nhựt trình sau lưng mà bà Chị vẫn không biết. Tới lúc bắt Ấn rồi, Bần Ðạo thưa “Ðã trải rồi”. Tức thì bà Chị nhảy ngược lại, đạp hai tờ nhựt trình. Bần Ðạo không hiểu nghĩa gì. Ðức Chí Tôn biểu coi hai chơn đạp cái gì ?

Bần Ðạo coi chơn trước giở lên là hình Tưởng Giới Thạch, đạp ngay trên đầu, còn chơn sau Bần Ðạo biểu giở nhón lên, coi thấy hình Roosevelt, quan Tổng Thống của nước Mỹ đạp ngay ngực và miệng. Ðức Chí Tôn nói với Bần Ðạo rằng:



- "Một ngày kia Trung Hoa sẽ thờ phụng Ðạo đáo để, còn nước Mỹ sẽ lãnh trách nhậm đi truyền giáo toàn cầu”.

Ngày nay, chúng ta đã thấy tưởng chừng như Chí Tôn đã khiến mấy vị phóng viên bên Mỹ đến lấy hình trọn vẹn của Ðạo, đủ cả chi tiết, Kinh Luật đem về xứ để truyền bá, thì mấy vị nầy chẳng khác như Ðức Tam Tạng ngày xưa đến Ấn Ðộ thỉnh Kinh. Bần Ðạo dám chắc sự bí mật mà Bần Ðạo thấy Chí Tôn Hành pháp buổi nọ, đã kết liễu ngày hôm nay.

Ấy vậy, chúng ta phải chịu nhọc một chút đặng nghinh tiếp họ, trong buổi lễ nầy.

Bần Ðạo tưởng khi những người có mặt ngồi tại đây hầu lễ nầy, biết chừng đâu, cũng sẽ được hạnh phúc như đi truyền giáo bên Mỹ sau này mà chớ.!

Bần Ðạo để lời cám ơn toàn cả nam nữ và các BÍ PHÁP ấy chúng ta sẽ thấy Chí Tôn làm thành tướng trong thời gian ngắn ngủi sau đây.”

2- Đức Hộ Pháp "Ban Phép Lành"

 Đền Thánh, đêm 01-01- Ất Mùi (24-01-1955)

“Đêm nay, đêm giao thừa năm Ất Mùi. Cũng như các năm trước, Bần Đạo đã nhớ dường như Đức Chí Tôn khi mở Đạo ngày 15-10 năm Bính-Dần tại Chùa Từ Lâm Tự (Gò Kén). Qua đầu năm Đinh Mão cũng giờ này, cũng đêm nay, khi hầu Đàn rồi phò loan Đức Chí Tôn - Ngài biểu cả thảy con cái của Ngài hiện diện nơi đó ra:

Thầy đưa Cơ lên các con chung ngang qua Cơ Thầy ban Phép Lành cho các con”.

Đức Cao Thượng Phẩm và Bần Đạo bị Đức Chí Tôn xách đứng lên ra ngay giữa Đại Điện đưa cần Cơ lên cho cả thảy con cái của Ngài Nam Nữ chung ngang qua.

Bần Đạo vâng mạng lịnh của Đức Chí Tôn, đêm nay Bần Đạo Ban Phép Lành cho toàn cả con cái của Ngài Nam, Nữ. Cả thảy cầu nguyện Đức Chí Tôn chan rưới “Hồng Ân Thiêng Liêng”, Hồng Ân của Ngài rải khắp cho con cái Nam, Nữ.

Thơ Xuân đầu năm Ất Mùi.

Đêm nay Bần Đạo không giảng Đạo chỉ đọc bức

thơ của Bần Đạo gởi cho toàn cả Quốc Dân Việt Nam. Tiếp theo bức thơ Bần Đạo có làm một bảng “Tuyên Ngôn” gởi các Quốc Trưởng và các nhà cầm vận mạng của các dân tộc trên thế giới. Lát nữa Bần Đạo sẽ giải nghĩa bức thơ này sơ lược cho nghe.



Bây giờ Bần Đạo đọc bức thơ Bần Đạo gởi cho toàn Quốc Dân Việt Nam:

Bức thơ Xuân gởi cho toàn thể đồng bào Việt Nam

đầu năm Ất-Mùi của Đức Hộ-Pháp

Giáo chủ Đạo Cao-Đài

Cùng toàn cả Quốc Dân đồng bào Việt Nam,

Nhơn dịp ngày Xuân năm Ất Mùi, Bần Đạo thành tâm cầu nguyện Đức Chí Tôn chan rưới hồng ân cho toàn dân nước Việt đặng mau thoát khỏi ly loạn tương tàn. Sau nữa Bần Đạo có mấy lời thống thiết ngõ cùng toàn thể quốc dân.

Trót mười năm quật cường giải ách lệ thuộc, thâu hoạch độc lập cho Tổ quốc giống nòi thì toàn thể đồng bào đã góp vào biết bao nhiêu xương máu và đau khổ. Lập trường tranh đấu thâu hoạch cho kỳ đặng hạnh phúc tự do cơm áo của nòi giống sau 80 năm đô hộ, đã khiến cho

lòng ái quốc nồng nàn của mỗi công dân Việt Nam để tâm

vào một chí hướng là Độc Lập và Thống Nhứt non sông.

Hại thay! Cơ cấu tranh đấu cho kỳ đặng ấy nó đã chia rẽ dân tộc ra nhiều phương pháp và nhiều chí hướng: Việt Minh là gì ? Và Quốc Gia là gì?

Thì cũng là đồng bào Việt Nam tìm phương tranh đấu. Nhưng các danh từ và nhãn hiệu ấy chẳng lẽ có năng lực đặng chia rẽ con cái của một nước, một chủng tộc và xem lẫn nhau là kẻ tử thù?

Đau đớn thay nạn tương tàn tương sát đã xảy ra cũng do nơi định nghĩa bất đồng của các phương pháp và

danh từ tranh đấu.!

Từ ngày mùng 9 tháng 3 năm 1945 dương lịch, cuộc giải phóng dân tộc đã khởi đầu. Các biện pháp đem thắng lợi cho nước nhà hôm nay cũng chưa thâu hoạch đặng trọn vẹn, lại còn gây thêm nạn qua phân lãnh thổ: Từ vĩ tuyến 17 đổ vô là của khối Quốc Gia, còn vĩ tuyến 17 đổ ra là của Việt Minh làm chủ. Nạn nhị Chúa phân tranh Nguyễn Trịnh ngày xưa đã biểu diễn lại.

Bần Đạo thử hỏi cuộc tranh đấu giải ách lệ thuộc đặng đem hạnh phúc đó lại cho ai?

Phải chăng cho Tổ Quốc và cho toàn thể đồng bào thì lý ra chẳng lẽ có một nguyên cớ nào làm cho nòi giống Việt nầy chia phân cho đặng. Chủng tộc duy có một thì Hoàng Đồ chỉ có một. Rồi ta lại thử hỏi: Ai đã gây nên nội loạn ly tán giống nòi? Phải chăng vì năng lực ngoại bang đã gây nạn phân chia tộc chủng.?

Hai chí hướng đương nhiên của Quốc tế và lý thuyết Dân chủ xã hội và Cộng sản xã hội. Hai lý thuyết ấy đều hứa hẹn rằng nhân loại phải duy tân và cải tổ xã hội, vì tổ chức xã hội đương nhiên đã gây thất vọng cho nhân loại quá nhiều nên đem lại cho họ nhiều đau thảm hơn là hạnh phúc. Đôi bên đều hứa hẹn tìm một phương pháp sửa chữa đặng tìm cái hay trừ cái dở, lời hứa hẹn ấy đã thấm nhuần trong trí não đau khổ của nhân loại nhất là hạng bần dân và các quốc gia lạc hậu đều mong ước chóng được thực hiện điều ấy.

Hai triết lý xã hội mới mẻ kia đương tranh đấu đặng thâu hoạch tín nhiệm của toàn thể nhơn loại trên mặt địa cầu này. Cuộc tranh đấu của họ đã hiển nhiên kịch liệt và hỗn độn nhưng họ cũng đã đủ năng lực phân chia nhân

loại làm đôi chí hướng.

Hại nỗi, hạnh phúc đâu chẳng thấy, chỉ gây cho nhân loại một tấm thảm kịch tương sát, tương tàn. Ta nên để đức tin cho thời gian và không gian định nên hư của họ, nhưng hiển nhiên hôm nay ta chịu biết bao nhiêu đau khổ. Ta muốn cho vay đặng hưởng lợi, mà lợi đâu chẳng thấy vì hứa hẹn ấy chỉ với lỗ miệng, không bảo kê, không chứng chắc mà giờ phút nầy ta bị lỗ vốn một cách đau đớn và oan uổng.

Cuộc chạy theo bóng bỏ hình của nòi giống Việt Nam từ xưa đã vậy; nó đã làm nên bịnh chủng tộc. Đồng bào sẽ hỏi Bần Đạo dùng phương pháp nào để trừ hại thì Bần Đạo chỉ trả lời một cách đơn giản như thế này:

- Ngày nào cả chủng tộc Việt Nam đặng định tỉnh trong Quốc hồn của họ thì họ mới có thể cố thủ và bảo vệ sanh tồn của họ.

- Ngày nào lòng ái quốc nồng nàn của nước Việt Nam thoát khỏi lợi dụng đặng biến thành một ngọn lửa thiêng dâng lên bàn thờ Tổ Quốc của họ thì họ mới bảo thủ được trọn vẹn Hoàng Đồ cùng tộc chủng.

- Ngày nào đầu óc của cả khối Quốc Dân biết trọng dĩ vãng lịch sử của mình rồi định phận cho mình xứng đáng làm một nước đủ liệt cường, đủ uy tín hầu đối diện cùng Quốc Tế rồi chủ định số phận của mình do năng lực của mình, không ỷ lại nơi một ngoại bang nào thì ngày ấy mới giải ách lệ thuộc về tinh thần lẫn vật chất của mình mới đặng.

Tình thế đương nhiên là Bắc Việt đã bị lệ thuộc của Trung Cộng, còn Nam thì bị sống gởi nơi tay người, thì kiếp số tương lai của ta chưa biết nương nơi đâu mà an đặng. Nếu tình thế này mà kéo dài tới mãi thì hòa bình của họ đã hứa hẹn cùng ta thì là mộng ảo.

Bần Đạo ước mong và cầu xin cho toàn thể đồng bào sáng suốt hơn đặng tự định số mạng và tương lai của

mình.

Bần Đạo để lời chào mừng toàn thể đồng bào và cầu chúc cho các gia đình đều hạnh phúc.

  Bức thơ Bần Đạo có gởi cho đài phát thanh Sài Gòn, đêm nay có lẽ giờ này đã đọc rồi.



Cái nạn qua phân lãnh thổ, Bần Đạo nói sẽ làm cho nhơn loại đau khổ và nguy hiểm không thể tưởng tượng vì năng lực tàn phá của võ khí tối tân nhứt là bom nguyên tử. Nếu nhơn loại không rán sức đem hòa bình hạnh phúc do con đường thiêng liêng của Đức Chí Tôn đã đến thì nhơn loại sẽ bị tiêu diệt. Nhơn loại mắc nạn tiêu diệt ấy là do tội tình của họ. Một điều Bần Đạo nói cho nước Pháp biết rằng: “Sắc dân này không quen chịu lệ thuộc, cả sự tranh đấu đặng giải ách lệ thuộc của họ đối với nòi giống Trung Quốc buổi nọ không ai cản họ được. Hốt Tất Liệt thâu cả Hoàng đồ bên Âu Châu, đặt gót tới Việt Nam bị thảm bại”.

Bần Đạo xin hai chánh phủ phải hiệp với nhau làm một và toàn thể quốc dân Việt Nam không phân biệt đảng phái, Tôn Giáo phải hiệp nhau làm một đừng chia đôi ra. Bần Đạo cầu xin họ sáng suốt đặng định tương lai mình, do mình vi chủ không muốn cầu ai. Nhứt là nước Việt Nam nhờ Pháp nói với Mỹ. Nước Việt Nam đã đánh đổ quyền hành của Pháp, không muốn quyền hành nào thay thế là vậy.

Đạo mở tức là Cơ Đại-Ân-xá của Đức Chí-Tôn:





3- HỘ PHÁP Hành Pháp mỗi khi

vô Cúng Đàn

Ðền Thánh, đêm 14-2- Mậu Tý (dl. 24-03-1948)

Hôm nay Bần Ðạo chẳng phải thuyết Đạo.

Bần Ðạo chỉ nói chuyện mà thôi: Nói chuyện Hộ Pháp, mỗi phen vô CÚNG ĐÀN làm việc chi, theo như lời Bần Ðạo đã hứa.

Bần Ðạo nói đây để cả thảy được biết điều ấy trọng hệ như thế nào, đặng giữ gìn và giúp Bần Ðạo mỗi phen HÀNH PHÁP được dễ dàng một chút. Bần Ðạo nói hôm nay, để đêm mai có nhiều thì giờ giảng những điều thiết yếu hơn, trọng hệ hơn.



- Mỗi phen nhập Đàn, hễ trống chuông rồi, thì tất cả đi vô, cả thảy đi vô thong thả, chỉ có Bần Ðạo thật bối rối. Bước lên Ngai rồi, trụ Pháp lại, vẽ bùa niệm chú. Câu chú mà khi thượng sớ, chúng ta thường nghe đọc “Tam Châu Bát Bộ Hộ-Pháp Thiên-Tôn”. Thật sự thì như vầy “TAM THIÊN THẾ GIÁI HỘ PHÁP GIÁNG LÂM”. Từ trước đến giờ, các bậc tiền bối của chúng ta đã để như nói trên nên không thể sửa cải được, phải để y như vậy.

Khi bái đàn rồi cả thảy quì tụng kinh, còn Bần Ðạo tịnh niệm, mỗi câu Kinh mấy em đọc vẫn dễ, vì thuộc mà đọc thôi, riêng Bần Ðạo mỗi câu Kinh phải mật niệm, tụ hết cả nghĩa lý của nó dâng lên Chí Tôn và các Ðấng Thiêng Liêng. Rồi còn điều nầy rắc rối hơn hết, hễ khi nào cả thảy tụng rồi bài Kinh Chí Tôn hoặc Kinh Tam Giáo: khi Bần Ðạo thấy nín hết, buổi đó đem hết tinh thần trụ lại, dâng lời mặc niệm ấy vào Bát Quái Ðài. Ðến khi tất cả niệm Ngũ nguyện cũng vậy, Bần Ðạo định tâm, dồn cả đức tin biến thành một Huệ-quang chiếu diệu đem vào Bát-Quái-Ðài rồi, đợi cho Bát-Quái-Ðài trả lời, khi ấy ở trong đó ánh sáng tủa ra, Bần Ðạo cúi đầu niệm thế cho cả thảy.

Còn dâng Tam Bửu: Bần Ðạo hiểu cả nghĩa lý của nó đang khi dâng Bông, cả thảy hình thể con cái của Chí Tôn tức là Thánh Thể của Ngài, trụ hết xác Thánh đó dâng cho Ngài đặng Ngài làm phương cứu thế. Ðó là dâng Bông.

Tới dâng rượu: cả thảy khi dứt câu Kinh, nín lặng hết, Bần Ðạo vận dụng cả trí não tinh thần, đem đức tin của cả thảy dâng vào Bát Quái Ðài.

Tới dâng Trà: là dâng cả Linh hồn cho Chí Tôn. Bần Ðạo để cả tinh thần trụ lại, đem linh hồn của cả con cái Chí Tôn dâng cho Ngài.

Khi các người Cầu nguyện, buổi cầu nguyện biết vậy thì nguyện như vậy thôi, còn Bần Ðạo phải trụ hết tinh thần định trở lại, đem cả những lời cầu nguyện ấy đặng dâng cho Chí Tôn và các Ðấng Thiêng Liêng.

Khi Chí Tôn truyền cho Pháp ấy, Bần Ðạo nghĩ rằng: Ðó là chiếu theo Cổ pháp của nhà Phật buổi trước, nhứt là Thiền Môn mỗi khi làm chay, thí của, cầu siêu, hay tuần tự chi đều rước một vị Hòa Thượng trụ trì đến. Không gì khác hơn là Bí-pháp của Chí Tôn trụ thần. Bần Ðạo dám chắc rằng không ai biết, họ tụng kinh như hát mà thôi, không ai để hết tinh thần vào câu kinh, nên mấy thầy chùa gõ mõ tụng kinh có ăn thua gì. Trọng hệ là vị Hòa Thượng trụ trì ngồi hành pháp, nhưng không hiểu họ có biết mà làm y theo đó hay không? Cái trọng hệ ấy, nếu ai làm cho y, thì là trúng với Bí pháp. Tiểu Ðàn thì vậy.

Còn Ðại Ðàn lại còn rối cho Hộ Pháp hơn nữa, là có ba ấn: Thượng Nguơn, Trung Nguơn, Hạ Nguơn, ấn ấy không phải do tay Hộ Pháp không? Khi đứng lên Ngai rồi bắt ấn Hộ Pháp, lấy cả Tam Bộ Thiêng Liêng tức là sanh khí mà ta thấy trước mắt tỏa ra cùng khắp. Rồi đến trụ Thần lại bao trùm cả trái đất nầy như vòng bao một trái cây gì vậy, để cái cuống lên trên, đem dâng cho Chí Tôn ngự.

Kế dâng Bông, bắt Ấn Thượng Nguơn dưới đạp Ngưu Ðẩu, tay đưa Gián Ma Xử lên hiệp với chữ Khí, đem Khí ấy đưa ra cả Càn Khôn thế giới. Ấn Thượng Nguơn làm chủ chữ Khí, đem Khí ấy hiệp hết cả Ngươn Khí đặng bao trùm vũ trụ.

Ðến Trung Nguơn bắt Ấn Hiệp Chưởng biến hóa, Gián Ma Xử để nằm ngang, đuôi bên Thế, cán bên Ðạo, ý nghĩa Ðạo cầm cán đặng trị Ðời. Bắt ấn Hiệp Chưởng, cầm cả cơ pháp của vạn vật biến sanh đặng bảo tồn không cho tương tranh, tự diệt nhau.

Tới Hạ Nguơn, tay tả thuộc Dương để trên, tay hữu thuộc Âm để dưới, rồi để Gián Ma Xử chúi xuống, trụ Thần đem cả Càn Khôn hiệp cả vạn vật. Bắt ba Ấn phải trụ thần, làm sao cho ấn ấy đừng thất pháp. Cho nên ban sơ, buổi Chí Tôn mới giao cho Bần Ðạo tại Từ Lâm Tự, cái khó là trí óc vẫn lo ra, vì không quen, không phải mình làm thầy phù, thầy pháp gì ổng giao cho học mãi làm không trúng. Vì cớ nên mới có quỉ lộng tại Từ Lâm Tự buổi nọ, các Ấn khác của Hộ Pháp có linh hay không mà quỉ lộng? Ấy là Thiên Cơ khiến vậy. Chí Tôn mở Tam Thập Lục Ðộng coi có phá nổi Ngài không? Có thể làm cho tiêu diệt nền Chánh Giáo không? Ðể cho chúng sanh thí nghiệm mà thay quyền năng vô tận của Ngài. Buổi nọ vì thời gian ngắn ngủi, nên công việc chưa rành rẽ, vì không đủ thì giờ để chuyên luyện, hoặc cho là chưa trọng hệ cho lắm, nên có điều sơ lược. Ðó là Thánh ý của Ðức Chí Tôn muốn như vậy.

Trong một thời Cúng, Bần Ðạo đã căn dặn nhiều phen trọng hệ hơn hết, là khi Dâng Tam Bửu, dầu cho tinh thần suốt buổi Cúng có nhiều lúc lo ra đi nữa, đến khi Dâng Tam Bửu, khuyên cả thảy định thần đặng mật niệm, dâng ba bửu trọng hệ cho Chí Tôn, tức là giúp sức Bần Ðạo hành pháp dễ dàng một chút đó.”



4- Vía Đức Phật Quan-Âm Đức Hộ-Pháp HÀNH PHÁP trong thời Cúng Đàn

Đền Thánh đêm 18 /02 năm Nhâm Thìn (1952)

  Mỗi kỳ Đại Đàn kể từ 12 giờ cho đến 2 giờ, trong hai giờ đồng hồ nếu mấy người mặc một bộ đồ võ phục như vầy, có buộc dây như Tôi, chịu thử như Tôi coi ra sao mấy người biết. Từ lúc mới vô dĩ chí cho tới mãn lễ, không có lúc nào ở không, luôn luôn hành pháp không nghỉ, tới xong lễ lại lên giảng đài giáo Đạo cho con cái Đức Chí Tôn, nếu ngày kia có tuổi thêm chút nữa, chắc làm không nỗi, không thể đứng nỗi, chịu không nỗi nữa.

Hạng nhứt dòm trở lại thấy họ làm biếng đi Cúng, thấy nó não nề làm sao! Thối chí làm sao! Bần Đạo cho hay lần này là lần chót, ngày giờ nào có Đại lễ như vầy, Bần Đạo ngó thấy trước mắt nếu còn sự biếng nhác của con cái Đức Chí Tôn, Bần Đạo không thuyết Đạo nữa, lần này là lần chót!



Đêm nay Bần Đạo thuyết cái đề rất trọng yếu là:

Con người đi tìm Đạo hay Đạo đi tìm người?

Từ Thượng Cổ đến giờ đã lắm người tự nhiên biết rằng: Cả cái khuôn luật thiên nhiên của tạo đoan thế nào là Thánh ý của Đức Đại Từ Phụ cũng đã định vậy. Luật thiên nhiên của tạo đoan buộc chúng ta phải nhìn nhận cái khuôn luật tối yếu, tối trọng của Ngài. Trong vạn vật hữu sinh chúng ta thấy chúng ta đứng đầu hơn hết, vì chúng ta linh hơn vạn vật. Vì cớ cho nên khi chúng ta còn thiếu niên chúng ta chưa đủ trí thức, chúng ta vẫn thường theo một khuôn luật là tìm sống thôi. Bởi phương bảo vệ cái sống của mình là khuôn luật thiên nhiên đã định vậy, hễ khi nào chúng ta tìm sống tức nhiên chúng ta làm thế nào cho chúng ta sống được. Tức nhiên chúng ta không chịu nhịn sống cho ai hết, nói rõ ra cái tấn tuồng tranh sống mà Bần Đạo đã thuyết cái yếu lý của toàn thể nhơn loại trên mặt địa cầu này, để định vận mạng tương lai của họ, cái yếu lý ấy hệ trọng hơn hết. Hễ nhượng sống thì còn tồn tại với nhau, mà tranh sống thì tức nhiên tự diệt với nhau vậy.

Ấy vậy, chúng ta tìm Đạo là gì? Là chúng ta thoát ly cho đặng cái thú tánh, để bảo tồn cái thiên mạng của mình. Dầu cá nhân của chúng ta, dầu toàn thể nhơn loại cũng vậy, duy chịu có khuôn luật ấy mà thôi.

Kỳ trước Bần Đạo đã thuyết hai cái cơ thể: Nhục thể và Linh hồn của chúng ta tức nhiên là cái nguơn linh của chúng ta vậy. Nó phải tương liên mật thiết với nhau, đặng nó điều độ dìu dẫn trên con đường Tu, tức nhiên trong con đường Đạo của chúng ta là tánh và mạng phải song tu, ta phải biết cái tánh của ta vẫn còn cái thú tánh của nó, trong xác thịt thú này, ta tìm phương nào cho thoát ly nó, đừng chịu quyền năng của nó ràng buộc, ta phải đạt cho được cái tinh thần thiêng liêng vô đối đó. Chúng ta đồng thể cùng Đấng Chí Linh tức nhiên đồng thể cùng Đạo. Đạo là cơ quan mà toàn thể nhơn loại từ Thượng Cổ đến giờ, tìm kiếm đó vậy. Họ tìm Đạo là tìm gì? Họ tìm Đạo đặng đạt được chơn pháp giải thoát kiếp sinh của họ. Nhà Phật tìm phương chước đặng diệt quả kiếp của mình đặng đạt cơ siêu thoát. Đạt cơ siêu thoát đặng làm gì? Đặng lập vị Thần, Thánh, Tiên, Phật và có phương thế đồng thể cùng Đức Chí Tôn đặng cầm quyền tạo đoan của Càn Khôn Vũ Trụ, ấy là mơ vọng của toàn thể nhơn loại từ xưa đến nay đi tìm Đạo là vậy đấy.

Hỏi từ trước đến giờ họ đã tìm đặng hay chăng? Ta để dấu hỏi mơ hồ. Những Đấng đã đạt Đạo, chúng ta chắc hay không, duy mấy vị Giáo Chủ mà thôi. Còn các môn đệ của các Ngài, sau khi các Ngài đã qui liễu; chúng ta để dấu hỏi họ đã đạt vị được như vậy hay chăng? Chắc cả thảy đều để dấu hỏi mơ hồ hết. Giờ phút nầy chính mình Bần Đạo đứng tại giảng đài này, là người để đức tin vững chắc hơn toàn thể nhơn loại. Mà chính mình Bần Đạo phải để dấu hỏi mơ hồ này, thì tưởng chưa có ai đạt cơ siêu thoát đặng.

Ấy vậy, đạt siêu cơ thoát đặng chi? Đặng đạt phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật và cả phẩm vị Trời nữa, có phải như vậy chăng? Hết thảy đều nhìn nhận là phải vậy. Mà giờ phút này Đấng cầm quyền cả Càn Khôn Vũ Trụ, làm Chúa cả Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, Ngài đến cùng ta đem cái địa vị của Ngài để trong mình của mỗi đứa, tức là Ngôi Chí Thánh của Ngài. Ngài đến lấy cả hình xác của chúng ta đặng làm phần tử Thánh Thể của Ngài. Phải chăng nếu chúng ta lấy cái triết lý chơn lý ấy tìm tòi, chúng ta thấy rằng: Ông Trời đến ở cùng ta, ta là ông Trời tại thế này, cửu phẩm Thần Tiên ở trong Thánh Thể của Ngài; Thần, Thánh, Tiên, Phật Ngài đem để trong tay của chúng ta cả thảy. Lý do là Đạo đến tìm ta, chớ ta không có tìm Đạo. Thượng Cổ không biết chừng nhiều Đấng đã muốn trông thấy như ta đã trông thấy, và họ muốn đặng như ta đã đặng hôm nay, nhưng họ chưa đặng mà chúng ta đã đặng.

Ấy vậy Bần Đạo quả quyết rằng, xưa kia thiên hạ tìm Đạo một cách khó khăn mà giờ phút nầy ta lại thấy Đạo đến tìm ta.

Hồi chiều mấy anh em chúng tôi có ngồi luận Đạo với nhau, đang nhắc Ngài. Đức Chí Tôn mới đến Ngài có than rằng:

Cười khan mà khóc bởi thương bây,
Chẳng mất một con nghiệt cả bầy;
Biết phận già không chờ chống gậy,
Nương theo con dại mới ra vầy.


Ông thấy mình tội tình quá lẽ, nhơn loại con cái của Ông đã sa ngã, đã tội chướng quá nhiều, chính mình Ông cầm gậy đến ở cùng con cái của Ông. Một là tìm phương giải tội cho nó. Hai là tìm phương đem quyền pháp cơ quan siêu thoát đến trong tay nó. Nếu toàn thể con cái từ Tín Đồ dĩ chí Thiên Phong Chức Sắc không có đạt vị đặng, dám chắc khi trở về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống cái hổ nhục chẳng thế gì chúng ta thấy đặng các bạn của chúng ta đang tiếp chúng ta nơi cửa Hư linh đó vậy, và lẽ sao đạt không đặng không có gì tệ mạt hơn”



5- Ý nghĩa đi Hoán Đàn (Cúng Đại Đàn)

Đêm rằm tháng 2 năm Mậu Tý (dl. 25-03-1948)


(LỄ THÁI THƯỢNG)

Không có một điều chi Chí Tôn để trong Pháp giới của Ngài, trong cửa Ðạo nầy, mà không có nghĩa lý. Ít nữa mình không biết thì phải tìm cho biết, coi tại sao như thầy chùa chạy kim đàn vậy, tìm cho ra duyên cớ đặng hiểu biết bên trong pháp giới của Ðức Chí Tôn là thế nào mà hình thể bên ngoài lại dị kỳ làm vậy. Không biết phải hỏi, cả thảy nên biết rằng, không một điều gì trong nền Tôn Giáo nầy mà vô nghĩa lý đa nghe.!

Tại sao phải Hoán đàn, nam, nữ chen nhau?

Ðó là Bùa Pháp Luân Thường Chuyển. Tại sao Chí Tôn để bùa Pháp Luân Thường Chuyển tại thế này, đặng chi vậy? Hiện đã mãn Hạ Ngươn tam chuyển, bắt đầu Thượng Ngươn Tứ chuyển ta gọi là khai ngươn nên phải để cho Pháp luân chuyển.

Ta đã biết thời Tiên Thiên Khí và Hậu Thiên Khí chuyển làm một mối mới đạt Ðạo đặng. Cả thảy đều biết qua Cửu Trùng Ðài nầy là Cửu Thiên Khai Hóa, còn Cung trên kia là Cung Ðạo. Từ trước đến nay, mỗi người mải miết tìm Ðạo mà Chí Tôn để giữa đó, trước mắt mà không biết. Ði chín từng Trời để cho phần hồn đi cho cùng tột Cửu phẩm Thần, Thánh, Tiên, đến Phật, tức là Phật xuống phàm, rồi phàm trở lại Phật, chuyển luân như vậy, Bí pháp gọi là đạt Ðạo. Tại sao cả thảy không tìm hiểu, rồi không chịu vô Hoán đàn, sợ mỏi chân, chờ trong nầy thiên hạ đi giáp rồi mới vô cúng mà thôi.

Cũng vì bởi không Hoán Đàn là không đạt được Thể pháp đó không đủ theo pháp giới của Chí Tôn, nên người cầm pháp có phận sự không cho vô tức là không cho làm loạn Ðạo.”



6- Hành Bí-pháp trong cửa Đại-Đạo

Ngài Bảo-Đạo Hồ-Tấn-Khoa có nói:



Những điều sơ khởi:

Người mới Nhập môn vào Đạo Cao-Đài lập Minh thệ thì đặng hưởng hồng-ân là thọ phép Giải oan. Phép này rửa sạch tội tiền khiên của mình từ trước.

Phép này cũng là một Đại Ân xá những tội tình, nhưng từ ngày Nhập môn về sau thì phải gìn giữ đừng gây thêm tội mới cho đến ngày chết tức là ngày trở về với Đức Chí-Tôn (Đại-Từ-Phụ) thì được nhẹ nhàng rất nhiều.

Ngoài Bí-Pháp giải-oan này Đức Chí-Tôn còn ban cho Pháp Tắm Thánh, pháp làm Hôn phối và đặc biệt nhứt là phép xác và phép độ thăng.

Người Tín-hữu Cao-Đài nào giữ được 10 ngày chay trong mỗi tháng đổ lên được thọ truyền Bửu pháp tức là hưởng được phép xác, cắt hết 7 dây oan-nghiệt. Linh-hồn không còn bị ràng buộc với thi hài bởi 7 dây oan-nghiệt nữa nên được xuất ra nhẹ-nhàng về cõi Thiêng-liêng Hằng sống.

Còn Phép độ thăng là để giúp cho linh hồn những

Chức-sắc được nhập vào Bát-Quái-Đài dễ-dàng hơn”.

a/- Tín đồ khi mới Nhập môn phải Minh-Thệ:

Tới phiên các Môn đệ, từ người đến bàn Ngũ Lôi mà thề rằng:

“Tên gì?... Họ gì?... Thề rằng: Từ đây biết một Ðạo Cao Ðài Ngọc Ðế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư Môn đệ, gìn luật lệ Cao Ðài, như sau có lòng hai thì Thiên tru Ðịa lục." (36 chữ)

Tới trước bàn Hộ Pháp cũng thề như vậy, rồi mới đến lạy nhị Ðầu Sư.”



b/- Cúng Tứ Thời là Bí pháp Giải thoát:

Thầy dạy:

Thuở Đức Hộ-Pháp còn sanh tiền Ngài cũng lo ngại

cho loài người vì sự văn-minh tuyệt đỉnh bị “giục thúc bởi phương sống vật chất, họ tìm hạnh phúc trong cái sống vật hình, vì cớ Đạo-giáo mất quyền”.

Ngài vấn nạn Đức Lý Giáo-Tông:

Đương thế kỷ hai mươi này văn-minh cực điểm đã đi quá cao rồi, đem đạo-đức tinh thần làm thuyết cứu thế sợ chẳng có kết quả. Tôi công nhận rằng trước hai ngàn năm có lẽ nhơn loại còn bảo thủ được khối thiên lương, biết xu-hướng đạo-đức; tinh thần đạo-đức buổi ấy dường như gặp một mảnh ruộng có nhiều phân nên hột giống mới mọc đặng, còn thế-kỷ hai mươi này là thời-kỳ văn-minh vật chất, nếu đem đạo-đức ra làm môi giới cứu vãn tình thế cho đời e vô hiệu quả.

Đức Lý Ngài than, nói quyết đoán rằng:

- Theo lẽ Hiền-hữu nói nhơn loại ngày giờ này không cần đạo-đức có phải?

Bần-Đạo trả lời:

- Thật vậy! Nhơn-loại buổi này không cần đạo đức,

chỉ tìm hạnh phúc nơi văn-minh khoa học cũng có thể được chứ?

Ngài cười:

- Văn-minh khoa-học chỉ nuôi phần xác thịt mà thôi, con phần linh hồn chắc-chắn họ sẽ đói!

Bần-Đạo vấn nạn tiếp:

- Tại sao Ngài nói linh-hồn đói? Linh-hồn có ăn sao mà đói?

- Phải! Phải có vật-thực đặng bảo dưỡng nó như thi hài vậy, nếu không vật thực nó sẽ tiều-tụy rồi chết mà chớ!

Bần Đạo lại hỏi:

- Đạo-đức tìm nơi đâu mà có đặng?

- Tức nhiên tìm nơi cửa Thiêng-liêng hằng sống mới có, mà tìm nơi cửa Thiêng-liêng hằng sống tức là cửa Đạo. Buổi ăn của linh-hồn là buổi ta vô Đền Thờ cúng đấy! Ta không thấy mùi của nó tức chưa hưởng được, tưởng vô Đền thờ là bị luật buộc, không dè mỗi phen đi cúng tức là cho linh-hồn ăn vậy! Bần Đạo tưởng thấy trong trí cần phải bắt buộc cả thảy đi cúng. Vì trong thâm tâm Bần Đạo định mấy người chưa biết mùi của nó, cũng như kẻ nhà quê đưa cho gói bánh ăn chẳng được, rồi khi đã biết mùi rồi bán cả áo quần mà mua ăn” (TĐ II/152)

Vì tính cách trọng-yếu đó mà Đức Phật Quan-Âm nhắc nhở rằng:

- Phải năng cúng kiến:

Thánh Giáo của Đức Quan Âm Bồ-Tát dạy:



"... Các em phải lo cúng kiến thường:

1- Một là tập cho Chơn Thần được gần gũi các Đấng Thiêng Liêng cho đặng xán lạn.

2- Hai là cầu khẩn với Đức Đại Từ Bi tha thứ tội tình cho các em và cả chúng sanh.

3- Ba là có tế lễ thì tâm mới có cảm, cảm rồi mới

ứng, ứng là lẽ tự nhiên.

4- Bốn là tâm có cảm thì lòng bác ái mới mở rộng, mà nhứt là khiếu lương tri, lương năng của các em cũng nhờ đó mà lần hồi thành ra mẫn huệ. Các em nhớ à! ..."

(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.2,  ngày 08--05-1933)


tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương