Trương-văn-Vinh Siêu Chiến Lược eurasia 1920-2020


Mối đe dọa mang tên Trung Cộng



tải về 0.99 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu12.01.2018
Kích0.99 Mb.
#35975
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Mối đe dọa mang tên Trung Cộng 

Những biến cố du côn nầy đều nằm trong ống kính của một siêu thế lực Mỹ gọi là Permanent Government dàn dựng ngay sau khi Nixon và Mao gặp nhau 1972 đi đến kế tiếp là TQ xua quân xâm chiếm Hoàng Sa dưới sự chứng kiến kiến của Hạm đội Mỹ cho đến cao điểm … Vào cuối năm 2007, Trung Quốc thành lập một đơn vị hành chính là huyện Tam Sa để quản lý Trường Sa: Vào lúc thời điểm nầy Hoa Kỳ vẫn giữ vị trí “di tản chiến lược” for overhauling the damage control và ngầm giao cho Nhựt trông coi, đây là giai đoạn trước thời điểm Mỹ roll-back 2010.



Bản chất chính quyền Đại Hán 

Chưa bao giờ bằng lúc này người Việt ta trong và ngoài nước cần tìm hiểu sâu sắc bản chất của chính quyền Đại Hán: Thời gian 1970-2010 là thời điểm Hoa Kỳ giăng bẩy lòng tham khao khát dầu khí của Trung Quốc nhưng chẳng bao giờ Mỹ để cho TQ nắm chặc vòi xăng, đó là lý do Hoa Kỳ phải tách rời 8 nước Cộng Hoà Liên Xô vì nơi đó có vô vàng dầu khí đang ẩn mình nằm sâu dưới lớp tuyết, nắm chặc Trung Ðông dù số lượng dầu xắp cạn và đời nào Hoa Kỳ để cho TQ tung hoành trên Biển Ðông TBD, để nắm độc quyền về xăng dầu trên thế giới qua bửu-bối tối huệ quốc Freedom Support Act cho những nước mà Mỹ để cặp mắt phù thủy vì America-first

Báo Trung Quốc cảnh báo Việt Nam không nên khiêu khích nước họ, Truyền thông nhà nước Trung Quốc cáo buộc Việt Nam ngày càng tỏ ra quyết liệt và táo bạo hơn bởi có sự ủng hộ từ Hoa Kỳ: Dỉ nhiên bắt đầu 2010 đến 2020, 10 năm trù dập TQ, đây cũng là kế hoặch nằm trong lộ trình roll-back của Mỹ để đưa Ấn Độ thế vị trí TQ mặc dầu Úc là nước đồng minh keo sơn với Mỹ, nhưng kẹt nước Úc tuy to lớn nhưng rất yếu đuối.

TT Obama hứa Mỹ giữ vai trò mạnh trong các vấn đề châu Á 

Tổng thống Obama nói ông đã nói rõ trong suốt thời gian ông nhậm chức vừa qua là Hoa Kỳ có ý định giữ một vai trò lãnh đạo ở châu Á: Ðúng vào thời điểm decent interval “Roll-Back” bất cứ tổng thống nào cũng phải tỏ ra cứng cựa với TQ và buộc TQ phải vào khuôn khổ là nhượng bộ tại LHQ bằng tuân thủ những điệu lệ COC triệt để áp dụng tại Biển Ðông. Vì thế mà Mỹ đành phản bội đồng minh là VNCH và Ðài Loan cho quyền lợi tối thượng của Mỹ. TQ nên hiểu rỏ mà nên tuân thủ những quy tắc ứng sử COC do các nthành viên LHQ soạn thảo ra.

Wall Street Journal: Mỹ cứng rắn trước thái độ bắt nạt của TQ 

Bài bình luận đăng trên tờ Wall Street Journal có đề cập đến thông điệp mạnh của Hoa Kỳ đối với cuộc tranh chấp biển Đông: Tiếng nói chính thức của một thế lực ghê gớm sau hậu trường qua sự tỏ bày bằng tờ báo Wall Street, TQ nên khôn ngoan để khỏi bị chia năm xẻ bảy.

Hoa Kỳ vẫn xem Biển Đông thuộc về quyền lợi quốc gia.

Hoa Kỳ mong giải quyết các tranh chấp tại châu Á Thái Bình Dương trên cơ sở đa phương: Bằng lời tuyên bố chính thức của Bà BTNG Hillary Clinton đúng vào năm 2010 “trù dập TQ” từ chính trị, kinh tế đến quân sự nếu cần để cô lập TQ.

Từ biển Tây Hàn Quốc đến biển Đông Việt Nam. 

Cuộc tập trận Mỹ - Nam Triều Tiên đã gặp phải sự chống đối của chính phủ ở Bắc Kinh: Hoa Kỳ thực sự muốn dập TQ sau khi TQ chơi bắn đạn thật bằng sẳn sàng ứng chiến, 3 chiếc tìm thủy đĩnh tối tân nhứt sẽ bình địa TQ trong chốc lát nếu TQ cả gan đánh chìm HKMH của Mỹ. Ðó là nguy cơ lần thứ nhứt, nhưng TQ đã khôn ngoan tự kềm chế? Nguy cơ lần thứ hai, TQ toan đem giàn khoan tối tân có thể khoan dưới độ sâu 3000 thước, Hoa Kỳ ra lịnh cho tướng Nguyễn Chí Vịnh bắn đạn thật không cho TQ đem giàn khoan đóng cộc trong 200 hải lý trong thềm lục địa VN, và TQ biết sợ nên co rút lại. Theo ước tính Hoa Kỳ đả cà Credit Card cho công nhân Liên Xô sản xuất vũ khí tối tân cho VN vừa đủ để làm thất bại âm mưu TQ dám gây chiến.

TQ tiếp tục đả kích 'âm mưu can thiệp của Hoa Kỳ' ở Biển Ðông.

Ngoại trưởng Clinton tuyên bố rằng việc giải quyết một cách hòa bình vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Ðông là cần thiết: TQ không còn con đường nào khác phải mềm nhủn như Bún nếu không muốn thế giới cô lập mình.

TQ cảnh cáo Mỹ không nên can thiệp vào vấn đề Biển Ðông.

Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ tìm cách “khơi lại hận thù” về chủ quyền các hòn đảo ở Biển Đông: Không khơi sao được! đây là cái bẫy đã giăng ra hơn ba thập niên qua, bây giờ mới xập để bắt con Heo-rừng đần-độn!



Việt Nam mạnh mẽ ủng hộ Hoa Kỳ quay lại Đông Nam Á 

Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng, cho biết rằng Việt Nam ủng hộ việc Hoa Kỳ quyết định quay lại Đông Nam Á và Đông-Á: Hoa Kỳ xem VN như một nước nhược tiểu, làm con nuôi như con Ó-Con đã được nuôi dưỡng đúng cách của loài Ó-Mẹ là hành hạ con mình trong 20 năm gọi là thù địch (hostility 1975-1995 - đau đớn trong nghèo khó, phải ăn Bo Bo trong khi có một vựa lúa phi nhiêu, giống như con Ó-Mẹ phải mổ những lông chim, cỏ rơm mềm bỏ xuống đất cho Ó-Con rên la vì da thịt non nớt phải va chạm hằng ngày vào những viên đá nhỏ chêm-đệm chung quanh ổ, cho đến khi đủ lông đủ cánh rồi mới quăng Ó-Con xuống đất để mưu sinh) phải nhờ Mỹ để lấy lại biển đảo đã mất và quyết theo Mỹ để phát triển một nước VNCH thống nhứt trong thịnh vượng dưới cái Dù của Mỹ.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: VN đủ khả năng ngăn chặn bất kỳ thế lực nào. 

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam cảnh báo rằng Việt Nam có “đủ mọi khả năng” để ngăn chặn bất kỳ thế lực nào chống lại nước mình: Dĩ nhiên VN có vũ khí đặc biệt mà chỉ có tướng Vịnh và CIA biết.

Việt Nam giữ nguyên kế hoạch khai thác dầu khí ở Biển Đông. 

Hoạt động khai thác-thăm dò dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông nằm trong khu vực chủ quyền của VN chiếu theo Công ước LHQ về Luật Biển: VN cứng cựa nhờ Mỹ bảo đảm vùng nầy là của VN gần bờ biển Nha Trang Tuy Hoà.

Đảng Việt Tân bênh vực vai trò trong các cuộc biểu tình chống TQ. 

Giáo sư Thayer cho rằng tinh thần chống TQ trong nhân dân không phải là mối đe dọa mà còn có lợi cho công tác đối ngoại của Hà Nội: Ông Thayer nầy được đặt mở-hàng cho chính sách Mỹ về phần mềm.

Philippines chỉ trích TQ không đưa vấn đề Biển Đông ra Tòa án Quốc tế. 

Philippines nói quyết định của Trung Quốc có thể khiến người ta nghi ngờ về tính hợp lệ của các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh: TQ rất sợ đưa ra LHQ sẽ bị thua kiện. 

Philippines đề nghị để LHQ làm trọng tài giải quyết tranh chấp Biển Đông. 

Trung Quốc khăng khăng muốn giải quyết các tranh chấp chủ quyền với từng nước riêng rẽ, theo chiến lược ‘chia để trị’: Dĩ nhên chia bó đũa ra từng chiếc thì dể bẻ gãy hơn.


Philippines, Trung Quốc cam kết duy trì ổn định ở Biển Đông. 

Vụ tranh chấp chủ quyền giờ đây đã trở thành quan trọng hơn vì có sự gia tăng của những hoạt động thăm dò dầu khí dưới đáy biển: Thế giới cần nhu cầu xăng dầu, nên đang hối thúc giải quyết biển đông gấp hơn dự trù. 

Philippin tỏ ra thân thiện nhưng kiên quyết trong vụ giằng co với TQ về tranh chấp lãnh thổ 

Tại một cuộc họp báo với giới truyền thông nước ngoài Ngoại trưởng Philippin nhắc lại lập trường 'những gì của chúng ta là của chúng ta': Khác VN, Philippine dựa vào sự cam kêt của Mỹ nên rung đùi hưởng lợi.

Bà Clinton tái khẳng định sự cam kết của Mỹ đối với Philippines giữa vụ tranh chấp hải đảo 

Ngoại trưởng Clinton nói Hoa Kỳ và Philippin sẽ tổ chức thao diễn hải quân chung vào cuối tháng này trong vùng biển phía tây Manila: Hoa Kỳ quyết bảo vệ Philippine là vì quyền lợi của Mỹ trước hết.

Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Philippines trong vụ tranh chấp với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói nước ông sẵn sàng đứng dậy đối phó với những 'hành động hiếu chiến' trong vùng: Dĩ nhiên TQ sẽ rút cổ lại, từ bỏ hành động côn đồ.

Philippines mưu tìm hậu thuẫn của Mỹ để đối chọi với Trung Quốc. 

Philippines muốn Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ trong trường hợp xảy ra chiến sự với Trung Quốc: Philippine đả có sự bảo đảm hơn VN còn gì mà phải lo.



TQ kêu gọi Việt Nam xoa dịu dư luận về vụ tranh chấp Biển Ðông 

Một giới chức quân sự cao cấp của Trung Quốc hối thúc Việt Nam xoa dịu dư luận trong nước và tránh làm gia tăng căng thẳng: Bây giờ TQ mới thắm nên đổi thái độ hoà hoản và chính quyền VN mới trấn áp biểu tình trong những tuần qua.


Viện Lowy: Biển Ðông là điểm nóng chiến lược tại Đông Á. 

Viện Lowy khuyến cáo rằng tinh thần quốc gia và những tranh giành tài-nguyên đang đổ thêm dầu vào lửa trong tranh chấp Biển Ðông: Không phải vậy mà vì khan hiếm dầu nên muốn giải quyết sớm hơn, nhưng chỉ có nhửng nước lớn mới có kỷ thuật khai thác dầu mà thôi.

Tranh chấp Biển Đông: TNS McCain đả kích đòi hỏi chủ quyền 'vô căn cứ' của TQ. 
Thượng nghị sĩ John McCain trở thành người mới nhất kêu gọi Mỹ hỗ trợ các nước Đông Nam Á trong vụ tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông: Sự thật TQ vô cùng thất thế, vì chỉ đơn giản TQ rơi vào cái bẫy của Mỹ đả giăng ra từ bấy lâu nay. 

TNS McCain kêu gọi Mỹ đóng vai trò lớn hơn trong vụ tranh chấp Biển Ðông. 

Ông McCain nói rằng ông bất bình trước những hành động ngày càng hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông: Dĩ nhiên TNS nào của Mỹ cũng phải nói như vậy vì đó là lời phát ngôn có trong lộ trình đã thiết kế.

Trung Quốc khuyên Hoa Kỳ đứng ngoài trong tranh chấp Biển Đông 

Thứ trưởng Ngoại giao TQ nói các nước trong cuộc tranh chấp biển Đông đang 'đùa với lửa' và hy vọng 'lửa này sẽ không dây dưa' sang Mỹ: Nhóm trẻ làm bộ hù doạ Mỹ nhưng trong bụng rất run-sợ

Trung Quốc chỉ trích thời biểu các cuộc diễn tập quân sự của Hoa Kỳ tại Biển Đông. 
Trung Quốc nói thời biểu các cuộc diễn tập của hải quân Hoa Kỳ tại khu vực nhạy cảm Biển Đông là không … Hoa Kỳ chỉ thao dượt vào thời điểm cần thiết để ngăn chận những âm mưu của TQ 

Hoa Kỳ-Trung Quốc thảo luận về các tranh chấp ở Biển Đông. 

Đô đốc Mullen nói ông quan ngại về tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines trong tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông: Hai nước nầy nếu có xảy ra chiến tranh hay xung đột, nơi đây là chạm tuyến đầu tiên của ngòi nổ chiến tranh.

Hoa Kỳ-Trung Quốc thảo luận các vụ tranh chấp lãnh hải và các vấn đề khác. 

Trung Quốc đã đưa ra những lời cảnh báo gay gắt, kể cả việc đe dọa có hành động quân sự để thực thi lời tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông: Dù Hoa Kỳ có những trở ngại nội bộ về kinh tế và Trung Ðông, nhưng TQ cũng không dễ gì ở vị thế thượng phong nên đừng tưởng bở mà bị chia năm xẻ bảy.

Hoa Kỳ sẽ không đứng ngoài lề trong tranh chấp ở Biển Đông. 

Chính quyền của Obama nói Hoa Kỳ coi việc giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp ở Biển Đông là mối quan tâm quốc gia: Nhưng nước nào đụng đến quyền lợi America-first thì biết ngay hậu quả!

Tranh chấp Biển Đông: Lập trường đàm phán song phương của Trung Quốc có thể thay đổi? 

Trung Quốc mạnh mẽ chỉ trích việc thượng nghị sĩ Jim Webb của Mỹ kêu gọi tiến hành đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Thượng nghị sĩ Jim Webb là người bảo trợ một nghị quyết được đồng nhất thông qua tại Thượng viện Hoa Kỳ hồi tháng 6 vừa rồi, lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, và kêu gọi một giải pháp đa phương để giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải tại Đông Nam Á. Văn phòng Thượng nghị sĩ Jim Webb chiều thứ Tư ra thông cáo báo chí cho hay ông sẽ đi thăm Thái Lan, Singapore, Indonesia và Việt Nam từ ngày 12 tới ngày 25 tháng Tám. 

Tại Việt Nam, Thượng nghị sĩ Jim Webb sẽ thảo luận về nỗ lực thăng tiến các quan hệ kinh tế, và cuộc tranh chấp ở Biển Đông, sau khi ông rời VN có thể vụ án Cù Huy Hà Vũ sẽ có nhiều thay đổi để còn nhờ Mỹ giãi bỏ lịnh cấm bán vũ khí sát thương và tăng trưởng kinh tế, dù rằng có một trường phái ngoan cố không cần bỏ lịnh bán vũ khí sát thương; nhưng họ có hiểu rằng tàu lặn Kilo và phi cơ tối tân là tiền của Mỹ cà Credit Card cho công nhân LX làm ra hay không? Coi chừng Mỹ mà giận thì ốc vịt không có máy bay tàu lặn đâu nhé? Ðồng thời Mỹ cũng xúi TQ hù doạ VN buộc VN phải nghe theo lời Mỹ (chính trị mà) cho sớm hơn vì tình hình Biển Ðông đang có nhiều biến cố phức tạp có thể xảy ra đụng độ không thể kiểm soát được vì thời điểm decent interval quá gấp rút. 

Ðó thấy chưa, Trung Quốc đang triển khai quân lực gần biên giới, thử nghiệm hàng không mẫu hạm đầu tiên, gia tăng hoạt động quân sự Biển Đông (biết đâu CIA Mỹ thúc TQ?) Theo tôi nghĩ Việt Nam nên lợi dụng chuyến viếng thăm của TNS Webb để khẳng định sự độc lập và toàn vẹn của lãnh thổ. Được sự ủng hộ của lập pháp Mỹ sẽ dễ dàng hơn cho chính quyền Hoa Thịnh Đốn hỗ trợ Việt Nam trong việc chống lại bá quyền. Hãy thực tế và dứt khoát với thái độ "đu-dây" hay "đi hàng hai" để dân tộc có được "vận hội mới" với hy vọng theo kịp sự phát triển trong vùng ÐNÁ và trở thành nước lảnh đạo NATO phương đông.

Ông JIM WEBB là một nghị viên HK có dường lối đối ngoại khôn khéo trong vấn đề Biển Đông. Theo tôi nghĩ, lần này Ông ghé thăm VN là một dịp tốt để hai nước Việt-Mỹ tìm biện pháp làm thế nào để vừa bảo vệ đường hàng hải ở khu vực vừa có kế sách cân bằng quyền lực với TQ ở BĐ.

Nhà lãnh đạo thượng viện Mỹ ông Jim Webb Thứ Năm, 11 tháng 8 2011. Là người Việt, nên yêu cầu ông Jim Webb đặt vấn đề với VN, Dân làm chủ, Dân tự do, Dân cần có công ăn việc làm.

Theo chương trình, Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ Tịch tiểu ban Đông Nam Á-Thái bình dương của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, sẽ gặp các vị nguyên thủ quốc gia và các quan chức đặc trách chính sách đối ngoại, thương mại và quốc phòng của mỗi nước, cùng các nhà ngoại giao Mỹ, các học giả và doanh gia hàng đầu.

Được biết tại Thái Lan, ông Webb sẽ trở thành một trong các giới chức Mỹ đầu tiên gặp các lãnh đạo của chính quyền tân cử dưới quyền Thủ tướng Yingluck Shinawat.

Tại Singapore, ông sẽ thảo luận về các quan hệ song phương, vấn đề chủ quyền biển và các nỗ lực khu vực chống nạn buôn người.

Tại Indonesia và Việt Nam, Thượng nghị sĩ Jim Webb sẽ thảo luận về nỗ lực thăng tiến các quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và hai nước này, ông cũng sẽ thảo luận về các cuộc tranh chấp lãnh hải trong Biển Đông, và các vấn đề an ninh khu vực khác.

Thượng nghị sĩ Jim Webb là người bảo trợ một nghị quyết được nhất trí thông qua tại Thượng viện Hoa Kỳ hồi tháng 6 vừa rồi, lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, và kêu gọi một giải pháp đa phương để giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải tại Đông Nam Á.

QUEENBEE-ONE

Nhắc lại cuộc chiến biên giới Việt/Trung 1979

Thời điểm 1979, Trung Quốc đem quân đánh Việt Nam ở miền Bắc với ý định của họ là đỡ đòn cho Pol Pot của Campuchia, nhưng thực tề do tình báo Mỹ là để cho TQ có cơ hội thí nghiệm sự hiệu quả vũ khí do TQ làm ra để đấu với vũ khí Liên Xô, theo sự gật đầu trên trục lộ trình sách lược của Mỹ, nhưng trong phạm vi sáu tỉnh biên giới mà thôi, trong khi đó B-52 trang bị Bom nguyên tử bay ứng trực để ngăn ngừa TQ làm ẩu. Trong khi hỏa tiễn SAM tối tân bậc nhứt của LX đang bố trí phòng thủ Hà Nội dĩ nhiên là TQ không dám làm phiền Hoa Kỳ để hưởng được viện trợ khoa học kỹ thuật, trở thành siêu cường hạng nhì, tước đoạt từ tay LX như Mỹ đã hứa với Mao 1972, nên khi quân BV vào hết trong nam, bỏ trống miền Bắc, nhưng TQ không được lấy danh nghĩa đem quân TQ vào để giữ sân nhà cho Hà Nội theo như cảnh cáo nghiêm trọng của Mỹ.

Đánh sáu tỉnh miền bắc được gọi là dạy cho VN một bài học, cũng một cách nữa là họ trả thù cho Pol Pot. Nhưng Mỹ chỉ cho phép làm VN chảy máu tay chớ không mất mạng. Đồng thời lúc bấy giờ ông Đặng Tiểu Bình cũng muốn quan hệ với Mỹ cho nên đánh VN để cho Mỹ thấy rằng là giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là đồng minh, không phải là cùng nhau Cộng sản nữa. (Nhưng sự thật TQ và VN không phải là Cộng Sản mà chế độ Mafia toàn trị theo sự thú nhận trong sách “The bushes” 2004, Peter Schweizer…). 

Đặng Tiểu Bình qua Mỹ xin phép, tin để phát triển quan hệ với Trung Quốc theo ý của Mỹ, vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ. Đánh Việt Nam là một món quà tặng cho Mỹ bề ngoài là theo Mỹ đánh đàn em của LX, đánh đàn em của kẻ thù là bạn của Mỹ (Nhưng sự thật W A Harriman đang áp dụng Tam Quốc Chí trên thế giới) Nhưng sự thật nằm trong sách lược Mỹ/Xô nhân cơ hội gài Mìn các hải cảng Bắc Việt 1972, phi cơ hạng nặng AN-12 của LX chở các hoả tiển SAM đời mới nhứt thời đó để phòng thủ Hà Nội cho ngày mà Mỹ gọi là TQ có cơ hội thí nghiệm hiệu quả vũ khí do TQ làm ra trên 6 Tĩnh giáp ranh TQ (dĩ nhiên là vũ khí thua xa LX).

Gần đây có thông tin nói rằng 1979 hồi đó chiến dịch của Trung Quốc không chỉ là để dạy cho Việt Nam một bài học ở mấy tỉnh biên giới mà thật ra là họ đã có kế hoạch vào cả nước Việt Nam, nhưng rất sợ lời cảnh cáo nghiêm trọng của Mỹ và TQ cũng ước mong trở thành cường quốc hạng-2 với sự giúp đở khoa học của Mỹ. Dĩ nhiên Thầy dạy võ cho học trò thì phải giữ những đòn bí ẩn để phòng khi học trò phản trắc chớ? Thế là nhân viên tình báo CIA thâm nhập một cách tinh vi vào TQ. Ta thử nghiệm các đại sứ Mỹ tại VN cũng như Ông Tổng Lãnh Sự người Mỹ gốc Việt, có phải những vị nầy trước khi qua VN lãnh chức vụ quan trọng phải làm việc một thời gian cần và đủ về am-tường nội tình TQ trước khi được bổ nhiệm chức vụ quan trọng tại VN?

Nhưng mà đánh biên giới Việt Nam thì lúc bấy giờ đường sá biên giới giữa TQ và VN khó khăn lắm; Chưa có mở được đường sá ở các tỉnh biên giới; Toàn là đường hẹp, đường núi; Cho nên Trung Quốc hành quân rất khó; Mà Trung Quốc tiếp tế cũng khó, tải thương cũng khó, vì thiếu kinh nghiệm làm sao bằng VN đã trưởng thành trong kháng chiến gian-khổ, cho nên Trung Quốc cũng chỉ đánh VN ở mấy tỉnh biên giới chứ không đánh sâu xuống được nữa đâu. Ngày nay, không ai xác định là bao nhiêu nhưng mà vì đánh nhau trong hoàn cảnh rừng núi của bắc VN như thế, đường sá hẹp hòi như thế cho nên Trung Quốc thương vong cũng nhiều; Vì Mỹ khi hấp tấp tháo chạy lỡ dại bỏ lại vài ngòi nổ (war-head) của Bom CBU-55? Mà xui cho TQ Hà Nội lượm được! Cho nên TQ phải rút thôi vì bị thiệt hại nặng, kể từ lúc đó, TQ chuẩn bị sau 15 ngày họ phải rút theo đúng lời cảnh báo của Mỹ.

Với tinh thần Việt Nam cùng Trung Quốc bình thường hóa quan hệ như hiện nay thì liệu khả năng xảy ra chiến sự trong tương lai, theo như chúng ta ước đoán, có nhiều biến cố xảy ra? Trong thế kỷ 21, W A Harriman sẽ không thể để xảy ra vì mọi việc sẽ phải được giải quyết trên bàn mổ LHQ, như chuyện Biển Đông, TQ phải triệt để nghiêm chỉnh nghe lời cảnh báo của Mỹ DOC để tuân thủ luật quốc tế.

Nhưng lỡ đã là chiến tranh thì bên này sứt đầu, bên kia cũng mẻ trán. Và từ xưa đến nay Việt Nam có thua trước rồi cũng tìm cách thắng lại; Về phía VN chúng ta chẳng nghĩ đánh Trung Quốc; Nhưng về phía Trung Quốc làm sao mà biết được trong tư tưởng, trong ý đồ của họ là muốn bành trướng xuống phía nam mà VN là cửa ngỏ; Nhưng có một điều rằng, trong tình hình hiện nay thì Trung Quốc cũng không dễ dàng gây một cuộc chiến tranh lớn đâu. Bởi vì Trung Quốc họ còn phải thể hiện mặt đẹp với thế giới nữa; Cho nên là cũng khó; Hai nữa là họ cũng phải dè chừng dư luận thế giới; Chứ trong thời đại thế kỷ 21 hiện nay đâu phải dễ dàng phát động chiến tranh; Mà phát động một cuộc chiến tranh thì dù Trung Quốc lớn, VN nhỏ, nhưng đã là chiến tranh thì bên này sứt đầu, bên kia cũng mẻ trán. Và từ xưa đến nay, VN vẫn giữ được mảnh đất cha ông để lại mà ...

Cách nhìn cuộc chiến 1979 từ hai phía, tuy nhiên, văn bản này còn cho biết thêm về vai trò quan trọng của ông Đặng Tiểu Bình trong quyết định đánh Việt Nam, trong bối cảnh quốc tế có cả quan hệ với Washington và Moscow; Vừa qua BBC Tiếng Việt khai thác thêm các góc độ trong tài liệu và so sánh với một số đánh giá đã nêu từ trước về cuộc chiến 1979, sự kiện vẫn chưa được thảo luận công khai ở cả Việt Nam và Trung Quốc, nhưng lại nằm chình ình trong lịch trình Eurasia là TQ được Mỹ cho phép có cơ hội thí nghiệm vũ khí do mình làm ra để tự lượng giá tầm cỡ.

Vì 'Hoa Kỳ không tha-thiết tán thành' - Đặng Tiểu Bình được trích lời nói rằng ông đã tuyên bố dạy cho Việt Nam 'một bài học' trước đó, khi thăm Hoa Kỳ, mở đầu chiến lược liên kết với chính quyền Carter, nhằm chống lại Moscow và các đồng minh, trong đó có Hà Nội để nịnh Hoa Kỳ vì TQ là kẻ thù của kẻ thù là bạn với Mỹ. Ông Đặng giả-vờ nói với các tướng lĩnh Quân Giải phóng rằng Hoa Kỳ không tán thành việc Bắc Kinh trừng phạt Hà Nội nhưng cũng giúp một ít tin tình báo, sự thật Hoa Kỳ đã thẳng thắng nghiêm cấm Bắc Kinh tấn công vào Hà Nội, vì quân lực Hoa Kỳ đã trực báo động nếu TQ làm ẩu thì hoa lục sẽ bị bình địa ngay tức khắc vì đã đi chệch lộ đồ chiến lược Eurasia của Mỹ.


Cuộc đưa quân sang Campuchia của Việt Nam nó nằm trong kế hoạch renewed Aid to Russia 1941-1946 Plan với 700 triệu tấn vũ khí hiện đại của Liên Xô cho Hà-Nội với ba mục tiêu (1) cưỡng chiếm miền nam, (2) tấn công Cambodia, (3) phòng thủ Hà Nội bằng hệ thống phòng không tối tân nhứt hồi thời đó. Ngay sau khi tướng LX qua Hànội đầu tháng March 1972 gọi là Inventory, ngày 23/12/1972, tám chiếc AN-12 chở vào Hà Nội 80 tấn hệ thống phòng không SAM tối tân nhứt thời đó.

Ngày 8/1/1975 Lê Đức Thọ được sự bảo đảm của Kissinger là chiếm miền nam, có mặt người cùng vị trí với Kissinger về phía LX, Nicolai Firyunbin, và tướng LX JCS V, A Jukilov ngang hang với tướng Haig phía Mỹ để bảo đảm sự giao hàng sớm nhứt tại hải cảng Hải Phòng. Khi đó cũng là chủ đề đáng được nhắc lại vì phía TQ cho rằng cuộc chiến 1979 chủ yếu để 'dạy cho VN một bài học' vì 'xâm lăng Campuchia', trước khi đó là đồng minh, và hiện nay cũng đang gần lại với Trung Quốc trong chiến lược Đông Nam Á của Bắc Kinh theo ý đồ mong ước của TQ, nhưng sự thật VN buộc phải đu dây qua lại LX rồi TQ qua sự xúi bẩy của Mỹ bằng công cụ tam trùng Nguyễn Chí Vịnh (đả được Harriman trồng người từ lúc Nguyễn Chí Vinh 11 tuổi với cha đở đầu, Lê Đức Thọ 1968 nơi cuộc hợp mặt tay đôi tại Paris, trước năm 2010 ai ai cũng tin Vịnh là người của TQ nhào nặn ra, nhưng thời điểm roll back thì Vịnh là tam trùng, người của Mỹ)

Trong bản dịch của học giả Dương Danh Dy đăng tại một số trang mạng cá nhân ở Việt Nam như Nguyễn Xuân Điền, blog nhân kỷ niệm 32 năm Chiến tranh Biên giới: - Đặng Tiểu Bình tiết lộ: "Khi thăm Mỹ tôi nói cho Việt Nam bài học, nước Mỹ không tán thành. Chúng ta sử dụng hành động tương đối lớn sợ dẫn tới phản ứng lớn của Liên Xô, nước Mỹ một mặt phản đối chúng ta trừng phạt, nhưng mặt khác cũng thông báo cho chúng ta chút tình báo, nói quân đội Liên Xô về căn bản không động đậy, trên mấy ngàn cấy số biên giới, (có ý cảnh báo TQ phải kềm chế không được làm lớn chuyện vì biên giới Trung Xô) chỉ có 54 sư đoàn không đầy đủ quân số"

Có vẻ như chi tiết này khiến TQ tiến hành cuộc chiến họ gọi là 'Đối Việt tự vệ phản kích chiến' nhanh chóng và sau khi tàn phá sáu tỉnh biên giới của VN thì rút quân về:


"Ba phần tư binh lực Liên Xô bố trí tại châu Âu, nên muốn tấn công Trung Quốc qui mô lớn thì phải chuyển dời trọng điểm chiến lược, ít nhất phải điều 1 triệu quân từ châu Âu về, việc này không kịp vì thời gian hành động của chúng ta không dài." 

Trong bài nói chuyện đó, ông Đặng Tiểu Bình cũng gọi Việt Nam là 'Cuba Phương Đông', hàm ý nước này là 'tay sai Liên Xô', và gọi các lãnh đạo Hà Nội là 'điên cuồng'. Với giới trí thức bên ngoài, kể cả ở Phương Tây, cuộc chiến ngắn ngày nhưng dữ dội là một cột mốc quan trọng để đánh giá Trung Quốc trong quá trình tìm con đường mới, thoát khỏi thời kỳ tự cô lập của Mao Trạch Đông, và xác định vị trí trên trường quốc tế, chỉ đánh với một nước nhỏ như VN mà TQ đã bị thiệt hại đáng kể (sự thật tình báo Mỹ đã nghiên cứu trận mạt rừng núi hiễm trở khó chuyễn quân rầm rộ nên sơ ý bỏ quên vài đầu nổ (warhead) cho VN tự vệ.

Trong một nghiên cứu hồi 2010, tác giả Trương Tiểu Minh từ U.S. Air War College, Hoa Kỳ cho rằng ông Đặng có vai trò cá nhân nổi bật trong quyết định đánh Việt Nam nhưng tuyệt đối nghe lời Mỹ là đúng nghĩa dạy cho VN một bài học không đi xa hơn, hay nói cách ngầm ý của Mỹ là lấy cơ hội nầy mà trắc nghiệm vũ khí chính do TQ làm ra. Theo ông, nhìn từ quan điểm của ban lãnh đạo TQ khi đó thì có ba yếu tố khiến bối cảnh xảy ra cuộc chiến trở nên khả thi; Đó là quan hệ đặc biệt giữa Moscow và Hà Nội sau hiệp định 1978; vai trò thống trị của Việt Nam ở Đông Dương và quan hệ xấu đi nghiêm trọng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Còn về nội bộ, theo TS Trương, chính việc thăng chức của ông Đặng Tiểu Bình, từ vị trí phó thủ tướng khi Mao chết năm 1976, lên chức vụ cao nhất, nắm Quân uỷ Trung ương tại Hội nghị Trung ương 3, Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là yếu tố quyết định cho việc đánh VN do CIA ngầm yểm trợ ngôi vị cho Đặng. Việc làm nầy CIA lập lại hồi 1959, trục ma quỹ CIA/KGB triệu hồi Lê Duẩn từ miền nam về làm Quyền TBT và Lê Dức Thọ vào nam lãnh đạo MTGPMN khởi nguyên triều đại Mafia toàn trị (không phải Cộng Sản trong lăng kính Permanent Government) P.G bảo vệ cho Lê Đức Thọ trị vì cho đến khi Thọ chết …

Trong bài dịch của học giả Dương Danh Dy, ông Đặng tỏ ra có quan điểm thù ghét Việt Nam một cách khác thường, dĩ nhiên hai ca-sĩ [Thọ/Đặng] có thương yêu nhau bao giờ? Nhưng Mỹ không cho phép Đặng làm quá đáng; Trong phát biểu ngày 16/3/1979, ông được trích lời nói: "Đồng thời khi kinh doanh chuyện chống đối Trung Quốc, Việt Nam đã đánh nhau nhiều năm, ngay lúc chúng ta tăng cưòng viện trợ cho chúng (điều dể hiểu vì Hà Nội là tiền đồn của TC nơi nút-chận hơn nửa triệu Lính Mỹ), có công sự đã xây bảy năm, có cái đã được ba năm, chỗ nào cũng thấy công sự, tích trữ rất nhiều vật tư, rất nhiều vật tư là do chúng ta viện trợ, gạo, đạn, vũ khí, lần này lấy về một loạt, Việt Nam cậy có hiệp ước Xô Việt mới dám như thế." Tạo ra tình trạng nầy, Mỹ như một ngư ông ngồi rung đùi hưởng lợi.

Một số nhà quan sát đã từng cho rằng ông Đặng phụ trách chuyện viện trợ của TQ cho Hà Nội thời chiến tranh Mỹ - Việt nên cảm thấy bị 'phản bội' bởi thái độ quay sang Liên Xô của nước Việt Nam cộng sản sau chiến tranh. Vì thế, quyết định trừng phạt của ông được nói rõ: "Nó cũng nghĩ là cậy hiệp ước này kéo Liên Xô xuống nuớc, cũng cậy có hiệp ước này cho rằng chúng ta không dám áp dụng trừng phạt qui mô tương đối lớn. Ngay trước khi chúng ta ra quân mấy ngày nó còn dự đoán rằng chúng ta chỉ có hành động phạm vi nhỏ hai sư đoàn. Chúng ta hạ quyết tâm này đúng là đã tỉnh táo đánh giá phản ứng của phía bắc lớn đến đâu"

Các nguồn tin của phía Việt Nam, chẳng hạn như lời kể của cựu đại tá Bùi Tín, cho rằng mâu thuẫn giữa ông Lê Duẩn và Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình lên cao trước khi xảy ra cuộc chiến năm 1979, điều dễ hiếu là Lê Đức Thọ nghe lời Mỹ từ chấm đến phết để bảo vệ ngôi vị thủ lảnh đảng Mafia toàn trị của ông cho đến chết.

Một số giới tại Việt Nam tin rằng ban lãnh đạo Bắc Kinh không thực sự muốn hai miền Nam Bắc VN thống nhất dưới sự lãnh đạo của Hà Nội. Bằng chứng suốt Hoà đàm Paris, TQ luôn luôn hậu thuẩn Bà Nguyễn Thị Bình; Ngoài ra, trong dư luận Việt Nam có niềm tin rằng Trung Quốc chỉ lợi dụng tình thế để kiếm lợi về địa chính trị và cả lãnh thổ, với bằng chứng là vụ đưa quân chiếm Hoàng Sa năm 1974 từ tay Việt Nam Cộng Hòa nhưng mà lại bị xập bẩy của Mỹ trong chiến dịch di tản chiến thuật, lùi một bước tiến lên ba bước mà Mỹ cho rằng: Overhauling the damage control and roll-back 1970-2010. Trung Quốc làm sao biết được lý do Hoa Kỳ không ký vào hiệp định Genève-54 chia đôi VN là để sau khi kiếm đủ lợi nhuận sẽ để cho VN thống nhứt và cũng đáp lễ 8 bức văn thư thỉnh cầu của HCM về thống nhứt độc lập cho VN giống y chang Philippine do Hoa Kỳ bảo trợ. Ngày 30/4/75 là được thống nhứt sau 30 năm chinh chiến và Hoa Kỳ đả nhờ Pháp rồi VNCH giải toả một số vũ khí thặng dư còn tồn kho và đồng thời thí nghiệm một số vũ khí mới cho mặt trận Trung Đông.

Hệ quả lâu dài: - Về vai trò của Mỹ, các bình luận cho tới nay phần nhiều đồng ý rằng chiến lược lôi kéo Trung Quốc để bao vây Liên Xô của cố vấn an ninh Zbigniew Brzezinski là yếu tố cơ bản để Washington liên kết với Bắc Kinh trong vấn đề Đông Dương sau nầy vào diển tiến hoà bình trong phần mềm. Điều này cũng được chính giáo sư Brzezinski, người gần đây lại một lần nữa kêu gọi chính quyền Obama xây đắp trở lại quan hệ với Trung Quốc, xác nhận trong nhiều bài viết và sách của ông để bảo vệ cho một trật tự thế giới mới. Đổi lại, Trung Quốc được mở lối vào lại với Phương Tây để hiện đại hóa nền kinh tế nhờ các thí điểm về đầu tư tư bản và công nghệ; Về phía Hoa Kỳ, chiến lược Brzezinski tạo liên minh không tên với Trung Quốc khiến Washington phá vỡ khối xã hội chủ nghĩa châu Á mà không phải tham chiến theo như Eurasian Great Game-1 là mọi xung đột đều phải nghiêm chỉnh giải quyết tại bàn mổ LHQ mà Hoa Kỳ tin chắc là TQ sẻ tuân thủ.

Tóm lại, chiến tranh Biên giới 1979 và cuộc chiến Việt Nam - Campuchia đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử phong trào cộng sản quốc tế này, xung đột quân sự nổ ra giữa các nước cùng ý thức hệ là do tài ba ưu việc của W A Harriman (1891-1986) qua lý thuyết gia George F Kennan.

Kế hoạch Bốn Hiện Đại hóa của Trung Quốc cuối thập niên 1970, đầu 1980 có cả phần về quân sự. Và dù thiệt hại nặng trong cuộc chiến biên giới, Quân Giải phóng Trung Quốc đã rút kinh nghiệm trong việc tổ chức và tiến đến hiện đại hóa; Việc tăng cường quân bị theo mô hình dùng Không quân, Hải quân và hoả tiển nhiều hơn bộ binh, lực lượng chịu nhiều thiệt hại năm 1979, khiến Trung Quốc ngày nay ước ao trở thành một cường quốc khu vực với tham vọng toàn cầu nhưng khó mà qua mặt Mỹ hay LX. Còn với Việt Nam, ngoài thiệt hại nghiêm trọng về vật chất ở các tỉnh biên giới phía Bắc, xung đột vẫn kéo dài, gây chảy máu nền kinh tế; Cuộc chiến và việc đóng quân lại Campuchia cũng khiến Hà Nội bị cô lập nhiều năm về chính trị và kinh tế đối với nước ngoài; Tới khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc 10 năm sau, cùng thời gian cách mạng dân chủ rung chuyển Đông Âu, ban lãnh đạo Việt Nam đã quay trở lại làm thân với Bắc Kinh qua khuyến khích của tình báo Mỹ, cuộc gặp Thành Đô, tạo ra một loạt hệ luỵ mới cho quan hệ song phương tới ngày nay, nhưng đối với Mỹ là thời gian dài cần thiết cho sách lược Mỹ ở Á-Châu trước 2010 rồi sẽ ám hại TQ lại làm cho TQ phải bị nội thương kể cả ngủ tạng lục phủ. Vì Biễn Đông mỗi buổi sáng chúng ta không bao giờ thấy hai mặt trời cùng mọc một lược?

Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển dần dần được giải quyết nhưng hòa bình qua đường biên giới, giao thương tăng nhanh với phần lợi nghiêng về Trung Quốc, vẫn chưa thực sự đem lại hòa giải giữa hai nước Việt Trung; Việc các trang mạng cá nhân và blog ở Việt Nam nhắc lại nhiều về cuộc chiến 1979 cho thấy giới trí thức e ngại Trung Quốc vẫn muốn lên tiếng, trong khi truyền thông chính thức không đả động gì đến chủ đề lịch sử nầy, tại sao? Vì quá tế nhị nhạy cảm! 




tải về 0.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương