Tây-Ninh Thánh Địa mùa Hoa Đạo nở Kỹ-niệm Hội-yến Diêu-Trì-Cung Quí Hợi (2007) Nữ Soạn giả nguyên thủY


Đức Lão Tử khi đạt được bí mật của Bát Quái Đồ



tải về 1.2 Mb.
trang14/16
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.2 Mb.
#29736
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Đức Lão Tử khi đạt được bí mật của Bát Quái Đồ rồi, Ngài từ giã nhà Châu, Ngài về Côn Lôn Sơn mà an nghỉ, môn đệ của Ngài hỏi: Ngài về Côn Lôn Sơn để làm gì? Có hạnh phúc hay không? Ngài trả lời: “Duy có cái biết của ta mà nó làm cho ta có cái thú vị sống đặc biệt riêng, không cần nói rõ hạnh phúc ấy ra thế nào? Nhưng ta chỉ nói rằng: cái biết của ta nó làm cho ta hưởng được thú vị an ủi của cái sống ấy”.

Đức Khổng Phu Tử từ giả quan trường về giáo Đạo cho các môn đệ của Ngài, thiên hạ gọi là vô phước, mà cảnh thiệt vô phước của Ngài là lúc làm quan cho nhà Châu, làm quan cho nước Tề, nước Yên, và lúc châu lưu trong lục quốc.

Bây giờ Ngài về sống với thất thập nhị hiền, tam thiên đồ đệ của Ngài, là Ngài hạnh phúc hơn hết, vì Ngài biết thú vị cái sống của Ngài thế nào, cái sống của Ngài vui về Đạo mà thôi.

Giờ trái ngược lại, sống chúng ta ngó thấy trước kia sống của Tần Thủy Hoàng, sống như Sở Bá Vương, hai tay trắng lập nên nghiệp đế, đè ép cả tinh thần dân chúng buổi nọ, vị Chúa của họ sanh sát tàn ác không có điều chi mà họ không làm, quyền hành của họ tàn sát lắm.

Cái sống của Tần Thủy Hoàng thế nào?

Dòm lụng lại, thấy cái chết của Ngài, Ngài than: Cái tài tình thâu cả nghiệp Đế ta thắng được, duy có cái chết ta thắng không được, vì thế mới cho người đi kiếm thuốc trường sinh bất tử, mê tín đến nước người ta cho ăn dái ngựa mà cũng ăn nữa, ăn đặng sống mà anh ta cũng chết.

Nã-Phá-Luân đã được cơ hội làm nên nghiệp đế, hồi buổi đó làm cho cả toàn dân Âu Châu, các nước chư hầu đều cúi đầu hết thảy, đến chừng chết, chết trong ngục Le Saint Hélène.

Ông vua giàu có sang trọng hơn hết là Louis (XIV) thiên hạ hồi thế kỷ đó cho Ông là vua Trời "Le Roi Soleil" cả thiên hạ đều tùng phục, kính trọng, kiêng nể, Âu Châu buổi nọ, có thể nói Ngài là một Vị Bá Chủ của thiên hạ, không có cái gì mà anh ta không có, “Phú Hữu Tứ Hải” sang trọng vô biên có một điều là đền Vua của Ngài “Palais Louis XIV quân lính canh từng bảy vòng, cấm cái chết vô trong Hoàng Gia của Ngài mà không đặng, chết cả con cháu của Ngài cho đến nỗi gần hết trong Hoàng Gia. Rốt chuyện Ngài truyền ngôi báu lại cho đứa cháu nội mà thôi. Ngài than rằng: Hại thay! Hoàng Thành của ta mấy vòng canh nghiêm nhặt mà không cản được cái chết đến nhà ta.

Chức vị sang trọng của mình sống như cọp vậy, bắt

được thịt ăn cho đã rồi nằm ỳ ra đó ngủ mà chúng cũng kiêng cũng sợ, nhưng chúng chưa biết thương, sống như cá Ông không ai thấy, mà chiếc ghe nào chìm thì cá Ông cũng đỡ. Cái sống con cọp không có ai thờ, còn cái sống của cá Ông có người ta thờ.

Hai cái sống đặc biệt ấy là cái sống duy vật và duy tâm. Bần Đạo tả ra cho con cái Đức Chí Tôn mỗi người lấy đó mà suy gẫm”.

Kết luận:

Chúng ta thử hỏi, một người tượng trưng tinh thần của một dân tộc, tinh thần đạo đức cho nước Việt Nam đã có sứ mạng đem tinh thần đạo đức ấy cứu khổ cho thiên hạ, sửa lại cái hành tàng hung ác của người đời cho thành giọt nước Thiêng liêng của Đức Chí Tôn, nước Thiêng liêng đạo đức của Ngài gội rửa con đường Thánh Đức cho sạch sẽ đừng cho nhơ bẩn, ấy là nước Chí Thánh của Ngài, cầm giọt Cam-lồ đem rưới khắp toàn thể con cái của Ngài tức là cả chúng sanh nơi mặt địa cầu nầy, người ấy còn phải làm thế nào hơn?”



Một người Thầy giỏi mới tạo được trò hay

Một nền Tôn-giáo phải có đủ Tinh-thần làm căn bản và một Giáo-chủ sáng-suốt mới mong lãnh đạo một Tôn giáo toàn cầu .

Đức Hộ-Pháp nói:

Đức Chí-Tôn mở Đạo đem lòng Thương-yêu vô tận của Ngài, Ngài đến chung sống cùng con cái của Ngài. Theo luân-lý thường tình của ta, một ông Cha cực nhọc đi đến tìm con, bao giờ lòng Thương-yêu vô tận âý cũng trên hết mọi tâm tình. Chính mình không có kể đứa con nào nên, đứa nào hư, đứa nào hèn, đứa nào sang, không kể gì cái đó hết thảy. Vì cớ cho nên Đức Chí-Tôn mở Đạo, Ngài ôm cả con cái của Ngài vào lòng, theo thể Bần-Đạo ngó thấy hiển-nhiên rằng: Đức Chí-Tôn không kể Nguyên nhân, Hóa-nhân, Quỉ-nhân gì hết.



Bằng cớ khi nọ có một người đàn bà, Bần-Đạo không nên nói tên ra làm chi, đội sớ quì mãi đến bãi đàn, Tôi không biết xin điều gì, quì đến bãi đàn, đội sớ quì như vậy từ đàn này đến đàn khác, theo đuổi giỏi-dắn siêng năng lắm. Ngày nọ, đến cái đàn chót Đức Chí-Tôn kêu tên người đó rồi hỏi:

- Con muốn lắm sao con ?

Người kia thầm vái cái gì không biết, Đức Chí Tôn nói:

- Thôi, phong cho con chức Giáo-hữu đó !

Thành thử ta ngó thấy rằng: Giá-trị của chức Giáo Hữu chẳng có gì hết! Bất kỳ ai cũng cầu được, đem vô cái thể của Ổng với những phần tử vô-giá-trị, làm cho Đức Lý buổi nọ cầm quyền Thiêng-liêng mối Đạo Ngài

khổ-não không biết sao luận được.

Buổi nọ Bần-Đạo không hiểu gì hết. Đức Chí-Tôn đến ban sơ mở Đạo, Đại-Từ-Phụ đòi truyền Bí pháp cho Bần-Đạo đi thôi, còn về Thể-pháp thì Hội-Thánh không biết chi hết. Nội Bí-pháp không, Đại-Từ-Phụ đã truyền giáo, Ngài mở Đạo tại Từ-Lâm-Tự đến ngày khai đàn, Bần-Đạo cười sống, cười chết, cười lộn mật, cười quên đầu quên đuôi hết ráo. Bởi cớ cho nên quỉ lộng, cho đến chừng bị rầy cam chịu, bơ-bơ có biết gì đâu !

Về Thể-pháp, Bần-Đạo bị chê, Đức Lý phiền biết bao nhiêu. Bần-Đạo không dám mở miệng nói gì hết, lại một nỗi Phật-Mẫu và Đại-Từ-Phụ đem quyền Chí-Tôn, Bát-Quái-Đài duy có một Ông mà thôi !

Còn quyền Chí-Tôn Thánh-Thể hữu-hình, Ổng hỏi lấy ai hiệp một mới đương đầu với Ổng? Tức nhiên Hộ Pháp, Giáo-Tông hiệp một cùng nhau: hai quyền ấy mới nắm quyền Chí-Tôn của Ngài.

Ngẫm ra, buổi nọ Đức Lý nói với Bần-Đạo: theo Ngài phải hay theo Đức Chí-Tôn phải ?

- Theo Đại-Từ-Phụ chắc hẳn !

Bần-Đạo nói thiệt, chẳng hề Bần-Đạo nghe theo Đức Lý được, Thánh-thể của Đức Chí-Tôn hồi buổi đó không có giá-trị, không trật-tự, họ chia phe phân phái, họ còn phe đảng dữ lắm, mạnh đặng yếu thua, thế-lực dữ lắm, không có cái gì thiếu, làm cho Thánh-Thể Đức Chí Tôn buổi nọ dơ bẩn làm sao đâu! Không thể tưởng-tượng được !

Đức Lý-Giáo-Tông hội Chư Thánh, nhưng đương đầu với Đức Chí-Tôn chẳng dám. Vì lẽ đó, họ chia phe phân phái, lập đảng. Ngài thấy tình cảnh như vậy, Ngài mới biểu Bần-Đạo xuống tại Thủ-Đức trong 7 tháng, Bần Đạo chung sống cùng Ngài đặng cho Ngài truyền Thể pháp.

Giờ phút này Bần-Đạo đứng tại Tòa giảng đây tưởng-tượng nhớ đến tâm-tình ấy thấm-thiết biết bao nhiêu! Nồng-nàn mà nói, không có một điều gì sơ-sót: chỉ đủ mọi hành-tàng, rành-rẽ chi tiết hết.

Bần-Đạo vừa biết rồi Đức Lý liền từ chức, không làm Giáo-Tông của Đạo trọn ba năm nữa vậy.

Khi Bần-Đạo ở Thủ-Đức về:

Đức Lý đặt một đàng, Ngài biểu theo Ngài chỉnh đốn Hội-Thánh lại.

Một đàng Đức Chí-Tôn nói: đừng nghe Lý-Thái Bạch nghe Phạm-Công-Tắc !

Một đàng kéo, một đàng trì, làm cho Bần-Đạo không biết đường đi chút nào; thất-thơ thất-thưởng, mất linh-hồn, muốn nửa tỉnh nửa say. Ngài đến 11 giờ, Ngài viết cho đến 4 giờ sáng, chỉ rành-rẽ thế nào, nhứt là Ngài biểu Bần-Đạo hiệp cùng Ngài cho có quyền Chí-Tôn hữu hình tại thế này:

Hiền-hữu muốn cho Đạo Cao-Đài còn tồn-tại hay nghe lời Đức Chí-Tôn để cho nền Đạo phải mất ?

Bần-Đạo cứ nghĩ-nghị, đó rồi Đức Chí-Tôn đến; thật sự Ông già hơi buồn thật, Ngài nói:

- TẮC ! con sửa-soạn đặng làm Lễ đăng điện cho Đức Lý-Giáo-Tông đa nghe! Rồi có Ông ở đó Ông nghe Đức Lý-Giáo-Tông cầm quyền.

Đức Lý, Ngài biểu Thiên-phong Chức-sắc Cửu Trùng-Đài, Hiệp-Thiên-đài lập Cửu-Trùng-Thiên để Ngài đăng điện, khi Ngài đăng điện rồi, Ngài cầm cây viết Ngài viết bài Diễn-văn đăng điện cho tới tận thế sẽ không có vị Giáo-Tông nào làm một bài Diễn-văn hay như vậy. Bài Diễn-văn của Ngài vạch rõ tinh-thần, con đường hay ho làm sao, nhứt là bài Diễn-văn đó cho cả Hội-Thánh hay rằng:

Kể từ khi Ngài cầm quyền Giáo-Tông đây, các người ấy đừng Ỷ CÔNG KHI LỊNH, Ngài chẳng hề tha thứ bao giờ”.



Ngài nói một đàng về hữu hình, chính mình Bần Đạo chưa thấy Ngài làm gì được nhưng về vô-hình Ngài trừng thanh bí-mật huyền-linh không thể tưởng-tượng được. Khéo là cái làm Ngài không lợi dụng, chính Ngài dùng quyền hành Thiêng liêng trừng thanh độc lập mà thôi. Duy có Ngài làm, Bần-đạo không biết !”

  1. Tinh-thần của Đấng Giáo-chủ.

Đức Hộ-Pháp nói:

“Lấy Nhơn-nghĩa đối với bạo tàn, lấy tâm ưu ái trả thù hận, ấy là tâm Phật, phải tâm chí Thánh mới làm đặng.

Bần-Ðạo làm đặng, đặng chi?

- Ðặng nêu cao tinh thần Ðạo Cao-Ðài nầy lên như Chí Tôn muốn.

Lẽ thì đem hung bạo trừ hung bạo, theo thường tình thì mới vui lòng, thỏa mãn tâm phàm của Phạm Công Tắc thì ắt vui mầng lắm chớ. Nhưng Hộ-Pháp vì biết hại cho tương lai nước nhà, nên cầm cây huệ kiếm đưa ra, lấy tâm lý yêu ái đối lại với oán ghét, cốt yếu làm cho nhơn loại, làm chứng rằng chơn truyền của Ðạo Cao Ðài là hườn thuốc "Phục sinh hòa bình" cho nhơn loại. Quốc dân Việt Nam làm đặng thì toàn cầu mới làm đặng. Ai cầm huệ kiếm ấy đặng, thì họ cứu nước họ đặng, cũng như Việt Nam đã cứu nước Việt Nam vậy”.

(Ngày 01-giêng-Mậu Tý (dl. 10-02-1948)



-Trách-vụ của Người đứng trong trời đất:

Phải đạt đức làm Chúa:

“Con người sanh ra phải biết trách vụ của mình, trong tiểu gia đình hay đại gia đình cũng vậy. Người ở gia

đình chỉ xưng mình là con, vì cớ Jésus Christ chỉ xưng mình là con của Người (le fils de l'homme).

Ôi! Chỉ làm người mà được thành nhơn thì hiểu giá trị của nó thế nào? Văn-minh Nho-giáo hiểu giá trị làm người ấy khó khăn lắm, khó mà minh biện được: "Vi nhơn nan, vi nhơn nan" (làm người khó, làm người khó). Tố tố vi nhơn nan (làm người rất nên là khó).

Mong làm người cho xứng đáng là người trong gia đình là khó khăn lắm, mà hễ làm người để dìu đỡ được gia đình, tức là Chúa gia đình đó;

Mình là người mà nâng đỡ được quốc vận, là Chúa của quốc gia.

Giờ ta thử hỏi: Một nền Tôn-giáo đem tâm lý loài người hiệp một lại là một điều đứng trên cái mức đại gia đình đó. Làm người chủ xứng đáng của gia đình đã là khó, làm người chủ xứng đáng của quốc gia lại càng khó, rồi làm người chủ xứng đáng của một nền Tôn-giáo không phải dễ. Hễ làm chủ được xứng đáng, thì đối với nhơn quả, ta chỉ có nhơn mà không còn quả nữa.

Người đã đem thân nầy ra làm Chúa gia đình, không còn là mình nữa mà là bậc tiền bối;

Người đáng là người Chủ của một nước là bực Thánh nhơn,

Người đáng là người Chủ một Tôn-giáo ấy là vị Phật.

Ấy vậy, chúng ta muốn quan sát một Tôn-giáo nào được gọi là Chánh-giáo, thì Tôn-giáo đó phải đủ yếu-điểm tạo nên người chủ của nó đặng dìu đỡ các phần tử của Ðạo ấy, đủ hạnh kiểm, đủ quyền năng. Phải cao thượng hơn sự thường tình, đi cho vững trên con đường hằng sống mới xứng đáng là Chủ của Ðại gia đình Càn Khôn Võ Trụ.

Cả phương pháp không mực thước quyền hành để đạt đến địa vị chúa một Tôn-giáo thì không phải chánh đạo. Ta đã thấy gì?

Ðạo Cao Ðài có không? Ta suy xét coi: Có hẳn! Nếu con đường ấy, kẻ nào cố gắng thì nên người làm Chúa nền Tôn-giáo của Chí-Tôn đã tạo sẵn, có mực thước, chuẩn thằng, phép tắc, để cho người lập nên địa vị

  ( Ngày 3 giêng Mậu Tý - dl. 12-02-1948)

  Nhân-loại được diễm phúc được Đức Chí-Tôn lựa chọn một Đấng Giáo chủ hữu hình là Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc thật đức tài vẹn-vẻ để đứng ra làm Chúa của một nền Tân Tôn-giáo như Cao-Đài Đại-Đạo này mới đứng vững trong bảy trăm ngàn năm tuổi Đạo. Đức Chí Tôn đến,Ngài muốn cho nhân-loại đều biết làm Chúa.

“Cả nhơn loại đều học làm Chúa toàn cả gia đình:

Được làm chủ một tiểu gia đình, tức là một tông tộc là một vị Hiền tại thế rồi,

Được làm chủ một đại gia đình là Quốc gia, là một vị Thánh nhơn.

Được làm chủ một số Quốc gia hiệp lại như Hiệp Chúng Quốc tại Mỹ Châu như Washington,... chẳng hạn, là một vị Tiên,

Được làm chủ tối đại gia đình tức nhiên làm chủ toàn thiên hạ, một nền Tôn-giáo là một vị Phật. Thể pháp của Ðạo Cao Ðài có khuôn khổ tập cho nhơn loại đi đến mục đích trong luật pháp của một nền Chánh-giáo.

2- Kết luận về Bí-pháp:.

“Vả chăng Chí-Tôn sanh chúng ta là người, cho chúng ta là người, cho chúng ta nhứt Điểm Linh quang tạo hình ảnh mỗi cá nhân. Ngài định phận sự tối trọng yếu của Ngài và cầu chúng ta thật hành cho ra thiệt tướng, nghĩa là: Làm thế nào đặng làm Chúa vạn vật hữu vi cho Ngài. Hễ giao phận sự thì buộc phải đảm nhiệm luật pháp cũng như sai ai thế hình ảnh cho mình đến nơi nào, làm phận sự gì cần đưa chương trình đặng thi thố ra sao cho thành đạt. Trong chương trình có phương pháp hành vi, tức nhiên Luật pháp của Ðức Chí Tôn muốn buộc loài người đạt đức làm Chúa vạn vật, định pháp vô hình tức nhiên định Thiên điều.



- Thiên điều là luật.

- Pháp là quyền năng thưởng phạt Nhơn quả.

Không lạ gì, chúng ta thấy thế thường, con người không làm thì không có nên hư, còn lãnh trách vụ thì nên hư đặng thất. Nên hư đặng thất của con người là một tấn tuồng nơi mặt thế. Ta nhận thấy mang thi hài, xác thịt, khối chơn linh chịu mờ ám, chỉ biết sống phải hiểu nghĩa vụ mình, không phải sống đặng thừa hưởng, từ khi lọt lòng mẹ thì đã mang một mối nợ trần. Hễ mắc nợ thì phải trả, mà trả cho ai? Khởi trả cho gia đình trước. Ai là người làm trọn đạo gia đình cũng khó lắm rồi, biết bao nhiêu trở lực, quả kiếp trước tái diễn lại, phải vay trả kiếp sau. Vay vay, trả trả, chẳng khác anh lái buôn kia trong đường đi. Muốn học làm chúa vạn vật cũng phải nhiều đường lối gay trở khó khăn.

Nếu Bần-Ðạo không vi chủ đặng đè nén con vật nầy, chỉ biết sống như con vật thì đã quên hẳn mình là gì, chẳng cần luận, đương nhiên nhơn loại lâm vào cảnh vay trả như anh lái buôn bị gian lận nhiều nên bán lỗ, ấy là nhơn. Ði chuyến khác nữa may mua rẻ bán được mắc thì được lời. Lời lỗ là con buôn nơi trường đời. Ta thấy giờ nào chúng ta chẳng còn buôn lấy lời cho chúng ta hưởng mà là buôn cho Ông chủ hảng hưởng, ngày ấy chúng ta không sợ lỗ lời. Nhơn quả cũng thế, ngày giờ nào ta chẳng còn là ta mà còn trong gia tộc ta, ngày giờ nào ta chẳng còn là ta mà sống cho nhơn loại, ngày ấy là ngày giải thoát.

Mình không vay hỏi ai, mình chỉ cho mượn thì mình ắt giàu. Ngày giờ nào mà lời lỗ mình không chịu trách nhiệm chỉ sống về nghề nghiệp của mình mà thôi, thì mình ắt không ăn thua chi với ai tất cả. Ðức Chí Tôn cũng thế, ngày giờ nào con cái của Ngài lấy hiếu đối với Ngài, nuôi nhơn loại về tinh thần và vật chất đó là cơ quan đạt đạo, chúng ta cho vay mà không thiếu, ấy là ta tự giải thoát.



3-Ta thử hỏi cả Bí pháp của Ðạo Cao Ðài có như vậy chăng?

- Có chớ! Kìa cái Cửu Trùng Thiên Chí-Tôn đem phô bày tại mặt thế nầy đối với Cửu phẩm Thần, Tiên, không còn ai chối đặng, ai đi trọn thì được giải thoát. Ngôi Giáo-Tông môi giới hay thiệt? Chính Anh Cả chúng ta đã ngồi được. Ai làm được vậy chăng? Làm được chớ! Nếu có kẻ nói mắc lo gia đình, không thể lo Ðạo được là phi lý. Ðạo là trường học đạt đại gia đình, Ðạo là trường thi lập vị, sao lại làm không được? Tại làm biếng học! Học đặng hành. Nên hư do tại mình, không phải do Chí-Tôn và cũng không phải tại Ðạo.

T
ôn-giáo nào không đạt được Cửu phẩm Thần, Tiên dưới thế nầy, thì trên Cửu Thiên kia không hề đạt vị được. Ấy vậy, về mặt bí pháp Ðạo Cao Ðài là rõ ràng một nền chánh giáo của Chí Tôn vậy.”

CHƯƠNG V

TAM BỬU

Trọng giá của TAM-BỬU mà CHÍ TÔN ưa chuộng để dâng Đại Lễ cho Ngài là nguyên-nhân chấm dứt cái hoạ tranh thù đã gây nên trường oan-nghiệt cho toàn thế-giới (Đức Hộ-Pháp)

Giá trị của Tam Bửu là gì?

Đền Thánh đêm 30-02-Nhâm Thìn (dl 25-3-1952)

  “Đêm nay nhân dịp Vía của Đức Cao Thượng Phẩm, Bần Đạo giảng nghĩa lý cái giá trị Tam Bửu là gì? Sẽ chỉ rõ Hội Thánh đối với Đức Chí Tôn là gì?

Vả chăng từ Thượng Cổ tới giờ, loài người bao giờ cũng thờ Đấng Tạo Hoá ra Càn Khôn Vũ Trụ. Tuy lúc Thượng Cổ tâm đức của loài người vẫn đơn sơ, họ chỉ tưởng niệm một điều là họ biết thờ cái Đấng đã tạo đoan ra Càn Khôn Vũ Trụ. Họ đồng sống trong ấy, họ chỉ nhìn nhận cái quyền lực ấy mà thôi. Khi ấy họ không biết người của Đức Chí Tôn là gì? Mãi tới sau mới có Đấng đã nói rõ, chỉ hình rõ rệt Đại Từ Phụ của Vạn Linh là Đức Chí Tôn, Đấng đã vạch rõ ra đã thiệt hình ảnh của Ngài là Đức Chúa Jésus Christ. Trong tam bửu nó hình trạng những vật quí hoá của loài người đã hiến dâng cho Đức Chí Tôn đó vậy.

Trước kia, hồi buổi ban sơ thì con người chỉ dùng các lễ vật mà họ gọi là quí trọng hơn hết dâng cho Đấng ấy, mà lễ dâng của họ không có xa hơn nghĩa lý Tam bửu, Bần Đạo sẽ giảng rõ tỷ như: Lúc Thượng Cổ người ta đã dâng cho Đức Chí Tôn đã có những gì? Cái vật dâng cho Đức Chí Tôn buổi Thượng Cổ họ dâng sanh mạng con người cho Đấng ấy. Khi nhơn loại bị khốn khổ, bị tai nạn bất cứ trong quốc gia nào họ dùng cho đến sanh mạng, tức dùng con người làm tế vật dâng hiến cho Đức Chí Tôn. Tới chút nữa, nghĩa là tinh thần loài người tiến triển đến một mức nữa, họ dùng cái cái vật lựa chọn quí hoá, đồng thể với sanh mạng của con người đặng dâng cho Đức Chí Tôn, tức nhiên họ dâng Tam sinh. Khi ta đã xem tế Nam Giao, từ Thượng Cổ nhà Vua dâng cho Đức Chí Tôn ba cái vật là: Trâu, heo, và dê gọi là Tam sinh. Ngày hôm nay sau Đức Chí Tôn đối lại với Đạo Thiên Chúa, không dâng Tam sinh là sanh mạng của con vật nữa, mà chính mình Đức Chúa Jésus Christ dâng cái xác thịt của Ngài làm con tế vật cho Đức Chí Tôn, tức nhiên Ngài nói rằng Ngài chịu khổ hình là chết trên cây Thánh Giá cốt yếu làm con tế vật đặng dâng cho Đức Chí Tôn để cứu rỗi tội tình nhơn loại. Chúng ta đã ngó thấy từ thử tinh thần của loài người tiến triển tới mức văn minh của họ, thì cái vật phụng thờ, cung hiến dâng lễ vật cho Đức Chí Tôn vẫn khác. Ngày hôm nay Đức Chí Tôn đến, Ngài biểu chúng ta dâng cho Ngài ba món gọi là Tam Bửu là: Tinh, Khí, Thần.

Ngài thế nó là Bông, là Rượu, là Trà, Bần Đạo tưởng nếu lấy vật ấy mà tưởng tượng thì nó không nghĩa lý gì hết. Ôi! Biết bao nhiêu quí hoá, nếu cả thảy con cái của Ngài biết Đức Chí Tôn muốn dâng cho Ngài cái gì thì của dâng ấy quí hoá không thể nói. Tinh, là Ngài biểu dâng hình thể của ta tức nhiên dâng xác thịt ta nghĩa là dâng cái sống của ta nơi mặt thế gian này, đặng cho Ngài làm khí cụ, đặng Ngài phụng sự cho con cái của Ngài, nó thuộc về Tinh, tức nhiên Bông đó vậy, phải dâng cho Ngài cái hình xác chúng ta cho đẹp đẽ, cho trong sạch, cho thơm tho, cho quí hoá như Bông kia mới được. Tưởng tượng Ngài muốn cho chúng ta trong sạch như vậy là vì Ngài mong con cái của Ngài biết thương yêu lẫn nhau, rồi lại tự mình tu tâm dưỡng tánh thế nào cho đẹp đẽ mỹ miều, như Bông kia đặng xứng đáng làm Thánh Thể của Ngài đặng phụng sự cho con cái của Ngài.



Giờ nói về Rượu, Ngài thể cái chơn thần của ta tức nhiên thể cái trí thức cái khôn ngoan của ta về chơn thần, tượng ảnh trí thức khôn ngoan tức nhiên Ngài biểu cả trí não con cái của Ngài phải dâng trọn cho Ngài đặng làm khí cụ. Giờ phút nào toàn thể con cái của Ngài có trí óc khôn ngoan đặng phụng sự cho nhơn loại thay thế cho Đại Từ Phụ mà nói rằng: Chúng tôi không biết làm gì ngoài phận sự thiêng liêng của Đức Chí Tôn giao phó. Ngày giờ nào toàn thể con cái của Ngài biết nói như thế đó, thì ôi! Hiến cho Đức Chí Tôn một vật quí hoá không thể nói gì được.

Nói về Trà, Ngài thể Trà là tâm hồn tức nhiên Ngài biểu cả tâm hồn của ta hiệp lại làm một khối với nhau. Giờ phút nào toàn thể con cái của Ngài hiệp cả tâm hồn làm một, cái tâm hồn này sẽ làm tâm hồn của mặt địa cầu này, cho trái đất này, nó sẽ làm tâm hồn của toàn thể nhơn loại. Ngày giờ nào cả toàn thể con cái của Ngài tượng ảnh tâm hồn cho toàn thể nhơn loại được, thì ngày giờ ấy có thể Thánh Thể của Ngài mới phụng sự cho Vạn Linh tức nhiên con cái của Ngài hạnh phúc được. Chỉ ngày ấy mới có thể nói rằng: Nhơn loại hưởng được hồng ân đặc biệt của Ngài, mà hưởng được hồng ân đặc biệt của Ngài thì ngày ấy mới mong hưởng được hòa bình và đại đồng thế giới. Bây giờ Tam bửu ở trong Hội Thánh, cả toàn thể anh em, chị em chúng ta đây là Tinh là Hình Thể của Ngài tại thế này. Hình thể của Đức Chí Tôn là trong ta đây hết. Ngày giờ khối trí thức của toàn thể nhơn loại tượng hình ra mà nói biết rằng Đạo duy nhứt là Đạo Trời với Đạo Người hiệp làm một. Giờ phút nào cả toàn thể nhơn loại biết mình đến đây có phận sự để tô điểm kiếp sống của nhơn loại cho đặng hạnh phúc, đặng bảo trọng sanh mạng của toàn thể vạn linh cho đặng hạnh phúc. Giờ phút nào có cái đấy thì mới tượng ảnh ra Khí của mặt địa cầu này.

Nói đến tinh thần Bát Quái Đài nghĩa là cái Hồn, tức nhiên hồn chúng ta đã ngó thấy rằng con người sinh nở nơi thế gian này nếu ba món báu ấy mà không có thì xác thịt nhơn loại cũng thế, vật chất cũng thế, toàn thể nhơn loại cũng thế, nếu nói rằng có xác thịt không có hồn, hay có hồn không có trí thức bảo vệ sống còn của mình thì chúng ta đã ngó thấy tận tường đó rồi, người không hồn ngơ ngơ ngáo ngáo, người có hồn không có trí thức chẳng hề khi nào định mạng được. Ông Pythagore nói Dyade là phải điều hòa nhau, ta tu cốt yếu làm cho ba món ấy điều hòa. Giờ phút này chúng ta hãy tưởng tượng rằng trước khi muốn điều hòa, cả Hội Thánh dâng cho Đức Chí Tôn, cả toàn thể con cái của Ngài dâng cho Ngài một chí hướng, một hy sinh mà thôi. Toàn thể con cái của Ngài hy sinh phụng sự Vạn Linh, tức nhiên phụng sự cho toàn thể nhơn loại. Biết đặng, hiểu đặng hạnh phúc mình do nơi sống chung cùng nhau, nhượng sống cho nhau, tạo hạnh phúc cho nhau. Giờ phút nào thiên hạ khôn ngoan định vận mạng cho mình như Đức Chí Tôn đã định cho ta phù hạp với chữ Khí, tức nhiên chữ Khí là báu vật chúng ta dâng cho Đức Chí Tôn mới thành tựu. Ngày giờ nào thành tựu nơi Bát Quái Đài, quyền năng thiêng liêng kia mới đủ năng lực day trở thiên thơ tạo hạnh phúc cho toàn nhơn loại trên mặt địa cầu này. Duy có giờ phút ấy, nhơn loại sẽ hưởng đặng hòa bình và đại đồng thiên hạ mà thôi.”



2- Tam Bửu: Tinh, Khí, Thần.

Rằm tháng 2 năm Ðinh Hợi (1947)

  Phàm con người có ba báu:



- Tinh là xác thân của cha mẹ sanh ra, liên quan với xác thân (corps  astral) là hơi, nó tiếp xúc liên quan bảo trọng sự sống.

- Sự sống là nuôi nấng lấy hình hài chúng ta bằng sanh quang do nơi Phật Mẫu tạo mà có,

- Liên quan với linh hồn ta là của Chí Tôn ban cho mà có. Ba thành một, một thành ba gọi là Tam Bửu: Tinh – Khí - Thần.

Chí Tôn lại chọn lựa vật quí báu là Bông (Tinh), Rượu (Khí), Trà (Thần) là ý nghĩa Ngài muốn đòi hỏi con cái của Ngài những món quí mà ta có để sống ấy hiến cho Ngài, tức là Ngài muốn toàn con cái của Ngài sống mãi với Ngài đó vậy.

Muốn cho khỏi phụ lòng Chí Tôn thì ta phải đào luyện cho đệ nhị xác thân ấy đặng tinh khiết nhẹ nhàng. Muốn được vậy, ta chỉ có hai điều là phải trai giới, chỉnh tu cho cái đệ nhị xác thân được tráng kiện hoạt bác, tùng khuôn viên thiện đức. Ðệ nhị xác thân ta khi còn sống ở quanh mình ta, bảo hộ về sanh quang tiếp với đệ tam xác thân là linh hồn. Khi lìa khỏi xác thúi hôi hữu hoại thì nó trực tiếp ngay với linh hồn nếu nó được thanh khiết. Bằng nó nghiệc ác thì nó phải dính líu với cái xác thúi hôi nầy mà phải chịu lìa xa cái linh hồn thì thần tử sẽ rước đi mà phải đọa là vậy. Bởi cớ Chí Tôn ban cho ta cái Bí Pháp (phép xác) cắt đứt dây oan nghiệt cho nó rời hẳn với đệ nhứt xác thân được khinh phù nhập một với linh hồn tức là hằng sống vậy.

Loài người quá xảo quyệt khôn khéo tiềm tàng sự sung sướng xác thịt nầy, tại do đó mà gây nên biết bao nhiêu thần sầu quỉ khóc, chiến tranh không ngớt, là do nơi lòng tham lam tiến triển văn minh, cơ khí tối tân như là bom nguyên tử để giết người. Hiện tại nơi Mỹ Châu, Cổ Tàng Viện của họ có đến 200 triệu quyển sách. Cứ bổ đồng một ngày xem một quyển thì phải sống đến mấy đời mới đọc hết được.

Chí Tôn biết rõ loài người tiến hóa tột bực mà tự đắc tự tôn, chỉ biết lo cho xác thịt mà thôi, không chuyên lo cho đệ nhị xác thân và tinh thần, nên Chí Tôn đến khai Ðạo là cố ý giáo hóa cho loài người biết rõ câu tội phước, giồi luyện cho con người tận thiện đến hiệp cùng Ngài. Nếu chúng ta biết được vậy thì toàn thể thế giới nầy những điều tinh ma quỉ quái sẽ tiêu diệt, thần tử không hề đến ta được.

Nếu ta thấy được cõi Hư Linh kia, cái tinh của vạn loại bị giết chóc một cách tàn nhẫn, bởi loài người kết oán thù thâm với nó, chực chờ thù ghét, vì vậy mà có vay trả luân hồi mãi mãi đọa đày, bất năng thoát tục.

Mong sao chúng ta từ đây phải biết trọng lấy lẽ ấy mà luyện đệ nhị xác thân cho đủ đầy sự tinh khiết, là phải thương loài vật, phải thương tất cả để chấm dứt cái oan nghiệt ấy mà truyền bá cái hườn thuốc linh đơn nầy là đạo đức của Chí Tôn, để cứu vớt quần sanh thoát vòng đọa lạc hoàn toàn.

Cả thế gian nầy biết được vậy thì chắc chắn không còn cảnh thảm khổ nầy tái diễn lại nữa. Loài người do một nguyên căn mà thôi, bởi do tâm lý và tập quán của các nước, của các sắc dân, vì cái khác ấy mà chia phôi nhau, nghịch lẫn nhau, thù địch nhau, mà tranh tranh đấu đấu không ngừng.

Vậy Thánh Ý của Chí Tôn khai mở Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhứt là muốn dung hòa tâm lý toàn cả con cái của Người để cứu vãn trọn 92 ức nguyên nhân, vì thế mà phải bị sa đoạ nơi đây. Chí Tôn đã đại từ đại bi chỉ rõ căn nguyên và ban ơn cho ta, dạy dỗ cho ta để đạt đạt ngôi vị là phải trau luyện cho Tinh hiệp với Khí, Tinh Khí hườn Thần là cơ huyền bí để mà đắc Ðạo vậy.




tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương