Tây-Ninh Thánh Địa mùa Hoa Đạo nở Kỹ-niệm Hội-yến Diêu-Trì-Cung Quí Hợi (2007) Nữ Soạn giả nguyên thủY


Bây giờ luận về phần Thiêng Liêng tức nhiên



tải về 1.2 Mb.
trang10/16
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.2 Mb.
#29736
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16

Bây giờ luận về phần Thiêng Liêng tức nhiên phần linh-hồn của chúng ta.

Bần-Đạo nói mỗi cá nhân con cái Đức Chí Tôn đều có phẩm vị của họ, có từ thử đến giờ, khuôn luật vẫn có một mà thôi. Chúng ta thấy trong Bí Pháp của Phật Tổ, Ngài đạt đặng bí pháp, Ngài để khuôn luật giải thoát. Chúng ta đã ngó thấy tại sao người khác Đức Chí Tôn không để “Tam Diệu Đề”, tức nhiên, Lão, Bịnh, Tử trước mắt đặng lãnh giáo Ngài, lại để cho Đức Phật Thích-Ca thấy Tam Diệu Đề? Khi Phật Thích Ca thấy Tam Diệu Đề Ngài mới thêm một đề Sanh nữa là Tứ Diệu Đề: Sanh, Lão, Bịnh, Tử.

Đức Phật Thích Ca nhờ Bí-pháp của Đức Chí Tôn để trước mặt Ngài mà Ngài đạt được cơ quan giải thoát, có chi đâu. Muốn tránh Tứ Diệu Đề tức nhiên Tứ Khổ thì đừng gây Nhân, có Nhân tức nhiên có Quả, muốn tránh Sanh, Lão. Bịnh, Tử thì phải diệt cho hết quả, lẽ dĩ nhiên đó vậy...

Bí-Pháp Đức Chí Tôn đã cho Phật Thích Ca thế nào, Đức Chí Tôn cũng có thể cho con cái của Ngài mỗi đứa để tự giải thoát lấy mình.



Nếu Đức Lão-Tử không làm Thượng-Thơ-tịch vô Đại thơ phòng nhà Châu, nếu Ngài không vô Thư Viện nhà Châu lật Bát Quái-Đồ của Phục Hi để lại, chưa chắc rằng Ngài đã đoạt pháp. Ngài ngồi tìm tòi coi Bát Quái Đồ để trong Thư Viện nhà Châu, tức nhiên Bí Pháp của Đức Chí Tôn dành để cho Lão Tử. Khi Ngài đã đạt được Bát Quái Đồ rồi, Ngài được trở nên vị Giáo Chủ danh vọng đến đời nay.

Bây giờ tới Đức Chúa Jésus, vị Giáo Chủ danh vọng đương buổi nầy gồm cả Vạn Quốc, các Dân Tộc Âu Châu trong khuôn khổ đạo đức của Ngài nếu không có 40 ngày Ngài đã ra đồng sa mạc thiền định, Đức Chí Tôn không đến cùng Ngài và không bị quỉ cám dỗ thì Bí-Pháp của Ngài không hiện tượng ra được.

Bây giờ đến Khổng Phu Tử, nếu Ngài không có khổ về Nhơn đạo của Ngài và xã hội của Ngài giặc-giã can qua, bởi Ngài sanh ra gặp buổi loạn ly đời Đông Châu Liệt Quốc, nếu Ngài không có khổ về công danh của Ngài cho đến đỗi và nếu Ngài không khổ về tinh thần của Ngài vì hiếu, thì chắc tinh thần của Ngài chưa ngó toàn thể các sắc dân, tức nhiên đồng chủng đồng bào của Ngài, thì tôi tưởng Đạo Nho của Ngài chưa xuất hiện.

Nếu Đức Chí Tôn không để Thánh Thể của Ngài xuống 60 năm trước ngày mở Đạo, không phải ngày nay Ngài không sai các chơn linh xuống thế, không tạo hình ảnh Cửu Thiên Khai Hóa, Ngài không mở rộng cửa Bạch Ngọc Kinh tại thế gian này thì dám chắc nền chơn giáo của Ngài chưa hiện tượng. Huyền diệu thay nền chơn giáo của Ngài! Lấy cả quyền năng vô biên Ngài làm Thể Pháp, Bí Pháp của Ngài, Ngài lấy căn bản Vạn linh, Ngài tạo nên đặng phẩm vị Thần Thánh Tiên Phật trên mặt thế gian này.

Ấy vậy Bần Đạo nói: Nơi cửa Tịnh Thất chúng ta có thể nói rằng: Nơi chúng ta đưa bạn chúng ta đi cũng là cửa rước bạn chúng ta đến. Bí pháp ấy càng ngày con cái Đức Chí Tôn càng ngó thấy, vì mới mở nên hình trạng chưa có rõ, chớ hoàn thành rồi con cái Đức Chí Tôn sẽ ngó thấy đối tượng Thiêng Liêng của nó thế nào, phải để đức tin vững vàng nơi Thánh Thể Đức Chí Tôn cho cường liệt, cường liệt Đức Chí Tôn mới xoay chuyển xã hội nhơn quần và tạo hạnh phúc cho xã hội nhơn quần được.”



Đêm 09 tháng 04 Kỷ Sửu (dl 06-05-1949)

  “Kỳ trước Bần Đạo giảng tại sao gọi là Thể Pháp và Bí Pháp của khuôn luật Tạo đoan Càn Khôn vũ trụ này. Nay Bần Đạo giảng tiếp:



IV- Do nơi học thuyết nào sản xuất ra

chữ Đạo?

“Vả chăng, cơ Tạo-đoan hiển nhiên trước mắt, chúng ta thấy là định một khuôn luật, ngó thấy cả vạn vật đặng sống trong Càn Khôn vũ trụ, nó có nghĩa lý sống của nó, cũng như mình biết mình có nghĩa lý sống của mình. Cái nghĩa lý sống ấy có phần hiển nhiên ta định được, ta thấu đáo được, gọi là Đời; còn bí mật huyền vi chúng ta lấy lương tri lương năng định đoạt không được, thuộc về bí ẩn huyền vi cơ tạo, nhứt là cái Sống và cái Linh là trọng yếu của cơ quan Tạo-đoan hơn hết, nó giục tinh thần nhơn loại buộc phải tìm tàng khảo cứu cho ra hình tướng, phần ấy gọi là Đạo.

Vì cớ cho nên sách vở để lại, thiên hạ đã thú thật rằng không phương đoạt được, phần định được chỉ nói “Cường danh viết Đạo”.

Cái Sống và cái Linh chia ra làm hai hạng:

- Hạng khảo cứu về Vật.

- Hạng khảo cứu về Thần.

Vật thì xu hướng theo bản năng của cơ Tạo đoan hiện hữu, lấy vật lý làm căn bản; mà lấy vật lý làm căn bản thì họ hướng về xã hội nhơn quần hay là định sống của xã hội. Định sống của xã hội tức là định sống của vật. Định sống của vật tức nhiên là Đời.

Bây giờ, bí ẩn huyền vi của cơ Tạo đoan để trước mắt có nhiều lý lẽ bất công, họ khảo cứu về tinh thần đạo đức. Những lẽ bất công đó, buộc họ tìm tàng cao siêu hơn nữa đặng cho thấu đáo cả bí-mật huyền vi cơ tạo đoan ấy.

Lẽ cố nhiên, con người cũng đồng sống với vạn vật, thấy mình linh hơn vạn vật, biết mình có bản năng đặc sắc hơn nhờ cái Linh đó. Linh ấy đáng lẽ nó phải tồn tại, nhưng cơ bí mật Tạo đoan, có chết thì có sống, giục con người đi trong con đường hiểu biết, tìm tàng cho thấu đáo: tại sao mình sống, sống duy chủ thân thể mình; mình chết cái Linh ấy, cái Sống ấy nó đi đâu? Vì cớ mà đời đã sản xuất các triết lý Đạo giáo, các vị Giáo chủ từ trước đến giờ đến thế gian này tạo Đạo, đã để hai khuôn khổ, định về chủ hướng ấy.

Sống về vật hình là dìu dẫn sự sống của huyền linh, họ thuyên về một đường vô hình. Sự sống, chết họ thấu đáo cái hư không tiêu diệt và cái tồn tại hiển hách của nó.

Bây giờ cả hành tàng bất công do chỗ nào sản xuất ra trong cửa Đạo?

Đời chúng ta ngó thấy cái sống về vật hình chia hẳn nó ra, thì cái sống về vật hình là bóng dáng mơ hồ. Trong cái sống vật hình, thi hài thể chất, chúng ta nhận thấy nó không tồn tại, mà trái ngược lại nó vẫn là cơ quan tạo khổ cho ta mà thôi. Đã là cơ quan tạo khổ, thì cái sống này có hữu ích gì đâu? Chẳng lẽ cơ bí mật Tạo đoan tạo ra vật hình, mà loài người ngó thấy đây để ảnh hưởng đến chơn tánh cao thượng. Tạo đoan ra, không phải để chịu thống khổ mà thôi, phải có nguyên do gì chớ?

Bởi nguyên do phải có chủ hướng, vì lẽ đó mà nó giục nhơn loại tìm tàng chí hướng của con người sống để làm gì, là tìm hiểu đặng định phận của mình, liên quan như thế nào trong cái sống, tức nhiên là thấu đáo bản năng của mình, định phần tương lai giữa Càn Khôn vũ trụ trong vạn vật đó vậy. Tương lai của sự sống tức nhiên tương lai của loài người. Tương lai của loài người tức nhiên tương lai của Đạo. Con người đứng trước vạn vật, thú cũng đồng thú, khác bởi người là Đạo, trong người Chí-Tôn đã để Đạo, Đạo khác với thú là vì trong loài thú Đức Chí-Tôn không có để tánh Linh như Đức Chí Tôn đã định tánh cho loài người, đặng loài người làm Chúa vạn vật. Vật phải dựa vào trong tay loài người đặng duy chủ đó vậy.

Ấy vậy Bần Đạo nói: Có Thể-pháp thì có Bí-pháp.

Các vị Giáo Chủ cũng phải tùng theo khuôn luật đó, một nền chơn giáo có Thể pháp là cơ quan giải khổ cho chúng sanh tức nhiên phải có Bí pháp đặng làm cơ quan giải thoát cho chúng sanh. Hễ độ phần xác tức nhiên phải độ phần hồn cho toàn vẹn.

Một nền Tôn giáo nào đã xuất hiện tại thế gian này dầu Thể pháp cao siêu bao nhiêu đi nữa, nếu không có Bí pháp làm tướng diện căn bản, thì nền Tôn Giáo ấy chỉ là Bàn Môn Tả Đạo mà thôi.”



V- ĐẠO LÀ GÌ?

Tây-Ninh -Chùa Gò Kén- năm Bính-Dần 1926



THẦY các con,

Cõi trần là chi? Khách trần là sao?



Sao gọi khách?
Trần là cõi khổ, để đọa bậc Thánh, Tiên có lầm lỗi. Ấy là cảnh sầu để trả xong quả, hoặc về ngôi cũ, hoặc trả không xong quả, phải mất cả chơn linh là luân hồi, nên kẻ bị đọa trần gọi là khách trần.


Ðạo là gì?
Sao gọi Ðạo?


Ðạo, tức là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà hồi cựu vị. Ðạo là đường của các nhơn phẩm, do theo mà lánh khỏi luân hồi. Nếu chẳng phải do theo Ðạo, thì các bậc ấy đều lạc bước mà mất hết ngôi phẩm. Ðạo, nghĩa lý rất sâu xa, nhưng phải hiểu trước bao nhiêu đó, rồi mới học các nghĩa huyền bí khác cho đích xác đặng. Ðời cũng thế, Ðạo cũng thế, chẳng Ðạo chẳng nên Ðời, Ðời Ðạo chẳng trọn, lấy Ðạo trau Ðời, mượn Ðời giồi Ðạo, Ðạo nên Ðời rạng, giũ áo phồn hoa, nương bóng khổ trăm năm mãn cuộc, tự thanh cao, nếm mùi tự toại, dưỡng chí thanh nhàn thì có chi hơn.

Vậy là mầu, vậy là trí.”

Phân tích chữ Đạo:

Chữ Đạo bắt đầu chấm hai chấm trên là Âm Dương nhị khí, kế dưới một nét ngang tức là Âm Dương hiệp nhứt, nên chi một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật; rồi vạn-vật cũng quay về hiệp một. Kế dưới chữ tự (6 nét) nghĩa là tự nhiên mà có. Nên chi Đạo dạy phải tự lập, tức là lo tu-hành để đạt được huyền-bí đạo-mầu thì trí lự mới phát minh. Chữ tự là tự tri, tự giác chớ chẳng ai làm cho người khác giác ngộ giùm hay minh-huệ giùm được. Trên dưới ráp lại thành chữ thủ (9 nét). Chữ thủ nghĩa là ban sơ, lúc ban đầu, khởi thuỷ, là đầu mối của càn khôn vũ-trụ. Kế là bộ Tẩu (3 nét) tẩu nghĩa là chạy, nên kêu là “pháp luân thường chuyển”.Họp chung lại thành chữ ĐẠO

Chữ ĐẠO Thánh-nhân đã đặt một cái luân-lý trong đó tự lâu rồi; hai nét Âm Dương hiển-hiện trên đầu đó, hình ảnh của cha mẹ ta đó, có hợp nhất được thì mới sanh ra một chủng-tử đầu tiên là con mắt, tức là chữ Mục mục là con mắt, là trung tâm của chữ Đạo. Con mắt để thâu thập tất cả tinh-hoa, đó là công ơn trước hết là của cha mẹ sản sanh ra ta. Cha mẹ cũng phải chịu ơn của hai Đấng trên cao kia nữa, đó là âm dương trời đất, ngày nay Đạo Cao-Đài xác nhận là Đức Chí-Tôn và Đức Phật Mẫu.

Đức Thượng-Đế là một khối Đại linh quang, là ánh sáng bao la, biểu tượng bằng “Con mắt” thế nên Đạo Cao Đài thờ “Thánh Tượng Thiên Nhãn” là vậy.

Hai Đền thờ của các Ngài còn đó! Niềm tự tin này không bao giờ lầm, nghĩa là ánh sáng đã lóe lên từ mắt trở thành chữ Tự (tự là chính mình), từ đây con người tự giác, tự tu, tự trau-giồi cho kiếp sanh trên con đường tiến hóa. Nhưng nẻo đến đã có lối thông thì đường về cũng chính mình sáng-suốt, cho nên khi ráp cả hai phần trên dưới lại thành ra chữ Thủ (thủ là đầu). Cái đầu này đưa ta đến và nó cũng hướng dẫn cho ta về, chúng ta xuống bằng cái đầu cho rằng thuận, thì khi về cái đầu cũng phải quay ra ngoài để triều kiến Đức Mẹ Diêu-Trì nơi cung Tạo-Hóa Thiên ở từng trời thứ chín, thì cái đầu này biểu tượng chữ thủ (9nét) nó mới hợp lẽ. Nếu quay vào

thành ra đi nghịch làm sao đoạt Đạo? Than ôi!

Đức-tin nơi ta đó, ngày nay Chí-Tôn tạo Đạo ra để cho nhân-loại thờ nhân-loại. Đạo Cao-Đài thờ con Mắt là thờ thiên-lương của mình đó vậy, cho nên con đường tu giục-giã ta phải hoàn thành Tam lập, tức nhiên lập đức, lập công, lập ngôn nghĩa là chữ thủ 首 thêm một bộ sước (biểu-tượng bằng bộ sước có 3 nét) thành ra chữ ĐẠO (chữ Đạo có 12 nét do 9+3, tức là con số của Thầy)

Đây là tầng trời cao nhất, có về đến đây được thì mới nhập vào cõi Thiêng-liêng Hằng sống và hòa nhập được với Càn Khôn vũ-trụ, tức là về được cùng Thầy.

Sự tu thân cần phải có ĐẠO, tin-tưởng nơi Đạo. Bởi “Đạo là cơ bí-mật làm cho kẻ phàm có thể đoạt đặng phẩm-vị Thần, Thánh, Tiên, Phật”.

Thầy làm chủ chữ Đạo là Cha của sự sống:

Thầy dạy rõ về quyền-uy tối thượng ấy (TNII. 62)

Các con. Thầy đã nói với các con rằng: Khi chưa có chi trong Càn khôn Thế-giới thì Khí Hư vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái cực. Thầy phân Thái cực ra Lưỡng nghi, Lưỡng-nghi phân ra Tứ tượng, Tứ tượng biến Bát-quái, Bát-quái biến hóa vô cùng mới lập ra Càn-khôn thế-giái. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là: Vật-chất, Thảo-mộc, Côn trùng, Thú-cầm, gọi là chúng sanh.

Các con đủ hiểu rằng: Chi chi hữu sanh cũng do bởi Chơn-Linh Thầy mà ra. Hễ có sống ắt có Thầy. Thầy là Cha của sự sống. Vì vậy mà lòng háo sanh của Thầy không cùng tận.

Cái sống của cả chúng sanh Thầy phân phát khắp Càn khôn Thế-giới, chẳng khác nào như một nhành hoa trong cội, nó phải đủ ngày giờ Thầy nhứt định mới trổ bông và sanh trái đặng trồng nữa, biến hóa ra thêm. Nếu như ai bẻ hoa ấy nửa chừng thì là sát một kiếp sanh không cho biến hóa. Mỗi mạng sống đều hữu căn hữu kiếp, dầu Nguyên-sanh hay Hóa-sanh cũng vậy, đến thế nầy lâu mau đều định trước. Nếu ai giết mạng sống, đều chịu quả báo không sai, biết đâu là cái kiếp sanh ấy chẳng phải là Tiên, Phật bị đọa luân hồi mà ra đến đỗi ấy. Cái mạng sống là Thầy, mà giết Thầy thì không phải dễ. Các con gắng dạy nhơn sanh điều ấy”.



Thuyết tại Đền Thánh, đêm 13 tháng 04 Kỷ Sửu

(dl 10-05-1949)

“Trước khi giảng tiếp Bí-pháp và Thể-pháp của Đạo, Bần Đạo nhắc lại một lần nữa. Kỳ rồi Bần Đạo đã tỏ cho cả thảy đều biết, nhơn loại đến giữa cơ Tạo đoan Càn Khôn vũ trụ, huyền vi bí mật Tạo đoan đã cho một tánh chất ly kỳ bí mật, là khôn ngoan hơn vạn vật. Do khôn ngoan ấy mà tìm hiểu rằng:



VI- Cả cơ thể Tạo đoan có hai đặc điểm

trọng yếu:

- Một là sống

- Hai là linh

Biết được hai đặc điểm ấy, thấy nhơn loại có hai chủ hướng:



- Một là nương với cái sống của mình, cho cái sống là hệ trọng tức nhiên là học thuyết cơ thể Tạo đoan của đời.

- Hai là nương theo tinh thần nhơn loại, nương theo triết lý này cho cái Linh là trọng hệ, vì cớ nên xu hướng theo phần hồn là tinh thần thường tại.

Bây giờ chia theo hai lẽ ấy.

- Sống tức là Đời

- Linh tức là Đạo

Hai lẽ sống chia nhơn loại ra hai đường căn bản, đứng trung tâm điểm cũng do nơi trí thức tinh thần, mà trí thức ấy xu hướng:

Theo học thuyết Đời tức là xu hướng theo cái Sống.

Theo học thuyết Đạo, tức là xu hướng theo Linh.

Cả hai tinh thần ta thấy không có lầm lạc, nhứt là đàng nào cũng có nguyên lý của nấy. Đời xu hướng theo cơ quan sống tức nhiên cơ quan Đời họ cũng có Bí pháp và Thể pháp. Xu hướng theo Đạo cũng có Bí pháp và Thể pháp. Nhưng hai lý thuyết dường như phản trắc. Về phần Đạo, thì trí thức tinh thần nhơn loại nhìn nơi vô biên biết Càn Khôn vũ trụ tức là cơ Tạo đoan, nó định luật cho khối người, thành ra Pháp chủ Luật, tức là Pháp trước Luật sau. Còn cơ quan Đời tức là cơ quan xu hướng theo cái sống, định Luật được rồi, mới tìm tàng Pháp đặng thi hành Luật, thành ra Luật trước Pháp sau. Bây giờ Bần Đạo thuyết về Đạo-giáo trước rồi thuyết về Thế đạo sau.

Kỳ rồi Bần Đạo hứa thuyết về Đạo pháp tức nhiên là Bí pháp. Bần Đạo đã nói có hai chủ hướng:

- Sống tức nhiên là Thể pháp.

- Linh tức là Đạo thuộc Bí pháp.

Chia rẽ rõ ràng như vậy, rồi không còn bợ ngợ gì mà không quyết định.

Ấy vậy trong Đạo Pháp có hai thuyết:

Thể Pháp là xu hướng theo sống, cái sống của vạn loại tức là đồng sống với nhơn loại, rồi do cái sống ấy tìm tàng Thể pháp trong tinh thần Đạo giáo đặng bảo thủ cho tồn tại cái Linh, tức là bảo thủ tồn tại cái khôn ngoan trí thức của mình; buổi sống thế nào vẫn còn mãi mãi đến buổi chết. Trái ngược lại dầu cho cơ quan chết ấy do cái Linh ấy không có đại diện của nó, ít nữa Linh ấy cũng để lại trong máu mủ chúng ta, tức là để lại cho nhơn loại tương lai còn tồn tại đặng. Chúng ta không thể chối cải được. Tại sao chúng ta thấy hiện tượng trên mặt địa cầu này con người có đặc điểm riêng, dầu cho kẻ sơ sanh cũng sống với cái sống của con vật; mà con vật ấy cũng sanh như những con vật khác. Có điều ta nhận thấy nó khôn ngoan hơn tức là linh hơn vạn vật, Linh ấy do nơi Linh của nhơn loại đoạt được với tinh thần Đạo Giáo đặng truyền lại (Droit d'hérédité) nếu Linh ấy nhơn loại đoạt được là do cha mẹ đã đoạt được trước, vì trẻ sơ sinh kể như con thú kia lấy gì khôn ngoan hơn con thú được, nếu không nhờ cái Linh truyền thống lại. Chúng ta ngó thấy Bí pháp ở giữa Thể pháp, ta thấy nó bán thế, bán lý; Ấy là do sự truyền thống của tinh thần loài người. Ta chưa thấy một sắc dân nào đã tiến triển, tức đã tiến bước trên đường văn minh hay là đã tiến bước trên con đường trí thức tinh thần mà thối bước trở lại. Nhơn loại mãi tiến tới không bao giờ thối.

Chúng ta ngó thấy nữa: Mặt địa cầu này có nhiều sắc dân, sắc dân nào đã khôn ngoan thì họ truyền tử lưu tôn, khôn ngoan đặc biệt, điều ấy không ai chối đặng. Ấy vậy cái Linh của chúng ta không ngó thấy mà biết rằng có cái truyền thống. Cũng như Bí pháp là cơ quan bí mật ta không ngó thấy, không có gì tượng trưng cho nó nơi mặt địa cầu này, nhưng ta biết rõ nó vẫn tiến triển mãi.

Nhìn cao hơn chút nữa, giữa nhơn loại đối với cá nhân hay đối với dân tộc, chúng ta thấy trước sau đặc biệt không thể gì chối cải được nữa, ta không thể nói mặt địa cầu này, giờ phút này, có một người nào làm người như Đức Phật Thích Ca, như Đức Lão Tử, Đức Chúa Jésus Christ đã làm người. Ta không thấy người nào dám nói là người, có đủ sức đối thủ với các Đấng ấy, chưa có đặc điểm gì khác. Các Đấng ấy cũng là người như ta, tại sao lại được hơn ta vậy? Tại khối Linh của họ đoạt được muôn muôn kiếp sanh, ta không đoán biết đặng đã lập vị cho họ đến đặc điểm mà ta chưa hề biết tới, chúng ta đang còn ở hồi sau, khối Linh ấy định phận trong tinh thần đạo đức, định phẩm cho họ làm Giáo chủ nhơn loại.

Hai đặc điểm Bần Đạo vừa nói thuộc về Bí pháp.

Bây giờ nói Thể Pháp tức là nói xu hướng của cái sống. Các người đã tiềm tàng học thuyết về cái sống mà họ có tinh thần xu hướng về cái Linh của họ, họ đã làm thế nào tìm ra khuôn luật. Bần Đạo đã nói, họ tìm khuôn luật cho hạp với cơ Tạo đoan Càn Khôn vũ trụ tức nhiên cái sống của họ phải thế nào cho phù hạp với chơn lý của vạn vật trước họ đặng đồng sống với vạn vật, đồng sống thì ta thấy có khuôn luật đặc điểm như thế nào? Tại sao vậy? Tại luật thiên nhiên định cho họ bảo thủ cái sống (Instinct de conservation). Luật thiên nhiên cho bảo thủ cái sống là khuôn luật định phận làm người giữa nhơn loại vậy.

Rồi đến bảo thủ cái Linh cho tồn tại tức nhiên là bảo thủ khôn ngoan, cái khôn ngoan hơn vạn vật. Trước phải cung kỉnh cái sống ấy tồn tại mãi, cái sống ấy vẫn còn về tương lai đạo đức tinh thần của nhơn loại để định phận cho nhơn loại. Nhơn loại đã tìm tàng và hiểu rằng: Trên một triệu năm khi nhơn loại để chơn nơi mặt thế này, cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại, tại thế này có thể thêm chớ không có bớt là do khôn ngoan, biết bảo thủ cái sống tại mặt địa cầu này thay thế cho Đấng Chí Linh mà sửa cải, tô điểm các cơ quan hữu hình cho đặng tận thiện tận mỹ như Đấng Chí Linh đã định: họ theo khuôn luật của mỗi ngày đi tới nơi, mỗi kiếp mỗi mới mãi thôi “Nhựt tân, nhựt nhựt tân, hựu nhựt tân” ngày nay mới, càng ngày càng mới là lời Tiên Nho của chúng ta để lại. Đổi mới là khuôn luật thiên nhiên chỉ định cho họ mỗi ngày phải mới tùng theo khuôn luật tấn hóa của vạn loại trong Càn Khôn vũ trụ này vậy.

Muốn bảo thủ cho cái sống tồn tại, Đạo giáo lập ra cái thuyết “Ái tuất thương sanh” (1) làm căn bản. Họ lấy yêu ái mà định luật cho cơ quan bảo thủ cái sống tồn tại đến ngày nay, là do nơi đó mà tinh thần của con nguời định quyết rằng: khuôn luật Tạo đoan có bảo thủ mạng sống với khuôn luật “Ái tuất quần sanh” của họ đặng thi thố định con đường, rồi họ quả quyết đi đến, tức nhiên sẽ đến cảnh Linh của họ giữa vạn vật, họ sẽ thấy đặc điểm của họ để làm chủ Vạn linh ấy. Giờ phút nào họ thấy được thì họ có quyền vi chủ Vạn linh. Đương nhiên họ sống với hình xác thịt mà họ đã quả-quyết, định quyền vi chủ của họ giữa Vạn linh được. Buổi thoát xác tức là buổi lìa khỏi căn bản nguyên sanh của họ, họ sẽ tới được cảnh giới Chí linh; ấy là Bí pháp Đức Chí Tôn để tại mặt địa cầu này vậy.

Kỳ rồi Bần Đạo đã thuyết một nền Tôn-giáo nào có đủ cái Linh tại thế, giữa loài người và loài người biết ra một nền chơn giáo có đủ bằng cớ là Huyền linh, đặng bảo thủ phần hồn của loài người là căn bản của loài người. Còn nền Tôn Giáo nào không có cái Linh ấy, Bần Đạo đã nói chỉ là Tả Đạo Bàn Môn mà thôi. Bởi không có đủ quyền năng siêu độ chơn hồn của vạn loại, phải có cái Linh đủ năng lực độ hồn nhân loại. Bằng không, Bần Đạo nói lại, chỉ là Tả Đạo Bàn Môn đó thôi.

Chúng ta thấy các nền Tôn-giáo từ trước đến giờ dầu cho Linh ấy không ra tướng diện, từ buổi có loài người vẫn chạy theo Linh ấy. Các nền Tôn Giáo tại mặt địa cầu này và các vị Giáo chủ tạo Đạo vẫn tìm cách làm cho cái Linh ấy được ra tướng diện. Bần Đạo không cần tả nhiều, e thiên hạ nói của mình trọng hơn của thiên hạ. Đạo Cao Đài có đủ quyền năng hiển hách anh linh của nó, không có nền Tôn-giáo nào tại thế này khả dĩ đối thủ được cả thảy, tức nhiên Bí pháp của Đạo Cao Đài giờ phút này không có kẻ nào dám cả gan nói Bí pháp ấy do tay phàm hay do một vị Giáo-chủ mang xác phàm cầm nó, mà chính trong tay của Đức Chí Tôn là Đấng tạo Càn Khôn vũ trụ, Chúa cả vạn vật, cầm Bí-pháp trong tay đặng độ rỗi phần hồn nhơn loại. Tức nhiên không có nền tôn giáo nào dám đối thủ với Đạo Cao Đài cho bằng đặng



Ghi chú:

Câu “Ái tuất thương sanh”.Đúng ra là Chữ Tuất chứ không phải chữ truất, vì Tuất có nghĩa là thương xót, một bên là bộ tâm một bên là chữ huyết Còn chữ truất 絀 có nghĩa là loại bỏ thì ở đây thấy ra hơi tối nghĩa. Tự điển của Hiền Tài Hồng thấy có chỗ đồng quan điểm là “Ái tuất thương sanh”





Thuyết Đạo tại Đền Thánh, đêm 12 tháng 05 năm Kỷ Sửu (dl 08-06-1949)

Bần Đạo giảng tiếp:



VII- Thể Pháp và Bí Pháp của Thế Đạo.

Mấy kỳ trước Bần Đạo đã trình bày đại cương Thể Pháp và Bí Pháp của Đạo. Bây giờ Bần Đạo khởi tách ra từ chi tiết của nó.

Bần Đạo đã chán biết, có nhiều người ham nghe Bí Pháp của Bần Đạo lắm, nhưng Bần Đạo phất ngọn lên đó để đặng cho họ theo đặng họ đi Cúng, nếu không họ làm biếng đi cúng họ ngủ hết.

A- Bần Đạo khởi thuyết Thể Pháp của Đời:

Vả chăng Bần Đạo đã nói rằng: do hai chủ yếu làm

cho con người xu hướng theo hai lẽ.

- Yếu tố thứ nhứt SỐNG đeo đuổi theo sống: theo yếu tố sống tức nhiên theo Đời.

- Yếu tố thứ nhì đeo đuổi theo LINH tức nhiên theo Đạo.

Trước, Bần Đạo đã thuyết cái sống của Đời, chúng ta đã thấy luật định sống của con người. Bần Đạo nói: muốn định sống cho có trật tự, cho có đẳng cấp, thì họ có hai cái: hòa bình và tranh sống với nhau. Cái khổ Thể Pháp của Đời là vậy. Chúng ta thấy Thể Pháp của Đời để đặng bảo toàn sự sống chung của nhơn loại. Chúng ta thấy trước mặt không cần kiếm.



1-Bảo toàn sanh mạng :

Muốn bảo toàn sanh mạng của loài người, chúng ta thấy buổi Thượng cổ lúc còn ăn huyết ở hang chưa biết cất nhà cửa lầu đài đặng ở, phương sống của họ khó khăn lắm. Chung quanh họ bao vây toàn những cơ quan tiêu diệt họ là thú dữ thiên tai mộc ách.

Họ muốn bảo toàn mạng sống, tức họ phải kiếm phương thế tự an tự lập. Chỉ có hai bàn tay không thì làm sao kiếm cho ra sắt đặng làm binh khí tự vệ lấy mình; vì buổi ấy thú dữ mạnh hơn người.

Người Mường Mán tự vệ bảo toàn sanh mạng buổi đó cho còn tồn tại cho đến ngày nay không phải dễ.

Chưa biết cất nhà, họ phải chun vô hang, hố đặng bảo trọng lấy họ, rồi một người chiến đấu với thú mạnh mẽ không nổi họ phải chung hiệp với nhau, tức nhiên thành Mường Mán như chúng ta ngó thấy Mọi miền Cao Sơn của chúng ta vậy.

Mường Mán ấy chẳng phải để chiến đấu với thú dữ, chiến đấu với thiên tai mộc ách mà thôi, họ còn phải chiến đấu với các cơ quan làm hại họ, tức nhiên Mường Mán này muốn đè lên Mường Mán khác, buộc họ phải chiến đấu, chiến đấu đặng giành quyền tự chủ của mình.

Muốn chiến đấu cho đắc thắng họ phải chung hiệp lại đại đa số hơn, thành ra một quốc gia một xã hội. Trong một quốc gia chúng ta thấy nhiều số nhơn sanh là vậy.

Ngày nay định sống của họ cho có trật tự thì khổ lắm, bởi vì ai cũng muốn bảo tồn mạng sống của mình trước đã. Nhiều khi mình muốn bảo tồn mạng sống của mình chẳng kể mạng sống của kẻ khác, khổ là chỗ đó.

Muốn cho sống có trật tự thì phải định luật tức nhiên họ phải bảo vệ sanh mạng của dân, đặng buộc người đồng sống trong khuôn khổ tự hữu của mình; muốn cho được vững chắc thì phải đặt ra luật pháp, có luật pháp thì phải có Viên Quan Vua Chúa.



tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương