Mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích



tải về 150.81 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích150.81 Kb.
#38700
Sống Làm Sáng Danh Chúa

(Revival – Living for God’s Glory)


1 Côrinhtô 6:12-20
www.vietnamesehope.org
Mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi. 13 Đồ ăn vì bụng, bụng vì đồ ăn, Đức Chúa Trời sẽ hủy hoại cái nọ và cái kia. Nhưng thân thể chẳng phải vì sự dâm dục đâu, bèn là vì Chúa, và Chúa vì thân thể; 14 và Đức Chúa Trời là Đấng đã khiến Chúa sống lại, cũng sẽ lấy quyền phép mình khiến chúng ta sống lại nữa. 15 Anh em há chẳng biết thân thể mình là chi thể của Đấng Christ sao? Vậy thì mình có nên lấy chi thể của Đấng Christ mà làm thành chi thể của điếm đĩ chăng? Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! 16 Anh em há chẳng biết người nào kết hiệp với điếm đĩ, thì trở nên một xác với nó sao? Vì có chép rằng: Hai người sẽ đồng nên một thịt. 17 Còn ai kết hiệp với Chúa thì trở nên một tánh thiêng liêng cùng Ngài. 18 Hãy tránh sự dâm dục. Mặc dầu người ta phạm tội gì, tội ấy còn là ngoài thân thể; nhưng kẻ buông mình vào sự dâm dục, thì phạm đến chính thân thể mình. 19 Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? 20 Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời.”

(Some of you say, "Everything is permitted for me." But not everything is good for me. Again some of you say, "Everything is permitted for me." But I will not be controlled by anything. 13 Some of you say, "Food is for the stomach. And the stomach is for food." But God will destroy both of them. The body is not meant for sexual sins. The body is meant for the Lord. And the Lord is meant for the body. 14 By his power God raised the Lord from the dead. He will also raise us up. 15 Don't you know that your bodies belong to the body of Christ? Should I take what belongs to Christ and join it to a prostitute? Never! 16 Don't you know that when you join yourself to a prostitute, you become one with her in body? Scripture says, "The two will become one."—(Genesis 2:24) 17 But anyone who is joined to the Lord becomes one with him in spirit. 18 Keep far away from sexual sins. All the other sins a person commits are outside his body. But sexual sins are sins against one's own body. 19 Don't you know that your bodies are temples of the Holy Spirit? The Spirit is in you. You have received him from God. You do not belong to yourselves. 20 Christ has paid the price for you. So use your bodies in a way that honors God.)

I. Đeo Đuổi Những Mục Đích
Trong đời sống của con người, từ khi khôn lớn đã có nhiều những mục đích chúng ta đeo đuổi, muốn gặt hái cho chính mình. Nào là một bằng cấp cao, một địa vị/danh vọng/chỗ đứng quan trọng trong xã hội, một công ăn việc làm tốt với lương cao và nhiều quyền lợi, một đời sống giàu sang, một gia đình hạnh phúc… Chúng ta đang ở trong mùa bầu cử, tôi tin rằng 7 ứng cử viên bên phái Cộng Hòa đang gắng hết sức tranh đấu với mục đích là có thể thắng bên Dân Chủ và được bầu làm tổng thống kỳ tới này. Đeo đuổi những mục đích trong đời sống là điều tự nhiên mà thường ai trong chúng ta cũng muốn có và cố gắng đạt được.
Nhưng cho phần đông chúng ta là con cái của Chúa thì còn có thêm những mục đích cao đẹp nào nữa mà chúng ta cần phải đeo đuổi không? Bài giảng lần trước nhắc nhở mỗi con cái Chúa riêng và Hội Thánh Chúa chung phải mong ước được thấy sự vinh hiển của Chúa qua chính Con Ngài là Đức Chúa Giê-su Christ, hầu để đời sống tâm linh của chúng ta được phục hưng, biến hóa, luôn tăng trưởng theo đúng mục đích của Chúa. Không phải chỉ ước mong được thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời mà thôi, nhưng đời sống của chúng ta mỗi ngày phải có mục tiêu làm sáng danh Chúa luôn. Trong sách 1 Côr. 10:31 sứ đồ Phaolô nhắc nhở chúng ta về mục đích này – (So eat and drink and do everything else for the glory of God.) “Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm.” Đây có nghĩa là trong mọi việc chúng ta làm thì phải có mục đích làm tỏa sáng sự vinh hiển của Chúa, làm sáng danh Chúa cho mọi người thấy, mà biết được về quyền phép lớn lao, sự thánh khiết toàn hảo và tình yêu thương vĩ đại của Ngài như thế nào. Lấy thí dụ của một cái “kính hiển vi” (magnifying glass) để giúp chúng ta hiểu điều này. Kính hiển vi dùng để giúp cho người ta thấy rõ hơn một vật gì đó quá nhỏ. Các bà hay dùng để thấy rõ được những cái mụn trên mặt mà nặn? Cái kính làm cho vật to ra để thấy rõ hơn; thì cũng vậy, khi chúng ta sống làm vinh hiển Chúa nghĩa là đời sống mình giống như là “cái kính hiển vi” làm cho rõ hơn, phóng đại to ra quyền năng, bản chất thánh khiết, yêu thương của Đức Chúa Trời, để cho mọi người xung quanh thấy được rõ mà biết và đến đầu phục Ngài.

Mục tiêu cho đời sống của mỗi con cái Chúa phải là làm sáng danh Ngài luôn nghĩa là trong mọi việc chúng ta làm phải tỏa sáng sự vinh hiển, quyền phép, sự thánh khiết toàn hảo và tình yêu thương vĩ đại của Chúa.

II. Tư Dục
Bước đầu tiên để chúng ta biết sống làm sáng danh Chúa đó là chúng ta phải hiểu rõ những nguồn lực nào hay ngăn cản chúng ta làm được điều này. Nguồn lực mạnh nhất hay cản trở mỗi người chúng ta sống làm sáng danh Chúa chính là cái tư dục sống ngay ở bên trong mỗi người chúng ta. Trong 1 Giăng 2:16 sứ đồ Giăng vạch rõ những tư dục này – (Here is what people who belong to this world do. They try to satisfy what their sinful natures want to do. They long for what their sinful eyes look at. They brag about what they have and what they do. All of this comes from the world. It doesn't come from the Father.) “Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra.” Trong mỗi người chúng ta có một kẻ thù nội tâm mà nó không bao giờ muốn làm sáng danh Chúa, nhưng chỉ muốn nâng cao mình lên mà thôi, mà chúng ta gọi là “cái tôi” và những tư dục ham muốn của nó. Từ cái tôi này, nó sanh ra đủ thứ tồi tệ và tối tăm, nào những ác tưởng, tội giết người, tà dâm, trộm cướp, làm chứng dối, lộng ngôn, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống… Trong tất cả những điều này, sự kiêu ngạo là “con khủng long” lớn nhất cản trở chúng ta sống làm sáng danh Chúa. Bản năng tự nhiên của con người là tự kiêu, lên mình, muốn được hơn những người khác, được nâng lên, tâng bốc, nổi tiếng, được chú ý, muốn ý mình thành toại, chứ đâu có ai nghĩ đến việc hạ mình để hầu hạ và làm tôi tớ cho những người khác, phải không? Tại sao chúng ta ganh tị, vì cái tôi của người khác được tôn cao hơn cái tôi của mình, phải không? Tại sao chúng ta nổi giận, vì ý muốn riêng của mình không được tán thành, phải không? Sự kiêu ngạo thuộc linh là khi chúng ta cướp lấy sự vinh hiển của Chúa là điều không thuộc của mình.

Sự kiêu ngạo là “con khủng long” lớn nhất cản trở chúng ta sống làm sáng danh Chúa.

1) Ngày xưa cũng vì muốn lên mình kiêu ngạo mà thiên sứ lucifer đã trở thành quỉ satan. Trong Êsai 14:12-14 có chéo satan kiêu ngạo như thế nào? (How you have fallen from heaven, O morning star, son of the dawn! You have been cast down to the earth, you who once laid low the nations! You said in your heart, "I will ascend to heaven; I will raise my throne above the stars of God; I will sit enthroned on the mount of assembly, on the utmost heights of the sacred mountain. I will ascend above the tops of the clouds; I will make myself like the Most High.") “Hỡi sao mai, con trai của sáng sớm kia, sao ngươi từ trời sa xuống! Hỡi kẻ giày đạp các nước kia, ngươi bị chặt xuống đất là thể nào! Ngươi vẫn bụng bảo dạ rằng: Ta sẽ lên trời, sẽ nhắc ngai ta lên trên các ngôi sao Đức Chúa Trời. Ta sẽ ngồi trên núi hội về cuối cùng phương bắc. Ta sẽ lên trên cao những đám mây, làm ra mình bằng Đấng Rất Cao.” Nó là vật thọ tạo mà muốn được nâng cao và có quyền phép bằng Đấng Sáng Tạo, vì vậy mà satan bị đuổi ra khỏi thiên đàng.



Ngày xưa, satan là vật thọ tạo đã lên mình kiêu ngạo, muốn được nâng cao và có quyền phép bằng Đấng Sáng Tạo.

2) Không phải cho một số thiên sứ mà thôi, nhưng loài người cũng không kém. Trong Sáng Thế Ký 3:1-6 – vì sự cám dỗ muốn được sự hiểu biết, khôn ngoan, quyền phép như Đức Chúa Trời mà Êva đã phạm tội ăn trái cấm trong vườn địa đàng, và sau đó xuí dục chồng mình cũng phạm tội nữa - ("You will not surely die," the serpent said to the woman. "For God knows that when you eat of it your eyes will be opened, and you will be like God, knowing good and evil." When the woman saw that the fruit of the tree was good for food and pleasing to the eye, and also desirable for gaining wisdom, she took some and ate it. She also gave some to her husband, who was with her, and he ate it.) “Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác. Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa.”



Vì sự cám dỗ muốn được sự hiểu biết, khôn ngoan, quyền phép như Đức Chúa Trời mà Êva đã phạm tội ăn trái cấm trong vườn địa đàng, và sau đó xuí dục chồng mình cũng phạm tội.

3) Ngày hôm nay trong thế hệ hiện đại với những phát minh tối tân, như là kỹ thuật của những máy điện toán tinh vi, con người cũng không khác gì, đầy dẫy sự kiêu ngạo, bày tỏ qua những thái độ luôn muốn từ chối sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Nên họ bắt đầu dạy “Thuyết tiến hóa” nghĩa là gián tiếp nói rằng không có một Đấng nào đã dựng nên trời và đất đâu. Họ cấm không được cầu nguyện trong các trường học công cộng, cấm được treo bản 10 điều răn của Đức Chúa Trời trong các tòa án, lấy lý do vấn đề thiên vị tôn giáo, nhưng chính là hành động gián tiếp lên mình kiêu ngạo, từ chối Đấng đã ban phước cho quốc gia này. Có những tôn giáo có vô số người thích đi theo, vì dạy rằng nếu mình cố gắng làm theo những điều tôn giáo họ dạy thì người đó một ngày sẽ trở nên chúa của một hành tinh riêng cho mình.



Trong thế hệ hiện đại ngày hôm nay với những phát minh tối tân, người ta cũng không khác gì, đầy dẫy sự kiêu ngạo, bày tỏ qua những thái độ luôn muốn từ chối sự hiện hữu và quyền phép của Đức Chúa Trời.

Muốn sống làm sáng danh Chúa, chúng ta phải nhận thức ra “kẻ thù” ở ngay trong lòng của mình để biết cách cai trị nó, giam cầm nó, giệt chết nó thì mới làm được. Trong Giăng 3:30 Giăng Báptít cho chúng ta một bí quyết rất đơn giản để có thể bắt đầu sống làm sáng danh Chúa – (He must become more important. I must become less important.) “Ngài (Chúa Giê-su) phải dấy lên, ta (cái tôi) phải hạ xuống.” Bí quyết này cho chúng ta một công thức rõ ràng cho những ai muốn bắt đầu sống làm sáng danh Chúa đó là “cái tôi” và những tự dục của nó phải đuợc dẹp bỏ đi, hạ thấp xuống thì danh Chúa mới được tôn cao. Cái tôi càng bị thu nhỏ lại, bị cai trị thì danh vinh hiển của Chúa càng được tôn cao. Trong c. 12-14 – sứ đồ Phaolô dạy gì? (Some of you say, "Everything is permitted for me." But not everything is good for me. Again some of you say, "Everything is permitted for me." But I will not be controlled by anything. Some of you say, "Food is for the stomach. And the stomach is for food." But God will destroy both of them. The body is not meant for sexual sins. The body is meant for the Lord. And the Lord is meant for the body. By his power God raised the Lord from the dead. He will also raise us up.) “Mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi. Đồ ăn vì bụng, bụng vì đồ ăn, Đức Chúa Trời sẽ hủy hoại cái nọ và cái kia. Nhưng thân thể chẳng phải vì sự dâm dục đâu, bèn là vì Chúa, và Chúa vì thân thể; và Đức Chúa Trời là Đấng đã khiến Chúa sống lại, cũng sẽ lấy quyền phép mình khiến chúng ta sống lại nữa.” Sứ đồ Phaolô dạy về những điều có ích lợi và cần thiết cho phần xác thịt như là ăn uống, nhưng chúng ta không thể để những điều này làm chủ đời sống mình, hay nói ngược lại, mình bị bắt phục, nghĩa là làm nô lệ cho nó, bị nó sai khiến mà sống không làm sáng danh Chúa. Chúng ta “ăn” để mà sống cho Chúa, chứ không phải lẽ sống của chúng ta chỉ là để “ăn” mà thôi! Một điều ích lợi khác như là tiền bạc cũng là điều cần thiết cho đời sống thuộc thể, nhưng chúng ta sống không thể để lòng tham tiền bạc làm chủ chúng ta được.



Cái tôi càng bị thu nhỏ lại, càng bị cai trị thì danh vinh hiển của Chúa càng được tôn cao.

III. Thân Thể
Như vậy chúng ta sống làm sao để danh Chúa được sáng đây? Trong c. 20 - sứ đồ Phaolô trả lời một cách thực tế đó là hãy dùng chính “thân thể” của mình đi – (use your bodies in a way that honors God.) “hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời.” Chúng ta không thể sống làm sáng danh Chúa bằng những tư tưởng trong đầu, sự suy nghĩ hư không của mình được, hay chỉ những lời nói ở trên môi miệng mà thôi, nhưng cả đời sống của mình đó là tâm thần và thân thể của mình.

Một cách thực tế để sống làm sáng danh Chúa đó là hãy dùng chính “thân thể” của mình.

1) Để hiểu điều sứ đồ Phaolô dạy, thứ nhất chúng ta phải ý thức chính Đức Chúa Trời đã dựng nên “thân thể” của mỗi người chúng ta, chứ không tự nhiên mà chúng ta có. Trong Sáng Thế Ký 2:7 – có chép ai đã dựng nên hai người đầu tiên? (Then the Lord God formed a man. He made him out of the dust of the ground. He breathed the breath of life into him. And the man became a living person.) “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.” Sách Sáng Thế Ký rất quan trọng cho nền tảng đức tin cơ đốc, vì khi chúng ta tự từ chối không có Đấng Tạo Hóa, từ chối chính Ngài đã dựng nên loài người thì không còn một điểm tựa nào nữa, để chúng ta biết sống thể nào làm sáng danh Chúa, nhưng chỉ biết mình và cuộc sống hiện tại mà thôi. Vì lý do đó mà qua biết bao ngàn năm, quyền lực của ma quỉ luôn muốn phá hủy Kinh Thánh, vì chúng nó biết đây là nền tảng căn bản cho mọi kẻ tin.



Chính Đức Chúa Trời đã dựng nên “thân thể” của mỗi người chúng ta.

2) Trong c. 20 – sứ đồ Phaolô nêu lên lý do thứ hai chúng ta phải lấy thân thể này sống làm sáng danh Chúa, vì chính Chúa đã đổ huyết để chuộc lại thân thể hư nát này của chúng ta cho chính Ngài (Christ has paid the price for you.) “… chuộc giá rất cao rồi.” Có nhiều thứ chuộc khác nhau:



Chính Chúa Giê-su đã đổ huyết trên cây thập tự để chuộc lại thân thể hư nát này của chúng ta.

a) Chuộc lại những thứ rẻ tiền thì chẳng đáng nói,


b) Chuộc lại mà phải tốn đến cả gia tài của mình là một điều khó quyết định, như xem trong những vụ bắt cóc mà người thân trong gia đình phải trả rất nhiều tiền để chuộc lại những người bị bắt cóc,
c) Nhưng nếu chuộc bằng chính mạng sống của mình thì điều mình muốn chuộc phải là quí gía lắm, phải không? Thân thể (linh hồn lẫn thể xác) hư nát của chúng ta do tội lỗi gây nên là điều rất quí giá với Đức Chúa Trời mà Ngài đã bằng lòng hy sinh Con Ngài ở trên cây thập tự gía, để chuộc chúng ta lại và biến hóa thân thể này thành một thân thể mới không còn hư nát nữa, mà sẽ được sống lại một ngày và sống đời đời với Đức Chúa Trời. Vì thân thể quí mà đã được Chúa Giê-su chuộc một gía rất cao như vậy, chúng ta không thể nào thải phí cuộc đời của mình được.
3) Không phải vậy thôi, nhưng trong c. 19 – sứ đồ Phaolô còn cho biết “thân thể” của mỗi kẻ tin ngày hôm nay đã trở nên một nơi thánh, gọi là “đền thờ” là nơi có chính Đức Thánh Linh của Ngài đang ngự trị (Don't you know that your bodies are temples of the Holy Spirit? The Spirit is in you. You have received him from God. You do not belong to yourselves.) “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao?” Thân thể là “nơi thánh” để chúng ta thờ phượng và hầu việc Đức Chúa Trời.

Thân thể” của mỗi kẻ tin ngày hôm nay đã trở nên một nơi thánh, gọi là “đền thờ,” là nơi chính Đức Thánh Linh của Ngài đang ngự trị.

4) Chưa hết, trong c. 15-17 – sứ đồ Phaolô còn giải thích cho chúng ta hiểu thân thể đổi mới biến hóa ngày hôm nay chúng ta có là một thân thể bây giờ “kết hiệp” với thân thể của Đấng Christ rồi (Don't you know that when you join yourself to a prostitute, you become one with her in body? Scripture says, "The two will become one."—(Genesis 2:24) But anyone who is joined to the Lord becomes one with him in spirit.) “Anh em há chẳng biết thân thể mình là chi thể của Đấng Christ sao? Vậy thì mình có nên lấy chi thể của Đấng Christ mà làm thành chi thể của điếm đĩ chăng? Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! Anh em há chẳng biết người nào kết hiệp với điếm đĩ, thì trở nên một xác với nó sao? Vì có chép rằng: Hai người sẽ đồng nên một thịt. Còn ai kết hiệp với Chúa thì trở nên một tánh thiêng liêng cùng Ngài.” Sứ đồ Phaolô dùng hình ảnh của sự kết hiệp trong tình vợ chồng, cả hai trở nên “một thịt,” (Sáng Thế Ký 2:24) thì thân thể chúng ta nay đã được kết hiệp vào trong thân thể của Đấng Christ và trở nên “một” với Ngài.

Thân thể biến hóa ngày hôm nay chúng ta có là một thân thể bây giờ “kết hiệp” thành một với chi thể của Đấng Christ.

Nếu hiểu rõ được như vậy thì chúng ta sống không thể nào cứ còn để thân thể mình thông đồng, xử dụng cho những điều hư nát của thế gian được. Sứ đồ Phaolô lấy thí dụ chúng ta có thể nào dùng thân thể mình làm thành chi thể của điếm đĩ sao, nghĩa là còn cứ sống trong sự tà dâm, dâm dục được không, nhưng phải sống thánh khiết mà làm sáng danh Chúa. Thế giới chúng ta sống ngày hôm nay, xung quanh đầy dẫy những chủ nghĩa khiêu gợi/quyến rũ sự tà dâm, dâm dục ở trên TV, Internet, phim ảnh, và nhạc lý. Anh chị em có khi nào chú ý một số những bài nhạc ráp ô tục với chủ nghĩa: “If it feels good – do it now” tạm dịch là nếu điều đó làm cho thân thể sung sướng, xác thịt thỏa mãn thì cứ làm ngay đi. 80% Sinh viên đại học trong một thống kê nói rằng xem những hình ảnh ô dâm trên Internet không có gì sai, chỉ là giải trí mà thôi. Trong xã hội ngày hôm nay đang có vô số người sống chung với nhau, nhưng chưa cưới hỏi chi hết, chắng có một sự cam kết nào hết. Thống kệ trong năm 2010 ước lượng con số cao nhất là 7.5 triệu cặp tình nhân sống không trong sự cam kết của hôn nhân. 80% những đứa trẻ da đen sanh ra trong gia đình của những người mẹ không có chồng chính thức. Thế giới hiện đại luôn đề cao sự tự do cá nhân, nghĩa là không ai được quyền định đoán cho ai điều nào đúng hay sai, tùy theo mỗi người tự nghĩ, vì vậy mới có những nan đề “đồng tính luyến ái,” kể cả trong nhà binh, với chủ nghĩa “don’t ask, don’t tell!” Khi nào chúng ta hiểu thân thể của mình bây giờ đã kết hiệp với chi thể của Đấng Christ làm một rồi, thì chúng ta mới hiểu được những mạng lệnh trong Kinh Thánh Chúa dạy, như là không cho phép con cái Chúa lập gia đình với những người không có cùng một đức tin trong Chúa, mà có chép trong 2 Côr. 6:16(Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?) “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?”



6) Chúng ta phải hiểu thân thể của mình không còn thuộc của riêng mình nữa, nhưng thuộc của Chúa, vậy thì chúng ta sống hay chết phải lấy thân thể mình làm sáng danh Ngài. Trong Rôma 14:8(If we live, we live to honor the Lord. If we die, we die to honor the Lord. So whether we live or die, we belong to the Lord.) “vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa, và nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy nên chúng ta hoặc sống hoặc chết, đều thuộc về Chúa cả.” Chúng ta phải hiểu thân thể chúng ta bây giờ “Under New Management,” nghĩa là ở dưới một người Chủ mới, và sự tự do bây giờ mình có không phải là “cái bằng” để chúng ta được phép cứ sống phạm tội nhiều hơn nữa, mà làm hòn đá vấp chân người khác. Trong Rôma 6:1-2 - sứ đồ Phaolô trách một số con cái Chúa đã tin Chúa rồi nhưng còn có những sự suy nghĩ sai lầm cần phải điều chỉnh lại – (What should we say then? Should we keep on sinning so that God's grace can increase? Not at all! As far as sin is concerned, we are dead. So how can we keep on sinning?) “Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Chúng ta phải cứ ở trong tội lỗi, hầu cho ân điển được dư dật chăng? Chẳng hề như vậy! Chúng ta đã chết về tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa?” Không đâu! Chúng ta phải hiểu đời sống và thân thể của mình không còn thuộc của mình nữa, nhưng thuộc của Chúa, vì vậy chúng ta phải sống làm sáng danh Ngài.

Thân thể chúng ta bây giờ “Under New Management,” nghĩa là ở dưới một người Chủ mới, và sự tự do bây giờ mình có không phải là “cái bằng” để chúng ta được phép cứ sống phạm tội nhiều hơn nữa.

IV. Sống Theo Ý Chúa
Muốn sống làm sáng danh Chúa, chúng ta không thể còn sống theo tư dục, là theo ý riêng của mình nữa, nhưng phải sống theo ý Chúa. Làm sao biết đâu là ý Chúa? Ý Chúa đã được bày tỏ qua những mạng lệnh và điều răn của Ngài có chép trong Kinh Thánh. Trong 2 Timôthê 3:16-17(God has breathed life into all of Scripture. It is useful for teaching us what is true. It is useful for correcting our mistakes. It is useful for making our lives whole again. It is useful for training us to do what is right. By using Scripture, a man of God can be completely prepared to do every good thing.) “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.” Mục đích của lời Chúa rõ ràng là để giúp dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, và huấn luyện chúng ta trong những con đường công bình của Đức Chúa Trời. Không phải vậy thôi mà Chúa Giê-su còn ban cho chúng ta Đức Thánh Linh nữa để cảm động, giúp sức, nhắc nhở, hướng dẫn chúng ta dùng thân thể mình để sống làm sáng danh Chúa.

Muốn sống làm sáng danh Chúa, chúng ta không thể còn sống theo ý riêng của mình nữa, nhưng phải sống theo ý Chúa.

Làm sao chi thể của một người cơ đốc được xử dụng làm sáng danh Chúa? Thân thể chúng ta có những bô phận gì? Có mắt, miệng lưỡi, trí óc, tay, chân, trái tim có thể làm những điều gì để làm sáng danh Chúa đây?


1) Chúng ta có thể dùng lưỡi để hát, không phải để nâng mình lên cao, nhưng là khen ngợi và ca tụng Chúa. Thân thể của chúng ta đang ca ngợi Đức Chúa Trời như thế nào? Với cả trái tim và lòng vui sướng hay đã trở nên một gánh nặng mỗi sáng Chúa Nhật? Cái lưỡi là một vật rất nhỏ trong thân thể, nhưng nó có công dụng rất lớn để làm sáng danh Chúa từ cách chúng ta dùng để ca ngợi Chúa, làm chứng, nói lời khích lệ, giảng dạy lời Chúa.

Cái lưỡi là một vật rất nhỏ của thân thể, nhưng nó có công dụng rất lớn để làm sáng danh Chúa bằng cách chúng ta dùng để ca ngợi Chúa, làm chứng, nói lời khích lệ, giảng dạy lời Chúa.

2) Người nào muốn làm sáng danh Chúa, thì điều tự nhiên trong đời sống cũng thường dùng con mắt của mình thích đọc Kinh Thánh, chẳng hạn như là sách Thi Thiên. Thi Thiên là những bài thi thơ, tác gỉa sáng tác để bày tỏ tấm lòng với thái độ ca ngợi hay tìm cầu Chúa trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đọc sánh Thi Thiên giúp chúng ta trau dồi những “vocabulary” (từ ngữ) để dùng ca ngợi Chúa. Ai muốn học cách ngợi khen Chúa, cố gắng tập đọc một đoạn Thi Thiên mỗi ngày và đọc xong sách trong vòng khoãng 5 tháng. Tôi thường gạch xuống một câu gốc sau khi đọc xong một đoạn Thi Thiên mỗi ngày và ghi chú những từ nghữ tác gỉa dùng khen ngợi, tôn cao, ca tụng Đức Chúa Trời.


3) Không phải đọc thôi, nhưng còn cố gắng bắt phục thân thể mình làm theo, thì đời sống mới làm sáng danh Chúa được. Trong sách Thi Thiên 119:11 tác gỉa cho chúng ta thấy một bí quyết căn bản để mình có thể làm được – (I have hidden your word in my heart so that I won't sin against you.) “Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa.”

Lời Chúa là điều quí gía nhất chúng ta có được để giúp sống biết làm sáng danh Ngài.

i) Sách Thi Thiên, đoạn 119 là đoạn dài nhất, có đến 176 câu. Mục đích chính của Thi Thiên 119 để bày tỏ rằng “Lời Chúa" là điều quí gía và đầy đủ nhất mà chúng ta mỗi người cần phải có trong đời sống. Chúng ta biết lời nói rất quan trọng tùy theo đối tượng nói ra lời đó là ai? Chẳng hạn như lời của ông/bà chủ sai chúng ta làm việc có quan trọng không? Lời phán của ông quan toà định tội có quan trọng không? Lời răn bảo của cha mẹ? Lời khuyên của các vị Mục sư? Lời Chúa là lời của ai đây? Chúa đây là ai? Đấng đã dựng nên trời và đất chỉ bằng những lời phán, tất cả sáu lần thì muôn vật được dựng nên có chép rõ trong sách Sáng Thế Ký 1:3-20. Lời Chúa là lời có quyền năng. Lời của một Đấng đầy khôn ngoan, thông biết vô hạn, có quyền thưởng và phạt. Lời của Đấng nắm giữ tương lai và số ngày đã định cho mỗi người chúng ta. Lời Chúa là “ý muốn tốt lành” của Ngài để hướng dẫn chúng ta đi trên con đường an toàn, dẫn đến chỗ bình an, phước hạnh trọn vẹn, chứ không phải đến chỗ hư mất.


iii) Tác gỉa Thi Thiên 119:11 cho biết chỗ nào quí gía nhất để chúng ta giấu kỹ lời Chúa, hầu để có thể sống làm theo, để danh Chúa được vinh hiển, đó là sâu kín ở trong lòng mình.

Chỗ tốt nhất để chúng ta giấu kỹ lời Chúa đó là sâu kín ở trong lòng mình.

a) Tại sao không giữ lời Chúa trong trí óc, hay trong máy computer mà lại trong lòng? “Lòng” là trung tâm của thân thể; từ lòng mới phát ra động cơ của mọi hành động thiện lành hay gian ác, còn ở trong đầu thì chỉ biết và nhiều khi để đó mà thôi!


b) Tại sao tác gỉa dùng động từ “giấu” ở đây? Không phải nói đến ý nghĩa xấu ích kỷ, không chia xẻ cho người khác, nhưng “giấu” có nghĩa là ý thức sự quí giá, quan trọng, cần thiết của lời Chúa cho mình, không có xem thường được. Chúng ta có giấu những cái lon lủng hay miếng dẻ rách không? Chúng ta có bất cẩn với tiền mặt hay những cái nhẫn kim cương của mình không? Chúng ta “giấu,” giữ kỹ để không có mau quên, không mau bị phai nhạt theo thời gian. Một trong những phương pháp hay nhất để giữ cho kỹ lời Chúa trong lòng đó là “học thuộc lòng.” “Giấu” kỹ trong lòng để nhớ vâng lời làm theo thì được phước. Có bao nhiêu lần chúng ta nghe giảng và học lời Chúa, khi ra khỏi cửa quên ngay, vì chưa có chương trình thực hành chi hết, vì vậy mà những buổi nhóm mình chẳng thấy phước gì hết chăng?
iv) Mục đích tốt nhất có được khi một người giấu lời Chúa trong lòng đó là sẽ giúp người đó sống không phạm tội, mà đời sống không phạm tội là đời sống làm sáng danh Chúa. Tội là gì? Trong 1 Giăng 3:4 – (Everyone who sins breaks the law. In fact, breaking the law is sin.) “Còn ai phạm tội tức là trái luật pháp; và sự tội lỗi tức là sự trái luật pháp.” “Luật pháp” là lời Chúa! Lời Chúa chúng ta giấu trong lòng sẽ giúp chúng ta phân biệt được tội là gì để chúng ta biết mà tránh, hay những điều lành phải làm. Nếu đưa cho bé Audrey một chai xịt thuốc dán – bé sẽ làm gì? Có phân biệt được không? Vô số người vẫn cứ sống trong tội lỗi là vì cứ đi theo ý riêng, sự suy nghĩ của mình thay vì định tội lỗi theo lời Chúa.

Ích lợi tốt nhất khi chúng ta giấu lời Chúa trong lòng đó là sẽ giúp mình sống không phạm tội, mà đời sống không phạm tội là đời sống chắc chắn làm sáng danh Chúa.

Có ai biết danh từ “GIGO” là gì không? “Garbage In – Garbage Out.” Xung quanh chúng ta đang có biết bao nhiêu là “garbages” trên TV, phim ảnh, nhạc lý, Internet, Facebook, báo chí… Chúng ta phải cẩn thận đừng để những “garbages” này đi vào lòng và làm tổ, nhưng phải giấu lời Chúa trong lòng mình thì thân thể này mới có thể bắt đầu sống làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Hãy đổi “GIGO” ra thành “BIBO” nghĩa là Bible In – Bible Out.



Hãy đổi “GIGO” ra thành “BIBO” nghĩa là Bible In – Bible Out.
4) Đời sống chúng ta làm sáng danh Chúa khi mình làm trọn chức vụ Chúa giao cho. Trong 1 Phiêrơ 4:11 sứ đồ Phiêrơ khuyên gì? (If you speak, you should do it like one speaking God's very words. If you serve, you should do it with the strength God provides. Then in all things God will be praised through Jesus Christ.) “Ví bằng có người giảng luận, thì hãy giảng như rao lời sấm truyền của Đức Chúa Trời; nếu có kẻ làm chức gì, thì hãy làm như nhờ sức Đức Chúa Trời ban, hầu cho Đức Chúa Trời được sáng danh trong mọi sự bởi Đức Chúa Jêsus Christ; là Đấng được sự vinh hiển quyền phép đời đời vô cùng. A-men.” Đời sống chúng ta không thể nào làm sáng danh Chúa được, nếu mình chẳng biết Chúa gọi mình làm gì, hay là biết rồi nhưng lại thờ ơ trong chức vụ Chúa sai. Có thể nào trồng một cái cây ăn trái mà chẳng mọc ra được một trái thì có đem sự hãnh diện đến cho người trồng nó được không? Có thể nào trồng một cây bông, nhưng không ra hoa thì có thể làm cho người trồng bông được “nở mày nở mặt” không? Có thể nào chúng ta nói mình sống làm sáng danh Chúa mà chẳng hầu việc Ngài được không? Có thể nào chúng ta lắp bắp cầu nguyện “danh Cha được sáng, nước Cha được đến, ý Cha được nên ở đất như trời,” nhưng xem thường những việc Chúa sai thì thật mâu thuẫn chăng?

Đời sống chúng ta chắc chắn sẽ làm sáng danh Chúa khi mình làm trọn chức vụ Chúa giao cho.

So, what is your passion? Sự say mê thuộc linh của anh chị em là gì? Có phải là sự ao ước làm sao cho danh Chúa được vinh hiển qua đời sống của mình không? Chúa đã chuộc chúng ta bằng một gía rất cao rồi, đừng bỏ phí cuộc đời này, nhưng hãy hết sức dùng thân thể này để sống làm sáng danh Chúa luôn.



---------------- Lời Mời Gọi
Mọi mục tiêu chúng ta đang đeo đuổi ở trên đời này sẽ như thế nào khi mình nằm xuống, đối diện với Đấng sáng Tạo? Có bao nhiêu lần chúng ta đã hát bài “dã tràng xe cát biển đông?” Chỉ những điều chúng ta đã sống làm sáng danh Chúa thì còn tồn tại mãi để lãnh phần thưởng mà thôi. Làm sao chúng ta sống làm sáng danh Chúa được? Không thể bằng những tư tưởng trong đầu hay những lời nói vô không, nhưng chính thân thể của mình. Thân thể chúng ta thuộc của Chúa, không còn thuộc của mình nữa. Thân thể chúng ta đã được Chúa chuộc một gía rất cao rồi, bằng chính Huyết của Ngài. Thân thể chúng ta là nơi Đức Thánh Linh ngự trị. Thân thể chúng ta đã kết hiệp với chi thể của Chúa Giê-su làm một rồi. Như vậy đừng dùng thân thể mình cho những điều ô uế, xấu xa, hư nát của thế gian nữa, nhưng để ca ngợi, thờ phượng và hầu việc Chúa bằng cách làm trọn chức vụ của mình. Thân thể này, và tấm lòng này phải đầy dẫy lời Chúa, đến nỗi không còn một điều ô uế nào có chỗ để chen vào nữa, để biết sống luôn làm sáng danh Chúa.
Living for God’s Glory

(1 Corinhthians 6:20)


12 Some of you say, "Everything is permitted for me." But not everything is good for me. Again some of you say, "Everything is permitted for me." But I will not be controlled by anything. 13 Some of you say, "Food is for the stomach. And the stomach is for food." But God will destroy both of them. The body is not meant for sexual sins. The body is meant for the Lord. And the Lord is meant for the body. 14 By his power God raised the Lord from the dead. He will also raise us up. 15 Don't you know that your bodies belong to the body of Christ? Should I take what belongs to Christ and join it to a prostitute? Never! 16 Don't you know that when you join yourself to a prostitute, you become one with her in body? Scripture says, "The two will become one."—(Genesis 2:24) 17 But anyone who is joined to the Lord becomes one with him in spirit. 18 Keep far away from sexual sins. All the other sins a person commits are outside his body. But sexual sins are sins against one's own body. 19 Don't you know that your bodies are temples of the Holy Spirit? The Spirit is in you. You have received him from God. You do not belong to yourselves. 20 Christ has paid the price for you. So use your bodies in a way that honors God.”
As Christians, what should be our ultimate goal for life? To live in a way that will magnify the glory of God. We must first recognize our greatest enemy that is our self-righteousness and pride. Because of self-pride, satan had once desired to be lifted up as the Most High. Because of self-pride, Adam and Eve were tempted in the garden and sinned against God. The modern world today has full of self-pride attitude to deny God’s existence. To live a life that brings honor to God, our “self” must be shrunk. The most practical way to live a life that brings glory to God is using our body. God created our bodies. He paid a great price to redeem our bodies by the blood of His own Son. Our bodies are the temple of God for worship and service. Our bodies are joined with the body of Christ as “One.” Our bodies are “under new management” that we can no longer living a life satisfying the desires of our flesh and the evils of this world. Living a life to honor God means to live in His wills. God’s wills are revealed in the Bible. How can one use his body to live in God’s wills? Our tongues can be used to sing praises, to speak the words of encouragement, to witness, to proclaim God’s messages. Read the Psalms often to develop “praise vocabularies.” Hide God’s words in our heart so that we will not easily forget. Do God’s words so that we will not sin against Him. By hiding God’s word in our heart, we can change “GIGO” to “BIBO.” We live a life glorifying God when we fulfill our callings. So what is your passion for life? Don’t waste your life, but live for God’s glory.



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 150.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương