Tây-Ninh Thánh Địa mùa Hoa Đạo nở Kỹ-niệm Hội-yến Diêu-Trì-Cung Quí Hợi (2007) Nữ Soạn giả nguyên thủY



tải về 1.2 Mb.
trang5/16
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.2 Mb.
#29736
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Chú thích:      

Nương: là tên của Ngài Đầu Sư Thái Nương Tinh. Đây là ba ngôi đặc biệt của ba vị Đầu sư buổi ban đầu mới có chữ: NHỰT, NGUYỆT, TINH là Tam bửu của Trời, nay Thầy đến ban cho trong cơ quan Cửu Trùng Đài này là các vị: Thái Đầu sư Thái Nương Tinh, Thượng Đầu sư Thượng Trung Nhựt, Ngọc Đầu sư Ngọc Lịch Nguyệt. Ngài Nương là Chơn linh của Đức Quan Âm Bồ Tát; tức là của Đức Từ Hàng Bồ Tát biến sanh. Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh có chơn linh cùng với Quan Âm Bồ Tát, tức là cùng có một gốc là Chơn linh của Đức Từ Hàng Bồ Tát.

Ba phẩm Đầu sư kế tiếp lấy chữ THANH làm Tịch Đạo cho Nam phái, các Ngài phải lấy Thánh danh là: Thái Đầu-sư Thái Thơ Thanh, Ngọc Đầu-sư Ngọc Trang Thanh, Thượng Đầu sư Thượng Tương Thanh (buổi đầu các Ngài chỉ là “Quyền Đầu sư”. Từ đó hai Ngài Tương và Trang hợp với Ngài Thơ lập “Quyền Thống Nhứt”.

Hai vị cùng là TỪ HÀNG ĐẠO NHƠN như:

nguơn linh của Ngài Hiến Pháp là Từ Hàng Đạo Nhơn. Ngày 3-7 Đinh-Mão (31-7-1927) may được Quỉ Cốc Đại Tiên giáng đàn (Trang 60)



Ở đây Ngài Thái Thơ Thanh cũng là Từ Hàng Đạo Nhơn, theo như lời Đức Chí-Tôn cho biết. Hỏi vì sao hai người cùng một nguơn linh ? Đây không phải là lạ vì Đức Chí-Tôn có cho biết một nguơn linh cao trọng có thể chiết chơn linh xuống trần cùng một lúc mà hai ba người cùng làm nhiệm vụ cứu đời.



4- Thái Ðầu Sư Thái Thơ Thanh

Nguơn linh Ngài là Từ Hàng Ðạo Nhơn

Tức là Quan Âm Bồ Tát. Tầm nguyên thì Phật Từ Hàng tu đắc Đạo ở Phổ Đà Sơn, “Phổ Đà Sơn giải qủa Từ Hàng” cũng là Quan Âm Bồ Tát.

Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh, thế danh là Nguyễn Ngọc Thơ, tên thật là Nguyễn văn Tơ, sanh năm 1873 tại quận Bãi Xàu tỉnh Sóc Trăng, sau lên Sài gòn lập nghiệp ở Tân Định. Thân sinh là Ông Nguyễn Hưng Học, cháu ruột của Trung Quân Nguyễn văn Thiền, vốn dòng trâm anh thế phiệt, Trung hưng công thần

Ngài Nguyễn Ngọc Thơ có chấp nối duyên vợ chồng với Bà Lâm ngọc Thanh ở Vũng Liêm, tục gọi là Bà Huyện Xây (Lâm Ngọc Thanh). Hai Ông Bà đều được Đức Chí Tôn độ theo Đạo. Về sau bà Lâm Ngọc Thanh đắc phong Nữ Đầu Sư, Thánh danh là Lâm Hương Thanh.

Ngày 2-7-Bính Dần (dl 9-8-1926), Đức Chí Tôn phong Ngài Thơ làm Phối Sư phái Thái, cầm quyền Thái Chánh Phối Sư, Thánh danh là Thái Thơ Thanh.     

Ngày 17-2-Quí Dậu (dl 12-3-1933), Ngài Thái Thơ Thanh được thăng lên Quyền Thái Đầu Sư.

Cả hai nhà nghiệp chủ này vừa giàu sản nghiệp lại

vừa giàu đạo đức nên đã góp một công quả rất lớn trong buổi đầu như mua đất hiến làm Toà Thánh và các cơ sở…

Bài Thánh Ngôn Ðức Chí Tôn dạy Ngài Ðầu Sư

Thái Nương Tinh. Ðức Chí Tôn nói:“Thiên cơ Thầy đã thố lộ nơi Thơ, rán xem đó mà liệu trong lúc sau nầy”.

Ngày 08-12-Bính Dần (dl 11-1-1927) Ðức Chí Tôn giáng dạy Ngài Thái Thơ Thanh như sau:

ÐS. II. 177: "Thơ, con đừng lo lắng về Chơn thần



con lắm vậy nghe...Nhiều phen Thầy nghe con vái, nhưng mà ngày giờ chưa đến nên Thầy chưa nói. Ngày nay Thầy tỏ thiệt cho con hiểu. Con là một chơn linh cùng Quan Âm Bồ Tát. Con đã hiểu rồi, vậy từ đây phải biết mình trân trọng mà trau giồi tánh hạnh nghe.

Thầy chẳng nói căn cội của Nương e con giận. Vậy Thầy cũng nói luôn để cho anh em nhìn nhau, thương yêu nhau. Nó là Văn Thù Bồ Tát tái thế, nghe à! Nó lập ngôi vị cho con, nó đi một đường với con mà hành Đạo cho tới ngày hai con đến đắc quả đặng trở về cùng Thầy.

Lâm Thị Ái Nữ! như lời Thầy nói thì hai con phải thương yêu nhau hơn nữa, hầu sau khỏi thẹn với nhau, nghe con !”


5 -Ngài Nguyễn Ngọc Tương

Quyền Đầu sư Thượng Tương Thanh

Ðức Quyền Giáo Tông giáng cơ tiết lộ cho biết: Ngài Nguyễn Ngọc Tương là chơn linh của Ngô Tôn Quyền tái kiếp.

Ông Nguyễn Ngọc Tương sanh ngày 26-5-Tân Tỵ (dl 22-6-1881) tại làng An Hội, tỉnh Bến Tre, thuở nhỏ học tại Collège Mỹ Tho, rồi lên Sài Gòn học ở Lycée Chasseloup Laubat, đậu bằng Thành Chung năm 1902, xin làm Thơ ký phòng Thượng Thơ. Làm nơi đây được 1 năm thì xin về làm Thơ ký nơi Tòa Bố tỉnh Bến Tre suốt 17 năm liền.

Năm 1919, thi đậu ngạch Tri Huyện, được bổ làm Chủ Quận Châu Thành Cần Thơ, rồi Chủ Quận Hòn Chông (Hà Tiên), rồi đến năm 1924 thì đổi về làm Chủ Quận Cần Giuộc, qua năm 1927 đổi ra làm Chủ Quận Xuyên Mộc (Bà Rịa).

Ông nhập môn theo Ðạo Cao-Ðài vào tháng 2 năm Bính-Dần (1926), thọ phong Thượng Chánh Phối Sư ngày 17-5-Bính Dần (dl 26-6-1926). Năm 1930, thăng lên Quyền Ðầu Sư.

Ðầu năm 1934, ông Nguyễn Ngọc Tương và Lê Bá Trang tách khỏi Tòa Thánh Tây Ninh, rút về làng An Hội lập Ban Chỉnh Ðạo và sau đó biến thành Chi phái Bến Tre.

Ngày 8-1-Ất Hợi (dl 11-2-1935), Ðại Hội Vạn Linh phái Bến Tre bầu ông Tương làm Giáo Tông phái Bến Tre.

Ngày 7-4-Ất Hợi (dl 9-5-1935) cử hành Lễ Ðăng điện cho Ngài Tương lên ngôi Giáo Tông ở Thánh Thất An Hội Bến Tre và từ đó Thánh Thất An Hội được gọi là Tòa Thánh Bến Tre.

Từ năm 1942 đến 1951, ông Tương thường nhập tịnh trong Tịnh Thất riêng, lúc đó ông thường tự xưng là Lý Giáo Tông.(Xem “Chi phái Cao-Đài” cùng Soạn giả)



6- Ngài Lê Bá Trang

Quyền Ngọc Đầu sư Ngọc Trang Thanh

Ðức Quyền Giáo Tông giáng cơ tiết lộ cho biết: Ngài Lê Bá Trang là chơn linh Quan Vân Trường thời Tam Quốc tái kiếp. Người phản Đạo là hai Ông Tương Trang. Cả hai tách rời Toà-Thánh ngày 5-3-1934 (Giáp Tuất)

Khi ông Trang qui ngày 30-5 Bính-Tý (dl 17-7-1936) ông Tương mất đi người cộng sự đắc lực, nên tuyên-bố rằng:

Chi phái lập thành do Cơ Bút bình thường dẫn dắt, nay Chi phái đã hết phận sự thì Cơ Bút bình thường không còn hiệu lực. Chương trình hiệp nhứt gốc Đạo về Tổ Đình Tây-ninh phải lo…”

Khi đưa xác Ông Trang về Thánh Địa do Chi phái nài xin. Ông Tương thừa dịp đưa đám táng ông Trang, ông mặc áo mão Giáo-Tông tự phong, bị Đức Hộ Pháp ra lịnh: “Nếu Ông Tương muốn Liên Đài ông Trang vào Nội-ô để an táng phải mặc đồ thường phục, bằng không thì chẳng được vào Toà-Thánh hành Lễ Đức Chí Tôn”.

Tội phản loạn của ông Trang bị Đức Hộ-Pháp đánh Ma-Xử vào Liên đài ba cái mà linh hồn ông bị đoạ vào Lạc-Hồn-Trì nằm mê suốt ba tháng trường do Thánh giáo Đức Quyền Giáo-Tông giáng dạy. Sau ba tháng tỉnh hồn rồi trốn chạy nhập vào xác một người, rồi chạy vào Hộ Pháp-Đường để cầu xin Đức Hộ-pháp xá tội. Nhưng khi gặp Phật, hồn ông Trang nói không nên lời chỉ ú-ớ, bị Đức Ngài đánh cho một tát tay chạy mất dạng.

Đức Quyền Giáo-Tông yêu cầu: “Nhờ Hộ pháp gặp bắt giữ giùm chờ Ngài đến độ dẫn kẻo tội nghiệp”.

Còn Ông Tương tuy chưa chết nhưng Thánh giáo của Đức Quyền Giáo-Tông nói:“Rồi đây Nguyễn Ngọc Tương cũng phải chịu hình phạt như thế. Vì ông Tương là chánh phạm dụ dỗ một số người bỏ Chánh Đạo chạy theo để lập Chi-phái mà Bát-Đạo Nghị Định của Đức Lý ghép vào Tả Đạo Bàn-Môn”.



Tại sao dám nói hai vị Chức sắc này là

phản Đạo?

Đây chỉ lập lại lời nói của Ngài Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh. Ông Lê-Thế Vĩnh gởi Chức-sắc và bổn Đạo nói về ông Lê-Bá-Trang vào năm Đạo thứ tám (Đệ Bát niên) tại Toà-Thánh Tây-Ninh, ngày 29 tháng 8 năm Quí Dậu (le 10 Novembre 1933). Nguyên văn như sau:



Kính gởi cùng Chư Chức sắc Thiên-phong Nam Nữ và Chư Đạo-Hữu Nam Nữ lưỡng phái,

Kính cùng chư Hiền huynh và chư Hiền Tỷ.

Ngày 12 Septembre 1933, Đạo-hữu Lê Bá-Trang là Cựu Quyền Đầu-Sư Cửu-Trùng Đài bị ngưng quyền.

Ngày 26 Juillet 1933, có ra Châu-tri số 146 nói là can dự đến Tệ Đệ và toàn nền Chánh-trị Đạo.

Tệ Đệ chỉ buồn cười cũng bỏ qua cho Người biết xét mình mà ăn-năn tự hối, dè đâu ngày 20 Septembre 1933, Người lại ra thêm một tờ Châu-tri số 147 cố ý nhục mạ Đức Quyền Giáo-Tông và nhiều vị Chức-sắc đương hành Đạo.

Tệ Đệ vẫn điềm nhiên xem coi trong trí lực thường tình của Người sau này được nảy nở được nhiều chi đặc biệt nữa.

Thật vậy cách vài hôm sau, quả có kẻ phụ sự của Người đến Giáo-Tông-đường giựt máy đánh chữ và vu vạ, rồi thì càng ngày càng lộng, nào là nhóm ngày nhóm đêm, nào là xúi giục kiện thưa, nào là hăm doạ bỏ tù Đạo hữu, nào là kỳ cho một tháng nữa là đuổi hết cả Quyền Giáo Tông và Hộ-Pháp ra khỏi Thánh-Địa, nào là hiêu hiêu tự đắc khoe rằng: Chấp ba ngựa cũng thắng…

Đầu-sư gì mà luật Đạo không thông, trách-nhiệm không biết, thậm chí kinh Cúng Tứ Thời cũng không thuộc, Tu-hành gì mà còn giả dối, còn mưu-mô, còn quyền quyền thế thế.

Than ôi! Nếu Tệ Đệ không có phận-sự đặc biệt trong Hội-Thánh, thì Tệ Đệ đã thối bước lâu rồi, để cho họ tự quyền diệt Đạo.

Cả bằng cớ Tệ Đệ đều nắm sẵn nơi tay đặng đợi ngày giải kẻ phạm ra Toà Tam giáo, sẽ cho toàn Đạo biết rõ rằng: “Hai Đạo-Hữu Lê-Bá-Trang và Nguyễn Ngọc Tương là người phản Đạo”.



Tệ Đệ xin chư Đạo-Hữu cứ giữ phận-sự tu-hành, đừng lầm nghe mà sau này ăn-năn rất muộn.

Tệ Đệ vì phận-sự quyết xin Đức Hộ-Pháp giữ

nghiêm pháp luật và từ đây ngày nào còn Đức Hộ-Pháp và Tệ Đệ thì bọn Tà Thần đừng mong gì đến cửa Đạo mà dụng Tà quyền để áp bức và hăm doạ đạo-hữu…”



7- Ngài Thái Chánh Phối Sư Thái Ca Thanh
Nguơn linh Ngài là Độc giác Thanh Ngưu

Tức là con trâu của Ðức Lão Tử cưỡi.

Năm 1931 Ngài Phối Sư Thái Ca Thanh rút khỏi Toà Thánh Tây ninh về Mỹ Tho lập Minh Chơn Lý trong cơ Ðạo phân chia Chi phái. Ngài Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang hợp tác với Minh Chơn Lý, sau đó thấy ông Ca và ông Phùng sửa đổi hết cách thờ phượng, nên Ngài rút khỏi Minh Chơn Lý, xuống Bạc Liêu hợp tác với ông Cao Triều Phát mở phái Minh Chơn Ðạo năm 1935.

Nguyên căn của Phối Sư Thái Ca Thanh là Ðộc Giác Thanh Ngưu của Ðức Lão Tử giáng phàm. Truyền Trạng Phạm Văn Ngọ là Từ Giáp cùng giáng phàm với. Thanh Ngưu ở với Ðức Lão Tử lâu năm nên có nhiều phép biến hóa huyền diệu (truyện Ðông Du Bát Tiên).

Khi Đức Hộ-Pháp đến Ngọc-Hư-Cung lãnh lịnh xuống trần lập Đạo Cao-Đài có gặp Đức Thái Thượng Đạo-Tổ, Ngài cho biết:“Hiền hữu sẽ bị Thanh Ngưu xuống thế khảo Hiền-hữu, nhưng không sao, Lão sẽ cho Từ-Giáp xuống thế theo gìn-giữ nó”.

Nguyên do: Đức Hộ pháp đến Cung Đẩu Suất từ giã Đức Lý-Lão-Quân. Ngay lúc mà Đức Hộ-Pháp mặc khôi giáp rực rỡ đến trình diện trước Ngọc Hư Cung. Thanh ngưu của Đức Lão Tử kinh hoảng giựt mình chạy làm đứt dây sứt lỗ mũi, chạy bay xuống thế đầu kiếp làm Nguyễn văn Ca, với ý định để trả thù Hộ-Pháp sau này, gọi là báo thù “Sứt lỗ mũi trâu”.

Đốc Phủ Ca, sau lập Chi phái Minh Chơn Lý chống đối Toà-Thánh Tây-ninh dữ-dội. Cuối cùng đi đến cuồng tín không còn thờ Thiên-Nhãn và danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ-Độ nữa.

Từ-Giáp giữ Thanh Ngưu, khi đầu kiếp xuống trần để giữ ông Ca là Truyền Trạng Phạm-văn-Ngọ.

Sau đó, Đức Hộ-Pháp cho Ông Ngọ liên hiệp Chi phái của ông Ca để kềm giữ. Ông Ca chỉ sợ và nghe lời khuyên nhủ của ông Truyền Trạng Ngọ mà thôi. Vì thế mỗi sự việc đều có nguyên-nhân của nó. Dấu tích của ông Ca hiển hiện rõ như: lỗ mũi có thẹo, nơi ngực có chòm lông, đụng đâu bạ đó, cũng như trâu thường vung sừng đụng trán đối phương.



Cuộc Ân oán đối với Đốc Phủ Ca:

Lúc đầu ông Đốc Phủ Ca làm Quận Trưởng Châu Đốc. Ông vâng lịnh Thực dân Pháp ruồng bố các nhóm Cách Mạng chống Pháp đang lập căn cứ trong Thất Sơn, giết chết ông Cử Ða và bắt học trò của Cử Ða là Bảy Do giao cho Pháp xử tử. Chơn linh Ông Bảy Do là Phật Thầy Tây-An. Linh hồn Ông Bảy Do lên kiện nơi Ngọc Hư Cung. Ngọc Hư Cung cho phép ông Bảy Do báo oán và giao phận sự giục loạn trong nền Ðại Ðạo của Ðức Chí Tôn để trục ngoại các thành phần phản đạo, rửa ráy hàng ngũ Chức sắc cho trong sạch.

Theo luật báo oán, Ngọc-Hư-Cung cho phép ông Bảy Do báo thù ông Ca về tội sát nhơn, báo cho Ông Ca tu không được, bị khảo cho đến chết.

Lúc đương quyền thì ông Quận-trưởng nhiều uy quyền, ai cũng sợ ông Ca, riêng ông Ngọ đối xử với ông bằng tình bạn-bè thân mật vẫn gọi ông Ca bằng tiếng “mày, tao”. Ông Ngọ nói gì ông Ca cũng nghe cả (đó là người nài đối với con trâu nên cả nễ nhau từ tiền kiếp đến giờ là vậy).

Khi Ông Ca chết Chi-phái này tan rã, vì không còn dấu vết gì của Cao-Đài Toà-Thánh Tây-Ninh nữa, ông Ca là người phản Đạo thứ nhứt.

Ngày 21-7-1934, tại Phạm Nghiệp, Ðức Hộ Pháp cùng Ngài Cao Tiếp Ðạo phò loan, ông Bảy Do nhập cơ:



BẢY DO

Kính chào chư vị Ðại Ðức và chư Ðạo hữu,



- Xin cho biết phẩm vị.

- Thần. Thầy của Bần tăng mắc chuyển cơ đặng giáo hóa TRANG, TƯƠNG, nên đến không đặng, mới sai Bần tăng thưa lại cùng chư quí vị.

Thưa Ðức Hộ Pháp, Bần tăng lấy làm bất nguyện vì buổi nọ Ngọc Hư Cung ban lịnh cho trừ diệt Phủ CA đặng báo oán. Bần tăng đã dụ nó vào Cấm Sơn và định đưa luôn vào ngục thất đặng sát hại, nào dè có lịnh Chí Tôn mật chỉ không cho sát mạng. Sau Bần tăng muốn nhập thể nó làm cho nó điên cuồng rồi bắt nó tự ải, nào dè Chí Tôn lại binh vực cấm ngăn thêm nữa, chỉ cho hành bịnh mà thôi. Nay nó bị điêu tàn cơ giả Ðạo nên mangbịnh

thất tình, tưởng khi Bần tăng cũng còn phương tẩy hận.

Ngài nín nẩm lóng tin thì hiểu rõ hành tàng mọi lẽ. Còn hai người TRANG, TƯƠNG thì Ngọc Hư Cung cho khảo. Thần đặng phép thử, khử tà trừ trược đủ ba năm khảo án, rồi dạy dỗ cho nó trung tâm, rồi cho trở lại Hội Thánh.

- Không. Cười! Hạng Thiên Thánh mà vào phẩm Ðầu Sư sao đặng. Bần tăng tưởng khi Ngài hiểu điều ấy chán chường, chẳng cần để luận. Họ chỉ lãnh Hàm phong là may mắn lắm đó.” (sưu tập của Quang Minh)



E- Phần ngoại lệ:

1-Trạng-Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm là chơn linh của Quan Âm Bồ Tát

Ngài đứng đầu trong Tam Thánh, ký Hoà-ước với Đức Chí-Tôn. Ngài là Sư Phó của Bạch-Vân Động.

Nay, Tam Thánh đại diện cho nhân loại, vâng lịnh Đức Chí-Tôn ký Hoà ước với Đức Chí-Tôn thực hiện cho được hai điều: BÁC ÁI – CÔNG BÌNH. Ba vị Thánh là:

1. Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn.
2. Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ.
3. Đức Tôn Trung Sơn.


Là đại diện của Hội-Thánh Ngoại-Giáo, các Ngài là những Thiên mạng truyền giáo Ngoại quốc (Missionnaires étrangers) cho nên tượng ảnh để ở Hiệp Thiên-Đài, day mặt ra ngoài cho thiên hạ đều thấy mà hưởng ứng theo tiếng gọi Thiêng liêng của các Ngài..

Ba vị Thánh là:

1-Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ: Ngài giáng trần ở Việt-Nam là Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm (1491-1585).

2-Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn: Ngài giáng trần tại nước Pháp là Đại văn hào Victor Hugo (1802-1885).

3-Đức Trung Sơn Chơn nhơn: Ngài giáng trần ở Trung Hoa là nhà Cách mạng Tôn Dật Tiên, tức là Tôn Văn (1866-1925)

Ba vị Thánh kể trên.là Người của Bạch Vân Động.



BẠCH VÂN ĐỘNG là gì?

Đức Hộ Pháp giải thích về Bạch Vân Động: “Xưa nay người ta vẫn coi Nguyệt cầu (Mặt Trăng) là nơi dừng chân của những vị Thánh, Thần, trước khi xuống trần giới (Địa cầu) đầu thai. Các vị đó phải ở lại Nguyệt cầu ít lâu để liên lạc với Địa cầu, để quen lần với đời sống ở thế gian nầy.

Từ cổ, Thần thoại đã mệnh danh Nguyệt cầu là Bạch Vân Động (Quảng Hàn Cung). Cơ giáng ở Âu Châu, mệnh danh là LOGE BLANCHE (Bạch Động). Giáo chủ của Bạch Vân Động là Bạch-Vân Hòa-Thượng, miêu duệ của Từ-Hàng Đạo-Nhơn, dòng dõi Đức Phật Quan-Âm. Bạch Vân Hòa Thượng đã hai lần giáng trần ở Pháp và một lần ở Việt-Nam.

- Một lần là Hồng Y Giáo Chủ Richelieu.

- Một lần là Quận Công La Roche Foucault.
- Ở Việt-Nam, Ngài giáng trần là Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm, tức gọi Trạng Trình”.

“Chính Trạng-Trình là chơn-linh của Quan Âm Bồ Tát cầm quyền điều-khiển cả thời-gian mới hiểu rõ”.





2-Ông Cao Quỳnh Tuân nguơn linh là Xuất Bộ

Tinh Quân ở Thượng giới

Ông Cao Quỳnh Tuân là thân phụ của các Ngài Cao

Quỳnh Diêu (Bảo Văn Pháp Quân Hiệp Thiên Đài) và Cao

Quỳnh Cư (Thượng Phẩm Hiệp Thiên Đài).

Cơ Phổ Độ ngày nay, chính ông là người đến trước tiên trong việc Xây bàn. Ông cũng là người vén màn bí mật để làm niềm tin cho ba vị tiền khai Đại-Đạo là ba ông Cư, Tắc, Sang (sau là Thượng phẩm, Hộ Pháp, Thượng Sanh) qua bài thi Tự thuật.

Ông Cao Quỳnh Tuân làm Cai Tổng Hàm Ninh Thượng và mất lúc Ông Diêu được 14 tuổi.

Ngày mùng 6-8 Bính-Dần (dl 12-9-1926) Ðức Chí Tôn giáng dạy riêng Ngài Cao Quỳnh Diêu (hiệu Mỹ Ngọc) sau đó cho Xuất Bộ Tinh Quân Cao Quỳnh Tuân, thân phụ của Ông Diêu và ông Cư giáng cơ dạy tiếp.

Phò loan: Cao Hoài Sang – Cao Quỳnh Diêu.



THẦY (Đức Chí-Tôn)

Mừng mấy con: Mỹ Ngọc! Từ đây việc nhà con an ổn, dầu điều chi nhớ để ý rằng có Thầy bên con.



Ðặng một việc chi chớ vội mừng, thất một việc chi chớ vội buồn, vì sự buồn vui và sự buồn tủi thường pha lẫn kế cận nhau, còn sự gì phải đến cho con, ấy là tại nó phải vậy, chớ cượng cầu mà nghịch Thánh ý Thầy. Hãy xem dò theo đây mà day trở trong bước đường Ðạo:

THI

Mối Ðạo từ đây ráng vẹn gìn,
Tu là khổ hạnh khá đinh ninh.
Lòng thành một tấm Trời soi xét,
Gương rạng nghìn thu nguyệt chiếu minh.
Gai gốc lần đường công trước gắng,
Thảnh thơi có lúc buổi sau dành.
Vòng trần chìm nổi từ đây dứt,
Công quả tua bền độ chúng sinh.


Đức Chí-Tôn

Thầy sẽ cho Xuất Bộ Tinh Quân đến nhập cơ. Thăng



Tái cầu:

CAO QUỲNH TUÂN

Mừng mấy con và mấy cháu,

Diêu! Từ đây Thầy (1) lấy làm vui mà thấy con đặng để bước vào đường Thánh Đạo. Vậy hãy ráng tu hạnh hầu phục hồi cựu vị.

Thầy rất vui mà thấy Cư và con đã đem tấm nhiệt thành cứu độ nhơn sanh khỏi dòng khổ hải. Ấy cũng số phần rất may mắn của lịnh Ngọc-Hoàng đã định cho con và Cư, Tắc, Sang.

Vậy thầy có mấy lời thiết yếu cùng con sau đây:



Cựu vị ngày xưa đã có rồi,
Ðường về chớ bỏ há con ôi!
Công trình chớ nệ xây nền Ðạo,
Phước mỏng đâu hay bởi tứ Trời.
Ðức trước hưởng rồi tua trả đức,
Ngôi sau gìn ắt đặng an ngôi.
Từ đây son sắt vì sanh chúng,
Cảnh tịnh mai sau cũng đặng ngồi.


(Thầy là Cha: Cao Quỳnh Tuân)

Thầy đã an lòng cho con và Cư, còn ÐỨC, AN, THÂN, thì có lịnh Thượng Ðế định phần cho chúng nó. LƯỢNG từ đây phải ở nơi Lôi Âm Tự mà chầu Phật Như Lai và nghe lịnh, chừng có lịnh Thượng Ðế đòi sai trấn thì nó sẽ về cùng con đặng. Thầy kiếu mấy con





3-Ông Hữu Phan Quân Lê văn Thoại

là nguơn linh của Nhan Hồi.

Nhắc lại việc Đức Hộ-pháp giao sứ mệnh cho ông Lê văn Thoại cấm cờ Bến-Hải:

(Trích tài liệu của ông Thanh-Minh)

“Trước sự hiện diện của Ngài Hồ Bảo-Đạo và ông Lê-Văn-Thoại, Đức Hộ-pháp đưa ra giải pháp cần chọn người ra Bến hải cậm cờ trên cầu Hiền Lương. Đức Ngài vừa dứt lời thì hai ông đều tình nguyện ra đi:

- Ông Hồ Bảo-Đạo nói:

Tôi đã già sống đến tuổi này cũng đã thoả mãn, nếu có chết cũng không còn luyến tiếc điều gì nữa, còn Thoại, em nó còn trẻ để nó sống hầu phục vụ nền Đạo có lợi hơn”.

Phần ông Thoại nói:

- “Tôi dốt nát ít oi, nếu có sống cũng không ích gì,



để Ngài Bảo-Đạo sống gần Thầy có lợi hơn. Như giao thiệp chính quyền hai miền hay đi Hội Nghị quốc tế, tôi làm sao mà làm tròn phận sự được”.

Cuối cùng Đức Hộ-Pháp nhận ông THOẠI và nói: “Nó có Thiên mạng cậm cờ Nhan Uyên ở Bến Hải”.



Chơn Linh nhập thể

Đức Hộ-pháp hành pháp: dạy 4 vị Chức sắc mỗi người đứng một góc, nắm tấm vải đỏ để trên đầu ông Thoại. Đức Ngài hành pháp kêu chơn linh của Nhan Hồi nhập vào xác Lê-văn-Thoại.

Ngài hỏi “Con có cảm giác gì không?

Ông Thoại đáp: Thưa con có nghe nổ một tiếng lớn trên Nê-hườn-cung.

Như vậy là đắc pháp! Nói xong Đức Ngài rất vui vẻ vì đã có người dùng trong Giải pháp Hoà Bình Chung Sống mà Ngài chủ trương.

Sau có thêm ba vị nữa xin được tháp tùng làm sứ mệnh, tất cả là bốn vị: THOẠI, KỲ, ĐẠI, LỢI. Chuyến đi này rất nguy nan như Kinh Kha thích khách Tần-Thỉ Hoàng thuở nọ. Nhưng sau cùng nhờ Huyền diệu Thiêng liêng che chở nên mỗi người phải chịu 6 năm tù từ 1956-1962 chứ lẽ ra đã mất mạng cả rồi vì thời-kỳ này là thời kỳ gắt gao, chủ trương diệt Đạo Cao-Đài để đưa Công giáo lên hàng Quốc Đạo!



NHAN UYÊN KỲ:

Nhan-Uyên-Kỳ là cờ của Thầy Nhan Hồi tự là Nhan Uyên, học trò thứ nhứt của Đức Khổng Tử. Ông là người cần mẫn, thức khuya dậy sớm, học Kinh Thi, chuộng kinh Lễ, làm việc gì không lầm lỗi hai lần, nói điều gì không cẩu thả. Khổng Tử khen là người có nhân. Nhưng cuộc đời ông chỉ sống đến 31 tuổi thì mất. Sử ký của Tư Mã Thiên viết về Nhạn Hồi như sau:

“Trong 70 môn đồ, Trọng Ni chỉ khen riêng Nhan Hồi hiếu học, mà Nhan Hồi (Uyên) thường xác xơ, ăn hẩm hút mà cũng không được no, lại chết yểu. Trời kia báo đáp người thiện mà như vậy ư?”.

Thật ra thì cờ Nhan-Uyên không có, chỉ có trong lý thuyết mà thôi. Một hôm trước hàng Môn đệ, Đức Khổng Tử đưa ra một đề tài để thảo luận. Giả thiết rằng trong nước có loạn thì làm cách nào để trị loạn hay nhất?

Trong hàng Môn đệ người trả lời cách này, kẻ trả lời cách kia. Chỉ có Nhan Hồi là đưa ra ý kiến: làm một cây cờ trắng xông vào chốn ba quân, kêu gọi hai tiếng trách nhiệm chấm dứt đổ máu.

Ý kiến đó được Đức Khổng Tử cho là kế hay hơn cả. Kết luận câu chuyện của Đức Phạm Hộ Pháp nói với ông Trứ là:

Mấy em nếu có chí can đảm đến Thái Bình dương sẽ gặp Thầy là buổi sau này kìa. Dầu cho Thượng Sanh chừng đó có can đảm đến đó sẽ gặp. Bằng chẳng vậy, cây cờ CỨU THẾ của Thượng Sanh về tay kẻ khác hay là qua sẽ đến giữa trận giặc toàn cầu thứ ba”.

Trong câu chuyện của Đức Hộ Pháp nói với ông

Đinh Công Trứ, cai trường Qui Thiện ngày 12-8-Đinh Hợi (1947) như sau:

Nhan Hồi buổi nọ cố công thật hành lý-thuyết bình đẳng nhân loại, tránh nạn tương tàn tương sát nòi giống, nhưng rốt cuộc chưa làm được thì chết”.

Ngài nói tiếp:

Em biết cây cờ trắng trương nó lên để làm gì? Biểu hiện ấy có phải để cứu nhân loài không? Chỉ một ngày kia, Thượng Sanh ra mặt đời là cây cờ Cứu Thế, còn Thượng Phẩm cây cờ Cứu Khổ. Qua đã thay cho Thượng Phẩm gầy dựng đào tạo. Thầy trò ta đã chung chịu cực khổ, từ khoảng rừng xanh ít người lai vãng. Mà buổi nọ Qua vắng mặt, em đi ngược Thánh ý của Qua”.

Cây cờ trắng dùng để khi nước nhà nòi giống ta xô xát, cốt nhục tương tàn khốc liệt, vô phương cứu chữa, thì ngày ấy là giá trị của nó. Ngày giờ nào có kẻ thất thế, yếu cô, rách rưới, lang thang, đói cơm, khát nước, khổ não tâm hồn của nòi giống, không ai binh vực che chở. Chừng ấy nhiệm vụ trọng yếu của Thầy trò ta phải ra gánh vác. Đó là CƠ CỨU KHỔ thực hiện”.

Phong trào Hòa Bình Chung Sống do các ông THOẠI, KỲ, ĐẠI, LỢI tổ chức Ban Túc trực Bến Hải cắm cờ Nhan-Uyên tại đó kêu gọi hai miền Nam Bắc sớm thống nhất, bị chánh quyền Ngô Đình Diệm giải tán.

Cũng nên biết vào ngày 23-10-1961 Sĩ Tải Phạm Duy Nhung thừa Ủy-quyền của Đức Hộ Pháp họp báo tại nhà hàng Soái Kình Lâm (Sài gòn) công bố các bức thư gởi qua Mỹ, Anh, Pháp (trong Hội nghị Genève) có đoạn viết “Chúng tôi tin tưởng sự chân thành của qúi quốc với đại danh là liệt cường luôn luôn có ý chí giúp đỡ dân tộc chúng tôi mà không vụ lợi” ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt và tra tấn đến chết.




tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương