Tây-Ninh Thánh Địa mùa Hoa Đạo nở Kỹ-niệm Hội-yến Diêu-Trì-Cung Quí Hợi (2007) Nữ Soạn giả nguyên thủY



tải về 1.2 Mb.
trang3/16
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.2 Mb.
#29736
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

4- TRƯƠNG QUẢ LÃO

Là nguơn linh của ông Ca Minh Chương

(1850-1928)

Bảo Đạo Chơn Quân Hiệp-Thiên-Đài

Trương Quả Lão là con dơi trắng tu hành thành Tiên, làm bạn với Lý Thiết Quả, ở ẩn trong núi Trung Điền (Hàng Châu). Tên thật là Trương Quả, chữ Lão là già được người đời thêm vào.

Dưới đời Đường, niên hiệu Khai phong (713-733) Võ Hậu cho triệu về Kinh, nửa đường ông giả chết. Đường Minh Hoàng nhiều lần đem sắc chỉ rước, ông mới chịu ra và được phong là Ngân Thanh Lộc Đại phu. Sau ông xin về ẩn dật trên núi, lấy hiệu là Thông Huyền tiên sinh, qui Tiên dưới đời Thiên Bảo (742-755).



Trương Quả Lão giáng cơ:

Hỉ chư Đạo-hữu, Đạo gặp lối quanh co, há biết

ngừa vực thẵm, gắng sức cho tròn trách-nhậm lớn lao của Đấng Chí-Tôn phú thác.
Chư Đạo-hữu khá biết:


TRƯƠNG kỳ bạch động mộ Tiên gia,
QỦA diệu thâu trì tác trí kha.
LÃO dược độ sanh tiên tự khởi,
Hiến trần tu thức trực ninh tà.


Trương Quả Lão

Ách nước nạn dân, số Trời đọa thế. Vòng vay trả, mối buộc ràng; nếu có tai mắt rộng xa, tự hỏi vì đâu nông nỗi.

Đây hậu thân của Trương Quả Lão là:



Ngài Ca Minh Chương sanh năm 1850 (tuổi Canh Tuất) tại ấp Thanh Ba, làng Mỹ Lộc Tây, tổng Phước Ðiền Trung, quận Cần Giuộc, trong một gia đình thấm nhuần Nho giáo (Ngài Ca Minh Chương cùng quê với Ðức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung).

Ngày 21-2-Bính Dần (dl 3-4-1926) Ðức Chí Tôn giáng cơ tại Vĩnh Nguyên Tự, Ngài Ca Minh Chương có hầu đàn, được Ðức Chí Tôn ban cho bốn câu thi và thâu nhận Ngài vào hàng Môn đệ:



Thế thượng hề vô bá tuế nhân.
Thất tuần dĩ định vấn thời quân.
Ưu tư mạc vọng thường vô lộ,
Nghiệp trái tùy căn định số phần.

Khi Ðức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên-Đài, ngày 12-1-Ðinh Mão (dl 13-2-1927), Ðức Chí Tôn phong Ngài Ca Minh Chương phẩm Bảo Ðạo, nên người ta thường gọi Ngài là Ca Bảo Ðạo. Ngài được Ðức Chí Tôn khai khiếu. Ngài phò loan cùng Ngài Hiến Ðạo Phạm Văn Tươi, lập thành cặp Phò loan truyền Đạo.

Hoàn cảnh khắc khe của Ngài Ca Minh Chương thật quá thảm thiết. Bài Văn tế của Đức Hộ-Pháp có ghi:

Hỡi ôi ! Vợ già yếu, gái thời ngây dại,


Nối lửa hương, ngó lại vắng người.
Theo linh xa một gái chơi-vơi,
Phò giá triệu bóng trời không kẻ đậy…

Ðức Chí Tôn giáng cơ cho Ngài Ca Bảo Ðạo bài thi để an ủi cho hoàn cảnh gia đình quá bi thảm của Ngài:



Thấy con gia đạo tợ tơ cuồn,
Chạnh đến lòng Thầy dạ ướm tuôn.
Ngặt nỗi vợ nhà đau dã dượi,
Khật khùng con trẻ nói luông tuồng.
Khiến nên mai đảnh khơi màu trắng,
Cho đến tòng lâm trổ sắc buồn.
Công quả đã đành công quả đủ,
Nay đem ba kiếp dập dồn luôn.

Qua bài thi trên, Ðức Chí Tôn cho biết: Ðức Chí Tôn cho gia đình của Ngài Ca Bảo Ðạo nhồi quả ba kiếp nhập lại trả trong một kiếp nầy: Ngài bị bịnh, vợ cũng bị bịnh, con bị điên khùng. Nay phải ráng chịu đựng để trả trong kiếp nầy cho sạch nợ tiền khiên thì mới có thể trở về cựu vị (lúc này Bà Lâm Hương Thanh có đến trị bịnh cho)

Ngài Ca Bảo Ðạo hành quyền được gần ba năm. Ngài qui Tiên vào ngày 19-10-Mậu Thìn (dl 30-11-1928), hưởng thọ 79 tuổi. Ban đầu an táng tại quê nhà,vì Đạo mới khai chưa có điều kiện đất đai. Sau cải táng về Ngã Ba Ao

Hồ, Châu Thành Thánh địa, Toà-Thánh Tây Ninh





5- LÂM THỂ HOÀ

Là Nguơn linh của ông Lâm Quang Bính

(1873-1931)

Phối sư Thái Bính Thanh

Lam Thể Hòa là ông Tiên bị đày đọa làm khách trần. Tính tình thuần hậu nhất trong Bát Tiên.

Ông thích mặc áo rộng màu xanh, buộc dây lưng đen thật to, một chân đi đất, một chân đi giày. Mùa hạ mặc áo lót bông, mùa đông nằm trên tuyết. Thường ngày, ông cầm cặp sanh dài 3 thước ta, vừa đi, vừa nhịp ca ngoài chợ mà kiếm tiền bố thí cho người nghèo.



Đ
ạp ca Lam Thể Hòa
Thế giới năng kỷ hà ?
Hồng nhân nhất Xuân Thu
Lưu quang nhất trịch thoa
Cổ nhân hổn hển khứ bất phản
Kim nhân phân lai cánh đa
Triệu kỵ loan phụng cáo bích lạc
Mộ kiến tang điền sinh bạch ba
Trường cảnh minh huy tại không tế
Kim ngân cung khuyết cao ta nga


Dịch ca:
Nhịp chân ca Thái Hòa
Thế giới được bao lâu ?
Nhan sắc như xuân cội
Thời hạn tựa thoi đưa
Người xưa không trở lại
Người mới đến quá thừa
Sáng cưỡi loan trời thẵm
Chiều dâng thành sóng xa
Không trung lâu đài sáng
Cung điện cao nguy nga

Về sau, trong lúc uống rượu với Lý Thiết Quả nơi Hào Lương, bỗng trên mây có xe hạc, tiếng tiêu thanh thoát đưa hai ông bay bổng, trở về Tiên vị, tay ông cầm Giỏ Hoa Lam.



Lâm Thể Hoà giáng Cơ:

Hỉ chư Đạo-hữu, Đạo gặp kỳ Phổ-độ, khá biết cải thế thì. Đạo khả trọng, đức năng trau.



Đời dời đổi, Đạo chờ người.

Khách tục nương thuyền độ,

Non Tiên tiếng khánh đưa,

Gắng nhọc thế lọc-lừa,

Tìm đường ngay thẳng-rẳng.

Nguồn rửa bợn nhiều đường cay đắng,

Bước nâu sồng dặm lắm gay go.

Liệu sao khỏi trễ con đò,

Mới thoát vòng khổ hải.

Gắng sức vì sanh mạng,

Lao tâm chớ sợ bởi căn xưa.

Đường quanh co, bước khá ngừa;

Nẻo hiểm trở, chơn nên lánh.
Hậu tái ngộ. Thăng


THI

Từng vào non Thánh lại Đền vàng,
Mãn quả sớm nhờ sắc ngọc ban.
Lần hạc tu tâm thìn nét Đạo,
Biển trần độ chúng vững con thoàn.
Cuộc cờ chung hứng nơi rừng thắm,
Bầu rượu riêng vui với cội tàng.
Gặp lúc dìu đời qua bến tục,
Để công phải nhọc đến phàm gian.


Lâm-Thể-Hòa

Hậu thân là Phối sư THÁI BÍNH THANH, tên thật Lâm Quang Bính, người Rạch Giá, là nguơn linh của Lâm Thể Hòa. Hai vị giống nhau ở tánh tình thuần hậu, ý tứ từ hòa, thương người nghèo. Ông được phong Giáo sư phái Thái ngay từ buổi đầu. Ông chưa rõ tự sự bạch rằng:

“Thưa Thầy, Lâm Thể Hòa mặc áo xanh, sao Thầy ban cho phái Thái (áo vàng).

Đức Chí Tôn chuyển cơ viết:



- “Đó là bí pháp, con biết sao được”.

Vai trò của ông Bính trong việc xây dựng Toà Thánh cũng rất quan trọng:



Thầy dạy:

Hộ Pháp, Thượng phẩm, nội trưa nầy phải cắm một cây viết vào đầu cơ, lấy một miếng giấy lớn, vào Điện phò loan cho Lão vẽ ( khuôn viên Toà Thánh).



Bính Thanh phải có mặt, còn kỳ dư không cho ai vào Điện hết, nghe à !”

Nhất là việc thiết kế Quả Càn Khôn có Thiên Nhãn để thờ. Thầy dạy ngày 12-8 Bính Dần (17-9-1926):



Bính – “Thầy giao cho con lo một trái Càn Khôn; con hiểu nghĩa gì không?... Cười... Một trái như trái đất tròn quay, hiểu không? Bề kính tâm ba thước ba tấc, nghe con, lớn quá, mà phải vậy mới đặng, vì là cơ mầu nhiệm Tạo Hóa trong ấy!…”



6- HÀ TIÊN CÔ

l
à Nguơn linh của Bà Giáo sư Hương Hồ


Hà Tiên Cô là người con gái mang họ Hà ở huyện Linh Lăng, tỉnh Hồ Nam, tên là Tố Nữ, sinh vào đời Đường. Thuở nhỏ, trên đầu có 6 xoáy, mọi người lấy làm kỳ. Năm 15 tuổi, cô xin cha mẹ đến ở khe Vân Mẫu. Đêm nằm mộng thấy Tiên dạy ăn hột Vân Mẫu sẽ nhẹ mình và trường thọ. Cô vội đi tìm hạt Vân Mẫu thì gặp Lý Thiết Quả và Lữ Đồng Tân đang hái thuốc. Thấy cô gần thành Tiên, Lữ Đồng Tân cho cô một quả Đào. Cô ăn mới nửa trái thì thấy không đói nữa, biết được mọi sự họa phước, lành dữ trên đời. Mọi người cho cô là Thần Tiên, cất lầu cho cô ở và gọi cô là Hà Tiên Cô. Bà Võ Hậu nghe tiếng, cho người đến rước, đi được nửa đường, cô biến mất. Sau Lý Thiết Quả độ dẫn hai mẹ con cô đều thành Tiên. Tay

Hà Tiên Cô cầm bông sen.



Bà Giáo sư Hương Hồ (Huỳnh Thị Hồ) nguơn linh là Hà Tiên Cô, con gái của Bà Lâm Thị Thanh (Đầu sư Hương Thanh). Một hôm, Đức Chí-Tôn giáng đàn gọi đến Bà Hương Hồ. Hôm ấy Bà đang hành kinh (kinh nguyệt) không dám lên lầu để trình diện, nên được Bà Bát Nương dạy: Bà Bát Nương giáng đàn:

THI
Thân phận phàm nhơn trược đã đành
Chẳng vì nguyệt huyết kỵ anh Linh
Âm dương Nam Nữ hoa trêu bướm
Hòa ái tương sanh thủy nhập bình
Tạo hóa ví tay xây đảnh trí
Chúng sanh nên mặt tạo khuôn hình
Thợ trời đâu dễ chê đồ Tạo

Tốt xấu sạch dơ tại miệng mình
Đó là một quan niệm tiến bộ của nền Tân Tôn giáo.



7- HÀN TRƯƠNG TỬ (hay Tương Tử)

Là Nguơn linh của ông Vương Quan Kỳ

(1880 - 1940)

Giáo sư Thượng Kỳ Thanh

Hàn Trương Tử sinh vào đời Đường, người huyện Nam Dương kêu Hàn Dũ (Xương Lê) bằng chú.

Thuở nhỏ, theo Lữ Đồng Tân học đạo Tiên. Sau về quê gặp ngày sinh nhật Hàn Dũ. Hàn Dũ có ý trách Hàn Trương bỏ nhà đi lưu lạc. Hàn Trương liền thưa rằng:

“Xin chú đừng giận, cháu có nghề nầy xin kính mừng sinh nhựt”. Nói xong, Hàn Trương nhóm đất rồi trùm lại, giây lát dở ra nhiều hoa nở, mỗi cánh đều có chữ Vàng:

Vân hoành Tần Lĩnh gia hà tại


“Tuyết ửng Lam quan mã bất tiền”

Xương Lê không hiểu gì cả. Sau vì can vua sùng Đạo Phật mà bị đày ra Triều Châu. Khi đến Tần Lĩnh, Lam quan, Hàn Dũ được Hàn Trương ra đón. Hàn Dũ nhờ đó biết được ý hai câu thơ của Hàn Trương bèn tiếp:



Nhứt phong triêu tấu Cửu Trùng Thiên
Tịch phiến Triều Câu lộ bát thiên
Dục vị Thánh Triều trừ tệ sự
Khảm tương suy hũ tích tàn niên
Vân hoành Tần Lĩnh gia hà tại
Tuyết ủng Lam quan mã bất tiền

Tri nhữ viễn lai ưng hữu ý
Hảo thu ngô cốt chướng giang biên


D
ịch thơ
:
Buổi sớm dâng vua một bức thư
Triều Châu chiều đến bị đày lưu
Muốn vì Thánh Chúa trừ tệ nạn
Đâu tiếc cuối đời vận đã suy
Tần Lĩnh mây che nhà chốn ấy
Ải Lam tuyết phủ ngựa không đi
Biết mi hảo ý từ xa đến
Thu nhặt cốt ta ở bến ni !

Thấy Hàn Trương đoán không sai, từ đó Hàn Dũ mới trọng Đạo. Rạng ngày, Hàn Trương dâng cho chú một bầu thuốc nói: Chú uống thuốc nầy khỏi bịnh và không bao lâu nữa được phục chức nhờ bài “Văn Tế cá sấu”. Nói rồi, Hàn Trương từ biệt chú. Về sau, nhờ vua Tề đuổi được cá sấu, Hàn Dũ được phục chức cũ.

Hàn Trương thành Tiên, người đời gọi là Hàn Trương Tử hay Tương Tử, tay cầm ống tiêu. Bản tính của Hàn Tương Tử là thích phóng túng tiêu dao.

Hậu thân là:



Ông VƯƠNG QUAN KỲ người tỉnh Chợ Lớn, cháu nội của Thống Chế Vương Quan Hạc, ông ngoại là nhà Nho yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt. Ông là tri phủ Sở Thuế Thân Sài gòn.

Song thân ông Kỳ là Vương Quan Để và Bà Huỳnh Thị Bảy. Ông học Lycée Chasseloup đậu Diplôme, cùng làm việc với ông Ngô Văn Chiêu ở Dinh Thống đốc Nam Kỳ. Ông theo Đạo được Đức Chí Tôn phong phẩm Giáo sư ( 26-4-1926) và cho bài thi:



Nhựt nhựt tân hề nhựt nhựt tân
Niên đáo tân hề đạo khả tân
Vô lao công quả tri đương tác
Niên hóa niên hề đạo tối tân
.

Ông Kỳ là bào đệ của Ông Vương Quan Trân - thân sinh cô Vương Thị Lễ (tức Thất Nương Diêu Trì Cung) hướng dẫn Tam vị Thiên sứ học Đạo buổi đầu. Trong “Con đường Thiêng Liêng hằng sống” Đức Phạm Hộ Pháp nói về ông như sau:

Bần Đạo nói rõ người ấy là Vương Quan Kỳ chú ruột của Thất Nương. Người mở Đạo mà chẳng biết Đạo là gì hết và cả hành tàng nếu chúng ta thấy sẽ lên án là Tả Đạo Bàn Môn chắc hẳn vậy.

Người đó bận Thiên phục giống hình đội Mão Giáo sư, áo tốt lại vắt vai, mão cầm nơi tay, bận quần cụt ở trần đi ngật ngờ, ngật ngưởng cười một mình không biết cười cái gì, đi ngang qua Bát Quái Đài, như không vậy..”.

Đó là nguơn linh Hàn Trương Tử thích phóng túng tiêu dao. Nay:

Ông Kỳ thọ phong Giáo-Sư ngày 26-4-1926. Ông là Chú của cô Vương Thị Lễ. Cô Lễ đến với Tam Kỳ Phổ Độ trong buổi đầu tiên, tá danh là Đoàn Ngọc Quế tức Thất Nương Diêu-Trì-Cung hướng dẫn các ông Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư và Cao-Hoài-Sang học Đạo buổi đầu.

Ngày 15-3 Bính-Dần, ông Vương Quan-Kỳ được phong chức “Tiên đắc Lang quân nhậm Thuyết Đạo Giáo sư”. Rồi ông được Thiên-phong Giáo-sư phái Thượng, tức là Thượng-Kỳ Thanh ngày 14-5 Bính-Dần.

Đến rằm tháng 10 Bính Dần (dl 19-11-1926) lại xảy ra việc thử thách: Cô Vương Thanh Chi là ái nữ Ngài Vương Quan Kỳ bị “nhập xác” tạo nên chuyện biến trong ngày Lễ khai Đạo này tại Thánh Thất Gò-Kén. Có lẽ vì vậy thêm một lý do nữa khiến Ngài Vương Quan Kỳ chán nản và lơi dần việc Đạo sự mới ra đến nỗi.

Nhưng đến ngày 14-11 Bính-Dần (18-12-1926) thì Đức Lý giáng dạy:

Thượng-Kỳ-Thanh bị sụt chức làm Giáo Hữu. Như không tuân lịnh xuất ngoại”.

Đến ngày 18-11 Bính-Dần (22-12-1926)



Đức Lý dạy:

Thượng-Trung-Nhựt, Hiền-hữu viết thơ cho mấy Thánh-Thất lục tỉnh nói Thượng-Kỳ Thanh bị trục xuất ra khỏi hàng Môn-đệ chẳng quyền-hành truyền Đạo nữa. Như nó chẳng tin nghe lời bị phạt Tả đạo bàng môn thì chịu, nghe à! Đã Lập Pháp mà nó muốn làm chi thì làm như buổi trước vậy hoài, thì bị phạm Thiên-điều tránh sao cho khỏi tội. Hộ-Pháp Hiền-hữu khá an lòng.



Qua ngày 28-11 Bính-Dần (1-1-1927) thì:

Đức Lý giáng dạy:

Thượng-Trung-Nhựt, Hiền-hữu từ đây coi Thượng Kỳ Thanh như một Môn Đệ vậy thôi, chứ chức Giáo-Hữu cũng cất luôn nữa. Thầy để lời xin tha mà Pháp-luật đã phạm tha sao cho được”.

Vào năm 1930, Giáo-Sư Thượng Kỳ-Thanh tức là Vương-Quan-Kỳ, không tuân lịnh Toà Thánh Tây-Ninh áp dụng nghi lễ mới, nên tách ra lập Chi phái, lập tại Thánh Thất Cầu-Kho.


8-TÀO QUỐC CỮU (Cựu)

Là Nguơn linh của ông Ngô văn Chiêu

(1878-1932)

Đệ-Tử đầu tiên của Đức Thượng Đế

Tào Quốc Cữu (hay Cựu) tên Hữu, là con trai thừa tướng Tào Ban, người đất Linh Thọ, em Hoàng Hậu, vợ của Tống Thái Tổ. Tào Hữu, tướng khôi ngô đẹp đẽ, được Vua và Hoàng hậu qúi mến, nên tặng cho một bài vàng. Ngược lại, người em ỷ thế hại dân. Sợ liên lụy, Tào Hữu bán hết sản nghiệp bố thí cho dân nghèo, rồi mặc đồ đạo sĩ đi tu.

Tào Hữu gặp Lữ Thuần Dương, bị Tiên ông nầy gạn hỏi: Đạo ở đâu mà tu? Tào Quốc Cữu chỉ trái tim Thuần Dương cười nói: lòng là trời, trời là Đạo, đã biết cội rễ, tu chắc thành Tiên.



Tào Quốc Cữu hay Cựu xin thọ giáo và đắc Đạo.

T
ay cầm cặp sanh. Năm 1923 Tào Quốc Cựu giáng đàn Bến Cát (Gò Vấp) “Hữu duyên đắc ngộ Tam Kỳ độ” báo trước Đạo Tam Kỳ xuất hiện .

Nay, Ông NGÔ VĂN CHIÊU sinh tại Bình Tây, Chợ Lớn, nguơn linh của Tào Quốc Cựu. Hai vị giống nhau ở điểm lánh trần. Năm 1920 ông làm chủ quận Hà Tiên, rồi ra Phú Quốc mà ngộ Đạo Cao Đài. Năm 1921, Tiên Ông giáng dạy “Chiêu, tam niên trường trai”.

Ngài Ngô Văn Chiêu, sanh ngày 7 tháng Giêng năm Mậu-Dần (dl 8-2-1878) Thân mẫu là bà Lâm-Thị Quí và thân phụ là ông Ngô-Văn Xuân thuộc dòng dõi quan Thị Lang của triều đình Huế.

Khi Ngài Chiêu được 6 tuổi, ông bà thân của Ngài tìm được việc làm ở Hà-Nội nên đem Ngài gởi cho người em ruột là bà Ngô Thị Đây ở Mỹ Tho. Bà Đây có chồng là người Hoa, mở tiệm thuốc Bắc tại xã Điều Hòa, cạnh nhà việc, thuộc Mỹ Tho.

Ngài Chiêu ở với cô ruột và được cô cho đi học đến

năm 12 tuổi thì nhờ người quen cũ của cha bảo lãnh xin vào học nội trú tại Collège Mỹ Tho. Sau đó Ngài lên Sài Gòn học tại trường Chasseloup Laubat và đậu bằng Thành Chung năm Ngài được 21 tuổi.

Lý do Ngài Ngô văn Chiêu không được làm Giáo Tông trong thời Đại- Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ:



Thầy giáng Cơ nói:

Chư Môn đệ nghe dạy:



Vốn từ trước trong Thiên thơ Tam Kỳ Phổ Độ nầy nền Chánh giáo phải có: Nhứt Phật, Tam Tiên, Tam thập lục Thánh, Thất thập nhị Hiền, Tam thiên đồ đệ, Chưởng quản thâu Tam giáo hiệp nhứt.

CHIÊU, thiệt là Nhứt Phật đó.

Vậy, trước ngày định lập Thiên phong đặng tôn chức Giáo Tông cho nó, thì Chúa Quỉ sai tam thập lục động địa giái kêu nài với Ta rằng: Cựu phẩm nó chẳng xứng ngôi ấy và kiện rằng: Nó chẳng nhứt tâm thờ phượng Ta. Ta có cãi lẽ, Quan Thánh Đế và Quan Âm giúp lời, Ta nhứt định phong chức Giáo Tông cho nó.

Chúa Quỉ xin lịnh Ta mà khảo nó và phải để cho Tam thập lục động hành xác nó. Ta không nỡ nên cho khảo mà không cho hành xác.

Rủi thay! Đau đớn thay! Buổi khảo nó phải bị Tà quái áp chế nên phải mất ngôi, song Ta cũng còn thương yêu chẳng nỡ, nhưng mà có mặt chư Thần, Thánh, Tiên, Phật thì khó bề bào chữa đặng.

Đại lụy! Ta phải dùng quyền Chí Tôn mà tha thứ, song buộc nó phải Tịnh thất.

Ta vừa muốn tha nó, lại bị Tam thập lục động khảo nữa thì mới liệu sao? Ta phải giáng cơ biểu nó.

Con Thơ! con phải tuân nơi lịnh Thầy đã dạy khi

Thầy giáng cơ mà thôi, còn mọi sự khác thì đừng nghe:

- Kẻ bị tù còn có thế rỗi ai chăng?

Chư Môn đệ khá nghe lịnh dạy, từ đây, ai còn phạm đến thì Thầy buộc trục xuất cho khỏi rối loạn nền Đạo của Thầy.” Thầy thăng.

(Trích trong tập Thánh Ngôn chép tay của Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh, trang 237)



Ngày 9-1 Bính-Dần (dl 21-2-1926)

Đức Chí-Tôn giáng Cơ ban Thi cho Ông Chiêu bài:



Bao năm dạy-dỗ quá dày công.

Lời hứa năm xưa gắng giữ lòng.

Siêu đọa đôi đường tua chọn lấy.

Lơi chơn một bước sẽ hoàn không.

Cao Đài

Theo Đạo-sử của Bà Đầu sư Hương-Hiếu

(Ngày 21-10 Bính Dần - dl 26-11-1926)

Thầy nói:

Thầy cũng thương đó chút. Thầy đã nói cái lòng thương của Thầy hơn biếm trách, nên Thầy chẳng hề biếm-trách các con, ngặt trước quyền của Thần, Thánh, Tiên, Phật biết sao cứu rỗi cho đặng.

Thầy lại phải làm thinh cho kẻ thì mất lẽ công bình. Thơ nó tưởng Thầy giận mà nài xin tha-thứ. Thầy thì đặng còn chư Thần, Thánh, Tiên, Phật mới nài sao? Nhất là Thái-Bạch Kim Tinh rất khó. Chiêu cũng vì vậy mà mất ngôi. Các con chớ dễ ngươi mà phạm thượng nghe à!”.!

Trước đó thì chư Môn-đệ đồng quì lạy Thầy xin thứ tội cho ông Chiêu.

Ông Vương-Quan-Kỳ bạch hỏi Thầy:

-Bạch Thầy:Anh Cả Ngô-Văn-Chiêu bảo Thầy giao cho Ảnh thay Thầy làm Chủ mối Đạo, dạy-dỗ Môn Đệ mà Ảnh không chịu tiếp xúc với chúng con, phải làm sao?..



C-THẬP NHỊ THỜI QUÂN

Ngày 15-10-Bính Dần (Dl 19-11-1926) chính thức Khai Đạo tại Từ Lâm Tự (Gò kén - Tây Ninh), Đức Chí Tôn phong phẩm tước cho Thập Nhị Thời Quân. Đúng ra phải 12 vị nhưng thực tế chỉ có 11 vị thôi, trong đó khuyết phẩm Tiếp Đạo.

Công việc điều hành phải lo xây cất Đền Thánh tạm ở làng Long Thành thì do Đức Cao Thượng Phẩm, còn Đức Phạm Hộ Pháp thì sau khi nghỉ phép sáu tháng để lo Lễ Khai Đạo, xong trở lại công sở thì người Pháp đổi Ngài đi Campuchia. Nhưng khi sang đây thì Ngài bắt đầu mở Đạo ra nước ngoài, tức là thành lập Kim Biên Tông Đạo, rồi từ đó truyền giáo ra ngoại quốc, tức là có thêm một Hội-Thánh ngoại giáo..

Trong đàn cơ đêm 29-6-Đinh Mão (dl 27-7-1927) tại Thánh Thất Nam Vang do Đức Phạm Hộ Pháp và ông Cao Đức Trọng phò loan, Đức Chí Tôn giáng dạy và phong Thánh cho nhiều vị. Nhưng tuyệt nhiên không thấy ban phẩm cho ông Cao Đức Trọng. Đức Hộ Pháp cầu hỏi:

- Bạch Thầy, còn Trọng em con, sao không thấy Thầy phong chức.?

Đức Chí Tôn gíang Cơ đáp:



- Tắc, sao con dại quá vậy, Trọng thuộc về chi Đạo

bên Hiệp Thiên Đài.

Thật vậy, sau đó ông Cao Đức Trọng được Đức Chí Tôn phong cho phẩm Tiếp Đạo. Lúc đó thì ông Trọng đang làm việc tại Văn phòng Chưởng Khế (Nam Vang). Tức nhiên quyền năng Thiêng liêng dành cho con gà (ông Trọng tuổi Đinh Dậu) Gà đi gáy xứ người, một Bí pháp nhiệm mầu làm sao người phàm rõ thấu được!

Thấy ra Đức Hộ-Pháp là Người của Hỗn Nguơn Thiên, Cung thứ 11.Thế nên trên bàn thờ Hộ-Pháp chỉ 11 Cúng phẩm. Trong khi đó Thiên bàn thờ Đức Chí-Tôn phải đủ 12 Cúng phẩm, vì Đức Thượng Đế quyền hành là Chúa Tể Càn Khôn vũ trụ.Còn Hộ-pháp nắm Cung Càn (quẻ Bát-thuần Càn biểu tượng 6 nét Dương, biệt số 11) thay trời trị Thế: Giáo Chủ Đạo Cao-Đài cơ hữu hình

Thế nên: Thập nhị Thời quân có 12 phẩm cho 12 vị khác tuổi nhau: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Người lớn tuổi nhất là Bảo Đạo Ca Minh Chương tuổi Canh Tuất (1850). Người nhỏ tuổi nhất là Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh tuổi Quí Mão. Một vị ở đầu bảng và một vị ở cuối bảng Thập Nhị Thời Quân. Quả là một cơ mầu nhiệm của Tạo hóa.

Dưới đây là danh sách Thập Nhị Thời Quân:

1- Khai Pháp Trần Duy Nghĩa tuổi Mậu (1888)
2- Khai Đạo Phạm Tấn Đãi tuổi Tân Sửu (1901)
3- Hiến Pháp Trương Hữu Đức tuổi Canh Dần (1890)
4- Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh tuổi Qúi Mão (1903)
5- Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu tuổi Nhâm Thìn (1892)
6- Tiếp Pháp Trương văn Tràng tuổi Qúi Tỵ (1893)
7- Hiến Thế Nguyễn văn Mạnh tuổi Giáp Ngọ (1894)
8- Bảo Thế Lê Thiện Phước tuổi Ất Mùi (1895)
9- Hiến Đạo Phạm văn Tươi tuổi Bính Thân (1897)
10-Tiếp Đạo Cao Đức Trọng tuổi Đinh Dậu (1897)
11-Bảo Đạo Ca Minh Chương tuổi Canh Tuất (1850)
12-Khai Thế Thái văn Thâu tuổi Kỷ Hợi (1899)

Lại nữa chư vị Thời Quân có mặt trong buổi đầu gọi là Thập Nhị Chơn Quân.

Tuổi và ngày giờ được ghép bởi Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi còn gọi là Thập nhị Thời Thần.

Đúng như lời Kinh Cúng Đức Phật Mẫu:

Thập Thiên Can bao hàm vạn Tượng
“Tùng Địa Chi hóa trưởng Càn Khôn”.

Cũng nên nói rõ:



Thập Thiên Can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí.

Thập Nhị Địa Chi là: Tý, Sửu, Dần, Mẹo (Mão), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Theo thứ tự người ta ghép một CAN với một CHI như: Can thứ nhất với Chi thứ nhất là khởi Giáp Tý.

Sau đó, mãn chu kỳ mười Can thì tiếp tục phối hợp Can thứ nhất với Chi thứ mười một, ví như chu kỳ mới của vòng Thiên Can thứ nhì là: Giáp Tuất, Ất Hợi.. Rồi Can thứ ba với Chi thứ nhất…cứ tuần tự như vậy lại đến năm Giáp Tý là đáo tuế. Trong một chu kỳ, tên mỗi Can xuất hiện sáu lần (60 : 10 = 6) và tên mỗi Chi xuất hiện năm lần (60: 12 = 5). Chu kỳ này, ta gọi là Lục thập hoa giáp hay biểu Giáp Tý. Một Lục Thập hoa giáp (chu kỳ 60 năm). Mãn chu kỳ ấy sẽ khởi lại như ban đầu nữa, nhưng chắc chắn sẽ có những biến chuyển mới lạ hơn.

Bài thi Đức Chí-Tôn ban cho ông Ca Minh Chương:



Giáp Tý niên hề! Giáp Tý niên!

Càn Khôn thiên địa định qui tiền

Hạ ngươn Kỷ Tỵ xuân viên mãn

Thượng cổ Mậu Dần thất ức niên

Chư vị Thập Nhị Thời Quân bấy giờ là đồng tử làm trung gian giữa Trời và Người. Nếu không có Thời Quân thì cũng không có Đạo, vì chư vị là những Thiên sứ phò Cơ, chấp Bút đủ huyền linh cho Trời, Phật, Thánh, Thần giáng Cơ dạy Đạo. Các vị là Tướng Soái của Chí Tôn.

Từ trước Hiệp Thiên Đài đã qui định có 4 cặp cơ:

1- Chư vị: Tắc - Cư là Cơ Lập giáo


2- Chư vị: Hậu - Đức là Cơ Lập pháp
3- Chư vị: Sang - Diêu là Cơ Truyền giáo
4- Chư vị: Nghĩa - Tràng là Cơ Bí pháp

Cơ Bút là Bí Pháp mầu nhiệm và là huyền-lực của Thiêng Liêng. Thánh ngôn chỉ có giá trị khi cầu ở Cung Đạo Đền Thánh Toà-Thánh Tây Ninh mà thôi. Đồng tử phải là những người được Thiêng Liêng chỉ định.

Ngoài ra nếu có những Đàn Cơ khác ngoài sự chuẩn nhận nêu trên thì chỉ có giá trị học hỏi riêng không được phổ biến rộng ra ngoài. Bất tuân thì phạm tội cùng Hội-Thánh Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-Độ. Nhưng điểm quan trọng là sẽ bị lạc vào bàn Môn Tả Đạo mà thôi.




tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương