Tây-Ninh Thánh Địa mùa Hoa Đạo nở Kỹ-niệm Hội-yến Diêu-Trì-Cung Quí Hợi (2007) Nữ Soạn giả nguyên thủY



tải về 1.2 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.2 Mb.
#29736
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

2-Định luật xã hội:

Định luật xã hội phải như thế mà thi hành rất khó khăn lắm, lúc tâm lý nhơn sanh còn đơn giản, thi hành là muốn cho thiên hạ bảo vệ sự sống của dân trong một quốc gia mà thôi, rồi lần lần họ khôn ngoan, họ lấy khôn ngoan của mình đặng chiến đấu với các cơ quan nào làm cho mình mất tự do, làm cho mình không được tự chủ.

Nhơn loại bây giờ cũng thế, họ phá rối luật pháp buộc ràng họ bằng mọi cách gián tiếp hay trực tiếp. Bởi vậy ngày nay một luật định xã hội bảo toàn sanh mạng cho nhơn loại đương nhiên bây giờ khó khăn đáo để.

Đầu tiên khởi ra Mường Mán chiến đấu với nhau, Mường Mán đó tiêu diệt sang qua xã hội quốc gia, quốc gia bao giờ cũng muốn cường quốc đông dân số, như các nước mạnh kia vậy. Cũng như thể Trung Hoa dân số có lối bảy trăm mấy chục triệu dân tộc hiện tại thành thử họ thường thường tương tranh với nhau luôn luôn, khuôn khổ kia xét lại đến ngày nay các liệt cường quốc gia liên minh của mặt địa cầu này, muốn bảo toàn mạng sống khó khăn lắm.

Bần Đạo nói cho mấy người nghe đặng mấy người theo, rán theo sau Bần Đạo đặng hiểu Bí Pháp của Đạo. Bần Đạo cho biết rằng: Bí Pháp của Đạo và Thể Pháp của Đời có liên quan với nhau, nếu làm biếng không nghe Đời không thể gì biết đến Đạo.

Bần Đạo nói rằng về Thể Pháp: dù Thể Pháp, dù Bí Pháp của một quốc gia nào, một dân tộc nào, mà phù hạp với tinh thần tiến triển của dân sanh nước ấy, tức nhiên phù hạp với tinh thần hữu nghị của họ, thì nó tồn tại bằng trái ngược lụng lại tinh thần của dân tức nhiên dùng cường quyền ép bức mà thôi.

Bần Đạo đã nói từ hồi nào đến giờ, con người bao giờ cũng chiến thắng với các trở lực làm mất tự do, mất quyền vi chủ của mình, tức nhiên tâm lý nhơn sanh không buổi nào chịu thua một cường bức nào làm cho họ đã mất quyền vi chủ, họ chiến đấu mãi thôi.

Ngày giờ nào còn quyền áp bức, dân tộc này ép bức dân tộc khác, dùng quyền tàn sát đặng bảo thủ sanh mạng của họ, thì giờ phút đó chưa có hòa bình trên mặt địa cầu này. Không hòa bình là Tả Đạo, là giả pháp, không đúng với tâm lý nhơn sanh.

Ấy vậy, chúng ta thấy những quyền luật nào lập ra tại mặt địa cầu này mà không trái với tâm lý của nhơn loại thì nó sẽ tiến triển theo sự tấn hóa của nhơn loại, đặng bảo tồn sanh mạng của nhân loại cho được vĩnh viễn và hạnh phúc.

Ấy thế Đạo của Đời chơn chánh đó vậy”.



Thuyết Đạo tại Đền Thánh, đêm 22 tháng 05 Năm Kỷ Sửu (18-06-1949)

B- Bí Pháp của Đời (tức Thế Đạo)

Đêm nay Bần Đạo thuyết Bí Pháp của Thế Đạo, vì kỳ trước Bần Đạo đã thuyết Thể Pháp của Thế Đạo.

Nay Bần Đạo phải thuyết Bí Pháp đặng cho toàn thể con cái Đức Chí Tôn biết định phận chơn với giả. Người ta tưởng Thế Đạo không có Bí Pháp. Có chớ, tại Đời không đem ra để cho toàn thể nhơn sanh hiểu biết.

Có Bí Pháp chớ, bởi những hạng vĩ nhân tạo thời cải thế, đã lập công trạng đối với nhơn loại nơi mặt địa cầu này. Chủ hướng của họ tùy theo khuôn luật, khuôn pháp nào đặng họ tạo nên cơ nghiệp vĩ đại nơi mặt địa cầu này.

Thể Pháp của họ chúng ta thấy họ mơ ước một điều: trước khi quá vãng (chết) được nêu danh ư hậu thế hay là để lại một trang sử tốt đẹp cho đoàn hậu tấn của nhơn loại.

Xem ấy mà định hướng chủ tâm của mình hay định tương lai của mình, tức nhiên thế gian người ta thường gọi “Lưu danh ư hậu thế” để danh lụng lại cho kẻ sau đó vậy.

Lưu danh ư hậu thế, họ đã dùng phương thế nào, họ đã dùng chánh thuyết nào đặng họ phụng sự cho thiên hạ trong một nước? Nếu họ không phụng sự cho Tổ quốc.

Đối với Quốc dân họ phụng sự cho Quốc dân, đối với toàn nhơn sanh nơi mặt địa cầu này, họ có đủ chủ hướng phụng sự cho nhơn loại. Đã định tâm phụng sự tức nhiên nơi này là nơi bí yếu hơn hết. Xin để ý.

Hễ quyết tâm phụng sự tức nhiên họ phải lấy chánh tâm làm căn bản, do chánh tâm ấy họ bước vô khuôn khổ của Đạo, tương liên với Đạo, chánh tâm ấy để giá trị cho Quốc dân. Thiên hạ bước vô đường chánh tâm rồi tức nhiên có liên hệ với Đạo, họ phụng sự cho thiên hạ là chỗ liên hệ sự đạo đức tinh thần của toàn nhơn sanh đó vậy. Chúng ta đã thấy rằng lời của Đức Chí Tôn đã nói “Đạo không Đời không sức mà Đời không Đạo không quyền”cả hai tinh thần ấy phải tương liên mật thiết cùng nhau không thể gì rời rã với nhau đặng. Chúng ta đã thấy nhiều lý thuyết họ đã tìm tàng họ muốn thế nào Đời thoát ly với Đạo mà như thế chúng ta ngó thấy các nền Tôn Giáo như bên Thiên Chúa Giáo như Care Litaire muốn thoát ly ra khỏi Công Giáo Gia Tô mà họ chẳng hề thoát ly đặng.

Họ muốn thoát ly Công Giáo, thoát ly Công Giáo tức nhiên họ tìm tàng đáo để họ kiếm phương thế giải thoát ra khỏi Đạo nhưng cũng không đặng.

Giờ phút này chúng ta ngó thấy Nga Sô Viết lấy thuyết Cộng Sản làm căn bản, thuyết Cộng Sản tức nhiên thuyết Duy Vật lấy vật chất làm căn bản, mà chối bỏ linh hồn.

Về thuyết vật hình, tức nhiên nghịch hẳn với tinh thần đạo đức. Vật chất họ phải đề xướng: “Tam vô” là vô thần đứng đầu hơn hết, nó phải đánh đổ tinh thần đạo đức đặng nó đi trọn con đường vật chất. Phải chiến đấu để vật chất thắng tinh thần.

Giờ phút này nước Nga cũng chưa hề thoát ly đạo đức được, phải đem đạo đức làm căn bản mà thôi.

Tại Nga Sô lúc Cộng Sản chiến thắng đánh đổ chánh quyền rồi, tức nhiên "Staline" không còn nhìn Đạo Giáo nữa, không còn nhìn quyền Hội Thánh La Mã nữa.

Ngày đánh đổ chánh quyền khám phá quyền lực của Nhà Thờ, chỉ trích quyền lực của Nhà Thờ, nhưng rốt cuộc ngày nay phải đem Đạo Giáo đem Công Giáo, tái lập các Đền Thờ trở lại.

Tuy vẫn không tùng quyền Ông Giáo Hoàng La Mã

mà nó vẫn tùng quyền Ông “Got Oann” như Ông Giáo Hoàng của nhà Thờ mà thôi.

Còn nhiều nữa, nếu chúng ta quan sát từ thượng cổ,

bao giờ Đời cũng kiếm phương thế thoát ly Đạo, chiến đấu để thoát ly Đạo.

Họ biết không tùng theo nó thì họ không quyền mà hễ tùng theo nó thì mất tự do tự chủ của họ, nó mất thì nó chẳng khi nào mà trị thiên hạ được?

Từ thượng cổ đến giờ không một quốc gia xã hội nào nơi mặt địa hoàn này vô Đạo mà cầm quyền thiên hạ được, không thể có!

Vì cớ cho nên cổ nhơn tức nhiên Tổ Phụ nòi giống Việt Nam trị dân vi đạo “Dĩ đạo vi tiên” tức nhiên trị Đạo chớ không phải trị dân đó vậy.

Có một điều Bần Đạo chỉ chỗ chính giữa, muốn phụng sự quốc dân hay quốc gia cho đắc lực, phải có thành ý, rồi chánh tâm; muốn có chánh tâm thì mình phải tề gia trị quốc rồi mới đến bình thiên hạ nghĩa là: tu thân, tức nhiên nhơn đạo đó vậy. Chính thiên hạ có liên quan mật thiết với Đạo mà lưu lại thanh sử, nhưng cũng chưa đủ. Chúng ta ngó thấy họ muốn thoát ly Đạo Giáo, nói gần hơn nữa, ở cõi Á Đông chúng ta thấy gì? Như nhà Vua các công thần “Vị quốc vong thân” nhà Nam ta có phong thần nên buộc các Làng các Tổng, các Huyện, các Phủ, phải lập Đền Thờ, thờ các Đấng ấy, là Đình của chúng ta đó vậy.

Thoát ly, họ muốn thoát ly Đạo, đặng họ lập khuôn khổ riêng tư của họ, họ càng lập càng đội Đạo Giáo trên đầu thêm nặng nữa.

Bên Âu Châu chúng ta thấy gì? Họ muốn thoát ly Đạo Giáo mà những công thần ấy họ dựng hình để chỗ nào đông dân chúng, tùy theo công nghiệp của mỗi người họ định chỗ dựng hình ảnh của họ để lưu lại cho hậu thế,

dựng hình ảnh ấy là gì? Ấy là Bí Pháp của họ đó vậy.

Họ tưởng thoát ly Đạo Giáo là dễ nhưng mà hình cốt dựng lên họ để cả bài học cho hậu tấn; những cái hình ảnh còn tồn tại đây, xác thịt xương máu của những kẻ ấy được lưu hình ảnh tại mặt thế này là những Đấng để cả tâm đức phụng sự cho quốc gia và nhơn loại đó vậy. Làm cho đặng họ ham lắm.

Giờ phút này các vị cầm quyền trị thế trong một xã hội nhơn quần nào cũng mơ ước một điều là phải lưu danh hậu thế mà thôi, lưu cả hình ảnh tôn nghiêm của họ để hậu thế nữa.

Vì cớ cho nên nhiều người, nhiều khi khổ hạnh phải cực khổ trong trường tranh đấu vì quốc gia xã hội nhơn quần khổ não về tinh thần nhọc nhằn biết mấy. Có nhiều người thối chí mà nhờ cái năng lực và quyền lực lưu danh ư hậu thế ấy buộc họ phải làm nữa trong con đường phụng sự quốc gia cho đến cùng. Vì thế phải có một tấm lòng chơn thật mới quyết định được.



Ấy vậy, Bần Đạo lập lại một lần nữa để lại một trang lịch sử tốt đẹp cho hậu thế, để hình ảnh tôn nghiêm cho hậu thế ấy là Bí Pháp của Thế Đạo.

Còn nữa, ngoài ra nữa, còn có cái này; cái này không hình trạng mà đáng sợ hơn hết là miệng lưỡi của thế gian. Có nhiều việc không để nơi trang lịch sử được, nhiều khi bất công của nhà vua hay của nhơn quần họ không để nơi trang sử được, họ chỉ để nơi miệng lưỡi thế gian mà thôi, đáng sợ hay chăng là chỗ đó. Hoặc là vì sự bất chánh yểm cả công nghiệp công thần của mình; nhưng công nghiệp ấy họ để nơi miệng lưỡi của dân, của thiên hạ. Bí Pháp ấy mới cao thượng, mới bền bĩ, Bí Pháp mà Đức Chí Tôn dành để đặng ban thưởng cho những kẻ vì đạo nhơn luân của con người biết quên mình. Vì đạo mà tạo tinh

thần cho quần chúng đó, Bí Pháp ấy cao thượng hơn hết.”



Thuyết Đạo tại Đền Thánh, đêm 26 tháng 05 Năm Kỷ Sửu (22-06-1949)

  Kể từ hôm nay Bần Đạo giảng tiếp:



VIII- Thể Pháp và Bí Pháp của Thiên Đạo.

“Trước khi Bần Đạo giảng một cái triết lý trọng yếu ấy Bần Đạo muốn cho cả thảy chúng ta mỗi người đều để tinh thần trí não của mình tự xét lại coi đương nhiên chúng ta đang sống trong hoàn cảnh nào ...?

Chúng ta làm gì nơi cõi thế này? Cái lập trường của kiếp sống ta đối với vạn vật hữu hình mà Đức Chí Tôn gọi là Vạn linh ấy thế nào?

Mỗi người tự soát, tự soát đặng mới có thể hiểu đặng huyền vi bí mật của Thể Pháp và Bí Pháp của Thiên Đạo, ấy là cái chìa khóa của chúng ta mỗi đứa mở lấy cái nguyên linh của chúng ta vậy.

Bần Đạo rủ cả thảy con cái Đức Chí Tôn cầm chìa khóa nơi tay, đặng mở cả huyền vi bí mật ấy cho thấu đáo, thấu đáo cho đặng rồi mới có thể biết được cơ quan giải thoát của mình.

Bần Đạo lấy của Bần Đạo trước đã, Bần Đạo tự mình quan sát của Bần Đạo coi cái sống của Đời và cái Linh của Đạo, tức nhiên trí hóa khôn ngoan vô đối của chúng ta thuộc về Đạo như thế nào?

Linh ấy sống với phương pháp nào cho còn tồn tại? Tại sao chúng ta vào cửa Đạo, chúng ta vào đây chúng ta ngồi, tại sao chúng ta chung hiệp với nhau vô Đền Thánh này mỗi đêm phải cầu nguyện kinh kệ với Đấng mà chúng ta gọi là Đấng Tạo Đoan cả Vạn Linh tức nhiên Đấng Chí Linh đó vậy. Chúng ta tôn sùng Đấng ấy để làm gì? Đấng ấy đó hữu ích gì cho chúng ta hay chăng? Mà chúng ta phải phụng sự những điều chí thiết ấy, nên tìm tàng cái nguyên lý của nó cho thấu đáo mới gọi rằng tu mà muốn tu phải biết huyền vi bí mật ấy mới tu, còn không biết bất quá vô Đền Thánh hát chơi vậy thôi.

Hễ khi nào làm biếng không đi cúng rồi đổ thừa có chuyện này chuyện kia, tại mình không biết giá trị của sự đi cúng, phải biết trong đó cái đã.

Bần Đạo biểu tự soát mình coi, tại sao vô Đạo Cao Đài, Đấng đã chung hiệp với con cái của Ngài là Đấng Chí Linh tức nhiên là Đức Chí Tôn chúng ta đương chiêm ngưỡng tại Đền Thánh này. Phải biết giá trị đó mới dám can đảm thí thân cho Đạo mới có thể cương quyết đặng chung sống với con cái của Ngài. Chớ không lẽ ngồi đó tu theo họ mà không biết chơn lý ở đâu.

Các nền Tôn Giáo, chúng ta đã thấy chán chường trước mắt vì lẽ đó mà vong phế.

Bần Đạo thuyết, bây giờ Bần Đạo khai rõ cả tâm lý của Bần Đạo rồi cả thảy con cái Đức Chí Tôn cũng vậy tự mình cung chiêu của mình đi.

Bần Đạo theo Đạo Cao Đài do lẽ này: Kiếp sống của Bần Đạo không có biết tin gì hết, nhứt là đầu óc chỉ lấy triết lý học thức làm căn bản, không ai nhồi sọ đặng, nhứt định không để chủ quyền tinh thần mình không bị ai lừa gạt, dầu cho Bần Đạo đã theo Đạo Thiên Chúa Giáo.

Hồi thuở nhỏ nghe ra bị khó nuôi rồi Ông già Bà già sanh ra mấy người đều chết hết, đến nóng lạnh cũng chết, đến đỗi thiên hạ sợ, tới phiên tôi Ông già Bà già bồng đem tôi đến Nhà Thờ Thiên Chúa cho ông Cha, làm con nuôi ông ấy.

Tôi lớn lên đi học trường mà cũng đi theo làm đồng nhi bên Thiên Chúa Giáo cũng như ai kia vậy; nhưng trước khi đi học Bà già cho vô trường học Nho trước, học chừng một năm rưỡi rồi cho vô trường Pháp nên không biết thêm gì hết, xét mình tự nhỏ đến lớn kỳ khôi hơn ai hết.

Cái gì cũng muốn biết mà thôi, cho đến lúc khôn ngoan trí thức cũng vậy, cả cơ quan của Đời tìm tàng cho thấu đáo mọi điều, tìm cho hiểu, mỗi sự chi cũng tìm cho biết mà không biết được thì không ăn không ngủ.

Khó lòng lắm, khó lòng quá, khó khăn lắm, vậy phải tìm qua cho đặng hay biết cho đặng mọi việc ở Đời. Suốt một thời gian, vẫn giục thúc tới chỗ bí mật huyền vi của Càn Khôn Vũ Trụ, giục thúc Bần Đạo một điều làm cho tinh thần Bần Đạo xốn xang biết bao.

Bần Đạo thấy chung quanh các bạn đồng sanh của Bần Đạo dầu cho chí thân hay ngoại tộc cũng vậy họ đương dung rủi trên con đường quanh co khúc khuỷu của Đời. Bần Đạo cũng sống theo với họ trong con đường dục tấn, con đường ấy tức nhiên chạy theo quan chức mỗi bước, mỗi ngày tình trạng khổ não, khó khăn lắm, không biết họ làm cho tinh thần đặng hạnh phúc hay đau khổ! Không thấy hạnh phúc gì hết; qua mỗi khoảng đường day lụng lại kẻ thương yêu của mình dầu lớn dầu nhỏ họ đã té quỵ theo dọc đường ấy nghĩa là họ chết.

Những kẻ thương yêu Bần Đạo, Bần Đạo dòm lại một lần nữa họ đều chết hết dầu chí thân hay ngoại thân cũng vậy. Tức tối thay cho quyền năng vô đối của vô hình kia tại sao phải từ bỏ? Không sanh sống cho vẹn toàn con người già hay trẻ đều lần lượt chết hết biết bao nhiêu giọt lệ của Bần Đạo đã khóc với thân già và biết bao nhiêu giọt thảm của Bần Đạo đã rưới trên thân trẻ. Tình trạng đau khổ giục thúc Bần Đạo tìm hiểu coi cái phương pháp giải kiết phương pháp giải nạn coi có nơi nào hay chăng. Thử tự soát mình, tự xét nghĩ mình cũng một mạng sống cũng như mấy ngàn triệu mạng sống nơi mặt địa cầu này, không kể các Vạn Linh bao phủ chung quanh họ, thấy họ khổ trong con đường sống ấy lắm.

Có nhiều khi muốn bảo thủ mạng sống họ mà họ phải tận diệt mạng sống khác. Các mạng sống bị tận diệt thì họ phải chịu đau khổ thống thiết vô ngần vô đối trường đau khổ ấy trải trước mặt Bần Đạo.

Đối với vạn vật thấy tình trạng mạnh hiếp yếu, dữ ăn hiền, đối với loài người thì ngó thấy họ không kính nể mạng sống đồng loại đồng chủng với nhau. Một tấn tuồng bất công trải trước mặt, muốn kiếm phương an ủi thấy mình cũng một kiếp sống như các người kia vậy.

Mỗi chúng ta kiếm con đường hữu ích, cái hữu ích cho bạn đồng sanh của mình, hễ thấy mình ăn thì bạn mình mất ăn; mình mặc thì bạn mình mất mặc, tức nhiên chính mình, mình cũng giành sống với họ. Xét đoán mình không có hữu ích chi đối với họ cả, mà trái ngược lại mình làm tội ác, mình làm khổ não cho họ mà thôi. Bởi vì mình giành giựt cái sống họ để bảo thủ cái sống của mình, mình phải giành cái sống của họ kia kìa thành ra mình không hữu ích gì hết.

Kiếm thế an ủi, có thể nào làm nô lệ cho họ tôi không ăn mà tôi sống không, nói đến cái đó thì rất khó muốn làm cho đặng trọn trong con đường sống tức nhiên tôi không thể làm được. Muốn kiếm giải pháp ấy cho được thì tôi gởi cả tâm hồn tôi vào tay một Đấng vô hình, nương theo cái quyền năng vô hình làm Chúa của các mạng sống ấy đặng kiếm thế bảo thủ mạng sống của thiên hạ.

Triết lý ấy kiếm coi ở đâu, như bên Phật Giáo biểu vô chùa mà tu, tụng kinh gõ mõ đặng ăn mà sống, sống riêng cho cá nhân, như vậy thì còn tội ác hơn hết thảy bởi vì biểu họ bố thí cho mình ăn để mình sống còn họ thì thiếu sống. Các nơi khác nữa, ngồi đó duy chủ cái quyền sống như các nền Tôn Giáo khác họ giành cái sống ấy còn mạnh mẽ hơn các thứ quyền giành sống khác nữa. Nếu tới một vài cửa khác họ lại giành sống xảo trá còn tồi tệ hơn nữa. Kiếm phương thế giúp sống cho đồng sanh mà kiếm không ra.

May thay trong buổi khuẩn bách tinh thần ấy, có Đấng quyền linh đem lại với một phương pháp vô hình, không hình mà làm cho chúng ta thấy, không nói mà làm cho chúng ta nghe là Đức Cao Đài Thượng Đế, nhờ đó mà Bần Đạo khỏi đi đâu hết. Nếu không có Đấng ấy thì có lẽ Bần Đạo điên đi mà chớ, điên vì cái khổ não của Đời, điên vì gớm ghiết cái cơ quan tranh sống của nó.

Ban sơ Bần Đạo chưa biết Ổng mà Ổng cho Bần Đạo làm Hộ Pháp. Bần Đạo không biết gì hết, Bần Đạo nhắm mắt Bần Đạo theo.

Tại sao Đấng ấy làm thiên hạ nghe, thiên hạ theo, chính mình cũng vậy. Lý lẽ của Ổng, Ổng đem đến cho thấy rằng: giúp sống chớ không phải giành sống, các bạn của mình họ đua họ theo, em út của mình dĩ chí cho đến bạn đồng niên mình họ đùa họ theo họ nghĩ rằng tôi gởi tâm hồn tôi cho Ổng, một mình tôi, tôi thấy rằng không đủ, Đấng tạo Đạo không phải gọi một mình tôi mà chính gom góp đại đa số tâm hồn như tôi và có thể đem gởi cả đôi triệu tâm hồn khác nữa vì vậy tôi có thể theo Đấng này

được, Đấng đó tôi nên theo, theo có hai lẽ.

1-Về phần Đời tôi khỏi cái bệnh đau thảm của tôi.

2-Về phần Đạo tôi khỏi côi cút lẻ loi.

Tôi có một đám người biết tình ái vô hạn của tôi, có một đám người cùng tôi gánh khổ của đời tức nhiên họ chịu nhiều khổ đặng họ giải khổ cho thiên hạ.

Nói đó là nói của tôi, để tâm hồn theo Ổng về mặt Đời và về mặt Đạo mà thôi, tôi chỉ nghĩ có bao nhiêu

ngoài ra tôi không biết gì nữa.

Bây giờ Đạo Cao Đài không biết chánh hay là tà, tôi chỉ biết Đấng ấy có thể gom góp đôi triệu tâm hồn vào tay Đấng ấy là Đấng Chí Linh.

Bây giờ tôi không tin Đấng ấy nữa mà tôi chỉ tin một điều là ngày giờ nào cái linh hồn tôi thoát xác ra đi bỏ cái địa hoàn này, tôi sẽ gặp các bạn chí thân từ trước của tôi, Tổ phụ Ông Bà của tôi. Tôi không biết cảnh hư linh như thế nào mà nếu tôi gặp được họ thì tôi mới chắc.

Ngày giờ nào tôi về cảnh Thiêng Liêng kia, quả nhiên linh hồn tôi còn tồn tại chớ không phải tiêu diệt như nhiều triết lý vô thần, nhiều nhà duy vật đã thuyết nơi mặt địa cầu này.

Giờ phút nào tôi thoát xác tôi về với hư linh mà tôi được một vài triệu linh hồn về cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống thì tôi không còn hạnh phúc nào hơn chỗ đó nữa. Tôi không biết giá trị, không biết quyền năng ra sao, nhưng tôi ngó thấy Ổng có thể làm cho tôi làm bạn với cả trăm cả triệu chơn linh trên cõi Thiêng Liêng Hằng Sống, vì cớ cho nên tôi phải vào Đạo Cao Đài đặng tôi phụng sự cho Ổng tức nhiên tôi phụng sự cho con cái của Ổng. Tôi nghĩ có bao nhiêu đó mà tôi theo cho đến ngày nay. Tôi đứng giữa Tòa Giảng này để ngửa cái triết lý ấy đặng cho toàn thể con cái của Đức Chí Tôn rõ biết đặng suy xét.

Đó tôi lấy chìa khóa mở tinh thần của tôi rồi đó còn mấy bạn lấy chìa khóa mở tinh thần mấy bạn đi rồi tôi tiếp tục giảng Thể Pháp và Bí Pháp của Đạo Cao Đài”.

Thuyết Đạo tại Đền Thánh, đêm 29 tháng 05

Năm Kỷ Sửu (dl 25-06-1949)

IX- Thể Pháp Thiên Đạo của Cao Đài:

“Đêm nay Bần Đạo thuyết Thể Pháp Thiên Đạo Cao Đài. Kỳ trước Bần Đạo và toàn con cái của Đức Chí

Tôn đã rủ nhau tự soát cái kiếp sống của mình đặng thấu đáo hành tàng cả chơn tướng của mình, phải thế nào đối với Càn Khôn Vũ Trụ, đối với kiếp sống.

Tưởng cả mỗi người chúng ta đều có trí định cái nguyên do căn bản của sự sống mình, cũng như Bần Đạo đã tự soát nơi giảng đài này bữa hôm trước đó vậy.

Chúng ta đã thấu đáo cả chơn truyền của Đức Chí Tôn các huyền vi bí mật cơ tạo đoan Càn Khôn Vũ Trụ, nó có ba điều trọng yếu là:

1- Cái kiếp sanh của ta theo như chơn truyền Đức Chí Tôn các chơn linh đến tại mặt thế này hay là các địa giới trong Càn Khôn Vũ Trụ, cốt để trả quả kiếp của mình, hoặc mình đã tạo căn quả, vì trong con đường tấn hóa chơn linh của mình không đủ mực thước để điều khiển khối nguơn linh yếu ớt, không đủ quyền duy chủ mà phải phạm thêm tội tình oan nghiệt.

2- Đến đặng tìm tàng cái học lực của mình, học lực của mình là điều mình muốn biết cả kiếp căn của mình nếu không biết cũng đeo đuổi theo, tìm tàng theo cho biết cả cơ quan bí mật tạo đoan.

3- Là đến lập vị cao thăng hơn nữa tức nhiên theo cơ tạo đoan Càn Khôn Vũ Trụ về hữu hình cốt yếu để giúp cho các chơn linh tấn triển trên con đường Thiêng Liêng Hằng Sống.

Bần Đạo có cho toàn thể chúng ta thấy căn sống của mình chẳng phải nơi trái địa cầu 68 này mà thôi, mà các mặt địa cầu khác trong Càn Khôn Vũ Trụ cũng đều một khuôn luật ấy.

Có nhiều trái địa cầu tấn triển cao hơn khuôn khổ kiếp sống của con người, có thể giảm bớt tội nhưng khuôn luật vẫn một mà thôi không có chi sửa đổi.

Chúng ta đã thấy mình sống, kiếp sống của mình như thế; Bần Đạo đã cho toàn thể con cái của Đức Chí Tôn tự soát mình lại không có hạnh phúc chút nào hết. Thật sự ra đề mục chúng ta phải đi trong khóa học này của Đức Chí Tôn, đến đặng mở khoa mục cho nhơn loại buổi này. Hay là mỗi lần các Đấng Chơn linh cao siêu hơn nữa đến tạo Đạo, cốt yếu đến mở khoa mục cho các chơn linh thì khi chúng ta đã ngó thấy khóa này là khóa đầu tiên hết thảy trong đề mục.

Khóa ấy riêng từ mức, mới khởi mức số một, chơn linh kia trong vật loại dĩ chí đến Phật vị đề mục ấy chưa có vị Phật nào đoạt vị dầu cao siêu đi nữa cũng chưa giải quyết được. Chính mình các vị trong các vị Chí Linh hằng sống chỉ có một Đấng giải quyết đặng đề mục "khổ sanh" của chúng ta tấn triển là duy có Đức Chí Tôn mà thôi. Ngoài ra nữa không có vị Phật nào giải quyết đặng.

Đức Phật Thích Ca lập vị cầm quyền Chưởng giáo nơi Cực Lạc Thế Giái, chính mình Ngài đem thuyết Tứ Khổ mà thôi, chính mình Ngài cũng không giải quyết được, chính mình Ngài không duy chủ cái khổ ấy đặng. Ấy vậy, đề mục khổ là Khổ sanh, trước là Khổ sanh, rồi tới Lão, Bịnh, Tử. Sanh trước là sanh sống, sống là khổ, hễ cái pháp luật nào làm giảm khổ của chúng sanh nó là chơn, cái pháp luật nào nó làm cho thống khổ chúng sanh là giả. Pháp luật Đạo Giáo nào mà không hữu ích gì cho cái khổ sanh của chúng ta thì không có giá trị gì hết.

Chúng ta quan sát coi các nền Tôn Giáo đã có phương giải khổ cho chúng sanh hay chăng?

Tại sao chơn, tại sao giả, chính mình Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng cũng như chúng ta thấy các cơ quan trong Càn Khôn Vũ Trụ cốt yếu là phải phụng sự cho nhơn loại, cho Vạn Linh.

Trái lại họ không phụng sự cho Vạn Linh mà lợi dụng Vạn Linh chớ không phải làm tôi tớ cho Vạn Linh. Hễ lợi dụng là không phải phương pháp giải khổ tức nhiên là giả pháp.

Quan sát lụng lại các nền Tôn Giáo hết, chúng ta thấy không có phương pháp để giải khổ chúng sanh, bất quá là một lý thuyết mơ mộng mà thôi.

Giải khổ cái sống cái đã:

Chúng ta thấy các nền Tôn Giáo đương nhiên bây giờ có nền Tôn Giáo nào phụng sự cho chúng sanh không? Có nền Tôn Giáo nào làm tôi tớ cho chúng sanh đặng giải khổ cho chúng sanh hay chăng? Quan sát coi. Chưa có!

Chúng ta ngó thấy chúng ta có một điều tức cười hơn hết là họ ngồi gõ mõ đánh chuông mà họ nói giải khổ cho chúng sanh.

Sanh trước cái đã, là mực thước đi từ khuôn khổ của nó nếu nói phi lý không quan sát được, không thể công nhận được, nhưng đương nhiên chúng ta đã thấy gì?

Bần Đạo đã thuyết kỳ rồi cái pháp luật của thiên hạ là họ đã xu hướng theo "Tứ Diệu Đề" của Đức Phật Thích Ca, họ giong ruổi theo Tứ Diệu Đề để giải khổ cho chúng sanh là: Sanh, Lão, Bịnh, Tử. Họ thi hành trong khuôn khổ quyền pháp của họ mà thôi.

1- Sanh, họ lập nhà Bảo Sanh đặng giải khổ cho sự sống.

2- Lão, họ lập ra cơ quan Dưỡng Lão để nuôi kẻ già, kẻ yếu.

3- Bịnh, họ lập ra nhà thương khắp nơi cả thảy trên mặt địa cầu này biết bao nhiêu nhà thương để chữa bịnh cho đời.

4- Tử, họ cũng làm âm công, cũng bố thí, cũng làm phước vậy, nhưng có một điều là họ bố thí chớ không phải phụng sự. Họ lấy của người này đem cho người kia chớ không phải phụng sự cho nhơn loại.

Còn Đạo Cao Đài Đức Chí Tôn đến biểu chúng ta làm gì? Biểu chúng ta dùng cả xác thịt, trí não, tâm hồn, làm Thánh Thể cho Ổng, làm đầy tớ cho cả con cái của Ổng, đó mới là thuyết giải khổ vậy.

Chính mình Bần Đạo cầm quyền Hội Thánh đem vào khuôn khổ luật pháp ấy thế nào?

Buổi ban sơ Bần Đạo lấy cả pháp luật làm chuẩn thằng, chỉnh đốn cả cơ quan chánh trị của đời là: Sanh, Lão, Bịnh, Tử. Bần Đạo lập nhà thương, nhà Dưỡng lão, nhà Bảo sanh là cốt yếu chỉnh đốn thân sống trong khuôn khổ mực thước, tức nhiên họ giúp cho nhau trong khuôn khổ đạo đức. Tức nhiên họ có cả cơ quan làm cho buổi thống khổ loạn lạc phải tiêu hủy.

Cơ quan Đạo Cao Đài cốt yếu chỉnh đốn nhơn quần xã hội tăng tiến trong khuôn khổ nhơn luân, nhơn đạo để trong tâm não họ đặng họ tương trợ nhau họ xúm nhau trong một nhà để giúp nhau về mặt tinh thần.



tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương