Trương-văn-Vinh Siêu Chiến Lược eurasia 1920-2020



tải về 0.99 Mb.
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu12.01.2018
Kích0.99 Mb.
#35975
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Luận cổ suy kim

(Người viết muốn thay đổi từ món ăn nóng qua món đồ nguội và cũng muốn độc giả có chút ít căn nguyên để luận cổ suy kim)
Thượng sách phạt giao để thôn tính và làm giàu bằng món hàng giết người

Đầu thế kỷ 19, lợi dụng tình thế khó khăn của Pháp, Mỹ đã nhanh chóng mở rộng lãnh thổ bằng “ngoại giao điền thổ” Tháng 5-1803, với 15 triệu USD và với giá 3 Cent (1 Cent=1/100 USD) một mẫu đất, chính quyền của ông Jefferson đã mua toàn bộ vùng Louisiana từ tay Pháp vì lúc đó Napoleon rất cần tiền để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh với Anh. Cuộc mua bán ngoạn mục này đã làm cho diện tích của Hoa Kỳ tăng lên gấp đôi. Tiếp theo là các vụ mua bán khác, gây chiến tranh, sáp nhập nhằm mở rộng lãnh thổ: mua lại Florida từ Tây-Ban-Nha (1819), sáp nhập Texas (1845).

Năm 1846 Mỹ tuyên bố chiến tranh với Mexico và sáp nhập bang California và New Mexico vào Mỹ. Năm 1848 sau khi ký hiệp ước hoà bình Mỹ-Mexico, chấm dứt chiến tranh giữa hai nước, Mexico buộc phải từ bỏ chủ quyền đối với Texas, California, Arizona, New Mexico, Utah, Nevada (1/2 lãnh thổ Mexico) Mỹ và Anh ký hiệp ước phân định đường biên của Oregon dọc vĩ tuyến 49. Năm 1853 Mỹ và Mexico ký hiệp định Gadsdeh và Mỹ chiếm thêm 140.000 km2 lãnh thổ của Mexico.

Năm 1867, tranh thủ cơ hội khi Nga đang gặp khó khăn về tài chính, Mỹ cũng đã nhanh chóng mua lại toàn bộ vùng Alaska rộng lớn từ Nga với cái giá rẻ khó tưởng tượng – 7, 2 triệu USD. Vùng đất này có vị trí hết sức quan trọng trong việc bố trí chiến lược toàn cầu của Mỹ thời kỳ Chiến tranh lạnh và cả hiện nay. Như vậy, có thể thấy chỉ trong hơn nửa đầu thế kỷ 19, bằng “ngoại giao điền thổ” và chiến tranh thôn tính, các chính quyền kế tiếp nhau của Mỹ đã nhanh chóng mở rộng lãnh thổ, tạo cho Mỹ một vị thế địa-chiến lược mới trên bản đồ địa-chính trị quốc tế so với nước Mỹ thuở lập quốc.

Vào đầu thế kỷ 20, Mỹ đã vươn lên vượt xa các nước tư bản khác về sức mạnh kinh tế, dần dần chiếm địa vị bá chủ thế giới; Năm 1900, Mỹ chiếm tới 31% tổng sản lượng thế giới so với con số tương ứng của Anh, Đức, Pháp là: 18%, 16% và 7%. Năm 1913 sản lượng gang và thép của Mỹ vượt Đức 2 lần, vượt Anh 4 lần, than gấp 2 lần Anh và Pháp cộng lại. Trong khoảng từ 1900-1913 số vốn đầu tư vào công nghiệp tăng khoảng 2 lần rưỡi (9 triệu USD-22, 8 triệu USD), và giá trị sản phẩm tăng hơn 2 lần (từ 11,4 triệu USD lên 24,2 triệu USD) Tới năm 1914, GDP của Mỹ đạt 37 tỉ USD, trong khi đó con số tương ứng của Đức và Anh là 12 tỉ USD và 11 tỉ USD.

Cùng với quá trình tăng cường sức mạnh kinh tế, Mỹ cũng đẩy nhanh xây dựng lực lượng quốc phòng, có những hạm đội mạnh hơn hải quân Anh và có đủ khả năng tranh giành quyền-lực trên các đại dương với các đế quốc châu Âu. Trong cơ cấu của nền kinh tế Mỹ, các tổ hợp công nghiệp quân sự có vai trò quan trọng và đằng sau chúng là những nhóm lợi ích luôn theo đuổi các khuynh hướng khác nhau của chủ nghĩa hiện thực mà thực chất là dùng sức mạnh quân sự để đạt bằng được các lợi ích trong đó có lợi ích kinh tế.

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Mỹ đã vận dụng thuyết “toạ sơn quan hổ đấu”, bây giờ đang lập lại vụ Biển Đông bằng Việt Nam Phi Luật Tân là chạm tuyến đầu tiên, và Mỹ đứng trung lập ngay từ đầu nhưng vẫn hưởng nhiều lợi nhuận từ buôn bán vũ khí qua gián tiếp đầu tư với Liên Xô cho VN. Đến khi kết cục gần ngã ngũ, năm 1917 Mỹ mới tham chiến hùa theo bên thắng để tạo cơ sở dính líu tới châu Âu và Việt Nam cũng vậy qua thế “On the strong man side” (Liên Xô) Thời kỳ giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới, do bị suy thoái kinh tế như các nước tư bản khác, Mỹ điều chỉnh chiến lược, tạm gác mục tiêu bá quyền thế giới, tập trung sức để khôi phục và phát triển kinh tế trong nước. Thí dụ mở hệ thống Highway giao thông toàn nước Mỹ đem gía hàng tiêu dùng xuống thấp.

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai đang được châm ngòi, từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1939, Tổng thống Roosevelt đã hai lần yêu cầu Quốc hội thủ tiêu đạo luật cấm bán vũ khí cho các nước tham chiến nhưng vẫn không được Quốc hội chấp nhận vì buôn bán vũ khí là một nguồn lợi lớn của giới công nghiệp quốc phòng. Lúc đầu Mỹ tuyên bố giữ vai trò “trung lập”, nhưng sau sự kiện Trân Châu Cảng (7-12-1941), Quốc hội Mỹ đã chính thức tuyên chiến. Những mục tiêu cuối cùng của Mỹ ở Thái Bình Dương là đánh chiếm đảo Iwo Jima (tháng 2-3/1945) và đảo Okinawa (25-3-1945) nằm ở cửa ngõ đi vào Nhật Bản. Điều này phù hợp với mục tiêu chiến lược mở cửa thị trường và khống chế Nhật Bản từ giữa thế kỷ 19.

Để chuẩn bị cuộc Chiến tranh lạnh, Harriman cho ra “Aid to Russia 1941-1946 Plan” nền [“War Industries Board”] công nghiệp quân sự của Mỹ phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy để phục vụ cho chiến tranh và chạy đua vũ trang.

Có một sự kiện đáng lưu ý là ngày 23-3-1983, Tổng thống Reagan đưa ra kế hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao” (SDI) với chi phí 26 tỉ USD trong 5 năm; Kế hoạch này không chỉ nhằm vào mục tiêu quân sự mà còn tạo đà cho phục hưng kinh tế Mỹ sau một giai đoạn suy thoái.

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ (1989), Chiến tranh lạnh đi vào hồi kết, vào tháng 1 năm 1991, nhân sự kiện Iraq chiếm đóng Kuwait, Mỹ đã tiến hành chinh phạt Iraq lần thứ nhất. Tháng 3/1999, Mỹ tiến hành chiến tranh ở Cosovo (Nam Tư) Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ tiến hành liên tiếp hai cuộc chiến ở Afghanistan (11-2001) và Iraq (3-2003) Ngoài lý do chính trị-an ninh, còn lộ rõ những lợi ích công nghiệp quân sự.

Ở đây cũng có một sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa chiến tranh với tình trạng suy thoái của kinh tế Mỹ vào đầu những năm 90 và khả năng chùn lại của kinh tế Mỹ sau một thời kỳ tăng trưởng kéo dài 113 tháng tính tới đầu năm 2000. Chiến tranh đã trở thành liều thuốc kích thích kinh tế Mỹ vì nó tạo ra những đơn đặt hàng mới cho các tổ hợp công-ty quân sự và mặt khác, nó còn tạo cơ hội cho giới quân sự Mỹ thử nghiệm các loại vũ khí mới và giới buôn bán vũ khí chào hàng. Tờ “New York Time” ngày 25/9/2003 trích dẫn báo cáo của Quốc hội Mỹ cho biết năm 2002, Mỹ vẫn giữ vị trí số một trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới, đặc biệt là bán vũ khí cho các quốc gia đang phát triển, với tổng giá trị là 13, 3 tỉ USD, chiếm 45% khối lượng hợp đồng bán vũ khí thông thường toàn cầu. Riêng về Á Đông tu chánh án “Case-Church” Mỹ “di tản chiến lược” về Hawai để cho các nước nằm gần TQ mua vũ khí của Mỹ, riêng VN mua của LX mà Mỹ có phần hùn TQ sẽ không có cớ buồn Mỹ?Chính sách thương mại bằng ngoại giao pháo hạm và thể chế kinh tế, tài chính quốc tế.

Cùng với việc mở rộng biên giới lãnh thổ ở các khu vực “cận ngoại biên”, vào đầu thế kỷ 19, Mỹ còn đề xuất Học thuyết Monroe (1823) về “Châu Mỹ của người châu Mỹ” và chủ nghĩa biệt lập. Liệu đây có phải là thực sự tinh thần độc lập và tự trị khu vực hay không ? Như đã biết, vào thời kỳ này, Mỹ còn yếu hơn rất nhiều cả về thế và lực so với các cường quốc khác ở châu Âu mà đặc biệt là so với Anh và Pháp, vì vậy Mỹ chỉ có thể thực hiện chính sách mở rộng lãnh thổ ở “sân nhà” là chủ yếu, chứ chưa thể bành trướng ảnh hưởng ở châu Âu. Do đó, về thực chất, Học thuyết Monroe không phải là một thứ chủ nghĩa biệt lập thuần tuý mà là luận thuyết phân chia khu vực ảnh hưởng, phân chia thị trường. Trong Thông điệp liên bang năm 1823, Tổng thống Monroe nhấn mạnh: “lục địa châu Mỹ, với điều kiện tự do và độc lập đã giành và giữ được, không thể bị coi là đối tượng của việc thực-dân hoá trong tương lai bởi bất kỳ các cường quốc châu Âu nào”, và Mỹ ” coi bất kỳ cố gắng nào nhằm mở rộng hệ thống của họ tới bất kỳ nơi nào của bán cầu này là nguy hiểm đối với hoà bình và an ninh của Mỹ”.

Từ đây có thể thấy là không phải Mỹ muốn biệt lập, không có tham vọng dính líu gì tới bên ngoài mà thực chất Mỹ muốn ngăn cản các cường quốc châu Âu, không cho họ bành trướng ảnh hưởng và buôn bán ở lục địa châu Mỹ vì Mỹ coi đây là “sân sau” tự nhiên, là khu vực ảnh hưởng của riêng Mỹ. Mặt khác, tuy chưa đủ sức tiến vào châu Âu, nhưng sau khi đã xác lập được vị thế khá vững vàng ở lục địa châu Mỹ, Mỹ cũng đã bắt đầu bành trướng sang khu vực Đông Á-Thái Bình Dương theo phương thức “thương mại đi trước, cờ Mỹ đi sau”.

Năm 1853 đô đốc Mỹ Perry đã đưa bốn chiến thuyền đến cảng Uraga (trong vịnh Tokyo) yêu cầu Nhật Bản cứu trợ, bảo vệ thuỷ thủ Mỹ, mở cửa thông thương và tiếp than cho tàu Mỹ từ California đến Trung Quốc. Năm 1854 Perry lại đưa bốn chiến thuyền đến và ký hiệp ước Kanagawa buộc Nhật Bản đồng ý mở cửa Shimoda và Hakodate, theo đó Mỹ có quyền lấy than, lương thực, nước cho các chuyến tàu biển qua đó. Năm 1858 Mỹ ký hiệp ước buôn bán bất bình đẳng với Nhật Bản, mở cửa Edo, Nigata, Kobe, Yokohama, Osaka và Nagasaki, giành được quyền tài phán lãnh sự và tối huệ quốc về quan thuế. Như vậy, về phương diện kinh tế-thương mại, sự có mặt của Mỹ ở Nhật Bản đã được hợp thức hoá một bước.

Nếu từ cách tiếp cận địa-chiến lược, thì để thống trị đại lục Âu-Á, trước hết Mỹ cần phải lôi kéo, khống chế “hai tuần dương hạm nổi tự nhiên” là Anh và Nhật Bản là hai Ốc-đảo dưới ảnh hưởng của Mỹ. Lúc đó Anh đang còn rất mạnh, còn Nhật Bản thì lại chưa tiến hành công nghiệp hoá, cả thế và lực đều yếu, hơn nữa Nhật Bản vẫn còn là thị trường “vô chủ”. Đây là cơ hội lớn cho Mỹ và Mỹ đã thành công; Bằng “ngoại giao pháo hạm”, Mỹ đã buộc Nhật Bản phải mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ xác lập thế đứng vững chắc ở khu vực sau này để phát huy ảnh hưởng cả về chính trị-an ninh và giành giật lợi ích kinh tế-thương mại.

Tới cuối thế kỷ 19, Anh đã suy yếu dần, còn Mỹ ngày càng mạnh thêm với lực lượng hải quân hùng hậu; Nắm được quyền lực biển là tiền đề quan trọng để Mỹ giành giật quyền lực thương mại với các cường quốc khác; Mục tiêu tiếp theo của Mỹ ở Đông Á là Trung Quốc. Sau khi gây chiến tranh với Tây Ban Nha và chiếm Philippine (1898) năm 1899 Mỹ đề ra chính sách “mở cửa” để giành giật thị trường ở Trung Quốc với Anh, Pháp, Nga và Nhật. Nội dung của chính sách “mở cửa” gồm có: Bất kỳ hàng của nước nào vào Trung Quốc cũng đều chịu chính sách thuế như nhau và do chính phủ Trung Quốc thu thuế. Không can thiệp vào lợi ích của các nước theo những điều ước đã ký. Không được thu thuế theo khu vực của từng nước quá cao. Với chính sách này, Mỹ muốn xác lập vị thế hợp pháp và bình đẳng của mình ở thị trường Trung Quốc so với các cường quốc khác, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Mỹ tiếp cận và cạnh tranh với các công ty nước ngoài ở thị trường to lớn này.

Như vậy, có thể thấy cho tới cuối thế kỷ 19, các chính quyền Mỹ kế tiếp nhau đã triển khai được một bước quan trọng trong chiến lược toàn cầu: khẳng định châu Mỹ là khu vực ảnh hưởng riêng, là “chợ sau” của Mỹ mà các cường quốc Âu-Á không có quyền dòm ngó, đồng thời đã bắt đầu vươn vòi “bạch tuộc” tới Đông Á-Thái Bình Dương, xác lập quyền tự do thương mại ở khu vực quan trọng này.

Với Chính sách kinh tế mới “New Deal” của Tổng thống F.D. Roosevelt (sự thật là W A Harriman) kéo dài trong 8 năm (1933-1941) nền kinh tế Mỹ đã có một bước phát triển mới cả về mô hình và cơ cấu. Trong những năm cuối của thế chiến thứ hai, cùng với việc tranh giành khu vực ảnh hưởng, Mỹ đã nỗ lực thiết lập luật chơi mới trên thương trường quốc tế thông qua việc xây dựng hệ thống Bretton Woods, IMF và WB vào năm 1944 – một năm trước khi kết thúc chiến tranh. Điều này có ý nghĩa quan trọng cả trên hai phương diện lý thuyết kinh tế và chính trị đối ngoại bằng thiết kế gia George Kennan, cột trụ như quân sư của Harriman.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 cho thấy rõ hơn những khuyết tật của mô hình kinh tế thị trường tự do, cần có những điều chỉnh trong lĩnh vực quản lý qui mô cả ở tầm quốc gia và quốc tế. Trong khi cả thế giới và đặc biệt là châu Âu bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc và khi mà lãnh đạo các nước lớn chỉ tập trung vào đàm phán kết thúc chiến tranh và phân chia khu vực ảnh hưởng, thì Mỹ không chỉ tranh thủ làm giàu bằng buôn bán vũ khí mà còn nhanh chóng đổi mới tư duy kinh tế đối ngoại và xúc tiến triển khai các hoạt động xây dựng các thể chế kinh tế tài chính quốc tế. Thuyết thể chế đã có ảnh hưởng mạnh hơn cả trên hai phương diện kinh tế và chính trị; Cùng với cạnh tranh tự do, Harriman hoạch định chiến lược của Mỹ cũng đã sớm nhận thấy và tận dụng thời cơ dùng các thể chế kinh tế-tài chính quốc tế nhằm tối đa hoá lợi ích và mở rộng ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh mà Harriman là kiến trúc sư, Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự, đặc biệt là vũ khí nguyên tử và chạy đua vũ trang, thiết lập các liên minh chính trị-quân sự như NATO, hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ và gây các cuộc chiến tranh cục bộ v.v. để thực hiện mục tiêu bá chủ thế giới. Đó là một phương diện quan trọng, nhưng chưa phải là tất cả; Bên cạnh chủ nghĩa hiện thực chính trị, chủ nghĩa tự do và thuyết thể chế với các mức độ khác nhau cũng có ảnh hưởng lớn tới quá trình hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ và qua triển khai trên thực tế vẫn thấy hiển hiện sợi dây hợp lý vì lợi ích kinh tế của Mỹ ở các châu lục.

Sự phát triển kinh tế Mỹ phụ thuộc một phần hết sức quan trọng vào việc mở rộng thị trường, thương mại và đầu tư quốc tế; Chính vì vậy mà trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ không chỉ chú ý tới cuộc đọ sức với Liên Xô mà sự thật cùng Liên Xô thống lãnh thế giới bằng tượng trưng cây AK và M.16, trong khi LX phải chịu lép vế ở hạng đàn em của Mỹ từ khởi nguyên Aid to Russia 1941-1946 Plan, renewed, reactivated nên ngày hôm nay Việt Nam mới có đủ vũ khí tối tân hơn TQ để bảo vệ công ty dầu hoả Exxon của Mỹ và bắn đạn thật không cho giàn khoan tối tân của TQ vào neo trong vùng kinh tế của VN. Còn triển khai nhiều chính sách kinh tế đối ngoại có hiệu quả thiết thực; Ở châu Âu, cùng với việc thành lập NATO (1949) để kiềm chế chủ nghĩa cộng sản, Harriman còn triển khai kế hoạch Mashall nhằm tái thiết Tây Âu, thiết lập Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Thông qua các cuộc đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ GATT, Mỹ lôi kéo và ép buộc các nước khác, đặc biệt là các nước tư bản phát triển ở Tây Âu và Nhật Bản hạ thấp hàng rào thuế quan, chấp nhận các luật chơi chung về tự do hoá thương mại và dịch vụ.

Đầu những năm 70, Tây Âu và Nhật Bản trở thành hai cường quốc kinh tế thế giới và có thể cạnh tranh được với Mỹ. Nhưng con số hơn 70% lợi nhuận Mỹ thu được từ Tây Âu cũng cho thấy lợi ích kinh tế mà Mỹ thu được to lớn như thế nào trong quan hệ với Tây Âu. NATO không đơn thuần chỉ là phương tiện “ngăn chặn cộng sản”, mà còn là công cụ quan trọng bảo đảm cho sự dính líu lâu dài cũng như an ninh kinh tế của Mỹ ở châu Âu. Có một khía cạnh đáng lưu ý nữa là, với sự hậu thuẫn quan trọng của Mỹ, các nước Tây Âu trong khối NATO đã nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt là Cộng hoà Liên bang Đức. Trong khi đó thì các nước XHCN trong khối Warsava trong đó có Cộng hoà dân chủ Đức, lúc đầu cũng duy trì được sự phát triển nhất định, nhưng sau đó lâm dần vào khủng hoảng kinh tế-xã hội ngày càng trầm trọng. Chính vì vậy mà lợi thế cạnh tranh kinh tế đã nghiêng dần về phe TBCN do Mỹ hậu thuẫn. Như vậy, với chiến lược hai gọng kìm cả chính trị-quân sự và kinh tế, Mỹ đã từng bước xác lập được vai trò lãnh đạo và ảnh hưởng chi phối ở Tây Âu, hình thành khung quan hệ chiến lược châu Âu-Đại Tây Dương trong quan hệ giữa các nước tư bản Âu-Mỹ.

Còn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, song song với việc thiết lập các liên minh quân sự song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippine, Australia, Mỹ còn tăng cường các quan hệ kinh tế-thương mại với các nước khác và tạo điều kiện thuận lợi cho một số nền kinh tế khu vực đặc biệt là Hàn Quốc cất cánh trở thành “hổ” và “rồng”. Việc Mỹ chủ động cải thiện quan hệ với Trung Quốc vào đầu những năm 70 không chỉ nhằm vào mục tiêu địa-chính trị – thiết lập Tam Quốc Chí tân thời mà Mỹ có quyền chọn bạn một thời gian rồi biến thành thù cho America First. Đó là nguyên lý Mỹ triển khai chiến lược mở cửa thị trường to lớn tới Trung Quốc trong thời gian qua.

Ngay từ thời Tổng thống Lincoln, Bộ trưởng Ngoai giao Mỹ đã khẳng định khu vực châu Á – Thái Bình Dương là “món quà tặng” của tự nhiên cho nước Mỹ. Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, tổng kim ngạch buôn bán của Mỹ với khu vực này đã vượt so với Tây Âu. Với sự hậu thuẫn của Mỹ, năm 1989 APEC được thành lập; Quan hệ kinh tế-thương mại của Mỹ với khu vực cũng đã được thể chế hoá một bước quan trọng.

Từ một phương diện khác, sau cuộc khủng hoảng dầu lửa 1972-1973, năm 1975, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Mỹ, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G.7) ra đời nhằm phối hợp chính sách thương mại, tài chính, đầu tư để đối phó với những bất trắc kinh tế có thể xảy ra trên toàn cầu. Mặt khác, đây còn là thể chế quan trọng để Mỹ có thêm cơ hội thuyết phục, dàn xếp và giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn với các đồng minh trong sân chơi cạnh tranh kinh tế quốc tế.

Như vậy, có thể thấy, ngay trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong chiến lược đối ngoại, với các mức độ và ưu tiên khác nhau, Mỹ luôn phối hợp và triển khai song song cả hai chiến lược có mối quan hệ tương tác hỗ trợ lẫn nhau là chính trị-an ninh và kinh tế đối ngoại. Đồng thời, chiến lược kinh tế đối ngoại được hoặch định và triển khai trong mối quan hệ chặt chẽ với quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với những đòi hỏi mới của sự phát triển lực lượng sản xuất dưới động lực của biến hoá khoa học-kỹ thuật.

Chính sách kinh tế của Tổng thống Reagan (Reaganomics, nhưng sự thật của Bushes) trong những năm 80 đã tạo dựng cơ sơ hạ tầng thông tin cần thiết cho kinh tế Mỹ nắm bắt kịp những cơ hội mới do xu thế toàn cầu hoá đưa lại và nhanh chóng cất cánh vào thập kỷ sau đó.

Sau khi Liên Xô tan rã, cùng với việc điều chỉnh chiến lược đối ngoại, Mỹ cũng nhanh chóng điều chỉnh chiến lược kinh tế đối ngoại nhằm tận dụng những lợi thế so sánh tối ưu trong bối cảnh cách mạng tin học và toàn cầu hoá. Cựu Tổng thống Mỹ B. Clinton đã từng tuyên bố “tập trung vào kinh tế như một tia laser” và cho tới đầu năm 2000, nền kinh tế Mỹ đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng kéo dài hiếm có do đảng Cộng Hoà làm Dân Chủ hưởng.

Trên bình diện toàn cầu, cùng với việc triển khai chiến lược an ninh theo mô hình “đại bàng” với đầu là Bắc Mỹ và hai cánh là châu Âu-Đại Tây Dương (mở rộng NATO) + châu Á-Thái Bình Dương (củng cố hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ) Mỹ đã xúc tiến thiết lập một thể chế thương mại toàn cầu thông qua quá trình thúc đẩy chuyển hoá GATT thành Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào đầu năm 1995 nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới về tự do hoá thương mại và đầu tư của xu thế toàn cầu hoá. Đây là một thành công kinh tế đối ngoại của Mỹ theo hướng thể chế hoá quá trình cạnh tranh kinh tế toàn cầu bằng việc xác lập những qui tắc và luật chơi chung có lợi cho Mỹ.

Vai trò và ảnh hưởng của Mỹ trong WTO rất lớn; (cho VN vào gạt LX ra) Các nước còn lại, dù có là nước lớn, nếu muốn trở thành thành viên của tổ chức này đều phải tranh thủ sự hậu thuẫn và “gật đầu” của Mỹ. Trung Quốc cũng đã phải có một số nhân nhượng với Mỹ, đặc biệt là trong vụ sứ quán Trung Quốc ở Belgrade (Nam Tư) bị ném bom khi Mỹ tiến hành không kích Cosovo năm 1999 để tranh thủ sự hậu thuẫn của Mỹ đối với việc gia nhập WTO. Trong sân chơi kinh tế mới này, với thế mạnh về kinh tế-tài chính, Mỹ và một số nước phát triển khác đóng vai trò chủ đạo, nhưng trong cấu trúc phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích, các nước đang phát triển cũng có vai trò nhất định. Tại Hội nghị WTO vừa rồi các nước phát triển đã phải nhượng bộ các nước đang phát triển về vấn đề hàng nông sản.

Còn trên bình diện khu vực, trong hai nhiệm kỳ cầm quyền, chính quyền B. Clintơn cũng đã có những quyết sách phù hợp khi triển khai chiến lược đối ngoại để tối đa hoá lợi ích kinh tế của Mỹ. Nắm vững xu thế khu vực hoá và cũng để tập hợp lực lượng nhằm cạnh tranh với các tổ chức kinh tế khu vực khác, đặc biệt là với khối kinh tế Tây Âu mà sau này là Liên minh châu Âu (EU), năm 1992, Mỹ đã cùng với một số nước khác thành lập khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Tới tháng 12 năm 1994, 34 nhà lãnh đạo của các quốc gia châu Mỹ từ Canada đến Chilê (trừ Cuba) đã có cuộc họp thượng đỉnh tại Miami và cùng nhất trí với Tổng thống Mỹ B. Clintơn về dự án hoàn thành Khu vực thương mại tự do châu Mỹ (FTAA) trước năm 2005.

Ở châu Âu, Mỹ thực hiện chiến lược hàng đôi gắn chính trị-an ninh vào kinh tế-thương mại. Biên giới NATO mở rộng tới đâu thì sân chơi kinh tế của Mỹ cũng mở rộng tới đó; Ngay cả cuộc chiến Cosovo do Mỹ chỉ đạo năm 1999 cũng có mục tiêu kinh tế chứ không phải đơn thuần là một cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực với Nga ở bán đảo Balcan. Mỹ muốn cản trở đồng EURO sắp lưu hành và dọn đường để tiếp cận vào khu vực Trung Á có nhiều dầu lửa.

Vào những năm gần đây, đặc biệt là sau Hội nghị Seattle và sau sự kiện 911, Mỹ đã đẩy mạnh việc ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương với các nước khác nhau; Trong Chiến lược An ninh quốc gia được công bố ngày 30/9/2002, Tổng thống G.W. Bush đã nhấn mạnh cách tiếp cận ba cấp độ về tự do hoá thương mại mang tính cạnh tranh: “Hoa kỳ sẽ hợp tác với từng quốc gia, từng khu vực và cộng đồng thương mại toàn cầu nhằm xây dựng một thế giới tự do thương mại”.

Việc Mỹ lựa chọn đối tác để đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương xuất phát từ ba mục tiêu có liên quan với nhau phản ánh mối quan hệ tương tác qua lại giữa kinh tế với chính trị quốc tế: cạnh tranh kinh tế khu vực, tập hợp lực lượng và xác lập vai trò lãnh đạo trong đàm phán WTO. Chẳng hạn, Mỹ đã ưu tiên ký FTA với Australia vì nước này vừa là nước đứng đầu Tổ chức các nước xuất khẩu thuần tuý các sản phẩm nông nghiệp, lại vừa là nước rất tích cực ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố và cuộc chiến ở Irắc. Ký FTA với Australia tạo thêm thuận lợi cho Mỹ trong các cuộc đàm phán về nông nghiệp ở WTO và tăng cường hợp tác chống khủng bố, hỗ trợ cho an ninh của Mỹ.

Tháng 5/2003, Mỹ đã ký FTA với Singapore – đối tác đầu tiên ở Đông Á; Đây cũng không phải là hành động ngẫu nhiên; Nó được tính toán phù hợp với nhu cầu và lợi ích của Mỹ cả về chính trị-an ninh và kinh tế. Nước này đã nhiệt thành ủng hộ Mỹ trở lại Đông Nam Á sau các sự kiện Subic và Clark (1992 CIA xúi dân Phi biểu tình đòi đất và 1975 Tổng thống VNCH đuổi Mỹ) có chung quan điểm về tiêu chuẩn môi trường và lao động, hơn nữa lại có ngành dịch vụ tiền tệ rất phát triển. Lôi kéo được Singapore, Mỹ sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để tiếp tục mở rộng cửa vào thị trường ASEAN, tăng sức cạnh tranh với cả Trung Quốc và Nhật Bản.

Mỹ đã chọn Chilê là nước đầu tiên ở Nam Mỹ để ký FTA không chỉ vì nước này là một trong những nền kinh tế mạnh nhất Nam Mỹ, sẽ hậu thuẫn tích cực cho Mỹ thúc đẩy khu vực thương mại tự do châu Mỹ, mà còn vì Chilê đã từng có quan hệ gắn bó với Mỹ và hơn nữa, nước này đã ký hiệp định thương mại tự do với Canađa và một số nước khác. Ở châu Phi, Mỹ đã chọn Maroc để ký FTA là muốn tạo dựng lên một tấm gương tín đồ Hồi giáo thân thiện với Mỹ, đồng thời tạo thế đứng vững chắc hơn để mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi nơi cũng có nguồn dầu lửa dồi dào.

QUEENBEE-ONE



Gió Biển Đông phải xoay chiều

Vì đã đến thời điểm decent interval “roll-back” 2010, nên gần đây trên mạng, vài blogger tự do đưa ra nhận định lạc quan về tình hình trong nước, cho rằng đảng Cộng sản (mà từ lâu tôi cho rằng Mafia) cầm quyền đang điều chỉnh đường lối chính sách đối ngoại, từ chỗ ngả về phía Trung Quốc, phụ thuộc Trung Quốc, chuyển sang thân Hoa Kỳ và phương ây vào thời điểm Hoa Kỳ roll-back 2010 và đặc biệt sức mạnh nuôi sống nhân loại về lúa gạo đã chiếm 20% trên thế giới.

Trên mạng Thế Giới Mới, nhiều bài viết về kinh tế toàn cầu, mang tít lớn VN đã khôn ngoan xoay chiều: “Cao trào thân Âu - Mỹ lan rộng trong đảng Cộng sản VN”, đưa ra nhận định «gió đã xoay chiều, vận nước đã xoay chiều… » Nhưng những điều trên đây đều đi đúng lộ trình Eurasia vào thời điểm decent interval 2010.

Bài viết nhấn mạnh đến sự thay đổi trong hàng ngũ quan chức ngoại giao của Hà Nội, gồm các đại sứ, tham tán, bí thư được đào tạo ở phương Tây, nói thạo tiếng Anh, phong cách linh hoạt kiểu Tây phương, kể cả ngoại trưởng mới Phạm Bình Minh, con cựu Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người có tư tưởng ngoại giao phóng khoáng, am hiểu thời đại, từng cảnh báo tai họa Bắc thuộc. Con đang đi theo gót cha mình chăng? Đây là kế hoạch CIA trồng người từ lúc Nguyễn Chí Vịnh mới 11 tuổi mà Harriman có lời khuyên Lê Đức Thọ nên nhận đứa con của đại tướng BV làm nghĩa tử giữa cuộc hội đàm bí mật mặt giáp mặt giữa Harriman/Thọ 1968-69.

Một số blogger khác cho rằng việc ông Trương Tấn Sang đi Ấn Độ và Philippines là để cân bằng với Trung Quốc, chứng tỏ Việt Nam không còn phụ thuộc Bắc Kinh như trước đây, (cho thấy TBT đảng đã ra rìa rồi), đang cố duy trì vị trí đứng giữa, thăng bằng giữa các nước, một tư thế độc lập rất đáng hoan nghênh do CIA ngầm cố vấn, sau một thời gian dài Nguyễn Chí Vịnh tạo cơ hội cho TQ trúng thầu, các ĐVCS thân TQ tham nhũng nổi lên để bứng gốc, giờ nầy chỉ còn thân Mỹ và LX tượng trưng Sang, Dũng. Vịnh, trục tam đầu chế lập lại tam đầu chế, Đức- Thọ, Lê Duẩn, Chí Thọ năm 1959.

Đâu là sự thật? Việt Nam đã trở về tư thế độc lập, không ngả về phía nào, về nước nào, ở vị trí thăng bằng giữa các nước ư? Việt Nam đã chuyển từ thân Trung Quốc sang thân Âu - Mỹ ư? Thế thì càng tốt hơn nữa. Theo nghĩa thân Trung Quốc là thân Trung Quốc bành trướng kiểu Đại Hán, và thân Âu - Mỹ là thân những giá trị tự do, dân chủ đa nguyên đa đảng trên cơ sở bầu cử thật sự tự do và định kỳ theo diễn tiến đã có trong lộ đồ.

Nhưng…tôi thiển nghĩ, chưa phải như vậy. Cần tỉnh táo thận trọng trong nhận định. Theo lý luận Mác-Lê-nin, theo phép biện chứng mác-xít, những nhà lãnh đạo CS Việt Nam luôn phân biệt chiến lược với chiến thuật. Chiến lược hay đường lối chiến lược là để áp dụng cho một giai đoạn dài, cần kiên định vững vàng, không thay đổi, không dao động về những mục tiêu chiến lược, những mục tiêu giai đoạn.

Chiến thuật là sách lược, thủ thuật, sáng kiến, mưu mẹo cụ thể, đoản kỳ, phục vụ cho chiến lược, rất linh hoạt, uyển chuyển theo từng thời điểm.

Thường chiến lược và chiến thuật ăn khớp với nhau, thuận chiều nhau, cũng có khi có vẻ khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, nhưng chỉ là về suy luận hình thức, còn về thực chất là vẫn khớp nhau, vẫn phục vụ cho mục tiêu chiến lược. Nhiều khi như vậy lại là cao mưu, kín kẽ, lừa được đối phương và người nhẹ dạ. Đó là cứng trong chiến lược, mềm trong chiến thuật, là «dây lạt mềm buộc chặt hơn».

Hiện nay nhóm lãnh đạo qua Đại hội XI vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê-nin, kiên trì chủ nghĩa xã hội (mác-xít), kiên trì chế độ một đảng (độc quyền đảng trị), kiên trì kinh tế quốc doanh là chủ đạo (do đó mà trong 10 tháng qua đã bóp chết 5 vạn xí nghệp tư nhân vừa và nhỏ, đồng thời làm cho các tập đoàn quốc doanh thêm hư đốn vì được quá nuông chiều). Họ ngoan cố giữ vững 4 kiên trì hủ lậu, nguy hiểm, mặc cho hàng trăm trí thức cộng sản có trình độ cao nhất bác bỏ bằng lý lẽ chặt chẽ. CIA đưa họ vào một thế phải chọn lựa giữa chén cơm và chén đất cát.

Trong đường lối đối ngoại từ cuối 1991 sau sự kiện Thành Đô, họ theo con đường «Bắc thuộc» (chữ của Nguyễn Cơ Thạch) để tồn tại và kiếm lợi cho phe nhóm. Bọn bành trướng Đại Hán rất thâm, rất ác, tìm mọi cách buộc ngày càng chặt nhóm lãnh đạo vào cỗ xe của chúng, từ mua chuộc tinh vi đến khống chế, đe dọa, làm nhục không thương tiếc, càng nhục càng bám chặt để khỏi đổ.

Gần đây, nhóm lãnh đạo hám lợi gặp tai nạn lớn, ở trong tình trạng trên đe dưới búa. Đe là thế phụ thuộc bọn bành trướng thâm độc, búa là lòng yêu nước truyền thống căm giận kẻ “hèn với giặc, ác với dân”. Họ ngày càng lo, đe thì rất cứng, mà búa thì rất nặng tay. Họ tìm cách thoát hiểm thì có người lặng lẻ đến nhà cho biết con đường tốt nhứt để sau nầy giữ được tài sản và nếu cần qua Mỹ hưởng an nhàn.

Xin nhớ giải pháp của 14 cái đầu trong Bộ Chính trị hiện nay là giải pháp tình thế, là biện pháp đối phó, là biện pháp chiến thuật, kéo dài hiện trạng để thủ lợi. Kiên trì, ù lỳ, lỳ lợm về chiến lược.

Do đó mới có những động thái hơi lạ, khác trước - ông Sang đi Ấn Độ, rồi Philippines, mời công ty Ấn vào vùng biển Đông khoan dầu; bộ trưởng quốc phòng đi Nhật Bản. Họ còn thỉnh thoảng lên tiếng đòi họp đa phương, tuyên bố tăng cường quan hệ chiến lược, kể cả chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh với Hoa Kỳ và vài nước phương Tây… Trong khi đó họ càng xử nhũn, mềm mỏng, khéo léo với Bắc Kinh, chịu nhục cả khi bị báo chí chính thống Bắc Kinh gọi là «đàn muỗi», «đàn gà» và «bầy chó» theo phương thức khổ nhục kế như Mỹ đã làm khi hy sinh gần 60.000 lính Mỹ như món tiền deposit khai thác dầu hoả sau nầy …

Xu thế kết thân với Âu-Mỹ có thể là của một bộ phận không nhỏ đảng viên, nhất là đảng viên trí thức, đảng viên cao tuổi đã về hưu, đảng viên trẻ và đoàn viên cộng sản có lòng yêu nước, thương dân, nhưng quyết không phải là xu thế của Ban Chấp hành Trung ương mới được bầu trong Đại hội XI, càng không phải là xu thế chân thực của nhóm lãnh đạo 14 ủy viên Bộ Chính trị đang toàn quyền lãnh đạo đảng và đất nước.

Đảng Cộng sản luôn chú trọng duy trì cái gọi là đoàn kết thống nhất trong đảng, nhất là trong cơ quan lãnh đạo, trong Ban Chấp hành Trung ương, đặc biệt là trong Bộ Chính trị. Đã thành nếp, khi trong cơ quan lãnh đạo có ai có ý kiến tỏ ra đi trệch khỏi đường lối chiến lược chung là lập tức người đó bị cô lập và loại bỏ ngay. Không một ai có ý kiến trái ngược về đường lối chiến lược có thể tồn tại trong cơ quan lãnh đạo. Đó là quy luật thép. Đó là trường hợp Trần Xuân Bách, sau đó là trường hợp Nguyễn Cơ Thạch. Trường hợp từ chối chức bộ trưởng ngoại giao của ông Trần Quang Cơ cũng là do lý do như thế. Ông Cơ hiểu rằng khi đã nhận chức ông sẽ buộc phải theo con đường Bắc thuộc, một điều trái với lẽ phải và lương tâm, dù cho lợi lộc cá nhân rất lớn. Ông Cơ là một nhân cách hiếm có.

Còn ông Phạm Bình Minh, bộ trưởng ngoại giao hiện tại, nhiều người hy vọng ông sẽ theo gót người cha, theo tục ngữ “con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”, tôi nghĩ nếu được vậy thì còn gì hơn nữa, nhưng có một điều dễ hiểu tại sao các chóp bu của hai miền đều là thành viên đắc lực cho CIA nếu được họ móc nối?

Nhưng…không nên hy vọng dễ dãi để vỡ mộng. Ông Phạm Bình Minh mới được đưa từ ủy viên trung ương dự khuyết lên ủy viên chính thức, chưa có chân trong Bộ Chính trị. Ông Minh cũng chưa phải phó thủ tướng như các bộ trưởng ngoại giao tiền nhiệm. Bộ ngoại giao là một trọng điểm kiểm tra theo dõi của Tổng cục An ninh và Ban bảo vệ Đảng, nhưng CIA đả nằm sẳn ở đây từ lâu rồi. Ở các sứ quán, bí thư đảng ủy thường là người của Tổng cục An ninh, có uy quyền hơn cả viên đại sứ về mọi mặt. Dùng ông Phạm Bình Minh là một thủ đoạn chiến thuật. Xin hãy nghe ông ta biện bạch một cách phi lý, nói lấy được, kiểu lưỡi gỗ về tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam thì đủ hiểu con người. Bên cạnh ngạn ngữ “con nhà tông… ”, cũng có ngạn ngữ “cha dựng cơ đồ, cha tạo danh thơm, con cho mồi lửa”.

Vậy thì khi nào thì Gió có thể xoay chiều? khi nào có thể có Cao trào thân Âu-Mỹ?, như mong muốn của luật sư Hà Vũ, người cho rằng liên minh quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại? Hiện nay thì khó, khó lắm. Lãnh đạo đã bỏ qua dịp Đại hội XI, khi đã có cả một xu thế trong đảng cất tiếng mạnh mẽ. Nhưng dân gian có câu châm ngôn: điều phải củ cải cũng phải nghe.

Hãy nghe vang lên khắp nơi từ trong nước tiếng nói của gíớí trí thức thật sự là kẻ sĩ thời đại, của những đảng viên lão thành có tâm huyết và tài năng, từ những văn nghệ sĩ lấy sáng tạo làm lẽ sống, các nhà kinh tế am hiểu thời đại. Tôi chỉ xin kể qua một số tên tiêu biểu (không theo thứ tự nhất định nào) như Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng Sĩ Nguyên, Lê Hồng Hà, Nguyễn Văn An, Trần Quốc Thuận, Nguyễn Nam Khánh, Lê Văn Cương, Nguyễn Tài, Nguyễn Xuân Mậu, Huỳnh Đắc Hương, Tô Thuận, Trần Phương, Vũ Khoan, Lê Hữu Đằng, Trần Trọng Tân, Võ Thị Thắng, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Đình Hương, Nguyễn Trung, Việt Phương, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Huệ Chi, Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Quang A, Phạm Chi Lan, Đào Công Tiến, Phan Văn Tiệm, Đào Xuân Sâm, Hoàng Tụy, Ngô Bảo Châu…

Tất cả đều kêu gọi, với lập luận vững chắc, là phải từ bỏ (mà không cần nguyền rủa) chủ nghĩa Mác - Lê-nin, từ bỏ chế độ độc quyền đảng trị, chế độ “vua tập thể”, chế độ độc quyền kinh tế của các tập đoàn quốc doanh, thực hiện cải cách đợt 2, thay đổi cả hệ thống chính trị và kinh tế, thực hiện một cuộc “canh tân đất nước”, lựa chọn nhân tài đúng nghĩa ra cầm quyền, đồng thòi tiến hành một cuộc vận động văn hóa và giáo dục sâu rộng, vực dậy lương tâm xã hội, nghĩa tình dân tộc, tính cương trực, lòng hảo tâm.

Các nhân vật sáng suốt trên đây có thể họp lại thành một “think-tank”, túi khôn dân tộc, một hội đồng cố vấn đặc biệt, một nguồn kiến giải và cảm hứng cho bộ máy lãnh đạo biết lắng nghe.

Nếu không có những biện pháp cơ bản để thoát khỏi bế tắc hiện nay, tình hình có nguy cơ bùng nổ vì nhân dân lương thiện không thể chịu đựng thêm, bọn tham nhũng – mafia lưu manh mới - sẽ lộng hành, đảng Cộng sản càng tha hóa, đất nước chìm đắm trong hỗn loạn, tang thương.

Đất nước thật sự lâm nguy. Chỉ có một “kịch bản khả dĩ”, là trong bộ máy lãnh đạo, trong Bộ Chính trị, có một người hay một nhóm người có quyền uy, được lương tâm và trí tuệ mách bảo, thức tỉnh, hiểu rõ tình thế thực sự Tổ quốc lâm nguy, quyết tâm cứu nước thật lòng, từ bỏ lợi ích vật chất dù sao đã quá đủ để dốc sức một lòng một dạ cứu dân, để lại tiếng thơm muôn đời.

Đó là cuộc cách mạng ôn hòa mà triệt để, theo kiểu cách Gorbachev, rất độc đáo lại có hiệu quả cao, của một trí thức Nga có tâm lại có tầm.

Tôi mong rằng trong cơ quan lãnh đạo của cái gọi là đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt trong Bộ Chính trị, có người suy ngẫm sâu về khả năng xoay chuyển tình thế của Gorbachev sẽ lập lại.

Tôi vốn là con người lạc quan, do tin ở tính bản thiện ở mọi con người. Mỗi con người dù xấu đến đâu cũng có lúc nghĩ lại, cũng có thể có những cơn chợt tỉnh. Xin chớ bao giờ tuyệt vọng sở dĩ lâu như vậy là vì permanent government không muốn tắm máu mà muốn chuyển tiếp êm-đẹp có các nước trên thế giới hoan nghinh và phù trợ.

Các nhà trí thức kẻ sĩ thời đại, những văn nghệ sĩ chân chính sáng tạo, những quân nhân thật sự mang bản chất nhân dân, những anh chị em dân chủ của những ngày Chủ nhật xuống đường… chính các bạn, những Minh Hằng, Kim Tiến, Trần Thị Hường... góp phần tạo nên gió, gió thời đại càng ngày càng mạnh, làm động lực vô địch cho lịch sử nước ta xoay chiều.

Hãy tạo nên sức ép mạnh hơn, tạo nên công luận xã hội và xã hội công dân đủ lớn để buộc lãnh đạo phải nâng các biện pháp chiến thuật thành đổi mới chiến lược, đổi mới đường lối đối nội và đối ngoại, trở về với dân tộc và đi với thời đại, mở ra sinh lộ mới bền lâu cho đất nước đúng theo những gì mà Harriman đã ước tính cho thế kỷ 21, để tiếp nối 2020-2120 “Eurasia Great Game-II” Vì mọi việc trên thế giới đều do Mỹ áp đặt lấy một thí dụ nhỏ thôi: Việt Nam vào WTO nhờ ai, tại sao Liên Xô chưa vào được?

QUEENBEE-ONE




tải về 0.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương