Trương-văn-Vinh Siêu Chiến Lược eurasia 1920-2020


giải quyết Biển Đông tại LHQ



tải về 0.99 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu12.01.2018
Kích0.99 Mb.
#35975
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

2013 giải quyết Biển Đông tại LHQ

Theo người viết, nó nằm trong lộ-trình Eurasia: Mỹ phải nhào nặn ra các biến cố xung đột đi đến việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) phản đối việc sử dụng vũ lực; ủng hộ các nước có quyền khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình; hoan nghênh các nỗ lực tiến tới hình thành Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). 

“Nói tóm lại, sau 2013, người viết nói ra một câu nghe quen lá nhĩ như: Riêng về Hoàng Sa, Việt Nam cứ làm Chủ, TQ quản lý, và Mỹ lãnh đạo” Đó là mô hình mà Mỹ cố nhào nặn ra nhiều biến cố trong thập niên qua, mà họ gọi là Political Affairs phải có trong lộ trình chính trường, ép Trung Quốc vào khuôn-khổ phải tuân hành luật pháp quốc tế, và đây cũng là lý do tại sao 1949 Permanent Government [Harriman+Bushes] phải dùng nguyên phi đội Civil Air Transport Service của CIA, áp buộc Tưởng Giới Thạch và phe nhóm ra Đảo Đài Loan định cư, rồi nhường cái ghế LHQ cho Mao Trạch Đông và xóa bỏ miền nam Việt Nam để cho đến ngày hôm nay Trung Quốc không còn chơi luật rừng nữa, và cũng là điều kiện không thể đảo ngược vì TQ không muốn bị cô lập, đó là cái lưới thiên la địa võng mà Mỹ đã chắc ăn khi giăng ra bởi tu chánh án ”Cooper Church” (di tản chiến lược) Không còn bao lâu nữa độc giả sẽ thấy rõ những lời tiên đoán của người viết vào 2013 là y chang như trên trong trật tự thế giới mới mà Permanent Government gọi là “The New World”.

Nhìn vào các hoạt động ngoại giao của Mỹ trong thời gian vừa qua, có thể thấy trong thời gian tới, dù ai lên nắm quyền thì cũng phải quan tâm tới ưu tiên chiến lược dầu lửa; Một mặt để bảo đảm năng lượng cho sự tăng trưởng ổn định và lâu dài của kinh tế Mỹ và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của dân chúng Mỹ. Mặt khác, vũ khí dầu lửa được dùng để khống chế các đối thủ đang và sẽ cạnh tranh kinh tế quyết liệt với Mỹ trong tương lai. Tuy nhiên, thế giới hiện nay đang thay đổi theo hướng mà ngay cả cường quốc mạnh nhất cũng không thể đạt được một số mục tiêu quốc tế cơ bản bằng hành động đơn phương. Do đó, sớm muộn thì Mỹ cũng sẽ phải điều chỉnh chính sách cả về chính trị-an ninh và kinh tế đối ngoại cho phù hợp với những chiều hướng và thách thức mới trong đó có hiện tượng đặc biệt là “tư nhân hoá chiến tranh” từ các nước nhỏ trước khi Mỹ thật sự can thiệp, điều nầy lập lại kinh nghiệm từ các thế chiến trước đây.

Trong giai đoạn mới nầy, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định Mỹ tiếp tục coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hawai mới đây. Trong cuộc gặp, Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước hoan nghênh việc Mỹ tăng cường hợp tác với khu vực vì hòa bình, ổn định và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương; có sự chuẩn bị chu đáo cho Hội nghị cấp cao APEC 2011, đúng theo mưu đồ ước tình của Mỹ.

Ông Sang, Chủ tịch nước đồng thời bày tỏ tin tưởng Hội nghị sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác, liên kết và phục hồi kinh tế trong khu vực, nâng cao vị thế của APEC. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Mỹ như một đối tác hàng đầu có ý nghĩa chiến lược; xem như sự đóng góp của Ngoại trưởng Clinton đối với sự phát triển quan hệ Việt-Mỹ thời gian qua là đáng khích lệ.

Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng trước sự phát triển sâu rộng của quan hệ hai nước, trên cả bình diện song phương và đa phương, tạo cơ sở quan trọng để đưa quan hệ Việt-Mỹ lên một tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực và trên thế giới. Ông Sang nhờ Ngoại trưởng Clinton chuyển lời mời Tổng thống Barack Obama thăm Việt Nam, đồng thời mời Ngoại trưởng và gia đình sớm thăm lại Việt Nam. Vì đả đến thời điểm roll-back Hoa Kỳ không để VN rơi vào tay Trung Quốc như trước 2010, và VN đã phải khôn ngoan giữ chặt chủ quyền biển đảo nếu không có Mỹ phò trợ?

Ngoại trưởng Clinton chuyển lời cảm ơn của Tổng thống Obama tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về sự ủng hộ, hợp tác và những đóng góp tích cực của Việt Nam trong suốt năm APEC 2011. (Vì VN có số lượng dầu lớn nhứt trong vùng theo như kế hoạch Mỹ phải nắm chắc vòi xăng từ Trung Đông qua Á Châu nên phải hy sinh chiếc ghế LHQ lấy từ THQG cho Trung Cộng và xóa bỏ Việt Nam Cộng Hoà ngay sau khi hệ thống vệ tinh phát hiện tài nguyên dưới lòng đất).

Ngoại trưởng Clinton khẳng định Mỹ tiếp tục coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, trong đó có việc nâng tầm quan hệ, hướng tới đối tác chiến lược. Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với tất cả các nước liên quan đóng góp vào tự do và an toàn hàng hải; ủng hộ việc giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); phản đối việc sử dụng vũ lực; ủng hộ các nước có quyền khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình; hoan nghênh các nỗ lực tiến tới hình thành Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Cũng trong dịp nầy, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp gỡ Thống đốc Hawaii Neil Abercrombie, lãnh đạo các tập đoàn của Mỹ và người Việt ở Hawaii. 

Riêng ông đại sứ Shear cho biết các ưu tiên cao nhất trong nhiệm kỳ của ông là gia tăng hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ và thúc đẩy tiến trình xây dựng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Ông bình luận rằng để xây dựng được một mối quan hệ như vậy thì điều quan trọng nhất là phải xây dựng lòng tin. Nhưng có một điều chắc chắn “làm kẻ thù với Mỹ thì dễ, còn làm bạn với Mỹ thì rất khó” 

Tân đại sứ Mỹ cũng khẳng định một trong những ưu tiên quan trọng nhất của ông là phát triển hợp tác kinh tế song phương và nỗ lực để tăng xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam. Tổng kim ngạch hai chiều kể từ khi hai nước ký hiệp định thương mại cách đây 10 năm đã tăng từ 1,5 tỷ lên 18,6 tỷ USD tính đến năm 2010. Nên nhớ rằng kinh-tế là “diện” nhân quyền là” điểm”, đó là cái lưới thiên la điạ vỏng mà một nước nhỏ bé như VN làm sao mà thoát được. Theo quý bạn đó là may hay rủi? Nhưng theo tôi may nhiều rủi ít.

Mối quan hệ quân sự Việt - Mỹ cũng "có cải thiện đáng kể", theo lời nhận xét của đại sứ Shear. Liên quan đến vấn đề Biển Đông, ông nhắc lại quan điểm ủng hộ tiến trình ngoại giao hòa bình của tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền; phản đối sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Ông nhấn mạnh Mỹ chia sẻ lợi ích cùng các nước trong việc bảo đảm tự do hàng hải và ủng hộ giải pháp đa phương đối với vấn đề Biển Đông.

Cũng theo đại sứ Shear, việc hợp tác giáo dục sẽ cho các sinh viên và học sinh hai nước cơ hội học hỏi lẫn nhau. Việt Nam hiện có 13.000 du học sinh đang theo học tại Mỹ, trong đó có nhiều sinh viên và học giả xuất sắc được đưa sang đào tạo qua các chương trình của Bộ Ngoại giao Mỹ, dĩ nhiên là tư tưởng người Mỹ và số người nầy sẽ đặt ngồi vào ngôi vị điều hành chính quyền trong tương lai chiếm 80%, lúc nầy không phải đảng cầm quyền mà là Quốc Hội; dĩ nhiên mọi việc sẽ chuyển tiếp từ từ rất khoa học (art de transition) Hai nước cũng có các chương trình trao đổi giáo dục dành cho bậc phổ thông để gài-trồng nhân lực. 

Trước đó, khi được nghị viện Mỹ phê chuẩn làm đại sứ mới tại Việt Nam thay ông Michael Michalak hồi đầu tháng August, ông Shear đã gửi lời chào tới Việt Nam bằng tiếng Việt với chất giọng đầy truyền cảm. Khi được hỏi ông chuẩn bị như thế nào để đảm trách vai trò là đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông cho biết việc đầu tiên sẽ làm là học tiếng Việt. 

Sau khi trình quốc thư tại Hà Nội, đại sứ Mỹ tiết lộ đang học tiếng Việt và đã nhận "lời thách" của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc ông có thể nói chuyện bằng tiếng Việt vào cuối nhiệm kỳ. Tân đại sứ Mỹ bày tỏ ông cùng vợ và con gái "đã bị Việt Nam quyến rủ" ngay từ lần đầu đến Việt Nam 2007 bởi sự thân thiện của người Việt Nam và thích thú các món ăn Việt. Chúng ta nên nhớ những câu nói ngoại giao bằng cách tiên học lễ hậu học văn như vị đại sứ đầu tiên là một POW [Peterson] để cho biết người Mỹ đả thua trận nên phải dùng bàn tay bọc nhung trong buổi sơ giao vô cùng khiêm tốn, nhưng hảy coi chừng?

Trước khi đến Việt Nam, ông David Shear đã trải qua 30 năm kinh nghiệm trong ngành ngoại giao và giữ chức phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Ông từng công tác tại một số nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Malaysia. 

Ông tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế của Trường nghiên cứu quốc tế cấp cao John’s Hopkins, sau đó có thời gian theo học tại các trường đại học của Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan. Đại sứ Mỹ có thể nói tốt tiếng Nhật cùng tiếng Trung-Hoa và ông có ý định sẽ học thêm tiếng Việt. Sau nầy Bạn có thể đặt các câu hỏi phỏng vấn đại sứ Mỹ David Shear.

Dân quyền cho VN dưới áp lực Mỹ từng bước khá chậm qua phương thức kinh tế là “điểm”, dân quyền là “diện”. Phải nói thẳng sự thật quá phủ phàng cho Miền Nam VN, ngày hôm nay trang sử (thực thể nửa nước VNCH) đã sang trang mà, Siêu Chính Phủ (permanent government) xem những người Việt hải ngoại như đã được đền bù và đang đến điểm mốc thời gian decent interval 2023 biến họ thành “Cứt Trâu để lâu hóa bùn” vì không còn tồn tại; Thế là xong, không còn nhân chứng nào của cuộc chiến đã qua còn nhởn nha trên mặt đất. Chúng ta sẽ chứng kiến các Hội đoàn sẽ tắt lịm theo thời gian, như vài sợi nắng chiều thoi thóp sau rặng núi Trường Sơn trên diễn tiến của trục lộ đồ Eurasia Great Game-1 chậm rãi trôi qua).

Ngày nay, dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ trong cuộc Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt là Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách nhân quyền, dân chủ và lao động Michael Posner, và trưởng phái đoàn Việt Nam, Vụ trưởng Hoàng Chí Trung. Đây là vòng thảo luận thứ 16 trong cuộc đối thoại song phương, mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mô tả trong một thông cáo báo chí hôm 7 tháng 11, là “dựa trên các nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau... nhằm thu hẹp những khác biệt giữa hai bên trong lĩnh vực nhân quyền.”

Tiến sĩ Scott Flipse là một chuyên gia về Việt Nam và là Phó Giám đốc Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, ông từng nhiều lần tới thăm Việt Nam và đã gặp một số nhân vật bất đồng chính kiến trong các nhà tù, kể cả Linh mục Nguyễn văn Lý và các luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân. 

Bất chấp những quan hệ nồng ấm hơn về nhiều phương diện, kể cả kinh tế, thương mại và quân sự, nhân quyền vẫn là lĩnh vực mà Việt Nam và Hoa Kỳ có nhiều khác biệt quan điểm nhất. Trong phúc trình nhân quyền thường niên công bố hồi tháng Tư năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ lưu ý rằng trong năm 2010, nhà nước Việt Nam đã “tăng các biện pháp hạn chế các quyền riêng tư của công dân, và các quyền tự do báo chí, ngôn luận, tụ tập, đi lại và lập hội”.

Hồi tháng 9, hơn 10 nhà lập pháp Mỹ đã gửi thư kêu gọi tân đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam hãy nêu bật các quan tâm về vấn đề pháp quyền, tự do Internet, và chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến tại nước cộng sản Việt Nam. 

Tiến sĩ Scott Flipse, phó Giám đốc USCIRF, nhận định về cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt: “Tôi tin rằng việc hai nước nói chuyện với nhau rất là quan trọng, nhưng Việt Nam cần nghe rằng các quan hệ tốt đẹp sẽ tùy thuộc vào những cải thiện đạt được trong lĩnh vực nhân quyền. Đó là điều rất quan trọng cho phía Hoa Kỳ, và đó là thông điệp chúng ta nên gửi tới Việt Nam một cách rõ ràng.”

Tiến sĩ Scott Flipse cho biết ông đã đề cập tới vấn đề nhân quyền tại Việt Nam trong cuộc tiếp xúc với Trợ lý Ngoại Trưởng Michael Posner.

Ông nói: “Tôi nói với ông rằng ở Việt Nam có quá nhiều người tù tội, nhiều người bị giam vì các hoạt động tôn giáo, và vẫn có nhiều người bị ép buộc từ bỏ niềm tin tín ngưỡng, có những du đãng đến đánh đập, bắt bớ giáo dân Ky tô tham gia các buổi cầu kinh ban đêm. Có nhiều Phật tử, kể cả những người theo phái Làng Mai, bị chính quyền dùng bạo lực cấm hoạt động, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thì không được công khai hoạt động hợp pháp. Đó là chưa kể các chiến dịch đàn áp tín đồ Hòa Hảo, Cao Đài... Rất nhiều điều tôi muốn ông Posner nêu lên với phía Việt Nam.”

Được hỏi về phản ứng của Trợ lý Ngoại Trưởng Posner về yêu cầu đó, Tiến sĩ Scott Flipse cho biết: “Ông ấy nói tự do tôn giáo là một phần quan trọng trong cuộc đối thoại song phương. Tôi không nghi ngờ gì điều đó, nhưng vấn đề là nếu các cuộc thảo luận ấy diễn ra mà hai bên không tìm cách đạt các mục tiêu cụ thể và khả thi, những cải thiện cụ thể, thì sẽ có tác động ngược, chúng chỉ là những lời nói suông.”

Tiến sĩ Scott Flipse nói cách duy nhất để buộc Việt Nam phải chú ý là liên kết nhân quyền với toàn bộ cấu trúc các quan hệ Mỹ-Việt, từ Tòa Bạch Ốc, tới các cuộc thương thuyết thương mại, và các phái đoàn quân sự vv. Ông nói: “Người Việt Nam cần nghe chúng ta khẳng định nhân quyền là một vấn đề quan trọng và không thể xúc tiến quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ, nếu không có những cải thiện cụ thể về nhân quyền”.

Trong một phúc trình công bố hồi tháng Ba năm nay, Tổ chức Ký giả Không biên giới xếp hạng Việt Nam thứ 165 trong tổng cộng 178 nước về chỉ số tự do báo chí, và mô tả Việt Nam là “kẻ thù của Internet”. Tiến sĩ Scott Flipse cho biết ý kiến của ông về vấn đề này: “Tự do Internet là một vấn đề thiết yếu, không nên coi tự do internet là chỉ liên quan tới nhân quyền, nó còn là một vấn đề thương mại, Việt Nam nên nghe không những ông Posner nói tới tự do internet, mà cả Bộ trưởng Thương Mại và các phái đoàn thương mại Mỹ đi thăm Việt Nam cũng nên nêu lên vấn đề này”.

Tiến sĩ Scott Flipse nhắc tới một số tù nhân lương tâm ở Việt Nam, đặc biệt là Linh mục Nguyễn văn Lý, hiện đã bị đưa trở lại vào tù. Ông nói: “Tôi đã gặp Linh mục Lý 2 lần trong tù trong các chuyến đi thăm Việt Nam. Tôi biết Cha Lý là một người can đảm. Tôi biết Cha Lý tranh đấu ôn hòa cho tự do, và sự kiện Cha Lý vẫn tiếp tục bị cầm tù là một vết nhơ trong các quan hệ Việt-Mỹ”.

Tiến sĩ Scott Flipse nói ông hy vọng Linh mục Nguyễn văn Lý sẽ được trả tự do lập tức, một điều mà ông cho là rất có thể xảy ra sau vòng đối thoại nhân quyền lần này, nhưng ông nói ngoài Cha Lý, còn có nhiều trường hợp khác, những tín hữu đạo Cao Đài, Hòa Hảo, Ky tô giáo, Tin Lành khác đang bị cầm tù, cùng với các nhà hoạt động nhân quyền, các luật sư bênh vực cho các cộng đồng tôn giáo cũng nên được phóng thích. 

Tiến sĩ Scott Flipse nói ông không phải là người duy nhất nêu lên các trường hợp cá biệt vừa kể, mà các tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia về Việt Nam khác cũng nhắc tới các trường hợp này trong cuộc tiếp xúc với Trợ lý Ngoại Trưởng Posner.

Ông nói: “Đã đến lúc nên làm nhiều hơn là chỉ nói suông, phải làm thế nào để Việt Nam phải hành động bằng cách phóng thích những vị này, hơn thế nữa, ngay từ đầu Việt Nam lẽ ra đã không nên bắt giữ họ.”

Tiến sĩ Flipse lặp lại đề nghị của Ủy ban Tự Do Tôn giáo Quốc Tế, là nên liên kết nhân quyền với các quan hệ khác, kể cả trong lĩnh vực chiến lược và an ninh.

Tiến sĩ Flipse nói: “Thông điệp mà chúng ta cần gửi đến người Việt Nam là đây là quyền lợi của người Mỹ, và chúng tôi sẽ không tiến hành các chương trình phục vụ quyền lợi kinh tế và an ninh của Việt Nam, đặc biệt liên quan tới cuộc tranh chấp Biển Đông, cho tới khi nào có tiến bộ về các quyền lợi của Hoa Kỳ như nhân quyền và tự do tôn giáo.”

Mới đây, trong một bài tham luận về quan hệ Mỹ-Á Châu, Ngoại trưởng Clinton khẳng định rằng hơn cả sức mạnh quân sự và quy mô của nền kinh tế Mỹ, tài sản quốc gia quý báu nhất là sức mạnh của các giá trị Mỹ, đặc biệt là lập trường ủng hộ dân chủ và nhân quyền, mà theo bà là trọng điểm của chính sách đối ngoại, kể cả chính sách nhìn về khu vực Châu Á-Thái bình dương hiện nay. 

Ngoại trưởng Clinton nói: “Giữa lúc chúng ta thắt chặt hơn các quan hệ với những đối tác mà chúng ta còn nhiều bất đồng về các vấn đề ấy, chúng ta sẽ tiếp tục kêu gọi họ hãy cải cách để nâng cao kỹ năng cai trị, bảo vệ nhân quyền và thăng tiến các quyền tự do chính trị.” Việt Nam lại thêm một lần nữa là chư hầu của Mỹ, nhưng điều quan trọng là vễn giữ được Biển Đảo của cha ông để lại.

Ngoại trưởng Clinton nêu lên trường hợp Việt Nam, nói rằng Washington đã khẳng định rõ ràng với Việt Nam rằng sự phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt-Mỹ đòi hỏi Hà nội phải đề ra những bước để bảo vệ tốt hơn các quyền làm người và thăng tiến các quyền tự do chính trị. Tiến sĩ Scott Flipse kết luận rằng những lời lẽ ấy đã làm ông ấm lòng, mặc dù ông chưa biết ngoài đời thực, chính sách ấy sẽ được áp dụng như thế nào cho có hiệu quả, dĩ nhiên nó phải nằm dưới chiếc đủa thần huyền biến của Bà Phù Thủy!

QUEENBEE-ONE

Những biến chuyển kinh ngạc từ khởi điểm roll-back 2010

Trước đó, theo phúc trình thì mặc dù Canberra và New Delhi đã ký tuyên bố chung về hợp tác an ninh hồi năm 2009, nhưng mức độ thao dượt quân sự đã chậm lại kể từ đó vì chưa đến thời điểm roll-back (Mỹ phải trở lại TBD năm 2010) Tài liệu này theo diễn tiến Eurasia cũng nhấn mạnh đến một loạt dự trù những vụ gây hấn của TQ đối với các nước nhỏ hơn kể từ năm 2009, nhất là ở Biển Đông, và nói thêm rằng sự cạnh tranh Ấn-Trung ở trên Biển-Đông có thể gia tăng.

Một phúc trình chuyên môn cho rằng Úc và Hoa Kỳ nên hình thành kế hoạch đối thoại an-ninh tay ba với Ấn Độ để giúp ngăn chận mọi hành động gây hấn của hải quân Trung Quốc. Bản phúc trình phổ biến của 3 nhóm chuyên gia gồm Viện Lowy của Úc, hội Khảo sát-Quan sát độc lập của Ấn Độ và Hội Heritage ở Hoa Kỳ, kêu gọi Úc và Mỹ gia tăng hợp tác với Ấn Độ: Kế hoạch hợp tác giữa Mỹ-Úc-Ấn tại Ấn Độ-Dương và Thái Bình Dương lưu ý rằng hiện New Delhi vẫn chưa xem Úc là đối tác an ninh ưu tiên nhưng Mỹ sẻ hoà nhập hai nước cùng keo sơn với nhau.

Thế liên hoàn Mỹ-Úc-Ấn-Nhật phải hình thành 2011

Các nước có hợp tác phòng ngừa trước sự trỗi dậy của Trung Quốc; Nga cũng tiến hành tập trận và tăng cường binh lực đề phòng Trung Quốc.

Cuối năm 2011, Mỹ và Úc sẽ tăng cường đáng kể quan hệ quân sự; Ấn Độ và Mỹ cũng tích cực thúc đẩy một cơ chế đối thoại an ninh tay ba Mỹ-Ấn-Nhật. Thủ tướng Nada dự định thăm New Delhi. Một thế liên hoàn đang dần dần hình thành để đối phó với sự trỗi dậy tham vọng của Trung Quốc; Trung Quốc ngày càng lộ rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông và tăng cường tiềm lực hải quân, không ngần ngại đe dọa, chèn ép hầu hết các nước có tranh chấp với họ, kể cả Nhật Bản và Ấn Độ. Điều này gây lo âu cho các nước liên quan trong vùng và Mỹ, cường quốc cho đến nay, vẫn đóng vai trò bảo đảm ổn định cho khu vực Thái Bình Dương là nằm trong kế hoặch Eurasia-1 (1920-2020).

Tàu chiến Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ tập trận tại Vịnh Tokyo

Hợp tác tay ba, tay tư mang tính phòng ngừa. Từ năm 2009, bốn nước này đã khởi động sự hợp tác tay ba, tay tư. Nhưng các hành động gần đây của Trung Quốc đã thúc đẩy bốn nước lớn châu Á-Thái Bình Dương nói trên xích lại gần nhau hơn trong lĩnh vực an-ninh quốc phòng; Hồi giữa năm vừa rồi 2010, decent interval roll-back, hải quân Mỹ, Úc, Nhật Bản lần đầu tiên tập trận chung tại Biển Đông. Tàu chiến Úc cũng đi lại thường xuyên hơn tại Ấn Độ Dương.



Tàu chiến Úc và Ấn Độ tập trận tại Ấn Độ Dương.

Nổi bật nhất là việc củng cố thêm liên minh quân sự Mỹ-Úc; Ngày 15/9/2011 vừa rồi, kỷ niệm 60 năm ngày ký hiệp ước phòng thủ chung giữa hai nước này, Bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai nước hội đàm tại San Francisco (Mỹ) đã đạt các thỏa thuận mở đường cho quân đội Mỹ quyền tự do tiếp cận các căn cứ tại Úc, cung cấp cho Mỹ với một chỗ đứng vững chãi nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Đại diện hai nước còn thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trong các dự án về không gian và tên lửa phòng thủ. Tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ 7 Barack Obama dự định thăm Úc để tăng cường quan hệ liên minh với nước này; Năm 2010, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã cam kết cùng với Úc chia sẻ quyền sử dụng các hải cảng và căn cứ. Quân đội Mỹ có thể bố trí sẵn thiết bị của mình trên đất Úc để sử dụng dễ dàng hơn các cơ sở và hải cảng của nước này.

Patrick Cronin, chuyên gia quân sự đặc trách vùng Đông Á tại trung tâm nghiên cứu Center for a New American Security của Mỹ, nói trên Thời báo tài chính (Anh), cho rằng: “Úc đóng một vai trò bản lề trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương”. Sự hợp tác Mỹ-Úc “làm cho toàn thể khu vực được yên tâm hơn”.

Ngày 12/9, tại Washington, đã mở ra cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn lần thứ tư liên quan Châu Á-Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương và chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sắp tới tại Indonesia. Hai bên còn bàn thảo về cuộc họp đầu tiên của cơ chế đối thoại tay ba Mỹ-Nhật-Ấn, sẽ được mở ra từ nay đến cuối năm 2011 tại Nhật Bản.

Nga cũng tham gia nhưng chủ yếu độc diễn

Mạng Sina.com ngày 15/9 bình luận “Nga sẽ không dễ dàng theo Mỹ, Nhật để bao vây Trung Quốc”, đưa lại tin của tạp chí Tin tức kinh tế Nhật Bản, cho biết, bắt đầu từ tháng 9/2011, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga sẽ lần lượt cùng với Nhật Bản và Mỹ tiến hành diễn tập quân sự liên hợp. Mạng Sina.com cho rằng “Nếu Nga liên kết cùng Mỹ, Nhật kiềm chế Trung Quốc thì vòng vây đối với Trung Quốc không còn là hình chữ C mà sẽ là khép kín, thành hình chữ 0, điều này có ảnh hưởng to lớn đối với Trung Quốc”. Tuy cho rằng Nga không tham gia vào thế liên hoàn nhằm bao vây Trung Quốc, nhưng nêu lên mấy hiện tượng:

(1) Trung Quốc, Nga và 4 nước thuộc Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) vốn dự định tổ chức diễn tập quân sự liên hợp 2 năm 1 lần, nhưng cuộc diễn tập dự định sẽ tổ chức vào mùa hè năm nay đã bị hoãn lại. Nga chủ trương diễn tập quân sự trên Biển Nhật Bản, Trung Quốc lại tránh khu vực biển này

(2) Nga bằng việc tiếp cận gần hơn với Bắc Triều Tiên và các nước, tăng cường ưu thế đối với châu Á, nhân tố thực chất phía sau của vấn đề này là quan hệ Trung Quốc – Nga đang có những thay đổi không tốt. Quan chức ngoại giao của Nga từng tiết lộ, việc Hội đàm cấp cao giữa lãnh đạo Triều Tiên và Nga thực chất là do phía Bình Nhưỡng đề xuất. Triều Tiên muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc, còn Nga cũng muốn kiềm chế Trung Quốc và tìm kiếm chỗ đứng chân vững chắc tại châu Á

(3) Quan hệ Mỹ-Nga không ngừng được cải thiện dưới chính quyền Obama, trong khi Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự thời gian qua, Nga đã bắt đầu chú ý đến “mối đe dọa Trung Quốc”. Những năm gần đây vũ khí Nga bán cho Trung Quốc giảm dần, Nga còn thành lập bộ Tư lệnh tác chiến liên hợp Hải Lục Không quân vùng Viễn Đông gần với khu vực biên giới Trung Quốc. Chủ nhiệm Sở nghiên cứu phòng vệ thuộc Phòng vệ tỉnh Nhật Bản nhận xét: “Việc bố trí binh lực của Nga cho thấy Nga đã đưa Trung Quốc vào phạm vi cần nghiên cứu đối phó”.

Theo một số chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quân sự Nga của Trung Quốc, gần đây Nga không có bất kỳ báo cáo nào về vấn đề tổ chức diễn tập quân sự liên hợp với Mỹ và Nhật Bản. Trước một sự kiện quan trọng như vậy mà báo chí Nga không có bất kỳ tin tức nào liên quan là điều rất không bình thường. Điều này có thể có hai nguyên nhân: một là, tin tức từ tạp chí trên của Nhật Bản có thể chỉ là suy đoán, thậm chí là bịa đặt. Hai, có thể là, việc diễn tập quân sự trên là thực tế, nhưng công tác bảo mật của Nga rất tốt, nên báo chí Nga không thể có tin tức gì.

Tuy nhiên Thời báo Moscova của Nga gần đây cho rằng mặc dù Nga cũng có những lo lắng đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng Nga khó liên kết với Mỹ để chống Trung Quốc vì Mỹ nhất định sẽ đưa Nga đi đầu “làm bia đỡ đạn”. Ngoài ra Nga còn có những tính toán chiến lược riêng của mình đối với thế giới, với khu vực châu Á và Trung Quốc.

Mục tiêu kép động thái quân sự của Nga: Lo ngại Trung Quốc

Từ đầu tháng 9 đến nay, Nga liên tục có các động thái quân sự tại các khu vực xung quanh Nhật Bản khiến nước này vô cùng lo ngại.

Hai máy bay ném bom chiến lược TU95 của Không quân Nga hôm 8/9 đã áp sát không phận Nhật Bản, trong khi 24 tàu chiến Nga đã đi ngang qua eo biển Soya của Nhật Bản. Ngay sau đó, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev hôm 11/9 đã tới thăm các hòn đảo thuộc vùng Lãnh thổ Phương Bắc (Nga gọi là quần đảo Nam Kurils). Tiếp đó, ngày 13/9, Hạm đội Thái Bình Dương thuộc quân khu Viễn Đông của Nga đã tập trận bắn đạn thật quy mô lớn ở Biển Nhật Bản, Biển Okhod và khu vực Tây-Bắc Thái Bình Dương với sự tham gia của hơn 50 tàu chiến, 35 tàu hộ tống-tiếp ứng, 50 máy bay tiêm kích và lên thẳng cùng 10.000 lính thủy. Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov hôm 9/9, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Genba đã nói rằng động thái và ý đồ của Nga khiến cho người dân Nhật Bản lo ngại, do đó yêu cầu Mátxcơva có các hành động kiềm chế hơn để không gây kích động tâm lý của người dân Nhật Bản.



tải về 0.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương