Tây-Ninh Thánh Địa mùa Hoa Đạo nở Kỹ-niệm Hội-yến Diêu-Trì-Cung Quí Hợi (2007) Nữ Soạn giả nguyên thủY



tải về 1.2 Mb.
trang4/16
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.2 Mb.
#29736
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

1- Ngài Trần-Duy-Nghĩa

(1888-1954)

Khai pháp Chơn Quân Hiệp-Thiên Đài

Nguơn linh là Thánh Pierre

Ông Trần Duy nghĩa sinh ngày 17-8 Mậu-Tý (dl 11-9-1888). Qui lúc 3giờ sáng ngày 22-01-Giáp-Ngọ (24-2-1954)

Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, nguơn linh là Thánh Pierre, một trong 12 vị Thánh Tông Ðồ của Ðức Chúa Jésus Chris, nhưng có đến ba lần chối Chúa.

Chuyện kể lại:

“Một hôm nọ, Đức Phạm Hộ Pháp lập Đàn, có các vị Chức sắc Thiên phong dự chứng. Đức Phạm Hộ Pháp cầm cây Kim Tiên đưa ra bên trên và trước mặt Ngài Khai Pháp đang quì. Đức Phạm Hộ Pháp nói:

- “Nầy Pierre, ngày trước ngươi đã chối TA ba lần, lần nầy Ta tha cho đó.”

     Tiền kiếp của Ngài là Thánh SAINT PIERE, tức là một trong 12 Thánh Tông-Đồ của Thiên-Chúa-giáo, ngày nay các vị Thánh ấy cũng trở lại trong hàng Thập Nhị Thánh, tức là Thập Nhị Thời-Quân trong cửa Hiệp-Thiên Đài cũng giữ phận sự hầu Thầy mà thôi”.

Hiện tượng này, một lần nữa xác định rằng Đức Chúa Jésus-Christ vốn tiền thân của Đức Hộ-Pháp Phạm Công Tắc, Ngài làm nhiệm vụ tha tội cho Thánh Pierre.

Khi Ngài Khai Pháp Trần Duy nghĩa qui Thiên liền giáng Cơ cho bài thi làm:



Bài Thài hiến Lễ

Đã chán công danh dưới phép người,

Đem thân cửa Phạm để nên nơi.

Lóng chuông Bạch-Ngọc hồi hồn tục,

Nghe trống Lôi-Âm tỉnh mộng đời.

Nắm pháp Thiêng-Liêng dìu Thánh vị,

Cầm Cân Công-lý giữ ngôi Trời.

Dầu chưa trọn nghĩa Thiên-Thơ định,

Giác ngộ vui theo cũng kịp thời.

Đức Hộ-Pháp nhắc lại buổi đầu Đức Chí-Tôn dạy “đi tìm Pháp”. Nhưng rốt lại đi tìm đúng Ông Trần-Duy Nghĩa, sau Đức Chí-Tôn phong cho Ngài là KHAI-PHÁP CHƠN-QUÂN:

Bần Đạo đưa bài Thánh Giáo Đức Chí Tôn dạy đi tìm Ngài thì Ngài nói với Bần Đạo hai câu, mà làm cho Bần Đạo kính phục và cảm tưởng mãi nơi tâm, biết rằng ông nầy có thể chung sức với mình gánh vác nỗi sự nghiệp của Chí Tôn đã giao phó.



Ngài nói rằng:

Tôi tưởng dòng dõi của dân tộc Việt Nam trên bốn ngàn năm đã chết, nào dè ngày nay Đức Chí Tôn đến định lập Quốc Đạo thì chắc hẳn rằng đất nước Việt Nam sẽ sống lại được mà là cứu chữa Tổ quốc và giống nòi dân tộc Việt Nam sẽ cỗi ách lệ thuộc giữa thời Pháp thuộc đang bạo hành.”



Kể từ đó thì Ngài vẫn cương quyết lo giúp đỡ Bần Đạo và sự kính nể đáo để không giờ phút nào mà Đức Ngài muốn rời xa Bần Đạo.

Khi trở về Thánh Địa Bần Đạo gượng làm vui chớ kỳ thật riêng về Đức Ngài Khai Pháp và Bần Đạo không giờ khắc nào mà quên trong cảnh tù đày lao lung…

Bần Đạo đã thấy toàn thể con cái Đức Chí Tôn rất chú ý về việc đó, nhưng Bần Đạo ôm lòng nín chịu và căn dặn Ngài vẫn dằn lòng không thốt ra lời nói gì cả. Bần Đạo sợ nói ra đây gây oán chất hờn thêm cho Đạo, nếu Bần Đạo nói ra không có bút mực nào tả cho hết, lại thêm xung đột.

Kể từ ngày về Thánh Địa Đức Ngài Khai Pháp thường than khổ với Bần Đạo, vì sợ e không khỏi gây cảnh nồi da xáo thịt, bên ngoài thì Pháp, bên trong thì Việt Minh, ở giữa thì Quân Đội Cao Đài, ai vui hứng chớ riêng Đức Ngài không có ngày nào mà không lo sợ sự đổ máu giết chốc lẫn nhau làm đến tương tàn cốt nhục của nòi giống Việt Nam ta nữa mà chớ…”

Thử cơ Bút - Nguơn linh Pierre giáng:

Một hôm Ông Bà Đốc Phủ Chi, là người theo Đạo Công-giáo có đến nhà Ngài Cư, mục đích muốn thử xem vấn đề chơn giả của Cơ Bút, nên ông Bà có đề nghị:

Xin cho chúng tôi để thử trên bàn Cơ hai vật này là Ảnh tượng CHÚA và Cây Thánh giá. Nếu Đức Cao Đài là Thượng-Đế thật thì mới giáng Cơ được, bằng Quỉ Vương thấy hai vật báu này tự nhiên phải tránh”.

Ông Cư bằng lòng cho thử. Đoạn Ông Đốc Phủ cùng ngồi với Ngài Tắc để quan sát. Trước hết Thánh Pierre giáng Cơ cho bốn câu thi để trả lời cho Ông Bà Đốc Phủ Chi, vào ngày 17-11 Ất-Sửu (dl 01-01-1926)

Thánh giáng Cơ cho biết là:

SAINT PIERE

Thiên đàng giữ cửa góc Trời Tây,
Truyền Ðạo cho dân biết mặt Thầy.
Cứu chuộc đã gần đôi ngàn tuổi,
Cao Ðài phú thác dắt dìu bây
.

(31 Decembre 1925)

Ngày 11-01 Bính Dần (dl 23-2-1926) Đức Chí Tôn có giáng cho KHAI-PHÁP CHƠN-QUÂN bài thi: Đạo Tâm rỡ rỡ sáng như ngày



Hiệp cũng may mà gặp cũng may.

Đã mộ trong lòng thân cũng mộ,

Một lòng mộ Đạo chớ đơn sai

Đức Chí-Tôn

Ngài Khai Pháp quí danh là Trần Duy Nghĩa, sanh năm Mậu Tý (1888) tại làng Thành Phô, tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò-Công. Trưởng thành trong một gia đình Nho phong. Thân phụ là Ông Trần-Duy-Quyền và Thân mẫu là Bà Đặng thị Lâu, đều ở Gò Công.      

Ngài Trần Duy Nghĩa được Thiên phong Khai Pháp, cùng một lượt với chư vị Thời-Quân khác khi Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền Hiệp-Thiên-Đài ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Mão (dl 13-2-1927).      

Ngài hợp cùng Ngài Tiếp-Pháp Trương văn Tràng thành cặp Phò-loan truyền Đạo lúc ban sơ và sau đó trở thành cặp Phò loan chuyên về Bí Pháp.





2- Ngài Khai Ðạo Phạm Tấn Ðãi

(1901-1976)

Nguơn linh Ngài là Ðông phương Sóc

Là Tiên gia giáng trần làm Quân sư cho Hớn Võ Ðế, trong sự tích “Hớn rước Diêu Trì” (Xem lại trang 27)



Ông Phạm Tấn Đãi, tộc danh là Thuộc và Đạo hiệu là Trí Thanh, sanh ngày 28-7-Tân Sửu (dl 10-9-1901) tại làng Mỹ Lệ, quận Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn. Qui ngày 19-2 Bính-Thìn (1976)

Thân phụ của Người là Ông Phạm Thành Thiệt, được Thiên phong Giáo Hữu, sau khi nhập môn cầu Đạo, thăng lần đến phẩm Phối Sư Phái Thượng.

Thân mẫu là Bà Nguyễn Thị Ruộng, cũng được thọ Thiên ân Giáo Hữu, quê ở Chợ Trạm làng Mỹ Lệ. Vào ngày 4-11-Ất Sửu (Thứ Bảy:19-12-1925). Người được ông Phủ Nguyễn Ngọc Tương mời đến dự Lễ Khai đàn, có rất đông viên chức đến dự. Đêm ấy, Đức Chí Tôn giáng dạy, ban cho mỗi người một bài thi và riêng Người thì Đức Chí Tôn cho bốn câu thi như sau:

Dằn lòng len lỏi hãy qui y,
Nay gặp Ta đây đã đến kỳ.
Oanh liệt hồng trần e phải khổ,
Tầm đường đạo đức tránh đường nguy.


Đúng một tuần sau, ngày 11-11-Ất Sửu, Thứ Bảy: ngày 26-12-1925 các ông ấy đến tư gia của Người để Khai đàn thượng tượng cầu các Đấng.

Đêm ấy, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy Đạo và thâu nhận nhập môn, có cho Người một bài thi:

Nên gầy đạo đức đặng hồi nguyên,
Un đúc trẻ thơ sửa tánh hiền.
Nương bút Thiên cơ lo độ chúng,
Dìu người gắng sức đến rừng thiền.


Chính ngày ấy là ngày Người nhập môn cầu Đạo. Sau ngày nhập môn, Người cùng ông Đốc học Tươi tập cầm cơ hằng tháng mới viết ra chữ và thi phú.

Ngày Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên-Đài ngày 12 tháng Giêng Đinh-Mão (dl 13-2-1927), Đức Chí Tôn phong Ngài Phạm Tấn Đãi chức Khai Đạo Hiệp Thiên-Đài .



3- Ngài Hiến-Pháp Chơn Quân

TRƯƠNG HỮU ĐỨC (1890-1975)

Nguơn linh là Từ Hàng Đạo Nhơn.

Ngài Hiến Pháp lấy Đạo Hiệu là Thân Dân.

Ông sanh ngày 02-02-Canh Dần (1890). Qui Tiên lúc 20g15 ngày 15-12- Ất Mão (dl 15-01-1975).

Quê quán: Cầu An Thượng, Hiệp-Hòa, Chợ-Lớn.

Đức Chí Tôn có cho biết nguơn linh của Ngài Hiến Pháp là Từ Hàng Đạo Nhơn. Ngày 3-7 Đinh-Mão (31-7-1927) may được Quỉ Cốc Đại Tiên giáng đàn, Ngài mới xin cho mỗi người một bài thi kỹ niệm:

Thập Nhị Tiên gia nhứt tánh TỪ,

HÀNG phong Vương mãn thọ hàn thư.

Trung niên thế cuộc tao vân mộng,

Quản thị Càn Khôn thủ Phật thư.

“Trương Hữu Đức, sanh ngày mùng 2 tháng 2 năm Canh Dần (1890) (trên giấy tờ sanh năm 1892), con ông Trương Văn Tựu (chết) Cựu Cai Tổng Cầu An Thượng, làng Hiệp Hòa (Chợ Lớn), Giáo Sư phái Ngọc và bà Lê Thị Nhụy tức Sót (chết). Hiền nội của Ngài Trương Hữu Đức là Bà Nguyễn Thị Sanh, nhập môn vào Đạo Cao Đài rất sớm, được Đức Chí Tôn phong phẩm Nữ Lễ Sanh, do kỳ Phong Thánh Nữ phái lần thứ nhứt ngày 14-Giêng năm

Đinh Mão (dl 15-2-1927).

Ngài Nhập môn vào Đạo Cao Đài từ năm Ất Sửu (1925) lúc mới còn Xây bàn, vì lúc ban sơ, những người theo Đạo đều do lịnh Đức Chí Tôn chỉ định, nên không có Sớ Cầu Đạo.

Trong số 12 Môn đệ đầu tiên của Đức Chí Tôn nêu tên trên bài thi tứ tuyệt trong quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển thứ I có tên ĐỨC (sau thọ phong Hiến Pháp Hiệp Thiên-Đài), hiệp với Ông HẬU thành cặp phò loan truyền Đạo, Ông Hậu sau thọ phong Bảo Pháp Hiệp Thiên-Đài.

Ngài Hiến-pháp là một trong những Tướng-Soái của Đức Chí-Tôn, lúc qui thiên Ngài cũng giáng đàn cho



Bài Thi để thài hiến lễ:

HỮU-ĐỨC mừng nay đã gặp Thầy,

Chẳng còn mong ước cái không hay.

Mừng nay gặp Đạo lòng mong muốn,

Chí quyêt cùng nhau để hiệp vầy.

Hiến-pháp Chơn Quân

Trong khi Ngài nhập môn vào Đạo Cao-Đài ngày 9-01 Bính-Dần (dl 21-02-1926) Qua bữa sau, lúc đúng Ngọ, trong khi thanh tịnh, Ngài bắt chước Đức Hộ-Pháp ngồi chấp bút một mình và cầu nguyện xin thi, có vị Minh-Nghĩa Tiên Ông giáng bút cho bài thi như sau:



Minh Đức mừng nay đã gặp Thầy,

Chẳng còn mong ước cái không hay

Mừng cầu Âu Á càng thêm mặt,

Mừng nậu côn đồ đã chịu chay!

Ông Hữu Đức chỉ chấp bút được một lần ấy thôi. Chính Ngài Hiến-Pháp Trương-Hữu-Đức được Đức Chí Tôn cho biết rằng “Đức cứu Đạo”. Sau quả thật như vậy.



4- BẢO-PHÁP CHƠN QUÂN

NGUYỄN TRUNG HẬU (1892-1961)

Nguơn linh là Xích Tinh Tử

Ông Nguyễn Trung Hậu, tên thật là Nguyễn Văn Hậu, bút hiệu Thuần Ðức, sanh ngày 5-3-Nhâm Thìn (dl 1-4-1892) tại làng Bình Hòa, tỉnh Gia Ðịnh. Qui tại Gia định lúc 16 giờ ngày 7-9 Tân-Sửu (1961) táng ở quê nhà.

Về nguyên căn của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu, Ngài có ghi lại như sau:

Ngày mùng 3-7 Ðinh-Mão (dl 31-7-1927) nguyên Ðức Chí Tôn có cho biết tiền thân của Hậu là Xích Tinh Tử và của Ðức là Từ Hàng Ðạo Nhơn. May được Quỉ Cốc Ðại Tiên giáng đàn, chúng tôi xin Ngài cho mỗi đứa một bài thi:



Bài thi cho Hậu (Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu):

Ðỏ đỏ một vùng ấy Hỏa tinh,
Nhà Châu tên tuổi đã rành rành.
Tam Kỳ tái thế an thiên hạ,
Hậu nhựt thành công hậu hứng tình
,

Sau khi qui Thiên, Ngài giáng cơ cho bài thi làm: Bài thài hiến lễ



Nhà Phật hôm nay giữ Đạo mầu,

Phiền ba nghĩ lại có vui đâu.

Tẻ đường phi thị noi đườg tịnh.

Tìm cửa Từ-bi lánh cửa Hầu.

Xác thịt trải qua miền gió bụi.

Nắm xương chờ gởi bóng tang du.

Lửa lòng vụt tắt từ đây vẫn…

Giọt nước nhành Dương gợi tấm sầu.

(Bảo-Pháp Nguyễn Trung Hậu)

Được Huyền diệu từ ban đầu mới đủ đức tin:

Năm 1926 vì làm ăn sa sút, ngày 23-6-1926 (14-5

Bính Dần) Người có cầu hỏi Đức Chí-Tôn coi nên tiếp tục hay để cho sụp đổ, thì Thầy dạy:

Con muốn làm sao tự ý con,
Nhà nghèo nhơn nghĩa miễn vuông tròn


Thầy đâu nỡ để Môn đồ cực,
Mối đạo giữ cho ngàn thưở còn.


Đức Chí-Tôn

Tuy nhiên không phải mỗi việc nào cũng hỏi, dầu Thầy trả lời nhưng cũng có ý trách phiền:



Cái khiếu thông minh con ở đâu ?
Kêu Thầy mà hỏi việc cơ cầu.
Hễ là quân tử chi màng việc,
Hễ biết điều cao bớt việc sầu.


Đức Chí-Tôn

Chỉ có hai Chơn-Quân: HẬU, ĐỨC có tên trong số 12 vị Môn-Đệ đầu tiên của Đức-Chí Tôn được chỉ định, như thế cũng đủ thấy rằng tất cả đều có sự an bày của Thượng Đế:



CHIÊU KỲ TRUNG độ dẫn HOÀI sanh

BẢN đạo khai SANG QÚI GỈANG thành.

HÂU ĐỨC TẮC CƯ thiên địa cảnh,

Quờn, Minh, Mân đáo thủ đài danh.

Đức Chí-Tôn

Vào khuya mồng một Tết năm Bính-Dần (dl 13-12-1926) khoảng giờ Tý, Ngài tái cầu thì Đức Chí-Tôn Ngọc Hoàng Thượng-Đế giáng dạy rằng: “Đức, Hậu tập Cơ sau theo mấy Anh mà độ người, nghe!”

Năm Bính-Dần (24-9-1926) Đức Chí-Tôn cho thi, điểm đúng tên: Nguyễn Trung Hậu bút hiệu Thuần-Đức một bài thi khoán thủ như vầy:

THUẦN phong mỹ tục giáo nhơn sanh,

ĐỨC hóa thường lao mạc dị danh.

HẬU thế lưu-truyền gia pháp quí,

GIÁO dân bất lậu tán thời manh.

Bài thi kế tiếp:

Đã có căn phần dựa cảnh Tiên,

Bước đời chớ quản bậc sang hèn.

Mưa mai nắng xế chờ qua khỏi.

Đêm tối lần ra gặp ánh đèn.

Đức Chí-Tôn

Ngày 12-1 Đinh Mão (dl 13-2-1927) Ngài thọ Thiên phong BẢO PHÁP CHƠN QUÂN.

Theo Châu tri ngày 7-3 Quí-Dậu (1-4-1933) Ngài giữ Quyền Chưởng Pháp Cửu Trùng Đài.

Năm 1934, Ngài về dưỡng bịnh tại Gia Định (Cây Quéo). Ngài hợp với Hiến-Pháp thành một cặp Cơ chánh thức phò loan cho Đức Chí-Tôn truyền Đạo các nơi: Cầu kho, Gò kén, Chợ-lớn, Gò công, Tân an, Mỹ-tho, Bến tre.

Lúc sanh tiền, thú vui của Ngài là làm thơ và cờ tướng. Chính Ngài Nguyễn Bảo-Pháp có biệt tài về làm liễn đối được Đức Lý Đại Tiên khen tặng là: Ai muốn xin liễn hãy tìm Hậu.

Hai câu liễn trên Thuyền Bát-Nhã do Ngài viết:



- Vạn sự viết vô, nhục thể thổ sanh hoàn tại Thổ.

- Thiên niên tự hữu linh hồn thiên tứ phản hồi Thiên



5- Ngài Tiếp Ðạo Cao Ðức Trọng

(1897-1958)

Ngài Tiếp Ðạo Cao Ðức Trọng, nguơn linh ông là Thánh Juda, một trong 12 vị Thánh Tông Ðồ của Chúa Jésus Chrits.

Đức Hộ-Pháp nói về ông Tiếp Đạo:

Khi Đức Chí-Tôn đến với chúng tôi, Đức Chí Tôn mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ chứ không phải mở Đạo Cao-Đài, tới chừng Ngài biểu cầm một cây Cơ và một ngọn Bút đi các nơi thâu Môn đệ.



Trọng yếu của Ngài là thâu mấy vị Tông đồ có sứ mạng trong Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ này đã giáng sanh trước đặng làm môi giới độ Đạo sau này. Đức Chí-Tôn biểu chúng tôi phò loan đặng Ngài dùng quyền năng thâu dụng mấy vị Tông đồ đó. Quả nhiên chẳng bao lâu, có đủ Thập Nhị Thời Quân hiển hiện ra, trong số các vị Thời Quân ấy có CAO TIẾP ĐẠO ở tại Kiêm-Biên chớ không phải ở Sài-gòn.

Đi thâu Thập Nhị Thời Quân rồi Đức Chí-Tôn mới mở Đạo”.(ngày 13-10 Giáp-Ngọ - 1954)

Ngài Tiếp Đạo quí danh Cao Đức Trọng, sanh ngày 20-4 Đinh-Dậu (1896) tại làng Ích Thạnh, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định. (Ngài Cao Tiếp Đạo là bào huynh của Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang).

Đàn cơ ngày 29-6-Đinh Mão (dl 27-7-1927) Đức Chí Tôn ân phong Ngài Cao-Đức-Trọng phẩm Tiếp-Đạo Hiệp-Thiên-Đài.

6- Ngài Bảo Ðạo Hồ Tấn Khoa

Nguơn linh là Sa Nặc theo hầu Thái tử Sĩ-Ðạt Ta tức là Phật Thích Ca sau khi đắc Đạo.

Ông là vị Thời quân sau cùng, thứ 13, tức nhiên là người thừa hành trách nhiệm Bảo Đạo thế cho Ngài Bảo Đạo Ca-Minh Chương sớm qui Tiên, nên chưa làm gì cho Đạo. Ông chỉ là người tiếp lo về mặt hữu hình thôi. Vậy nên sau ngày Qui thiên ông bị áp lực cho chôn hàng nằm và mặc đạo phục trắng, cũng là chuyện đương nhiên.

Đêm 9 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (dl 11-2-1954), tức là gần 5 tháng sau, tại Cung Ðạo Tòa Thánh, Ngài Bảo Ðạo Ca Minh Chương giáng cơ xin với Ðức Hộ Pháp trao quyền Bảo Ðạo tại thế cho Ông Hồ Tấn Khoa để Hiệp Thiên-Đài có đủ chư vị Thời Quân làm việc.

Ngài Ca Minh Chương giáng Cơ nói rằng:

Chào Hộ Pháp Thiên Tôn, cùng chư vị Thời Quân Hiệp-Thiên-Đài. Cùng các Bạn,



Thưa Ðại huynh Hộ Pháp Thiên Tôn,

Ðệ xin giao nơi tay Ngài uy quyền Bảo Ðạo đặng Ngài ban lại cho bạn Hồ Tấn Khoa và lập Thánh lịnh.

Bổn Quân Bảo Ðạo Ca Minh Chương tuân y mệnh lệnh của Chí Tôn và quyền Ngọc Hư phê chuẩn, giao chức tước quyền hành nơi thế về hữu vi nhi trị, còn phần thiêng liêng về phần Bổn Quân nắm giữ.

Hồ Hiền hữu! Bổn Quân lấy làm hữu hạnh đặng hiểu Hiền hữu kế nghiệp thì chỉ mong một điều trọng hệ hơn hết là trách vụ khó khăn cực nhọc ấy, Hiền hữu cáng đáng kham tất. Vậy Hiền hữu nên nhớ rằng, nghiệp thiêng liêng hằng tồn tại mãi, còn quán tục là thừa.

Hiền hữu nên nhớ mãi lời ký thác của Bổn Quân hầu ngày sau vui gặp nhau nơi cõi Thiêng liêng Hằng sống”.



D- CỬU TRÙNG ĐÀI

1-Bà Nữ Ðầu Sư Lâm Hương Thanh

(1874-1937)

Nguơn linh là Long Nữ hầu Phật Quan Âm. Long Nữ vốn là em của Đệ Tam Thái Tử con vua Long Vương, hóa cá dạo chơi, bị vướng phải lưới ông chài. Đức Quan Âm sai Thiện Tài Đồng tử hóa thường nhơn đến mua cá đem ra Nam Hải thả. Nam Hải Long Vương cám ơn đức, sai con gái là Long Nữ đem tặng Đức Quan Âm một viên ngọc chiếu sáng cả ban đêm. Long Nữ cảm phục quyền năng của Đức Phật nên xin qui y và làm Đệ tử Đức Quan Âm. Ngày nay Bà cùng ông Nguyễn Ngọc Thơ nên duyên chồng vợ. Nguơn linh ông là Từ Hàng Đạo Nhân, tức Quan Âm Bồ Tát. Kiếp này Ông Thơ và Bà Lâm Hương Thanh là đôi bạn đời với nhau vì tiền kiếp đã định.

 Bà Nữ Đầu sư Lâm Hương Thanh, thế danh là Lâm ngọc Thanh, sanh năm Giáp Tuất (1874) tại làng Trung Tín, quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Thân mẫu là Bà Trần thị Sanh.  



Tóm tắt Tiểu-sử:

Thế danh: Tên Bà là Lâm-Ngọc-Thanh.

Thánh-danh: HƯƠNG THANH hoặc Lâm Hương Thanh. Nơi sanh: Làng Trung-Tín, quận Vũng-Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Thuở nhỏ Bà qui y theo Đạo Phật với Thầy là Hoà Thượng Như-Nhãn, trụ trì tại chùa Giác-Hải, Phú Lâm (Chợ-lớn)

*Phần Đời: Một bậc giàu có của cải nhứt bấy giờ.

*Phần Đạo: Tuyệt phẩm là Đầu-sư Nữ-phái.

Bà được ông Phạm-Tấn-Đãi (Sau là Khai Đạo –Thời-quân Hiệp-Thiên-Đài) vâng lịnh Đức Chí-Tôn đến độ Ông Nguyễn-Ngọc-Thơ và Bà Lâm-Ngọc-Thanh vào Đạo Cao-Đài.

- Bà Nhập môn vào nền Đại-Đạo ngày mùng 5-6 Bính-Dần (Mardi, 15 Juillet 1926).      

Khi đến với Đạo, Bà giàu lòng Bác-ái, dâng hiến một phần lớn sự nghiệp vĩ-đại của Bà cho Đại-Đạo làm phương tiện hoằng-hoá đạo-mầu của Đức Chí-Tôn, biến Phật-tự thành Thánh-Thất tại Vũng-Liêm.

- Bà phát kinh, biếu Đạo-phục cho những người mới Nhập môn cầu Đạo.

- Hiến tài sản để tu bổ ngôi chùa Từ-Lâm-Tự, Gò kén Tây ninh để làm nơi Khai Đạo trong ba tháng trường. Ngôi Chùa Gò kén này vốn của Hoà Thượng Như Nhãn. Ông Bà cũng đã đóng góp nhiều của cải để làm chùa này.

- Bà thọ phong đầu tiên là đêm 14 rạng ngày rằm tháng 10 năm Bính-Dần (dl 18 Novembre 1926) là ngày Đại Lễ Khai Đạo tại Thánh-Thất tạm Từ-Lâm-Tự. Bà Lâm-Ngọc-Thanh thọ Thiên Ân Nữ Giáo Sư, Thánh danh là Lâm Hương-Thanh.

- Đức Chí Tôn thăng phẩm Bà lên Nữ Phối Sư ngày 14 tháng giêng năm Đinh Mão (dl 15 Février 1927) - Bà Lâm Hương Thanh được thăng phẩm tiếp là Nữ Chánh Phối Sư, Chưởng quản Hội-Thánh Nữ phái. Ngày mùng 9-3 Kỷ-Tỵ (dl 16 Avril 1929)

- Bà qui Tiên vào ngày mùng 8 tháng 4 năm Đinh Sửu (dl 17-5-1937) đúng vào Lễ Thánh đản của Đức Phật Thích Ca, tại quê nhà ở Vũng Liêm, hưởng thọ 63 tuổi.

- Tuy Bà đã qui TIÊN ngày 8-4 Đinh-Sửu nhưng đến ngày 25-4 Đinh-Sửu (dl 3 Juin 1937) Bà mới được Đức Chí Tôn ân tứ thăng lên phẩm Đầu Sư. Tức là Nữ Đầu Sư hàng truy phong.

    Ban đầu: Bà Lâm Ngọc Thanh là vợ của ông Huyện Huỳnh Ngọc Xây, nên Bà thường được người ta gọi là Bà Huyện Xây, là một nghiệp chủ rất giàu có tại Vũng Liêm. Ông và Bà có một người con gái tên là Huỳnh thị Hồ.      

Sau nầy Ông Huyện Xây chết, Bà gá nghĩa với Ông Huyện Hàm Nguyễn Ngọc Thơ, một nghiệp chủ ở Tân Định Sài gòn. Hai Ông Bà đều hâm mộ Phật giáo nên đều qui y theo Phật giáo, thọ giáo với Hòa Thượng Như Nhãn, trụ trì Chùa Giác Hải ở Phú Lâm, Chợ lớn.

Hai ông Bà đã đóng góp công quả rất lớn trong việc mua đất cất Toà Thánh và nhiều dinh thự. Hơn nữa Bà là người rất giàu lòng đạo đức nên bất cứ khoản tiền nào thiếu thì Ông Bà sẵn sàng, từ ngôi Từ Lâm Tự đến Toà Thánh, đâu đâu cũng có bàn tay của Bà, xứng đáng là người Chị lớn cầm đầu Nữ phái Cao-Đài ngàn năm.

2- Ngọc Ðầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt



Nguơn linh Ngài là Dương Tiễn

Là một trong Thất Thánh, đời Phong Thần. Dương Tiễn rất tài giỏi, có nhiều mưu lạ và có nhiều phép biến hóa không lường. Trước khi khởi sự Chinh Đông, đánh Ngũ quan, diệt vua Trụ, Dương Tiễn lạy thầy là Ngọc Đảnh Chơn Nhơn, hỏi việc chinh chiến sắp tới thế nào. Ngọc Đảnh Chơn Nhơn đáp:

- Ngươi khác với người ta xa lắm.

Nói rồi ngâm rằng:



Tập luyện huyền công, ai sánh kịp,
Tung hoành thế giới, bực nào hơn.

Dương Tiễn nhờ có Thất thập nhị Huyền công (72 phép biến hóa), nên đã giúp Tử Nha rất đắc lực, tạo nhiều kỳ công.



Ngài Lê văn Lịch là hậu thân của Dương Tiễn:

Ngài Lê văn Lịch được Chí-Tôn ban phẩm Đầu Sư phái Ngọc là Ngọc Lịch Nguyệt.

Hiệu là Thạch Ẩn Tử, sanh ngày mùng 1 tháng 9 năm Canh Dần (dl 14-10-1890) tại làng Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn. Thân sinh của Ngài là Cụ Lê văn Tiểng, tu theo Đạo Minh Sư đến bực Thái Lão Sư, hiệu Lê Đạo Long, là người sáng lập ngôi chùa Vĩnh Nguyên Tự ở Cần Giuộc. Cụ Tiểng tu đắc đạo, sau khi qui Thiên đắc quả Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn.

Cụ có lời di chúc:      

"Lập Vĩnh Nguyên Tự để sau nầy có Thập nhị Khai Thiên đến mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”.      

Khi hai Ông Nguyễn Ngọc Tương và Lê Bá Trang rút khỏi Tòa Thánh Tây Ninh để về Bến Tre lập Ban Chỉnh Đạo, thì Ngài Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt cũng rời Tòa Thánh, trở về về Vĩnh Nguyên Tự tu hành.     

 Năm 1943, trong công cuộc nhà cầm quyền Pháp khủng bố Đạo Cao Đài, Ngài bị họ bắt đày đi Côn Đảo, đến năm 1945, Ngài mới được trả tự do trở về.      

Ngài Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt bị sát hại trong cuộc chiến chống Pháp xâm lược của phong trào Việt Minh, Ngài qui thiên tại Chợ Lớn ngày 2-9-Đinh Hợi (dl 15-10-1947) thọ 58 tuổi. Mộ của Ngài đặt tại phần đất phía sau Vĩnh Nguyên Tự, gần mộ của thân phụ Ngài là Cụ Lê văn Tiểng.





3- Ngài Thái Ðầu Sư Thái Nương Tinh

Nguơn linh là Văn Thù Bồ Tát đời Phong Thần

Đức Chí Tôn giáng cơ tiết lộ cho biết, nguơn linh của Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh là Từ Hàng Bồ Tát, còn của Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh là Long Nữ, đồ đệ của Đức Quan Âm Bồ Tát. Ngài Đầu Sư Thái Nương Tinh là Văn Thù Bồ Tát. Thầy dạy:

“… Thầy chẳng nói ra căn cội của Nương e con giận. Vậy Thầy cũng nói luôn thể để anh em nhìn nhau, thương yêu nhau. Nó là Văn Thù Bồ Tát tái thế, nghe à ! Nó lập ngôi vị cho con, nó đi một đường với con mà hành Đạo cho tới ngày hai con đến đắc quả đặng trở về cùng Thầy.      

Ngày 12-12 Bính-Dần (15-01-1927) (ĐS. II. 177)

Thầy giáng dạy rằng:

Nương, Thầy dặn con, con chẳng hề nghe đến, Thầy muốn bỏ, song vì cựu vị nên chẳng đành. Từ đây phải lo Đạo nghe! Thầy phong cho con chức Thái-Đầu Sư, phải hành-Đạo và hiệp sức phổ-độ phái Thái, Thái-Minh Tinh bị Lý Thái Bạch cách chức”.

Đức Lý dạy:

Nương phải sắm Thiên-phục như Thơ Thanh vậy nghe!” (13-12 Bính-Dần).

Đức Thượng-Đế cũng xác nhận về ba vị Tướng soái của Thầy bên cơ-quan Cửu-Trùng Đài rằng:

Thầy đến đây đặng cho hội-hiệp sum-vầy BA NGÔI cho đoàn-tụ đó, bớ mấy con! Nghĩa là Ngọc Thanh, Thái-Thanh và Thượng-Thanh đã đủ mặt ngày nay rồi, thì phải lo thi-hành bổn-phận cho chóng.

Bởi ngày giờ đã muộn, ráng mà làm bia cho đời sau noi dấu đến bảy chục muôn năm đó con! Chớ chẳng phải là cuộc nhỏ mọn đâu con, phải ráng mà đồng công cọng sự mới đặng, trong thì Thầy giúp sức, ngoài thì BA CON phụ lực mới thành-công.”



tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương