Trương-văn-Vinh Siêu Chiến Lược eurasia 1920-2020



tải về 0.99 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu12.01.2018
Kích0.99 Mb.
#35975
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Sau cuộc chiến khá dài tại Việt Nam, nhưng họ không dám tuyên bố đó là một chiến thắng thầm lặng (Quiet-Victory) biết bao thảm họa cho người dân của ba nước Đông Dương, vì Họ không dám nhận những danh từ không tốt đẹp gì dù đã làm phong phú hoá trong tự điển Anh Ngữ như, “Bỏ phiếu bằng chân” (voted with theirs feet) “Cánh Đồng Chết” (Killing field) “Thuyền Nhân” (Boat People) “Học Tập Cải Tạo” (Reeducation-Camp) “Vùng Kinh Tế Mới” (New Economical Zone)

-12 năm sau, và cũng đã đến lúc kết thúc mật-kế Pennsylvania giao Miền-Nam cho Hà-Nội Năm 1974 đệ tử ruột của Harriman là William H.Sullivan cựu Đại-sứ Lào và đương kiêm thứ trưởng Ngoại-Giao cho Kissinger đã phán một câu rất mất dạy về quan điểm Hoa-kỳ lúc ấy: “Chúng tôi hy vọng rằng, Đông-Dương sẽ lui vào chỗ của nó trong bóng tối, và nó xứng đáng như vậy”. Thật tội nghiệp cho các nước nhược tiểu, phù-thủy Harriman đâu cần biết Đông-Dương là gì, ông chỉ coi đó như là một vùng hoang dã chỉ xứng đáng là nơi để thí nghiệm vũ-khí như chúng ta thường cho là “vùng oanh kích tự-do” Dĩ nhiên Tổng-thống Diệm dễ gì để cho đất nước mình trở thành lò luyện thép. Phù-thủy Harriman đích thực trở nên thủ phạm số một đã giật sập nền Đệ I Cộng-Hòa và ra lệnh giết chết hai anh em TT Diệm, Miền Nam trở thành chính phủ bù nhìn từ đấy! Ấy thế mà ngày sinh nhứt thứ 90 của W A Harriman, người em út cuối cùng của dòng họ Kennedy còn sống là Edward Kennedy lại tuyên bố: “Nếu không có Ngài nước Mỹ và loài người không thể sống trong một trật tự thế giới mới” [The New World] “We couldn’t have held the twentieth century without him” như thế kỷ-21 nầy.

TRIỀU-ĐẠI-2 SKULL and BONES 
(Prescott Bush, người tiền bối tham vọng đưa con cháu mình vào danh sách tổng thống nước Mỹ?) 

Prescott Bush, chất Xám kiệt xuất của ngành tình-báo, An-Ninh Quốc Gia Hoa-kỳ?


Lợi dụng thời Thế-chiến thứ-1, Nhóm Yale-Skull áp lực chính quyền ký hợp đồng sản xuất kỹ nghệ chiến tranh, Họ tự ý thành lập “Hội-đồng Kỹ-nghệ Chiến-tranh” [War Industries Board] do Wall Street bảo trợ, người Giám-đốc là Bernard Baruch chuyên lo liên lạc đặt hàng giữa chính phủ và công xưởng về đóng tàu cho Hải quân. Vào mùa Xuân 1918, thình lình có mật lệnh [Harriman] từ ông Bernard Baruch gởi thẳng cho Prescott Bush, chỉ định P. Bush làm Chủ tịch Hội đồng WIB, ngày 1/6/1918 P. Bush chấp hành và trình diện tại Washington; Thực thi đúng theo tuyên ngôn của các trường Ðại-học Quân-sự: “Muốn củng cố hoà-bình phải chuẩn bị chiến tranh”. Liền sau đó không lâu, Thượng nghị sĩ bang Mississippi, James Vardarman phàn nàn rằng: “nên giải tán Hội-đồng buôn xác chết nầy, vì tự nó nói lên sự ăn-chận trên tay các công ty khác và giành giựt độc quyền lợi nhuận!” (Thí dụ như công-ty Halliburton của Phó TT Dick-Cheney sau nầy).

Sau Thế chiến-2, 1946 một sự chạy đua phát triển vũ-khí để gây chiến, từ một cuộc chiến Nóng (1941-1945) đến cuộc chiến Lạnh được thống kê qua sự sản xuất như sau: 38 phần trăm 1941-1947; 40 phần trăm cho 1953 (chiên tranh Triều-Tiên); từ 45 phần trăm cho 1959, đến 49 phần trăm cho 1968 trong suốt cuộc chiến tại Việt Nam là nhiều nhứt. 1947 Prescott Bush và Robert A Lovett cùng Brown Brothers Harriman đồng quyết định cải đổi OSS thành CIA để làm công cụ bạo lực cho WIB; Nhóm nầy mở rộng Ngủ Giác Ðài tăng quân số Tướng lãnh nhiều hơn xưa, tăng tốc cho chương trình không gian, điện tử hoá siêu kỹ thuật cho quân đội. Bộ tam sên: Prescott Bush chắc chắn sẽ thành Thượng nghị sỉ 1950, gây ảnh hưởng bao trùm Quốc-hội, còn W.A.Harriman, người Cố-vấn tổng thống, nhưng lại có nghĩa nắm chính sách ngoại giao với nước ngoài, riêng Robert A Lovett sẽ đi từ Thứ-trưởng rồi Bộ-trưởng quốc phòng để điều động các cuộc hành quân bí-mật trên những nước đem lại quyền lợi cho Tư bản Mỹ. [như trước đó có hai cuộc hành quân bí mật: [covert operation] đáng kể là khuyến dụ Cụ Hồ vào OSS nơi Trùng Khánh, Côn Minh, Sở thông tin Chiến tranh (Service of War Information) và qua cuộc hành quân bí mật của điệp viên OSS-19, Lucien Conein nhảy dù xuống mật khu Pát-Pó giúp Cụ huấn luyện quân sự cho Trung-đội Võ trang tuyên truyền của Trung đội Trưởng Võ Nguyên Giáp và CIA phải hoàn thành cuộc di tản về Ðài-Loan Thống chế Trưởng- giới-Thạch và phe phái. 

Prescott Bush hăng-say tham dự những năm tháng chiến tranh ác liệt, đôi khi người ta lầm tưởng chỉ có một mình ông đơn độc chiến đấu trên trận mạc, ông chia ra hai phần thời gian ở Washington và trận mạc, ít khi về thăm nhà, sự làm việc nhiệt thành đã đặc vào ống kính của Harriman. June, 1918 P.Bush mau lẹ đáp ứng sản xuất qua Pháp cho Lữ-đoàn Pháo Dã-chiến 158th một số lớn đạn dược gọi là sản-phẩm lấy tên là Tiểu-đoàn Yale cung cấp. Có nghĩa Tiểu đoàn-Yale Pháo binh của ông sẽ tham dự vào chiến tuyến phía Tây [Western Front] Ðại-úy Prescott Bush và pháo thủ của ông đang chịu áp-lực trận địa pháo dữ dội của địch. Chúng đang cố tâm hủy diệt tất cả pháo-đội Hoa kỳ, Tuy nhiên sự phản pháo của Lử-đoàn pháo 158th đã làm tiêu tan các công sự kiên-cố của quân Ðức. Dưới con mắt làm ăn của P.Bush, lấy thịt đè người nên phía WIB đả bán ra được 4.2 triệu quả đạn sau khi tàn cuộc chiến đem một số tiền quá lớn về cho War-Industries-Board.

Mới chỉ 23 tuổi đời vào năm 1918, Prescott Bush là một Ðại-úy Pháo binh năng nổ, một hôm ông viết một bức-thư khôi hài về cho mẹ, sau khi đọc xong bà mẹ tự hào về con mình nên đem tin vui nầy cho tờ báo địa phương “The Ohio State Journal” đăng tin ở trang đầu: “Ðại-úy P. Bush chỉ một mình nhận được ba huy chương cao quý của chính phủ Pháp, Anh và Hoa-kỳ, vì đã cứu ba vị Tướng lãnh đồng minh, Pershing, Foch, và Haig đang đến thăm viếng đơn vị Tiểu đoàn Yale Pháo binh của ông. Ngày 15, July, P.Bush đang hướng dẫn ba Tướng nầy tham quan đơn vị, thì thình lình một trái đạn 77mm từ trên không rơi xuống, sự phản ứng tự nhiên P. Bush rút con dao (bolo-knife) hất mạnh lên như chơi baseball vào trái đạn, cho nên trái đạn không chạm nổ và rơi xuống bên cạnh như một hòn đá tảng vô hại. 24 tiếng đồng hồ sau P. Bush được ân tặng huy chương “Cross of the Legion of Honor của chính-phủ Pháp, The Victoria Cross của chính phủ Anh, và The Distinguished Service Cross của Hoa-kỳ”. Nhưng khi P. Bush nhận được một mẫu giấy đính chính trên tờ báo Pháp, liền lập tức ông nói cho mẹ hay, “đó chỉ là bức thư khôi hài để làm cho mẹ vui, chớ chuyện đó không bao giờ có!” Ngày hôm sau, September 6, 1918 tin nầy được đính chính trên báo chí là Tin Vịt-Cồ! Kể từ giờ phút nầy, trong đầu P. Bush luôn luôn in sâu về sức mạnh của “truyền thông văn hóa” vẫn có tác dụng gây ảnh hưởng, dù thật hay không thật và ông muốn con cháu ông phải xuất thân từ quân đội để lãnh đạo đất nước trong trật tự và kỷ luật 

Năm 1950, là người Phụ tá cho Harriman, P. Bush quyết định công-cụ Truyền thông văn hóa nặng ký hơn CIA và cho ra quyền bất khả xâm phạm về “Tự do ngôn luận” một vũ khí lợi hại khi cần khủng bố chính quyền buộc họ phải đi đúng American-First. P. Bush qua đời 1972, làm sao ông biết được Con và Cháu nội sẽ là Phi-công Tổng thống thứ 41 và 43 của Hiệp chủng Quốc đã khai thác tuyệt vời truyền thông văn hóa cho quyền lợi của bọn dầu-hỏa qua sự chuyển ngân vào ngân hàng Thụy Sĩ. Ðúng theo di-truyền của giòng họ Bushes là: năng-lượng, tình báo, và an ninh quốc gia. Dòng họ Bushes không bao giờ chịu đào tạo Bác-sỉ, luật sư, thầy giáo, khoa học gia … mà chỉ chuyên về 3 địa hạt nêu trên.

Nguyên nhân nào W.A Harriman chịu chấp nhận Prescott làm phụ tá Ðảng hội Skull and Bones: Tình cờ, đầu năm 1926, người em của Harriman là Bunny Harriman đang uống rượu với P. Bush và nói chuyện công việc làm ăn. Prescott vẫn còn làm việc với hãng nhựa U.S Rubber, đại lý bán vỏ xe, còn Bunny đang bề bộn công việc ở Wall Street. Sau khi họ nhận ra nhau cùng tốt nghiệp Ðại học Yale, Bunny mới thú nhận tại Công ty người anh W.A Harriman and Company rất cần những nhân tài phụ giúp, hỏi P.Bush có muốn cùng giúp việc cho anh mình không? P. Bush nhận lời ngay, sau đó không lâu từ một Ðại lý bán vỏ xe khiêm nhường, Prescott trở nên một triệu-phú quá dễ dàng. Tóm lại W.A Harriman tin tưởng nhận P. Bush vào làm việc và tin cẩn chọn P. Bush như người phụ tá tham mưu tin cậy của ông [http://www.answers.com/topic/w-averell-harriman1/22/2006, trang 4 of 7] Prescott Bush là người sau chót trong 6 nhân vật nắm vận mệnh thế giới nhưng được Harriman cân nhắc lên làm Phụ-tá tham mưu cho Harriman. 

Harriman vở mộng vì đặt quá nhiều tin cậy vào viên Phụ tá của mình, Prescott Bush, trong khi Harriman muốn hợp-lý hóa bằng những quyết định phức tạp chia ra cho hai nhóm rõ rệt: Nhóm Dân chủ do W.A.Harriman và Lovett, còn nhóm Cộng hòa do P. Bush và Bunny Harriman. Nhưng nhìn vào hai nhóm nầy thì chẳng có công bằng tý nào vì phía bên kia vẫn còn người em của Harriman. Nhưng điều cấm kỵ là không được phê bình đàm tiếu nói xấu cãi vã nhau, P. Bush giữ thái độ im lặng về những hành động của Harriman làm việc với hai vị tổng thống, F.D.Roosevelt và Truman; Sư thật làm sao P. Bush hiểu được trong tương lai của trận chiến Triều Tiên chỉ dựa vào môi trường chạy đua và phát triển thế hệ phản lực cơ chiến đấu cho quốc-phòng giữa Liên Xô và Mỹ. Còn như tới phiên chiến tranh Ðông Dương mới qua giai đoạn phát triển thế hệ phản lực cơ cho Hàng không dân dụng và trực thăng. Có một điều quan trọng nữa là làm cách nào để dùng xăng hoá học (synthetic fuel) để làm diệu bớt sự thay đổi nhiệt độ cho môi trường sống như Hitler đã thành công từ 1933, nhưng vì lòng tham vô đáy, dòng họ Bushes đã đi chệch ra khỏi quỹ-đạo chiến lược của Harriman! Quên đi quyền lợi của các loại Tư-bản lớn-nhỏ khác! 

1950, Prescott Bush đã là một Thượng nghị sĩ sừng-sỏ trong Quốc hội, ông nắm ảnh hưởng trong chức vụ Trưởng ban Hội đồng an ninh và tình báo gián điệp và nắm luôn Trưởng Hội-đồng về cơ quan quốc phòng, trong đó đáng kể có người bạn chí thân chuyên môn về tình báo là Allen Dulles. P. Bush quá hăng-say về chương trình “dọ thám bằng vệ tinh”. Sau Thế chiến-2, ông giành ưu tiên tài chánh không giới hạn cho Bác-học Werner Von Braun và các Khoa học gia người Ðức chạy trốn về với Hoa kỳ, chuyên trách hoả-tiễn, đồng thời tối tân hoá chương trình phóng hoả tiễn liên lục địa. Ðặc thù, P. Bush ghét cay ghét đắng TT Kennedy về vụ thất bại tại Vinh Con Heo vì Kennedy phản bác (P. Bush thố lộ bằng lời nói với lịch-sử, sự thất bại chỉ vì Kennedy không muốn đứng về phía sau nhóm nổi dậy, có nghĩa là đem Hải lục không quân ra can thiệp mà xem việc làm của Bushes qua công cụ CIA như con Voi rừng kinh-dị khó dại).


Với tham vọng người con trai của mình sẽ chạy đua vào nhà Trắng, 11 ngày trước khi Kennedy bị ám sát, đứa con Trai của ông là George H.W. Bush đứng trước bục phòng họp báo Thủ-đô ở Austin, tuyên bố sẽ ứng cử vào Thượng nghị sĩ của Ðảng Cộng Hòa. Vào được chức vị Thượng nghị sỉ trong khi TT Kennedy đã bị ám sát, nhưng George H.W Bush mở pháo trận đầu tiên tấn công Civil-right của Kennedy vì cho rằng đe-dọa hiến pháp, trong khi Barry Goldwater biện luận Hoa-kỳ vấp phải vấn đề kỳ thị màu da. George H.W. Bush cũng chống lại đường lối Liên bang tước đoạt quá nhiều quyền hạn của Tiểu bang. Về phương diện ngoại giao, ông chống đối Kennedy về lời đề nghị kiểm soát việc chạy đua vũ trang, biện luận thay vì phải cứng-cựa với chính sách chống Cộng sản; Những đặc điểm không kém phần quan trọng, George.H.W. Bush với 40 tuổi, thành công và là phi-công tác chiến anh hùng của tổ quốc. Có một tài sản đáng kể về thương nghiệp dầu hoả, nhưng vì tham vọng dầu-hoả mà dòng họ Bushes phải mai một sau nầy! Hơn nửa thế kỷ nay, dòng họ Bushes vẩn tự hào là “chống-Kennedys” vì Bushes xem giòng họ Kennedy là những kẻ muốn tranh tài với họ! Tuổi trẻ có phải vì nóng tính, nông nổi nên nói toạc móng heo!? Jeb Bush đã dám tuyên bố và thách-thức (có lẽ cũng bị thọc gậy bánh xe đang lăn ngon trớn theo đà mạnh tiến vào toà Bạch-ốc) “Tôi nghĩ, chúng tôi có thể hạ giòng họ Kennedy trong trận football, chúng tôi cũng hạ họ trong trận basketball, baseball, và bất cứ cái trò chơi quỷ-quái nào mà họ muốn đấu!”(Dịch theo nguyên văn, cuốn sách “The Bushes”, 2004, page 497 Petter and Rochelle Schweizer).

Thế nhưng! thế hệ trước là thủ phạm nhưng lại vô cùng khôn khéo, Bush-Cha vẩn tỉnh bơ giữ mối giao hảo bề ngoài rất tốt đẹp, ông [George H.W Bush] dựa vào vị thế thượng phong làm Phó, rồi Tổng thống nên phía đối địch cũng ngậm bồ-hòn cười nhe răng trong giao tế. Người em út còn sót lại của TT Kennedy, Thượng nghị-sĩ Ted Kennedy 1990 cũng giúp TT Bush-Cha cho qua Disabilities Act và luật cải-bổ Di-dân. Khi rời Nhà trắng hai vợ chồng của Bush-Cha cũng làm bộ tiếp nối tình cảm, nhưng lần nầy qua nhà người Chị của Ted Kennedy, Eunice Shriver.

Vâng lời Bush-Cha, Bush-Con, năm 2000 vừa nhậm chức Tổng thống, hâm nóng thêm tình cảm giữa hai họ, nhân dịp đám tang của Thượng nghị sĩ Paul Coverdell của Georgia, Bush cùng Ted Kennedy dự đám tang, sau giờ tan lể, Bush-Con lỏ con mắt tìm kiếm Ted Kennedy ẩn hiện trong đám đông. Khi gặp Ted, Bush-Con cười khà đưa tay bắt: “Tôi nghe anh có đi dự nên kiếm, Tôi ghi nhận anh đã làm những việc ích lợi cho dân cho nước” Ted cười khô cho qua. Tuy nhiên dù mối liên hệ tình cảm khó hiểu, nhưng cũng tiếp nối được đến thế hệ thứ-3.

Vào tháng chạp, 2000 TT Bush-Con mời gọi Ted Kennedy, họ nói chuyện với nhau như hâm nóng lại tình cảm khắng-khít ngoài mặt giữa hai họ và cùng giúp đỡ chia sẻ cho nhau vì lợi ích cho đất nước. Ted Kennedy vui lòng chấp nhận vì đại cuộc, Bush-Con bèn mời Ted cùng họ hàng Kennedy đến dự một cuộc họp mặt riêng tư để xem cuốn phim những ngày căng thẳng về cuộc khủng hoảng đe dọa Hoả tiễn nguyên tử của Liên Xô 1961; Sau đó Ted giúp Bush cho qua sự cải bổ Giáo dục vào 2001 và hai năm sau, TT Bush-Con tuyên dương công trạng Ted về sự tận tụy giúp đỡ dân chúng Hoa kỳ. Nhưng Ted Kennedy vẩn ngoan cường giữ vững lập trường, chiến tranh Iraq là một sai lầm, móng vuốt của thất bại và chính sách khánh tận (a failed, flawed, bankrupt policy) Tháng 11/2001 Bush-Con thông báo sẽ đặt tên Robert Kennedy trên Cơ quan chính phủ, Bộ Tư-pháp, có sự tham dự của Ted Kennedy với vẻ mặt gượng cười chua xót.

Giòng họ Bushes thì quá nhiều tham vọng về xăng dầu và quá nóng ruột về phát triển Hàng- không Dân-dụng muốn hấp-tấp bắt chước như Harriman đã thâu vào quá nhiều lợi nhuận khi phát triển Ðội hàng-hải đi biển lớn nhứt vào thời gian Thế chiến-1, vì tham vọng vào xăng dầu nên bị Dick Cheney lấn lướt đến nỗi thân bại danh liệt cho triều-đại-2 Skull and Bones, rồi ngã quỵ.

Kết quả, sự phản trắc, thất trung thể hiện trong bữa cơm tối của Ðảng Cộng hòa, Prescott Bush đã thẳng thừng tấn-công Harriman, “xem như Harriman, một công nhân đả cởi bỏ nón nhựa an-toàn ra khỏi đầu, và quăng đôi găng-tay lao động xuống đất, đi ra về một mạch không ngó lại” ngụ ý vô trách-nhiệm. Từ dạo đó P.Bush âm thầm theo dỏi từ chiến tranh Triều Tiên đến vấn đề giao tế thế giới. Dựa vào đó, Harriman đùn trách nhiệm cho dòng họ Bushes để cho George H.W. Bush nhảy vào cuộc chiến Việt Nam từ 1960 nhưng dưới sự diu dắt truyền nghề của Harriman cho đến khi mật kế Pennsylvania hoàn tất, có nghĩa là tạo nên một mô hình kiểu mẫu cho Hà Nội thống nhứt Việt Nam thành một qua mô-hình hiệp định Paris và cũng là lúc TT Nixon lên ngôi 1969. Thế là công cụ CIA do Dân-chủ Harriman thành lập 1947, bây giờ 1960 Cộng-hòa George H.W Bush được hưởng trọn vẹn. Thế nên chúng ta đoán chắc sự thất bại tại Vịnh Con Heo, thủ phạm chính là George H.W. Bush nhưng Kennedy phải chịu trách nhiệm vì đương kim tổng thống. Vì Harriman biết cuộc chiến VN sẽ đem lại thãm hoạ nên muốn lẩn trốn thì tội tình gì George H.W.Bush phải lộ diện, nên Bush-Cha đã khoán trắng cho Donald Rumsfeld muốn làm gì thì làm

Sau Tết Mậu thân 1968, để chuẩn bị cho phong trào phản chiến, trong giai đoạn Tướng Abram trách nhiệm về việc lần lượt rút quân Mỹ về nước theo lộ trình sắp xếp hành khách lên phi-cơ. Trong khi Trung-úy phản chiến thuộc đại học Yale, John F.Kerry, Duyên tốc đỉnh cùng Thượng nghị sỉ Joe Lieberman, ứng cử viên Tổng thống, cầm đầu tờ báo Yale Daily News cùng một số đông sinh viên Yale đòi hỏi không tham dự cuộc chiến VN. Năm vừa qua 10/1967 họ trả lại thẻ quân-dịch cho Bộ tư pháp; Nhưng hơn ai hết, là người thay thế Harriman nắm giử chính sách, và cũng là lần đầu tiên George H.W.Bush công khai xuất hiện nhưng lại không muốn cho ai biết đến sự xuất hiện nầy, coi như đây là một trách nhiệm quan sát tại chổ cho biết sự tình, giai đoạn phải lần lượt rút quân về theo lịch trình của hệ thống các hãng Hàng-không Dân-dụng đã thiết kế.

Ðể chuẩn bị thay thế Harriman sẻ từ giã chính trường 1969, và thời gian chuyển tiếp cũng sắp đến, ngày 26/12/1967 Bush-Cha sẽ đi thăm Việt Nam bàn thảo với Ðại sứ Ellsworth Bunker như một cuộc thăm không chính thức, lặng-lẽ không ồn-ào, Ông đi thăm các chiến sỉ Mỹ ngoài mặt trận, dùng trực thăng HU-1 đi thăm các tiền đồn từ Mekong Delta đến Ðà-Nẳng. ông đáp xuống Hàng không mẫu hạm dự một cuộc thuyết trình oanh tạc Bắc Việt. Vào một buổi sáng đến phi trường Ðà Nẳng đang bị pháo kích. Trong khi thăm viếng, phi công phải bay vòng để khỏi bị hoả lực ở dưới bắn lên. Ðược hỏi, các người lính đều có ý kiến như nhau: “Chỉ đơn giản nếu Hoa kỳ giữ lời cam kết thì chiến thắng sẽ đến!” Bush-Cha giữ trong óc “sự kiện Vịnh BV và Trân Châu Cảng đều giống nhau vì số nhân viên tham chiến có quá nhiều” chỉ có một điều tối kỵ là quân Mỹ sẽ rút ra hết để lại biết bao thãm trạng bi lụy cho người dân miền Nam mà ông là người nối tiếp chính sách đó! 

Ngày 11/5/1970 theo lộ trình John Kerry và số đông Yale và các phân khoa sẽ đến hành lang Quốc hội: “Chúng tôi bầu các người để chấm dứt chiến tranh hay chúng tôi phải tống các ông các bà ra khỏi chiếc ghế Quốc hội?” Trong đám đông nầy có Giám đốc Ðại học Yale, Kingman Brewster; riêng Prescott Bush, Chủ tịch Hội-đồng Kỹ nghệ Quốc phòng, hiểu rất rõ đường lối của Skull and Bones, đành phải phàn nàn “làm như vậy sẽ là một nhục khí cho Yale” Trong dòng họ Bushes, người cháu họ George Walker đang là lính chiến Sư-đoàn Dù, còn người cháu họ John Ellis đang hoạt động để chấm dứt chiến tranh.

Khi TT Nixon thắng cử 1968, ông giúp đỡ Bush-Cha được bầu là Dân biểu cho nhiệm kỳ đầu vì là đứa con của Prescott Bush, được chỉ định làm Ðại-sứ tại Liên Hiệp quốc 1970, Trưởng Hội đồng của Ðảng Cộng hòa 1973-1974, được ở trong tham mưu của TT Nixon. Nixon xem gia đình Bushes như là những thiên tài giúp đỡ tham mưu cho ông, 1976 được sự tín nhiệm giữ chức trưởng ngành CIA, Bush-Cha hy vọng được làm Phó cho TT Ford trong nội các dù không được dân bầu. Nhưng Tôi vẩn nghĩ rằng: Bush-Cha là cố-vấn trong bóng tối cho Nixon 1969 về chính sách vì ông mới thực sự là người nắm giữ chính sách ngay sau khi Harriman rời khỏi chính trường 1969. 

Khi TT Nixon từ chức, Chủ tịch Quốc hội Gerald Ford lên làm Tổng thống, theo Tu chánh án 25th [The Twenty-fifth Amendment] TT Ford phải chờ Lưỡng viện của Quốc hội chấp nhận theo phổ thông đầu phiếu. Riêng Ông Dean Burch, cố vấn Tổng thống Ford đề nghị: “Cá nhân tôi chọn George H.W Bush [Bush-Cha]” và Richard A Moore, một thành viên tham mưu toà nhà trắng: “Cha và ông của Bush-Cha, cả hai đều được mọi người kính nể và là chủ của nhửng nhà Bank lớn ở New-York. Nhưng không may thay, Bush-Cha đã bị thua phiếu của Nelson Rockefeller 68/101, TT Ford rất lấy làm tiếc, vì hai người cùng là bạn thân, Ford mời Bush-Cha vào phòng bầu dục hàn huyên nhưng tiếc thay không còn ghế nào cho Bush.

Nhưng không sao vì nắm chính sách, biết được thế chiến lược toàn cầu nên Bush-Cha cần qua Bắc kinh ngay để thương thảo về việc bỏ vốn làm ăn của Tư bản Mỹ. Như thay thế nhiệm vụ của Kissinger còn đang dang-dở và vô số đường lối ngoại giao của hai nước chưa được sáng tỏ cho lắm, Bush-Cha cần kiểm điểm cho đúng lộ trình. Harriman dù xa lìa chính trường nhưng luôn luôn bám-víu, theo-dõi kế hoạch Eurasian, ông tin tưởng tài ba của Bush-Cha, đặc biệt là về phương diện tình báo và phản tình báo; là một cố vấn thật tốt cho Bushes. Sự thiên tài độc đáo về tình báo chuyên trách của dòng họ Bush làm cho Harriman yên tâm, Bush-Cha sẽ đánh bại Cộng sản không khó lắm; Harriman cũng nhấn mạnh cho người kế vị của thế hệ sau biết rằng: “Phải tuyệt đối quan tâm và theo dõi sát nút về vấn đề ngoại giao, nhứt là với Trung quốc. Dù sao cũng phải rút kinh nghiệm như Harriman, con người tuy quyền hạn bao la nhưng người dân không biết đến, còn Tướng nổi tiếng Eisenhower thì làm sao họ không bầu cho ông. Harriman hai lần ra ứng cử Tổng thống đều thất bại (1952 và 1956) Con đường tốt nhứt nên dựa vào liên danh nào mà người cầm đầu phải là nổi tiếng mà người dân sẽ bầu như trường hợp tài tử Ciné hay Tướng tài [Eisenhower, Reagan…] Bằng giá nào cho kịp nếu phải làm Phó trước để lấy đà vào năm 1980 là thuận lợi nhứt theo lời Tổ-sư cố vấn W.A.Harriman, cuối cùng Bush-Cha chịu làm phó cho Liên danh Reagan, nhưng mà là phó với quyền hạn bao la.

Vì là một bài quá dài nhưng lại chỉ dành riêng cho đọc giả phải thích thú trước khi vào nội dung của siêu chiến lược Eurasia. Người viết phải sơ-lược phần đầu và chút ít phần cuối trước khi đi vào chi tiết: Nhãn tiền phần cuối 2020 Ấn độ được Hoa Kỳ nâng lên cường quốc số-2 thế vào vị trí TQ?

Ngoại trưởng Mỹ cam kết trở lại Châu Á, Bà Hillary Clinton vừa có bài viết dài khẳng định cam kết của Washington với Châu Á Thái Bình Dương. Trong bài viết mang tựa đề "Thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ", bà ngoại trưởng nói Châu Á Thái Bình Dương trải dài Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với gần một nửa dân số trên thế giới đã trở thành "động lực chính của chính trị toàn cầu." Bà nhấn mạnh: “Châu-Á TBD có ý nghĩa quan trọng đối với Hoa Kỳ và thế giới”.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ nhận định: "Vào lúc khu vực này đang xây dựng những cơ cấu kinh tế và an ninh chín chắn hơn để thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng, cam kết của Hoa Kỳ tại đây là hết sức cần thiết. "Nó [cam kết của Hoa Kỳ] giúp xây dựng cơ cấu đó và giúp Hoa Kỳ giữ vai trò lãnh đạo trong nhiều năm trong thế kỷ này, cũng giống như cam kết hậu Thế Chiến II của chúng ta đối với việc xây dựng các quan hệ và hệ thống định chế xuyên Đại Tây Dương mang tính chiến lược và lâu dài đã mang lại kết quả lớn hơn nhiều so với đầu tư ban đầu và vẫn tiếp tục như vậy."

Bà Clinton nói việc đảm bảo hòa bình và an ninh tại Châu Á Thái Bình Dương ngày càng có ý nghĩa quan trọng cho tiến bộ toàn cầu cho dù đó là chuyện bảo vệ quyền tự do lưu thông ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), ngăn chặn cố gắng phổ biến vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên hay đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động quân sự của những nước lớn trong khu vực. "Chúng tôi là cường quốc duy nhất với mạng lưới liên minh mạnh mẽ trong khu vực nhưng không có tham vọng lãnh thổ trong khi có lịch sử phụng sự lợi ích chung," Điều nầy lập lại “Phải có NATO (Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương “ thì mới đánh bại LX tan ra từng mãnh, ngày nay đang thành lập một khối mới “Liên Phòng Đông Á TBD” có thêm Ấn-độ, Úc, Tân Tây Lan.

Bà Clinton tiếp: Hoa Kỳ hiện có hiệp ước liên minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines và Thái Lan. Riêng tại Nhật Bản và Hàn Quốc đã có 50.000 quân nhân Hoa Kỳ hiện diện và Nhật Bản đã bỏ ra năm tỷ đô la để đảm bảo binh lính Hoa Kỳ tiếp tục có mặt ở nước này.

Bà Clinton nói bản thân bà đã chọn Châu Á là nơi đầu tiên tới thăm trong vai trò ngoại trưởng còn Tổng thống Barack Obama vào tháng 11 năm nay sẽ trở thành tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên tham dự Diễn đàn Đông Á diễn ra tại Indonesia.

Vấn đề nhân quyền TQ phải tuân thủ vì là một thành viên LHQ, đó cũng là lý do Hoa Kỳ hy sinh VN và THQG để lấy cái ghế LHQ cho TQ.

Ý Bà muốn nhắc lại TQ phải bắt chước theo Mỹ vận-dụng áp lực chính trị để cho miền Bắc thống nhứt miền Nam bằng 72 giờ chuyển tiếp 3 tổng thống và kết thúc bằng một công điện sau cùng chấm dứt chế độ bằng “ĐUỔI MỸ”, và ngược lại TQ phải dùng áp lực buộc Bắc Hàn phải mời Nam Hàn thống nhứt vì có 50.000 quân Mỹ ở đó như ở Đức vậy. Nhắc lại ngày xưa Hoa Kỳ đả dùng nguyên Phi-đội CAT mà cưỡng bức Tưởng Giới Thạch và phe nhóm ra đảo Đài-Loan, cho Mao thống nhứt lục địa với trách vụ chia hai Triều Tiên rồi Việt Nam…

Nhắc tới Trung Quốc, ngoại trưởng Hoa Kỳ nói cả hai nước sẽ được lợi hơn nhiều từ hợp tác thay vì đối đầu. "Sự thật là một nước Hoa Kỳ hùng mạnh tốt cho Trung Quốc và một nước Trung Quốc hùng mạnh tốt cho Hoa Kỳ." Bà Clinton nói Hoa Kỳ khuyến khích Trung Quốc tích cực tham gia vào giải quyết các vấn đề toàn cầu và cùng lúc tăng tính minh bạch trong các hoạt động quân sự để không có sự hiểu nhầm giữa quân đội Hoa Kỳ và Trung Quốc. Vị ngoại trưởng cũng nhắc tới những lo ngại của Washington về tình trạng nhân quyền ở đất nước đông dân nhất thế giới. Trên thực tế, nhìn vào bản đồ TQ như bị bao vây cô lập còn gắt-gao hơn LX ngày xưa và TQ chỉ có duy nhứt một con đường chọn lựa là vâng lời Mỹ để tồn tại "Chúng tôi đã nêu rất rõ, cả công khai và trong các cuộc gặp kín, những lo ngại sâu sắc của chúng tôi về nhân quyền. "Chúng tôi đã nói rõ ...với Việt Nam rằng tham vọng phát triển quan hệ chiến lược đòi hỏi họ phải có những bước đi nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người và thúc đẩy tự do chính trị. "Có nghĩa TQ và Việt Nam phải có một lá cờ mới như Liên Xô xuất phát từ ý dân qua Quốc Hội phán quyết. Một hiện tượng lạ như chúng ta đang thấy, một đệ tử ruột của TQ đã âm thầm đi chung với Ấn-Độ do Mỹ bật đèn Xanh.

Hillary Clinton tiếp: "...Chúng tôi đã giải thích cho các đồng nghiệp Trung Quốc rằng sự tôn trọng đúng mực luật lệ quốc tế và một hệ thống chính trị cởi mở hơn sẽ tạo cơ sở để Trung Quốc phát triển và ổn định hơn nhiều - đồng thời tăng niềm tin cho các đối tác của Trung Quốc.

"Nếu không Trung Quốc đã tự hạn chế sự phát triển của chính họ một cách không cần thiết."

Bà Clinton nói sức mạnh các giá trị Hoa Kỳ còn quan trọng hơn cả sức mạnh quân sự và kinh tế.

Bà nói trong khi họ thắt chặt thêm quan hệ với các nước mà Washington có khác biệt về hệ giá trị, người Mỹ luôn thúc giục các nước này thúc đẩy cải cách để cải thiện hệ thống quản trị, bảo vệ nhân quyền và tăng cường tự do chính trị.

Vị ngoại trưởng cũng đưa Việt Nam ra làm ví dụ.

"Chúng tôi đã nói rõ ...với Việt Nam rằng tham vọng phát triển quan hệ chiến lược đòi hỏi họ phải có những bước đi nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người và thúc đẩy tự do chính trị." Có nghĩa phải tuần tự sửa đổi thế chế theo đúng thời điểm decent interval của Mỹ qua diển tiến hoà bình không cần thiết phải “tắm máu”.

"...Chúng tôi không thể và không định áp đặt hệ thống của chúng tôi lên các nước khác, nhưng chúng tôi tin rằng một số giá trị có tính phổ quát và người dân của mọi quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Châu Á, đều coi trọng - chúng [Những giá trị này] là những giá trị của những nước thịnh vượng, hòa bình và ổn định".

"Suy cho cùng chính người Châu Á sẽ tự theo đuổi những quyền và hoài bão của họ giống như chúng tôi thấy người dân đã làm ở khắp nơi trên thế giới."

Ám chỉ Hoa Kỳ 'Lãnh đạo toàn cầu'


Bà Clinton nói có nhiều người hoài nghi sức bền của Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo thế giới và bà nói những hoài nghi này không có gì mới. Bà Clinton nói Hoa Kỳ vẫn có nhiều cái nhất trên thế giới trong đó có quân đội mạnh nhất.

"Khi Cuộc chiến Việt Nam kết thúc, có vô vàn các nhà bình luận toàn cầu đưa ra ý tưởng rằng Hoa Kỳ đang rút lui và đây là đề tài cứ vài thập niên lại được lặp lại. Chả lẽ nói ra đây là một chiến thắng thầm lặng cho thế giới nguyền rủa, trong khi nó chính là cuộc chiến bẩn thĩu, nhưng mục tiêu chính là Mỹ có rất nhiều lợi nhuận trong cuộc chiến đó, cái nhứt nhứt là Hoa Kỳ Siêu Cường Số-1 đứng vị trí cao chót vót không nước nào vói tới

"Nhưng bất cứ khi nào Hoa Kỳ gặp trở ngại, chúng tôi đều có thể vượt qua nhờ tái sáng tạo và đổi mới. "Khả năng trở lại “roll-back” với tư cách mạnh hơn của chúng tôi là chưa từng có trong lịch sử hiện đại, vì nó nằm trong sách lược toàn cầu Eurasia tới phiên “Ấn Độ sẽ nắn gân TQ” nếu khôn ngoan đừng đụng chạm tuyến lửa đầu tiên VN và Phi Luật Tân. Nếu có đụng thì chỉ một thời gian thật ngắn để Hoa Kỳ nhân cơ hội thử một loại vũ khí mới như vừa rồi tại Trung Đông.

"Nó bắt nguồn từ mô hình dân chủ tự do và doanh nghiệp tư do của chúng ta, mô hình hiện vẫn là phương tiện mạnh mẽ nhất sản sinh ra sự thịnh vượng và tiến bộ mà loài người từng biết tới." Vị ngoại trưởng nhắc lại cho thế giới thấy Hoa Kỳ vẫn có nền kinh tế mạnh nhất thế giới, quân đội có vị trí số một, hiệu suất lao động của người Mỹ cao nhất thế giới và các trường đại học của Hoa Kỳ nổi tiếng khắp thế giới. "Bởi vậy không thể nghi ngờ chuyện Hoa Kỳ có khả năng giữ vững và đảm bảo sự lãnh đạo toàn cầu trong thế kỷ này như chúng ta đã đạt được trong thế kỷ trước," Sự trì trệ cũng như suy thoái kinh tế toàn cầu là do Hoa Kỳ cần có theo chu kỳ phải có … thế thôi.

Bà Clinton khuyến khích vai trò của Ấn Độ

Ấn Độ sẽ làm trụ cột châu Á? Ngoại trưởng SM Krishna đón bà Clinton ở Dehli hôm 19/7/2011. Trước khi tới Bali họp ASEAN về an ninh vùng tuần này, Ngoại trưởng Hillary Clinton khuyến khích Ấn Độ nhận trách nhiệm "lãnh đạo chính trị" và có vai trò mạnh mẽ hơn ở châu Á - Thái Bình Dương. Hiện đang ở thăm Ấn Độ, bà Clinton đã đọc bài diễn văn tại thành phố Chennai, nói rằng nước chủ nhà cần tăng sức mạnh chính trị cho xứng đáng với phát triển kinh tế. Hoa Kỳ đưa ra quan điểm rằng mối quan hệ Mỹ - Ấn sẽ tạo dựng đối tác cho thế kỷ 21 ở khu vực.

Theo lời bà Hillary Clinton, "đây không phải là thời gian để bất cứ quốc gia nào có cái nhìn hướng nội, bỏ qua tầm nhìn ra bên ngoài. Đây là thời gian để nắm bắt các cơ hội của thế kỷ 21 và dẫn dắt nó."

Các quan chức Hoa Kỳ nói diễn văn của bà Clinton một lần nữa xác tín viễn kiến về quan hệ của Washington với Dehli để thay đổi diện mạo châu Á.

Ủng hộ Ấn Độ hết mình
Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Barack Obama đã thăm Ấn Độ và công khai ủng hộ Dehli có một ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Ông Obama cũng nói Hoa Kỳ muốn thấy Ấn Độ, nền dân chủ đông dân nhất thế giới trở thành đối tác rõ rệt hơn để cùng giải quyết các vấn đề toàn cầu. Nay, bà Clinton nêu ra một loạt các lĩnh vực hai bên đang hợp tác, từ công nghệ năng lượng sạch đến lo ngại về chương trình nguyên tử của Iran. Có những vấn đề quan trọng mà chúng ta chưa cùng đồng ý, hoặc bất đồng riêng với nhau, nhưng chúng ta đều có các lĩnh vực chung quyền lợi.

Bà Clinton nói về tam giác Mỹ - Ấn - Trung


Hồi năm 2008, hai nước đã ký hiệp ước về năng lượng nguyên tử dùng cho mục tiêu dân sự nhưng các công ty Mỹ vẫn chưa triển khai được dự án hợp tác với Ấn Độ.

Về địa chính trị, bà Clinton nay nhấn mạnh đến tính tương đồng Mỹ - Ấn trong việc phối hợp vai trò dẫn dắt châu Á và nêu cao các giá trị chung từ an ninh biển, dân chủ đến nhân quyền trong thời điểm Washington đang va chạm với Trung Quốc, theo bản tin của Reuters 20/7/2011.


"Vì Ấn Độ chia sẻ các giá trị và quyền lợi đó, nên hoạt động mở rộng hợp tác với chúng ta [Hoa Kỳ] sẽ chỉ có lợi cho cả hai," 'Quyền lợi'. Nhưng bà Clinton cũng nói cả New Delhi và Washington sẽ vẫn phải có "quan hệ mạnh, mang tính xây dựng với Trung Quốc".
Ngoại trưởng Mỹ cũng thừa nhận: "Đây không phải là điều dễ dàng. Có những vấn đề quan trọng mà chúng ta chưa cùng đồng ý, hoặc bất đồng riêng với nhau, nhưng chúng ta đều có các lĩnh vực chung quyền lợi". Bà tin rằng cả Ấn Độ, Trung Quốc và Hoa Kỳ "đều phải phối hợp các nỗ lực".

Bà Clinton bắt đầu chuyến thăm ba ngày đến Ấn Độ bằng cuộc gặp với lãnh đạo nước chủ nhà ở Dehli hôm thứ Hai. Hai bên đã hội đàm cả về chương trình hạt nhân của Ấn Độ, và tình hình Pakistan, Afghanistan. Theo phóng viên Suvojit Bagchi của BBC News từ Delhi thì Ngoại trưởng Krishna tỏ ý lo ngại với bà Clinton về kế hoạch Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan. Ông nêu lý do chính quyền Karzai sẽ không đủ sức tự vệ trước phe Taliban, và nguy cơ hỗn loạn tại đây có thể lan rộng.

Ngoại trưởng Mỹ sau đó đến Madras (Chennai), nơi có đầu tư nhiều của Mỹ và thăm nhà máy xe hơi của hãng Ford. Ấn Độ hiện là bạn hàng thứ 12 thế giới của Hoa Kỳ với trao đổi thương mại hai bên đạt gần 50 tỷ USD năm ngoái. Hoa Kỳ muốn Ấn Độ vươn lên vị trí một trong 10 nước là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.

·  Mặt trái cuộc chiến VN 

Nguồn gốc, hệ quả cuộc chiến: Căn cứ theo trang 3/7http://www.answers.com/topic/w-averell-harriman: “Aid to Russia 1941-46” bởi chiến lược gia, George F Kennan, sáng lập chương trình chiến tranh lạnh (Cold War) chia hai quốc gia Đức, Triều-Tiên và VN, rồi tuần tự sẽ thống nhứt sau, đặt biệt VN vì không có quân đội Mỹ ở lại nên theo lộ đồ đúng 50 năm sau (1945-1995) sẽ thống nhứt theo dưới sự bảo trợ gián-tiếp của Mỹ, như trong ống kính của George Kennan là 1995 bằng sự chính thức công nhận trên công hàm ngoại giao; còn hai nước Đức và Triều Tiên theo yêu cầu tình thế vì trọng điểm Eurasian Great Game là phải chia Liên Xô và Trung Quốc ra nhiều tiểu quốc với cái dù “Tối huệ quốc” [Freedom-Support Act] dĩ nhiên mực sống của người dân trong những nước Cộng Hoà mới nầy sẽ cao hơn người dân tại Moscova và Bắc Kinh).

Khi mà Thượng nghị-sĩ Dân-chủ, Idaho Frank F.Church và Thượng nghị-sỉ, Kentucky, Cộng-hoà, John Sherman Cooper, hai ông quyết định tu-chánh án bằng danh xưng của hai ông “Cooper-Church”-1970 ra lệnh cúp mọi chi tiêu về quân sự trên toàn vùng Ðông Nam Á, có nghĩa sẽ mớm những lời lập-lờ ẩn-ý để Kissinger cho Trung Quốc chiếm Hoàng-Sa sau khi Hoa kỳ rút khỏi nơi đây. Lúc nầy Chiến lược gia Harriman lại cho ra đời cuốn sách “Hoa kỳ và Liên Xô cùng thay đổi cục diện thế giới” [America and Russia in a Changing World 1971] có nghĩa nhường ảnh các nước ÐNA cho Liên-Xô (Theo sự nhận xét của cá nhân tôi, chính trị nói một đường nhưng làm thì trái ngược vì 1972 Nixon qua gặp Mao sẽ hứa giúp Trung Quốc về khoa học kỹ thuật để trở thành cường quốc số 2, chiếm ngôi vị của Liên Xô đương-đại).

Thấy Hoa-kỳ lùi bước về Honolulu, sau khi cưỡng chiếm Hoàng-Sa, nhóm trẻ Trung quốc lấy đà chiếm các đảo san-hô (Mischief Reef) của Phi Luật Tân và quần đảo Trường-sa (Spratlys) nhưng Phi Luật Tân vì yếu thế nên cứ la hoảng bằng hình thức ngoại giao. Tổng thống Fidel Ramos: “Tôi sẽ dùng những biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền!” Thế là Mỹ bán cho Phi Luật Tân khoảng 2 tỷ dollars chiến cụ để tự vệ trong khi đó Hoa kỳ được “save money” về chi tiêu, nhờ CIA tạo cảnh rời bỏ hai căn cứ Hải và Không, Clark field và Subic 1992 với lý-do dân Phi biểu tình đuổi Mỹ! cũng như Tổng Thống Minh chỉ nắm quyền trong 72 giờ, vừa đủ để đuổi Mỹ để bàn giao.

Thấy những sự việc khó hiểu về chính sách Mỹ, báo chí có đặt câu hỏi với Ðô-đốc Richard Macke, Tư lệnh Thái bình dương về các biến cố như kể trên, Macke trả lời: “Chúng tôi không ngạc nhiên gì về dữ kiện biến-cố đó đả xảy ra!” Báo chí không hài lòng câu trả lời nầy, nên một tuần sau, họ hỏi Ðô đốc William Owens, Phó Tham mưu trưởng Liên quân một lần nữa và được trả lời: “Hiện đang có quá nhiều biến cố xảy ra tại quần-đảo Trường sa do nhiều nước dính líu tới, nhưng chúng tôi là quân nhân nên không dính líu gì về chính sách, tuy nhiên chúng tôi cũng chia bớt những tin tức tình báo mà chúng tôi biết được cho đồng minh của chúng tôi!” Tuy Hạm đội 7 của Hoa kỳ không có mặt ở biển Ðông nhưng chiến hạm Mỹ với cái gọi là “tìm phi-công Mỹ mất tích” dưới lòng Vịnh Bắc Việt và biển Ðông vẩn tiếp tục đi đi lại lại, đôi khi ghé vào thăm viếng VN và dĩ nhiên phải xuyên qua duyên hải VN cũng thuận theo công pháp quốc tế về biển.

Ðịnh mệnh của VNCH nằm trong tu chánh án “Case-Church": Ngày 29/6/1973, lại cũng do Thượng nghị sĩ Frank F Church, Dân chủ, Idaho và Thượng nghị sĩ, Công-hòa, New-Jersey Clifford P.Case, lại một lần nữa nhập tên hai ông nầy thành tu chánh án “Case-Church,” ra lệnh nghiêm-cấm mọi hoạt động quân sự của quân đội Mỹ tại Lào, Cambodia, và Việt Nam. Có nghĩa lực lượng Hoa kỳ không còn ở lại Ðông Nam Á. Thế là 700 triệu tấn vũ-khí mới-tinh của Liên Xô trả bằng tín-dụng dollar Mỹ cho giai cấp thợ-thuyền Liên-Xô trong thế “bênh kẻ mạnh”, đem vào Hà Nội cho chiến dịch Hồ Chí Minh và chiếm Cambodia sau nầy. Kết thúc Màn-2 giai-đoạn-2 để qua Màn-3 là Trung-Ðông! có nghĩa bức chắn ngang Âu-Á. Nhưng trọng điểm của vở bi kịch Eurasian lại nhấn mạnh ở hậu quả từ Màn-2, giai đoạn-2 do vệ tinh gián điệp [American spy satellite program] đã khám phá các nguồn tài nguyên dưới thềm lục địa sau thế chiến-2, gây hệ quả: phải giải nhiệm Tướng Mac Arthur, Trung Hoa Quốc gia buộc phải nhường ghế LHQ cho Trung quốc, giải thể VNCH tại vùng sẽ tranh chấp, sau khi khoan thử vài mũi khoan kiểm chứng có dầu khí tại đây, rồi đóng nút lại chờ phân giải trên bàn mổ LHQ vào đầu thế kỷ 21: Thềm lục địa có trữ lượng dầu khí nầy sẽ đem ra bàn luận tại LHQ vì có nhửng văn bản thành văn và những, chưa thành văn cần tái xác định điều chỉnh lại bằng công pháp quốc tế nhẹ nhàng không cần phải dao to búa lớn!

“Hoa-kỳ muốn bảo đảm rằng các nước có thể có lợi ích trong đó nên hiểu, vùng biển Ðông có những luật lệ thành văn (điều khoảng trong HÐ Genève-1954) và bất thành văn (Hoa kỳ bằng mọi giá phải đưa TQ vào cộng đồng quốc tế để dự phần bảo vệ trật tự thế giới) không ai được quyền ra đó “Xí-được” rồi đấm ngực ầm ầm và tuyên bố Tôi có quyền khai thác mỏ dầu ngay tại chổ nầy!” Hoa kỳ sẽ không quay lưng và cũng đúng vào lúc phải trở lại (overhauling the damage control and roll-back 2010-2020) theo đúng trên trục tiến đồ để giữ lời cam kết với đồng minh của mình, chủ yếu là Việt Nam phải có sự bảo đảm được an toàn cho các công ty khai thác, nếu không thì VN chưa có thể là quốc gia có dầu khí chính thức trong vùng! Vì thế Hoa-kỳ sẽ trang bị tối tân hóa hải quân cho VN để tiếp-tục keo sơn hiệp ước Việt-Phi tháng bảy, 1995 cũng chỉ là để bảo vệ chủ quyền lảnh hải của hai nước nhưng chủ yếu vẩn là quyền lợi Mỹ.


Trong thời gian nầy thỉnh thoảng chiến hạm Mỹ tới thăm VN, Ðô-đốc Timothy Keating, Tổng tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái bình dương lại qua thăm VN một lần nữa ngay sau khi Bắc-Kinh công bố sắc lệnh thành lập thành phố Tam-sa bao gồm Hoàng-sa và Trường-sa. Trung Quốc âm thầm xây dựng căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại thành phố Sanya cực nam đảo Hải-Nam để chuẩn bị khai triển lực lượng tàu ngầm nguyên tử có khả năng chơi trò đuổi bắt và săn tìm với hạm đội tàu ngầm của Hoa kỳ trên biển cả bao gồm Thái Bình Dương, Ấn Ðộ dương và cả Ðại Tây dương khi cần hộ tống các tàu dầu Trung Quốc chạy qua kênh đào Suez. 

Ðể chuẩn bị cho Tổng thống thứ 44 của Hoa kỳ sẽ tái xác định chính sách “tái can dự” của Hoa kỳ ở Á châu và đặc biệt ÐNÁ- TBD. Chính sách chiến lược Eurasian là mục đích chính “bảo vệ VN” trong giai đoạn trở lại [“roll back.”] Tháng Sáu, 2008, TT Bush có mời TT Dũng và TT Phi xác nhận chủ quyền của hai nước, đồng thời khuyên hai nước hợp tác quân sự để bảo vệ lãnh hải của mình, dĩ nhiên Hoa Kỳ sẽ tìm cách bán vũ khí sau, và sẽ có Hiệp ước hợp tác quân sự Việt Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ 44 . Biết cái thế yếu kém của VN, Hoa kỳ đã từ lâu im lặng trước các động thái khiêu khích của Trung Quốc và âm thầm chuẩn bị đánh những đòn trả lại, Hoa kỳ tìm cách thuyết phục VN về mối nguy hiểm đã kinh qua do Trung Quốc, và hình như đã thành công phần nào. Kết quả Hoa kỳ cam kết ủng hộ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lảnh thổ VN. Dĩ nhiên phản tình báo CIA sẽ lập lại qua con bài chống tham nhũng để loại ra các phần tử thân Trung Quốc bằng tam-trùng Nguyễn Chí Vịnh, và thế vào đó thành phàn thân Hoa kỳ, cấu trúc guồng máy lảnh đạo quân đội để sẵn sàng tối tân hóa hỏa lực, và sau nầy thành lập nội các có 8/10 sẽ đào luyện tại Mỹ và do đồng bào ruột thịt sẽ tự nguyện đem chất xám về phục vụ dân tộc, với 10.000 tiến sĩ gương mẫu đào tạo tại Hoa-kỳ. Ðiều nầy người viết chắc chắn sẽ xảy ra 100%, còn những người Việt hải ngoại mang máu hận thù sẽ không thấy có tắm máu trở lại mà Hoa Kỳ có trách nhiệm sẽ giải quyết êm đẹp, khi nhóm người nầy nằm yên dưới ba tất đất không thể đội mồ mà lội ngược dòng lịch sử.

Năm 1947 biến hóa OSS thành CIA, Harriman và Prescott đã chuẩn bị đem chiến tranh từ Âu Châu qua Á Châu, đồng thời ngay thập niên 60, khi vệ-tinh gián điệp đã phát hiện mỏ dầu dưới thềm lục địa của VN, và đả khoan thử chắc có rồi mới đóng lại để chờ đến ngày hôm nay (Tổng thống 44) TQ nên hiểu rằng Con Ó làm tổ thì nơi đó chỉ nở ra Ó-Con, chớ không thể Le-le hay Vịt trời nở ra nơi đó! Hoa kỳ phải cách chức vị Tướng tài Mac Arthur để đưa Trung Quốc vào trò chơi pháp lý; Còn đối với Hoa kỳ nơi nào có thể làm ăn hợp pháp mới dám bỏ vốn làm ăn, bất chấp sự bất bình của Trung Quốc là một quốc gia đang lớn mạnh và có khả năng làm khó Hoa-kỳ thì Hoa kỳ cũng sẽ làm khó lại. Trung quốc đừng quên rằng 1949 CIA đã hoàn thành cưỡng bức di tản Thống chế Trưởng Giới Thạch qua đảo Ðài-Loan và 1959 đả bí mật giúp bảo-vệ Ðức Ðạt Lại Lama và vận tải cơ C-130A do Ðại-tá Harry Aderbolt, chuyên viên nhà nghề về hành quân thâm nhập vẫn thường xuyên tiếp tế cho du kích của ngài, Trung Quốc khôn ngoan nên ôn hoà với Mỹ vì nội bộ mới là cái cơ nguy cho Trung Quốc mà CIA đã quậy nát bấy rồi, và hơn nữa TQ bề ngoài xem như mạnh nhưng thật sự rất còn yếu kém nhiều phương diện. Gương trước mắt, Liên Xô là một nước CS chuyên chế mà Hoa kỳ còn làm sụp đổ từng mảnh, Hoa kỳ xem Liên Xô cứng và gai gốc như vỏ trái Soài Riêng, còn Trung Quốc như những múi thơm hay thúi gì đó tùy sự khôn ngoan của đối tượng biết cư xử thế nào cho phải đạo.

Ðã đến lúc Hoa kỳ phải tỏ ra bênh vực VN bằng cách “Tái khẳng định sự ủng hộ của chính quyền Mỹ đối với chủ quyền quốc gia, an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của VN” qua một số ngôn từ làm giới quan sát quốc tế đánh đổi ngạc nhiên: Hoa-kỳ và VN phải trao đổi việc mở rộng và tăng cường đối thoại giữa các quan chức cao cấp của hai nước, sẽ ủng hộ việc lập cơ chế đối thoại mới về chính trị, quốc phòng và chính sách nhằm tăng cường sự trao đổi thường xuyên và sâu hơn nữa về các vấn đề chiến lược và an ninh. Ngay vào lúc nầy, về phía VN, bị dồn vào chân tường, VN khó chọn thái độ đẩy đưa đu-dây như trước mà phải dứt khoát, mạnh mẽ làm bất cứ những gì cần thiết để chứng tỏ chủ quyền lãnh thổ của mình. Theo trong tầm ống kính của Skull and Bones [Harriman] cho biết rằng: “nếu việc tranh chấp chủ quyền trên biển được đưa ra quốc tế thì VN có nhiều điều kiện để thắng” Vì thế cho nên Hoa kỳ chường mặt bằng ExxonMobil không thể đơn giản rút lui như công ty người Anh BP đã phải chùn bước năm vừa qua, mặc dù áp lực của TQ không làm cho Công-ty ExxonMobil ngưng tiến hành các cuộc thảo luận với Petro-VN. 

Về chuẩn bị dư luận thế giới là môn tuyệt chiêu của thủ lãnh Skull and Bones [Harrimen, Bushes] lại lấy trung tâm văn hóa thế giới là Thủ đô Paris qua nguồn tài trợ Ngân hàng Thụy-Sỉ như: nữ tiến sĩ Monique Chemillier Gendreau, giáo sư Luật và Khoa học Chính trị đại-học Paris, vì lương tâm khách quan, vì công lý lẽ phải của một luật gia tầm cỡ quốc tế. Giáo sư Monique đả bỏ ra nhiều năm tận tụy sưu khảo và viết bộ sử tựa đề “La Souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys” L’Harmattan, Paris 1996, 306 pp (Chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) trong đó gần nhứt là Hiệp định Genève 1954 có các Ðại-sứ cường quốc như Liên Xô và Chu An Lai công nhận bằng chử ký, miền Nam VN có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước khi nhường ghế cho T.Thống thứ 44, George Bush ghé Tổng thư ký khối ASEAN ở Thai Lan tái xác định chính sách “can-dự” của Hoa kỳ ở Á-châu và đặc-biệt ở ÐNA, TBD. Nói tóm lại Bush tuyên bố thẳng thừng là bảo vệ VN để giữ nguồn dầu khí nơi đây không thể rơi vào tay Trung Quốc và sau đó VN sẽ thể hiện đường lối cứng rắn với TQ để đi theo Mỹ đúng như ý đồ cũa Harriman qua chiến lược gia George F Kennan trong thế chiến lược Eurasian 1920-2020.

“Làm gì có sự lạ trên đời khi Con Ó làm ổ, đẻ trứng nơi đó mà lại nở ra con Le-Le Vịt trời” Trung quốc cũng thừa hiểu khi đụng độ với VN và Phi Luật Tân thì có các nước khác nhảy vào như Nhựt, Thái-lan, Ðài-Loan, Mả-Lai, Borneo… Trung quốc không muốn rằng mình trở nên con Heo-rừng bị một bầy chó săn tấn công mọi mặt, đến khi kiệt sức, thì người thợ Chú Sam dứt nộc. Dĩ nhiên Trung quốc không dại gì phải… hơn nữa dù là “Di tản chiến-lược”[theo lộ-đồ Eurasian] về Hawai 1970 ngay sau khi Quốc hội Hoa kỳ ban ra Tu chánh án “Cooper-Church,” nhưng Hoa kỳ ngầm ý để cho Nhựt thay mặt bảo quản an ninh vùng Thái bình dương sau khi Mỹ di tản chiến lược. Ngoài ra từ thập niên 1970, Nhật bản được Mỹ bật đèn xanh bung ra viện trợ cho các nước trên thế giới, đứng vào hàng đầu là ưu tiên cho VN, qua viện trợ để các nước tiêu dùng hàng hóa Nhựt, đồng thời gây ảnh hưởng để mở rộng thị trường. Mỹ và Nhựt sáng lập Ngân hàng phát triển Á-châu ADA để tận tình giúp đỡ VN, cũng như Hoa kỳ lờ luôn cho Việt kiều tuôn về hàng tỷ dollar theo như lộ-đồ chiến lược Eurasian. Hoa kỳ bàn giao lại cho Nhựt những tin tức tình báo gài bẩy sự khao khát dầu khí của TQ qua 1974 cưởng chiếm Hoàng Sa của VNCH, đánh chiếm một số đảo Trường Sa năm 1982, trên biên giới trận đánh cưỡng chiếm đất đai Thanh-Thủy, Lão-Sơn 1984. Thấy TQ với âm mưu Ðại-Hán và chiến lược Hải Dương, Nhựt Bản thay mặt Hoa kỳ đã công bố một bạch thư về “An ninh quốc phòng Nhựt Bản về Á-châu” cho Việt Nam: 1988 hải quân TQ chủ trương chiếm các đảo San-hô của Phi và Trường-Sa và 2008 trong mùa bầu cử tổng thống, hải quân TQ sẽ tiến xuống Trường Sa, đánh bật Mỹ ra khỏi biển Ðông, cô lập vùng biển của Phi Luật Tân và VN. Nhưng Bushes rất bình tỉnh sẽ có một tổng thống da màu biểu tượng 1000 lần dân chủ, sẽ cứng rắn bằng những lời đanh thép với TQ.

Hoa-kỳ muốn Nhựt trở nên một nước hùng mạnh tại Á-châu! Nhưng phải có nanh-vuốt quân sự, thông thường “Ai buộc, người đó gỡ”: Ngày 14/8/1945, Nhựt đầu hàng sau khi lãnh hai trái bom nguyên-tử ở Hiroshima và Nagasaki, Thống tướng Mc Arthur đại diện Ðồng minh, tiếp nhận cuộc đầu hàng của Nhựt trên mẫu hạm Missouri neo ở cảng Tokyo cùng với 11 đại diện các nước Ðồng minh, trong đó có Nga-Sô, Trung-hoa, Canada, Anh, Úc … Tướng Mc Arthur cầm đầu Hội đồng tối cao Ðồng minh quân-quản một nước Nhựt đầu hàng [một Vị Tướng tài ba như vậy mà bị W.A.Harriman áp lực TT Truman phải cách chức, thì chúng ta cũng dể hiểu, Ông Harriman nầy quả là một thế lực ghê-gớm nhứt sau hậu trường nước Mỹ và chính ông nầy là thủ phạm ra lệnh giết chết TT Diệm] Ban Quân pháp Hoa-kỳ được lệnh soạn thảo hiến pháp mới cho Nhựt – Hiến-pháp 1946, có hiệu lực từ 1947 cho đến nay, chưa một lần tu chỉnh. Dù hiến pháp do do Ban Quân pháp của Bộ Tổng Tư Lệnh Mỹ soạn thảo, nước Nhựt trong 60 năm qua vẩn triệt để trung thành và là một trong những nước dân chủ nhứt thế giới.

Vì Trung-Quốc đã vướng vào cái bẫy của Mỹ giăng ra đầu tiên 1/1974 vụ cưởng chiếm Hoàng-sa của miền Nam VN, sau đó quần đảo san-hô và Trường-sa do nhiều nước có chủ quyền nơi đó, nhiều nơi thành-văn còn nơi khác bất thành văn, kể cả đảo Ðiếu-ngư không biết Nhựt hay Trung hoa là chủ quyền; Vì thế Hoa-kỳ phải hy sinh hai nước đồng minh là Trung Hoa Quốc Gia và VNCH để đưa Trung quốc vào trò chơi công pháp quốc tế để yên tâm bỏ vốn khai thác dầu khí đúng theo sự thiết-kế của George Kennan. Trung quốc quá ham dầu hỏa và hơi đốt dưới vùng biển trong hải phận VN, điều nầy quá đúng theo sự dọ thám của vệ-tinh sau thế chiến-2, dầu khí ở thềm lục địa VN dẩn đầu các nước ÐNA. Tổng số dầu khí VN là 1.9 tỷ BOE (1 bbl tương đương 5,300 ft3) Dù rằng Trung quốc có hung hăng công bố bản đồ mới của TQ 2007 với lưỡi-bò từ vùng An-vạn bắc và biển Ðông rộng 5 triệu km2, thêm một thách đố khác đối với Nhựt, Úc mà Úc cũng như Tân Tay Lan đã tự coi thuộc về Á châu và ÐNA. Nhưng Mỹ thì cứ nhởn-nhơ vì biết chắc rằng, ít nhứt cho đến năm 2030, còn như hiện tại kỹ nghệ dầu hỏa TQ chưa có đủ khả năng khai thác dầu khí ở Biển Ðông, nhứt là vùng Trường-Sa và Hoàng-Sa. Nhưng trước 2030 hay trước 2023 kỷ niệm 50 chiến tranh VN thì mọi việc đã dàn-xếp trên bàn họp tại Liên Hiệp Quốc mà chắc chắn Trung quốc sẽ bị thua vì pháp lý, căn cứ những dẩn chứng mà Tôi hiểu được! . 

Hoa-kỳ, ngay sau khi Quốc hội cho ra Tu chánh án “Cooper-Church-1970” bèn nói nhỏ Nhựt cứ việc âm thầm sản xuất chiến cụ để thay mặt Mỹ trông coi an ninh trong vùng, Nhựt sẽ đóng Hàng không mẫu hạm và các giàn hỏa tiễn tầm xa; ai cấm Nhựt bí mật chế tạo vũ khí nguyên tử, tàu ngầm nguyên tử với đầu đạn nguyên tử? Sức mạnh quân sự của Nhựt vẩn gắn bó với sức mạnh quân sự Hoa-kỳ, nối kết với Úc-Ðại-Lợi, một thử thách ghê gớm khiến TQ phải suy nghĩ hai lần hoặc nhiều lần! Cho đến khi Bắc-Kinh điên khùng ngang nhiên ra tay cho liên quân tập trận ở Trường Sa và ban hành sắc lệnh thành lập thành phố Tam Sa, huyện đảo Tam Sa, thuộc Tỉnh đảo Hải-Nam. Ðây là lúc mà Hoa-kỳ muốn Nhựt trực tiếp đối đầu [cũng là phương thức gây chiến kiểu đàn anh, bắt mấy thằng em nhập trận trước, cho đến khi địch thủ mệt nhòai, là chọt một cái nhẹ địch thủ cũng sẽ ngã quỵ; Trong thế chiến-2, Ðại sứ W.A Harriman tại Liên Xô chỉ ngồi chờ đợi, cho đến khi Hồng quân tiến vào Bá-Linh, lúc đó Trung-úy OSS William Colby mới cho Harriman biết để thả Sư-đoàn Dù vào phỏng tay trên chụp trước các nhà bác học Ðức].

Sự kiện hung-hăng diễn tập quân sự bắn đạn thật của TQ, khiến Nhựt bản phải tái võ trang theo sự gật đầu của Mỹ. Năm 2008 TQ vươn lên đến đỉnh cao thịnh vượng với Thế vận hội Bắc kinh; thực tế, Nhựt Bản chuẩn bị tái võ trang đã từ lâu, nay vì sự hung-hăng của TQ, nên mới công khai hóa. Ðây cũng là một khúc quanh thách đố lớn đối với TQ, chính phủ Nhựt công bố quyết định tháng 9/2007 nầy, Tự vệ quân Nhựt ra đời sau hiến pháp “chủ-hòa” 1947 sẽ trở thành Quân đội chính qui. Sau khi quốc-hội Nhựt thông qua đạo luật mới cho phép Tổng Nha Tự Vệ (The Agency of Self Defense) trở thành Bộ Quốc Phòng; Thế nên Tổng Giám Ðốc Tự Vệ đã trở thành Tân Bộ Trưởng Quốc Phòng. Ðương nhiên là một đồng minh son-sắt nhứt của Mỹ, Nhựt sẽ phát triển sức mạnh quân sự thành một cường quốc quân sự số 1 Á-châu chậm nhứt là năm 2010 với 3 quân chủng Hải, Lục, Không quân cùng bảo-trợ quân sự cho VN để cùng chia sẻ trật tự tại vùng ÐNÁ, Việt Nam sẽ được trang bị sơ khởi bằng tàu ngầm Kilo, các diệt lôi hạm có trang bị hỏa tiễn tối tân liền sau đó và các trực thăng võ trang tuần tra UH-1H cải tiến đậu trực alert trên các tuần dương hạm.

Sự thật huyền thoại HCM 
Để soi sáng những vùng tối của lịch sử, người viết cảm nhận phải đưa ra những sự kiện trung thực về con người và sự nghiệp của Hồ Chí Minh vào khi có quá nhiều thông tin trái ngược nhau về nhân vật lịch sử nấy, không nên mạt sát, không nên đả kích. Đây không phải bài viết tố-cộng, mà là một diễn giải bởi cá nhân người viết, muốn trình bày sự thật về một con người, mà phía Cộng Sản đã cố tình che giấu bằng những huyền thọai, họ coi như là một vị thánh, vị thần, thậm chí còn thở phượng. Nhưng thật ra có ai biết đâu là do một khối óc tinh-ranh thần sầu quỷ khốc, họ có thể làm đảo lộn cả căn thực chất chân-lý kinh dị mà chúng ta có thể chứng kiến nhãn tiền như tại Mỹ: da đen hạ da trắng, vô danh tiểu tốt hạ nổi tiếng trên chính trường, nhà nghèo thắng nhà giàu, tiểu niên TNS thắng thâm niên TNS, chưa ở Bạch Ốc thắng người đã từng ở 8 năm Bạch-Ốc, tiểu bang nhỏ thắng tiểu bang nổi tiếng New-York… nói tóm lại cái Tập-đoàn War Industries Board ghê-gớm nầy muốn làm gì chả được? Tổng thống Bush-Con đã thua Gore, giờ chót “bồ-nhà” Tối Cao Pháp Viện quyết định cho thắng, nghe lén Watergate bị buộc từ chức, nhưng lừa gạt dân Mỹ và Quốc hội tuyên bố gây chiến vì Iraq có vũ khí nguyên tử… nhưng không có, vẫn ngồi trên chiếc ghế quyền lực đến mãn nhiệm kỳ thì làm gì nhau? 

Qua một thời điểm tranh cử ngắn ngũi “chiến-thuật” do chính họ bảo trợ, như vậy thì trong kế hoạch siêu “chiến-lược” toàn cầu, nhóm người nầy muốn Võ Nguyên Giáp hay tướng lãnh Hà Nội dù không học trường lớp nào vẫn nổi tiếng như cồn, chẳng lẽ tất cả đều là thiên tài? Mọi đường lối chính sách thường qua quyết định bởi người thống lãnh thế giới William Averell Harriman (1891-1986) xác quyết cho mục tiêu chiến lược toàn cầu, điển hình như nhân vật Hồ Chí Minh với nhiều huyền thoại trong sự nghiệp bí ẩn đầy gian dối do chính tham mưu chiến lược gia George F Kennan (1904-2005) sáng tạo dựng lên cho chủ đích chính trị trong giai đoạn lấy màu da Vàng làm vật tế thần thay cho người da Trắng, hay nói cách khác đem chiến tranh từ Âu Châu qua Á-Châu bắt đầu từ 1950 …

Nhưng thật sự, sau khi nghiên cứu kỹ, thì HCM cũng chỉ là một con người bình thường, mà là một con người có rất nhiều điều phải nói, một trong những điều phải nói là để lại một di sản rất là tai hại cho dân tộc VN (nhưng không phải do HCM chủ động mà là bị đặt để?) Về một cuốn phim mà tôi cho rằng: “Trình bầy Sự thật HCM đã đến thời điểm phải tuyên bố đâu là sự thật mà người Việt cần phải biết” theo đơn đặt hàng. Để thực hiện cuốn phim này, người ta tìm kiếm, góp nhặt, thẩm định và ghi chụp tài liệu của nhiều sử gia và nhà nghiên cứu, các nhân chứng sống, và nhất là những tài liệu đã được giải mật từ văn khố của nhiều chính quyền, cũng như cơ quan tình báo các nước đã giữ chặt trong tủ sắt, nay mới chịu khui ra cho thế gian biết vào đúng thời điểm decent interval trên trục lộ đồ phải diển tiến. Ngoài ra còn phải kể đến các cuộc gặp gỡ, phỏng vấn 31 nhân chứng sống tại 15 địa điểm khác nhau, như nhà văn Vũ Thư Hiền, nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng, Vũ Ngự Chiêu, GS Sophia Quinn-Judge, cựu đại tá và nhà báo Bùi Tín, GS Nguyễn Ngọc Bích, GS Lê Hữu Mục, ông Nguyễn Minh Cần, ông Nguyễn Tường Bách, ông Minh Võ, đại sứ Bùi Diễm, nhà báo Oliver Todd và LM Phan Văn Lợi …

Cuốn phim muốn trình bày sự thật về một con người, mà phía ĐCS, nhứt là phía Hà-Nội, tay sai gián tiếp của Mỹ, bằng sự lựa chọn Mafia Lê Đức Thọ. Vì được hưởng lợi khi buộc phải núp dưới bức tường Thép, nên đã cố tình che giấu bằng những huyền thọai, người ta coi như là một vị thánh, vị thần. Hồ Chí Minh lẩn khuất sau những lớp màn che tối tăm hay mờ ảo để cho người ta không nhận diện được ông, cho nên từ đầu chí cuối, tôi thấy từ ngày sanh cho tới ngày chết của cụ Hồ Chí Minh đều dối trá, không thật chỉ vì một lý do chính trị nào đó của thế lực trong bóng tối muốn thế. Vì sự thật OSS cũng như CIA sau nầy không muốn ai hiểu rõ lai lịch của lá bài tẩy đang thế úp như HCM để theo dõi mà chỉ có bọn họ [Permanent Government] độc quyền mà thôi cho mưu đồ chính trị; ngay cái tên đường mòn Hồ Chí Minh, Chiến dịch HCM, thành phố HCM, và nếu Harriman còn sống thì HCM sẽ nằm trong danh sách danh nhân thế giới như Nguyễn Trải qua quỷ tài trợ ngân hàng Thuỵ-Sĩ cũng như đã ban thưởng giải hoà bình Nobel cho Kissinger, còn Lê Đức Thọ không được nhận như lời vàng thước ngọc của Harriman dặn dò Thọ tại Paris Peace Talks: “Phải chiếm miền nam và Cambodia”.

Tôi hết sức tôn trọng, không chỉ trích nặng nề, và cũng không ca tụng cụ Hồ Chí Minh là một hình nộm lịch sử, những gì tôi hiểu được, từ nơi cuốn phim, đó là phim tài liệu. Tôi không thể cả quyết được rằng tất cả đều là sự thật theo nhãn quan của tôi, mà chỉ nói, tôi đang tiến tới sự thật về Hồ Chí Minh theo những chứng cớ thấy rờ được qua những tài liệu đi vào thực tế, như chính HCM cũng thừa nhận cụ là người bình thường như mọi người, dù rằng bị gán ép là học thuyết gia, tác giả … nhưng cụ rất khiêm nhường tự thú cho rằng cụ chỉ là người hành động, mọi người nghe chữ Leninìst, Maoist .. chớ có ai bao giờ nghe Hoist chưa? Ai muốn thần thánh hoá cụ để làm gì?

Di sản Hồ Chí Minh, nội dung tổng quát của phim “Sự Thật về HCM” được trình bày mạch lạc như có chủ đích từ lâu trong 6 lãnh vực: Thân thế, đạo đức, tư tuởng, bản chất, di sản và tội ác của HCM. Trong mỗi lãnh vực, cuốn phim nêu lên những gì đang được rao giảng về HCM ở trong nước và đưa ra những chứng tích lịch sử dưới nhiều hình thức để chứng minh là những gì đang được truyền bá trong nước hầu hết là những điều được thêu dệt lên để thần thánh hóa ông với chủ đích không tốt, là cái dù cho bọn Mafia Lê Đức Thọ và đồng bọn núp dưới mà hưởng thụ cướp bóc đúng nghĩa đảng cướp Mafia.

Có rất nhiều nhà nghiên cứu ngọai quốc về phim đời sống của HCM, về con người của HCM khi họ xin phép để phỏng vấn thì bị từ chối, lý do là nếu họ trả lời, trình bày những sự thật thì CSVN sẽ không cho họ vào VN để mà nghiên cứu nữa. Cho nên phải nói là họ rất là may mắn nhờ CIA giúp đỡ! Phỏng vấn được hai người đó là nhà văn nhà báo Oliver Todd, và GS Sophia Quinn-Judge, là hai nhà nghiên cứu về VN có tăm tiếng quốc tế, và một lần nữa có thể nói đó là cái may mắn nhờ đúng vào thời điểm. Nhưng họ cứ yên tâm, Hoa kỳ sẽ đợi đúng thời điểm 50 sau khi người Lính Mỹ rời khỏi VN (1973-2023) lúc nầy thế hệ dính dấp với chiến tranh đã nằm yên đưới đất thì lúc đó câu nói của Thượng Nghị Sĩ Mc Cain sẽ làm sáng tỏ thêm: Mc Cain bị CS giam cầm hành-hạ đến nỗi hai lần toan tự tử mà không được toại nguyện đã nói, “Les Sud Vietnamiens n’ont jamais cruque le gouvernement en place à Saigon était legitime. Ils savaient que Hồ Chí Minh était un nationaliste qui rechercherait l’unification du pays. En Irak, les elections ont prouvé que les Irakiens croient que leur government est légitime…” sẽ phong phú hoá câu nói để rồi cùng trùng hợp với câu nói của Donald Rumsfeld, tác giả tháng Tư Đen: “Miền Nam bù nhìn Miền bắc yêu nước” Tại vì vở bi-kịch nầy trả lại lời hứa với cụ Hồ là sẽ giúp cho VN thống nhứt độc lập, nhưng trước tiên phải trả một cái giá là để cho họ khai thác lợi nhuận qua khuấy động chiến tranh, trong lúc chúng ta đang nằm yên dưới ba tấc đất không thể đội mồ lên mà lội ngược dòng lịch sử? Cái giá quá đắt 1945-1975 khói lửa!

Thật ra đối với người quen tìm đọc các tài liệu lịch sử, thì những điều được trình bầy trong cuốn phim “Sự Thật về Hồ Chí Minh” không mang đến cho họ điều gì mới mẻ đáng kinh ngạc, nhưng theo LM Nguyễn Hữu Lễ thì nếu đối tượng là những người ở trong nước thì lại khác. Đó là lý do vào thời điểm thả chiếc bong bóng nhẹ nhàng bay bồng bềnh trên bầu trời Việt Nam là chủ đích. Nếu là người ngọai quốc, thì người ta nói rằng ồ, chẳng có cái gì mới cả, bởi vì dầu sao về HCM thì họ đã biết rồi, có người thì đọc sách, có người thì nghe băng, có người thì coi hình, thì nói ồ dầu sao tôi đã biết rồi, HCM có vợ có con, HCM lấy đàn bà con gái, HCM giết người, HCM v.v…, HCM cũng đặt điều nói dóc về mình khi mà tự lấy tên là Trần Dân Tiên? Nhưng mà giới trẻ trong nước có biết không? Người dân trong nước không biết gì cả, cho nên mục đích chánh cuốn phim này, là họ làm để phổ biến về trong nước theo đơn đặt hàng có chủ đích như cuốn phim “Chúng tôi muốn sống” qua thâm ý, di cư 1954 và cuộc chạy tán loạn 1975 bởi “Vote On Foot”. Bọn chúng tìm cách chạy trốn tội tàn sát người Việt nhứt là biến Thái Bình Dương thành một nghĩa trang vĩ đại với gần nửa triệu người Việt vô tôi phải làm mồi cho cá, nhưng tuyệt đối không dám dựng một cuốn phim nào cả?

Thành ra cái giá trị việc làm của LM Nguyễn Hữu Lễ là cho thấy được cái sự thật như thế nào, đó là một điều rất là cần thiết cho những thế hệ sau này của chúng ta theo ý đồ của một thế lực Permanent Government. “Đây là một công trình hết sức là công lao, và rất là khó khăn mà quý vị ấy đã bỏ công bỏ sức ra trong vòng hai năm vừa rồi để mà thực hiện. Tôi nghĩ là không cần cả cuốn phim, chỉ cần một phần của cuốn phim này, một phần tư của cuốn phim này thôi, mà về tới cho tất cả những người ở Việt Nam thì chắc chắn là họ biết là từ trứơc đến nay họ bị lường lọc, họ bị nhồi sọ một cách sai lầm.” Vì đã đến thời điểm Hoa Kỳ muốn chứng minh bấy lâu nay họ dựng bức tường Thép HCM cho bọn Mafia-Việt núp mà hưởng lợi thời gian như vậy là đủ rồi, và bắt đầu từ nay sẽ trở thành bức tường bùn đất trộn lẫn rơm rác, có nghĩa chấm dứt chế độ Mafia và đã đến lúc tiền bạc mà Đảng Mafia nầy cướp giựt của dân bấy lâu nay, tiến viện trợ, tiến người Việt gởi về, hùn vốn phải trả lại cho người dân như Marcos ở Phi, Trần Thủy Biền ở Đài Loan… bằng hàng tiêu dùng của Mỹ, dĩ nhiên những tai to mặt lớn vi phạm hiến quyền Mỹ thì đừng hòng đoàn tụ gia đình ở Mỹ khi bị đảo chánh vì đã bị từ chối Visa theo luật-pháp của Mỹ.

Người ta cho rằng sẽ có một cuộc chiến giữa sự thật về Hồ Chí Minh ở hải ngọai và sự thật về Hồ Chí Minh ở trong nước. Giới trẻ trong nước cũng có một số người đã xem phim này và cho rằng DVD “Sự Thật về Hồ Chí Minh” sẽ là một món hàng bị cấm lưu hành tại Việt Nam, nhưng các sử gia hậu cận đại sẽ đồng kết luận: “Hồ Chí Minh được thán phục không phải vì sự thắng lợi mà vì sự bội phản của Mỹ”.

Bất đồng về chủ quyền tại Biển Ðông

Những vụ tranh chấp chủ quyền ở biển nam Trung Hoa mà VN gọi là Biển Ðông rất khó giải quyết và tình hình đã trở nên xấu đi vì khả năng chấp hành các đòi hỏi của TQ đang trở nên gia tăng và những mưu toan của nước nầy nhằm ngăn chận những nỗ lực của VN để hình thành một mặt trận Asian thống nhứt. Ðâu ai hiểu được có sự bấm đít VN của phản tình báo Mỹ cho rầng: “Chúng tôi đã ở đây từ cuối thế kỷ 19, chúng tôi vẫn tiếp tục ở đây, hôm nay, ngày mai và mãi-mãi. Còn đối với những nước ở vùng Thái-Bình-Dương nầy, chúng tôi bày tỏ sự cam kết vững chắc keo sơn của Hoa-kỳ đối với họ dưới sức mạnh và quyền lực tuyệt đối của chúng tôi! Trung-Quốc nghe hiểu câu nầy nên tạm thời co mình chùng lại.

Vấn đề đòi hỏi chủ quyền sẽ tiếp tục khó giải quyết, và tính chất thiếu minh bạch của TQ đã tạo ra những nghi vấn chính đáng về ý đồ chiến lược của họ; Trong năm nay, VN đã tăng cường những nỗ lực để đạt được thoả thuận về một quy tắc hành xử có tính cách ràng buộc ở Biển Ðông. Một tuyên bố năm 2002 đã ký giữa TQ và khối Asian kêu gọi các bên liên hệ giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng đường lối hoà bình và tránh thực hiện những hành động có thể gây nên căng thẳng. Trong khi TQ đã tìm cách ngăn chận những nỗ lực của VN, là nước đang giữ chức chủ tịch của khối Asian, nhằm hình thành một mặt trận thống nhứt chống lại TQ ở Biện Ðông.

Tháng 7 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố tại hội nghị diễn đàn khu vực Asian ở Hà Nội rằng: việc thông qua đường lối ngoại giao đa phương để giải quyết vụ tranh chấp ở Biển Ðông là “quyền lợi quốc gia” của Mỹ, tuyên bố nầy đã gặp phải sự phản bác kịch liệt của ngoại trưởng TQ. Trung Quốc lâu nay vẫn chủ trương là giải quyết vụ tranh chấp nầy bằng đường lối song phương. Thế nên, trong thời gian qua TQ đã liên tục bắt giữ các tàu đánh cá cúa VN và ban hành các luật cấm đánh bắt cá ở biển nam Trung Hoa. Nói nôm na là TQ đã nâng cao vị thế của vùng biển nầy tới mức gọi là “lợi ích cốt lõi” Nhưng TQ có biết chăng Mỹ đã có mưu đồ từ 1959 giải cứu Ðức Ðạt Lai, như các chuyến bay gián điệp từ Tây-Tạng dọc biên giới Miến-Điện của Đại-Tá tình báo Harry- Aderholt từ đầu năm 1960 cho đến nay làm một vòng rào cản ở phía Nam và Tây-Nam của Trung-Quốc, bằng cách tiếp tế cho các kháng chiến quân ủng hộ Đức Đạt Lai, và ngày nay đang hâm nóng lại làm Bắc-Kinh đau đầu! Còn phía Đông thì có đồng minh son sắt của Mỹ, nên mới đây, Hoa-Kỳ cần nghĩ đến hướng Bắc của Trung-Quốc qua sự viếng thăm nước Mông-Cỗ lần đầu tiên cũa một vị Tổng-thống Mỹ (Bush Con) Nước Mỹ thường thích chữ “danh chính ngôn thuận” nên đặt cho cái tên cuộc viếng thăm nầy là: “cám-ơn” Mông-Cỗ đã gởi 160 quân qua Iraq chiến đấu bên cạnh quân đội Mỹ. Lẽ dĩ nhiên cuộc viếng thăm của TT Bush làm cho Bắc-Kinh vô cùng khó chịu nếu không muốn nói đến rất hoảng-hốt cho tương lai nước Tàu sẽ bị chia năm xẻ bẩy đúng theo kế hoạch của Nhóm Học Giả Harriman hồi 1950’ “Rồi đây!...sẽ không có nước nào dân số trên 200 triệu dân, ngoại trừ Mỹ!” với chiêu bài “Dân-quyền, Dân-chủ” rộng khắp Thế-giới, bắt nguồn dùng chiến tranh Việt-Nam làm thí điểm mô-hình kiểu mẫu sẽ lan dần ra khắp Thế-giới như vết dầu loang, để cho Thế-giới sẽ chiêm ngưỡng nước Mỹ như một ngọn hải đăng cần thiết trong đêm tối mờ mịt, hàm ý buộc Miến điện và Bắc Hàn nên noi gương Việt Nam để được tồn tại trong thịnh vượng...

Vì Liên-Xô là Đế-quốc Cộng-Sản sừng-sõ nhứt, theo thế chiến lược Eurasian, Hoa-kỳ phải đặt ưu tiên chia nó trước hết, cũng không khác gì khi ăn Trái ‘Sầu-Riêng’ phải tét vỏ là điều khó nhất mà Hoa-kỳ đã làm xong 1991, qua sách-lược “Bênh Kẻ Mạnh” cùng sự ngụy tạo chiến lược là ‘Tháo-Chạy’ tại Việt-Nam. Nhưng thật ra các kỹ nghệ Tư-bản thuộc bộ máy chiến tranh cần nghĩ qua một chu-kỳ khá dài gọi là Inventory, sau khi thu-nhập quá nhiều lợi nhuận; Nếu như muốn thắng cuộc chiến tại VN, Hoa Kỳ cứ rút bình thường (1973) nhưng giao đầu nổ (warhead) cho KQ Miền Nam thả loại Bom CBU.55 và dùng EC.130B bắn đạn 106 ly tầm nhiệt tiêu diệt chiến xa (xe máy nổ) thì không còn con người và chiến cụ nào chạy vào tới Miền Nam; nhưng đó là không được rồi, vì đi ngược lại với thế siêu chiến lược của Harrimam và Nhóm Học Giả của ông George Kennan. Nhưng, ngạc nhiên thay, 1995 khi thiết lập bang giao với Hà-Nội, phái đoàn Mỹ qua Việt Nam tưng bốc vì VN đã giúp họ thành công trên trục lộ đồ chiến lược toàn cầu, hàm ý gọi là “thán phục cuộc chiến đấu ngoan cường, thần thánh của người Việt!” (Ý muốn tôn vinh Cụ HCM là người quốc gia thực tâm muốn thống nhứt đất nước nhưng bị Mỹ (Permanent Government) phản bội vì cần khuấy động lại chiến tranh để thủ lợi nên buộc phải cách ly trở ngại chính là HCM; Trục ma-quỷ CIA và KGB phối hợp đưa siêu Mafia bằng công-cụ Lê Ðức Thọ, Mai Chí Thọ, và Lê Duẩn, tam đầu chế nầy nắm chặt guồng máy “Mafia-trị” chuyên chế bằng lớp sơn bên ngoài với danh nghĩa Cộng Sản trị: “The Hanoi leadership was like an Asian version of Skull and Bones (U.S) secretive and select. While US Permanent Government was not exactly in the club, she was generally trusted by its members”.

Sau Việt-Nam, hay sau một chu-kỳ nghỉ ngơi kết toán sổ sách (inventory) mà thế-giới cứ nghĩ rằng Hoa-Kỳ đang yếu thế co cụm. Nhóm Tư-bản của bộ máy chiến tranh tìm cách phát triển lại kỹ nghệ chiến tranh qua chủ đề khác‘Siêu Kỹ-thuật’ trong thập niên 80 mươi, hay nói theo kiểu khác, họ cho rằng: “Tại sao phải chạy đua vũ trang?” Chạy đua thì có lúc người nầy qua mặt người kia hay ngược lại. Tập đoàn tài phiệt Đại Tư-bản do Đại-đế-II giấu mặt George H.W Bush trị vì [dù ở ngôi vị Phó tổng thống] đã đồng lòng đầu tư hết vốn liếng vào cuộc thí nghiệm vũ khí siêu kỹ thuật (hi-tech) mục đích bỏ xa Liên-Xô gần vài thập niên. Trên Thế-giới sẽ không còn nghe lải-nhải danh từ “chạy đua vũ trang” nữa, Họ cũng rất sợ sự hung-ác của Cộng-Sản khi nắm vận mệnh thế-giới, vì “Đất nước còn, còn tất cả, đất nước mất, mất tất cả!” nên Tư-bản Mỹ đành phải trút hết hầu-bao ra cho mục tiêu phát triển vũ khí tối-tân bỏ xa đối thủ rồi từ từ hốt lại dollar sau đó. Ðồng Ðôla có chạy lẩn quẩn đâu đó cũng trở về hầu bao của đại cồ tư bản Mỹ.

Năm 1983, sau khi phóng thành công phi thuyền con thoi (Space Shuttle) TT Ronald Reagan tuyên bố: “người Cộng-Sản đang giỡ những trang sử kinh-thánh nhựt tụng cuối cùng của họ” nhưng có ai biết đâu nhờ vào tài-ba của người Phó TT (George H W Bush). Lùi lại năm 1968, sau khi dùng chiến tranh khí tượng (weather-weaponry) phá hoại nông nghiệp chuyên trồng mía làm đường và hoa màu của Cuba, để cho một nước Cộng-Sản của Tây Bán Cầu phải nghèo xơ nghèo xác, hầu dằn mặt các nước theo Cộng-Sản. Rồi tới phiên Liên-Xô, một mặt buộc Nga-Cộng phải leo thang thi đua với Hoa-kỳ trong trò chơi chiến tranh NLF nêu trên, càng tăng thêm việc chế tạo những vũ khí về chiến tranh làm người dân Nga đói khổ và dồn bọn Cộng-Sản Nga buộc phải rời bỏ chính quyền. Nhưng chủ tâm trong bụng dạ của Harriman cũng chỉ muốn, Nga là nước siêu cường hạng-2 nhưng phải dưới cơ của Mỹ, và bị ràng buộc cũng như lệ thuộc vào lúa mì của Mỹ và Canada. Còn Trung-Quốc là kẻ thù tiềm tàng, vì địa lý giống Mỹ mà dân số gấp 6 lần, khó áp đảo và rất nguy hiểm cho ngôi vị thống lãnh toàn cầu của Mỹ. Đặc biệt Hoa-kỳ không dám dùng chiến tranh khí tượng đối với Trung-Quốc, ví không ai dại gì lấy cây tâm xỉa răng soi vào ổ Kiến-Lửa.

Trong ba mùa liên tiếp (1968-1970) dùng chiến tranh khí tượng (weather weaponry) Liên-Xô thường xuyên mất mùa, thiếu lương thực trầm trọng và triền miên vào những năm nầy qua năm khác, phải nhập cảng hằng mấy chục triệu tấn lương thực mễ cốc từ Mỹ và Canada; Mùa Đông ở Liên-Xô khởi đầu từ cuối tháng October, trời bắt đầu trở lạnh, nhưng hạt lúa mì vẫn tăng trưởng cho đến khi chín hẳn vào tháng December; Khi mùa Đông đến, tuyết phủ trắng cả cánh đồng và các bông lúa được mặc một lớp áo tuyết xớp không bao giờ lạnh dưới 0 độC; Trong lớp áo tuyết bông lúa vẫn tăng trưởng rồi chín cho kịp mùa gặt vào tháng December, để kịp thời thu hoạch nuôi sống người dân Nga. Nhưng mùa Đông năm 1970, hoàn toàn giá lạnh và không có tuyết; Độ lạnh mau chống sụt xuống dưới -5 độ hay -10 độ âm (độ C) khiến hạt lúa băng giá rồi đông lạnh (frozen) tê liệt chết cống không tăng trưởng. Khi thời tiết vụt thay đổi hay tuyết rơi, hoặc khí hậu ấm hẳn lên thì bông lúa tan đá và úng-thối. Thành thử người nông dân Nga chỉ cần nhìn tuyết rơi, nếu không có tuyết trắng cánh đồng, thì cầm chắc là mất mùa và chịu đói rét. Cũng vào năm ấy 1970, nước Nga thiếu 20 triệu tấn lúa mì và 20 triệu tấn khoai tây và yêu cầu Mỹ và Canada cấp cứu khẩn cấp. Chính nạn thiếu lương thực nầy đã làm cho người Nga tỉnh mộng “Cộng-Sản hóa toàn cầu bằng chiến tranh giải phóng (NLF) quả thật đã thất bại” Cũng cái mốc từ năm 1970 trở đi, người Nga bắt đầu nhìn thấy một thực tế chiến lược khá phũ phàng. Bọn CS Quốc-tế ở các nước chỉ là một lũ ngu dốt bịp-bợm, khoác lác, dối trá, ăn hại và chỉ bám vào sức mạnh chiến tranh của Liên-Xô để hống hách, dọa nạt và xâm lăng toàn Thế-giới.

Muốn giải quyết chiến tranh mà không cần tàn phá hay đổ máu, bằng cách nào và bằng cái gì từ vệ tinh bay cùng tốc độ với trái dất (stationed spy satellite project) hay phi thuyền bắn tỏa xuống hàn-âm-khí để làm cho mùa Đông giá lạnh ở Liên-Xô hoàn toàn khô ráo, không ẩm ướt nghĩa là không có tuyết có nước…đây có thể là một trong nhiều bí mật chiến tranh siêu vũ khí của Mỹ (hi-tech) mà không tài nào phát hiện nổi! Vì do vấn đề thiếu lương thực trầm trọng, người Nga hiểu rằng nếu đánh nhau với Mỹ thì thua và chết hết. Trung-Cộng sẽ tràn lên tiến chiếm Tây-Bá-Lợi-Á phì nhiêu đầy tài nguyên thiên nhiên chưa từng được khai thác, Harriman cũng hiểu rằng nếu đánh nhau với Liên-Xô thì hầu như cả Thế-giới sẽ chết hết, chỉ còn người Tàu làm bá chủ Thế-giới. Nga Mỹ tính toán chiến lược thế nào thì vẫn nhìn thấy Trung-Quốc là kẻ thù chung của cả Nga lẫn Mỹ, nó nằm chình ình ra đó trước mắt. Vậy tốt nhất là áp dụng biện pháp Tam-Quốc-Chí tân thời của Tàu, là Nga và Mỹ cùng bắt tay hợp tác, cùng tiêu diệt Trung-Quốc để trừ hậu hoạn, đó là lý do chiến lược gia có tầm cở quốc-tế như W.A.Harriman phải viết cho ra hai tác-phẩm: Liên Xô và Hoa kỳ xiết tay nắm giữ an toàn cho vận-mệnh thế giới (Cuốn “Peace with Russia 1959” và “America and Russia in a Changing world 1971,”nếu đọc giả nào xem bài tóm gọn nầy mà nghĩ “Biết được là chết liền” thì nên mua trên Internet 2 cuốn sách nêu trên và chêm. thêm một cuốn “The Wise-Men” Six friends and the world they made, do đồng 2 tác giả: Walter Isaacson và Evan Thomas phải để trong tủ sắt đợi ngày Harriman xuống 9 tầng hoả ngục mới cho phát hành 1986).

Khi cần phải giải thể chế độ CS, Đế-quốc Liên-Xô để cứu nước Nga thì người dân Nga làm một cái rụp, và chỉ cần qua một đêm là thế giới thoát khỏi chiến tranh lạnh và hiễm họa chiến tranh nguyên tử. Còn CS Trung-Quốc thì mãi đến năm 2003 mới chịu công khai giải thể Cộng-Sản nhưng chỉ còn chế độ Tư-Bản Đỏ với chủ trương “Đế-quốc bành trướng công an trị” mà Mỹ cho là siêu Mafia rất nguy hiểm cho sư bình an của thế giới.

Để bảo đảm vững chắc, lâu dài vị thế bá chủ của mình trong viễn cảnh siêu chiến lược toàn cầu, kể từ khi Liên-Xô hoàn toàn lui về vị thế thủ và chấm dứt chiến tranh lạnh, Hoa-kỳ đang trên đà phát triển “Dân chủ hóa” và “Kinh tế thị trường” Những đời Tổng-thống vừa qua cũng phải đi theo con đường mà Siêu-Chánh-Phủ (Nhóm Đại Tư-Bản) đã vạch sẵn, và ‘siêu-chiến-lược’ nầy được xem như phương cách duy nhất để bảo đảm bền vững và lâu dài chính sách của Hoa-kỳ (1920-2020).

Theo sự cố vấn bên trong cũa CIA, cuộc hội thảo ở Saigon do Học viện ngoại giao, và Hội luật gia VN đồng tổ chức trong hai ngày, thứ 5 và thứ 6 quy tụ gần 70 học giả đến từ các nước vùng ÐNÁ, TQ, Australia, Canada, Ấn-độ, Nhựt Bản, Nam Triều tiên, Mỹ, và các nước thuộc liên hiệp Âu Châu. Hội thảo lần nầy là sự tiếp nối Hội thão Quốc tế về Biển Ðông lần thứ nhứt tổ chức ở Hà Nội, 2009; Tất cả đều do Mỹ ở đàng sau thúc đít.

Đặc biệt với Trung-Quốc, đứng trên quan điểm chính thức của Hoa-kỳ là hoan nghênh sự phát triển thịnh vượng của một nước Trung-Quốc hiếu hòa để trở thành một nhân tố tích cực vì lợi ích trong cộng đồng thế-giới; Thực ra trong thâm tâm, Trung-Quốc rất thèm khát như vậy, cho nên trong chiến tranh chống khủng bố mà Hoa-kỳ phát động từ ngày 11/Sept/2,001, Trung-Quốc đã có một vài đóng góp tích cực để làm hài lòng Hoa-kỳ. Tuy nhiên kể từ khi Hoa-kỳ tung ra chiến lược ‘đánh phủ đầu’ và tấn công Iraq thì Trung-Quốc bắt đầu lo sợ nguy hại đến quyền lợi của mình (mà thật đúng như vậy, vì ngôi vị hạng-2 đã đến thời điểm (decent interval) phải bị chính Mỹ hạ bệ) Thêm vào đó Trung-Quốc cũng tự cảm nhận rằng, mặc dù ngày nay hai nước liên hệ chặt chẽ với nhau về mặt kinh tế nhưng chưa bao giờ Hoa-kỳ ngỏ lời với Trung-Quốc như một đối tác chính trị để cùng gìn-giữ hoà bình thế-giới; cũng như VN về mặt ngoại giao Hoa Kỳ lờ lững để cho các lãnh tụ VN phải len-lén đi vào ngã sau, thay vì Mỹ có thể làm rào cản 500 thước là lãnh tụ VN có thể vào ngã trước, cho chúng ta thấy rõ một nước VNCH đang lần lần hiện rõ ra trước 2023 để phục hồi danh dự cho VNCH và rửa mặt 58.000 binh sĩ đã hy sinh cho dân quyền dân chũ VN.

Hiện rõ từ ngày Hoa-kỳ thành lập “Bộ Tư-Lệnh Thái-Bình-Dương”PACOM (có sĩ quan Việt Nam tu nghiệp phối hợp quân-sự tại Hawai) đã khiến cho những nhà lãnh đạo Trung-Quốc giật mình và đoán chắc trong suy nghĩ kiên định: là Quốc-gia họ đang bị bao vây và có nguy cơ bị tấn công bất cứ lúc nào bởi một đối thủ đã từng thất tín với đồng minh, mà lại có tiềm năng nguyên tử mạnh nhất thế-giới và những phản ứng cực kỳ nguy hiểm trong nháy mắt có thể hủy diệt thế-giới mà chắc chắn Trung-Quốc không kịp đối phó để ngăn chận.

Sau chiến tranh lạnh, thế chiến lược quân sự của Hoa-kỳ tại Thái-Bình-Dương và trên thế giới đã hoàn toàn thay đổi, Hệ thống quân sự đó là Bộ Chỉ-Huy Thái-Bình-Dương PACOM được dựng lên để đương đầu với những chuyển biến chính trị và quân sự bất thần xảy ra, có thể làm tổn hại đến thế quân bình lực lượng trong vùng. Và đây là trọng tâm chiến lược của Hoa-Kỳ trên toàn thế giới; Nó đặt trụ sở tại Honolulu, nơi mà nhiều năm nay, các Sĩ-quan Việt Nam (CSVN) do kế hoạch chiến lược của kiến trúc sư Harriman đã thiết kế ‘CIP-1960’bằng định kiến-1 (để CS chiếm Miền-Nam rồi Việt-Nam sẽ được vỉnh viễn miển nhiễm Cộng-Sản, như là mủi thuốc tiêm ngừa, Communist-Vaccination for immunization” hay nói trắng ra là Việt-Nam sẽ là một nước VNCH nguyên vẹn lớn hơn cho quyền lợi Mỹ. Nhưng việc nầy còn quá sớm chưa xảy ra (Mỹ và Trung-Quốc chưa đụng độ phải đợi 10 năm cuối cùng của 1920-2020 là từ 2010-2020) nên cuốn sách “The New Legion” này đã không chứng minh đi đúng thời cuộc mà lại quá sớm theo như sự diễn tiến hòa bình từ từ nhưng khá phức tạp của Hoa-Kỳ, và theo sau đó là “Món nợ Hội-Chứng Việt-Nam vẫn còn đó chưa giải quyết được”. Nhưng sẽ giải quyết được khi Hoa Kỳ ăn-mừng 50 năm chiến tranh Việt Nam vào 2.023 (1973-2023) lúc nầy đối với Việt Nam phải mang ơn Hoa kỳ có công xây dựng thống nhứt thành Một VNCH trong khi Trung Cộng và Liên Xô đã đồng ý chia đôi qua Hiệp định Genève 1954 chỉ riêng có một mình Mỹ không có chữ ký, nhưng Mỷ chỉ có duy nhứt nhìn nhận Miền Nam có hai quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa đã thành văn trong nội-quy Hiệp định Genève-54. 

Sĩ-quan VN Mới nầy cũng được gởi sang để thụ huấn binh pháp và chiến lược của Hoa-kỳ để sau nầy khi cần phải phối hợp hành quân liên minh với PACOM hầu thu-hồi lại Đảo Hoàng-Sa và Trường Sa. PACOM là Bộ Chỉ Huy quan trọng nhất trong các Bộ chỉ huy quân sự Hoa-Kỳ. Nó có nguồn gốc từ chiến tranh Phi Luật-Tân (1899-1902) là lúc mà quân đội Hoa-kỳ có những đơn vị hùng hậu chiếm đóng tại vùng biển nầy. Ngày nay vùng kiểm soát của PACOM trải dài từ bờ biển miền Đông Phi-Châu đến vòng-đai Thái-Bình-Dương, bao trùm nửa diện tích địa cầu và kiểm soát hơn nữa tiềm năng kinh tế của Thế-giới; Gần như toàn bộ Hải-lực và những Binh-đoàn thiện chiến nhất của Hoa-kỳ đều đang tập trung tại vùng do PACOM kiểm soát điều hành.

Nhưng có một điều quan ngại là hai lực lượng mạnh nhất đang tập trung tại vùng do PACOM trách nhiệm. Đó là hai lực-lượng của Hoa-kỳ và lực lượng của Trung-Quốc, cả hai đang thi đua hiện đại hóa quân sự về mọi mặt; Vì không thể ngồi khoanh tay chờ đối phương tiêu diệt bằng chiến tranh nguyên tử nên Trung-Quốc đưa ra vài Tướng lãnh ‘cò-mồi’ tuyên bố hù-dọa bành trướng lấn-áp ngôi vị bá chủ của Hoa-kỳ. Như năm 1972, Mao đã cho Nixon và Kissinger biết vài thập niên sau Thái-Bình-Dương là ngòi nổ của thế chiến, Mao Trạch-Đông cũng thừa bản lãnh để lấy chiếc lá Tre che con ngươi màu xanh của Đế-quốc Mỹ để không còn thấy được ngọn núi Thái-Sơn ở trước mặt. Có nghĩa chúng ta sẽ dùng mưu chước mà chỉ cần một chiếc lá Tre để che lấp ngọn núi Thái Sơn. “Sau đại chiến thứ 3…chấp nhận hủy diệt hoàn toàn một nước Tàu Cũ trong nước để chiếm lĩnh bằng một nước Tàu trên lục địa Mỹ-Châu!” với kế hoạch chiến lược về sanh sản trong 10 năm có được thêm 350 triệu dân (1962-1972) và độn thổ hay biến hóa thành lập một nước Tàu ngoài nước Tàu cho mục tiêu chiến lược sau nầy qua kinh nghiệm thương trường thay chiến trường.

Nhìn thấy sự lớn mạnh của PACOM và trước những phản ứng khó lường được qua cuộc tấn công Iraq, Trung-Quốc phải có một số phản ứng được coi là cần thiết cho vấn đề an-ninh của mình; Như phối trí hỏa-tiễn tầm xa của Trung-Quốc. Loại hỏa-tiễn nầy không chỉ nhắm vào Đài-Loan mà còn hướng tới những mục tiêu tại nhiều Quốc-gia khác; Tự xem mình là một Cường- quốc, Trung-Quốc ký một thỏa hiệp an ninh với Pakistan và một thỏa hiệp về quốc phòng với Phi-Luật-Tân. Đặc biệt Bộ-Quốc-Phòng Hoa-Kỳ cũng theo dõi và chú ý đến sự góp mặt của Trung-Quốc trong “Tổ chức cộng đồng Đông Á” gồm các quốc gia từ Ấn-Độ đến Nhật-Bản để âm mưu hất chân Hoa-kỳ và Úc ra khỏi quỹ-đạo Thái-Bình-Dương mà chỉ có Da Vàng mình chơi với nhau. Những chỉ dấu nầy khiến dư luận tại Hoa-kỳ cho rằng Trung-Quốc đang có những quyết định táo-bạo có thể làm thay đổi cục diện chính trị và quân sự tại vùng Đông-Á, cho nên chiến tranh Thái-Bình-Dương là điều khó tránh; Nhưng đối với Mao thì chiến tranh tại Thái-Bình-Dương chỉ là ‘Diện’ còn ngay tại Tây Bán-Cầu mới là ‘Điểm’ “chịu hy sinh hủy diệt một nước Trung-Hoa Cũ để thành lập một nước Trung-Hoa mới tại Mỹ” trong một cuộc chiến siêu kỹ thuật chớp nhoáng sau nầy mà chỉ có cơ chế độc đảng CS mới bí mật chớp nhoáng hành-động, trước khi nhân loại tỉnh giấc bàng hoàng thì chuyện đã rồi.

Trong khi các nghiên cứu gia Mỹ chủ quan cứ cho rằng Trung-Quốc chưa bao giờ có một đại chiến lược theo như nghĩa mà người ta hiểu. Thêm vào đó về mặt địa dư chính trị Trung-Quốc thường xuyên phải chịu áp lực từ tứ phía bởi các Cường-quốc cỡ lớn như Nga phía Bắc, Nhật Bản phía Đông, Ấn-Độ phía Tây và Việt-Nam phía Nam. Trong thời gian hiện tại Trung-Quốc có nhiều triển vọng phải đối phó với những quốc gia nầy hơn là phải đối phó với Hoa-kỳ, cách xa Trung-Quốc bằng cả một đại dương rộng lớn; Đây cũng là trong tầm nhìn bén nhậy của Harrimans và Bushes trên phương diện địa lý chiến lược.

Những điều suy diễn trên đều đúng, nhưng có một ngày gần tận thế nào đó Trung-Quốc không cần chạm trán với những nước ‘Cò-con’ như chiến lược gia Mỹ ước tính bao quanh TQ mà chỉ có mục tiêu duy nhất là giáng xuống toàn khối nguyên tử trong ‘nháy mắt’ vào nước Mỹ mà thôi để rồi vài giờ sau các nước ‘Cò-con’ sẽ cúi đầu quỳ-lụy. Trung-Quốc không còn con đường nào khác chỉ vì nạn nhân-mãn phải lợi dụng ưu thế nầy cùng lợi điểm thương-mãi ranh mãnh mà tóm thâu toàn cầu sau khi đã hủy diệt vài tỷ người.

Mỹ tìm chỗ dựa siêu cường cho VN

(Vì bài nầy quá dài phải qua đến 2012, nên tôi vội xen vào vài tin nóng cần thiết phải viết ra)

Biển Đông, đoạn kết của sách lược “Eurasian Great Game-1” (1920-2020) - 10 năm sau cùng, Hoa-Kỳ phải đưa Ấn-Ðộ thế ngôi vị hạng-2 của T.Q?

Lịch sử đứng đầu thế giới của Mỹ 100 năm qua theo như chiến lược Eurasia-1 Great Game 1920-2020: là chặn đường đấu tranh tiêu diệt các đối thủ hạng-2 của thế giới, những quốc gia giàu mạnh đứng nhì thế giới mà muốn dành vị trí đứng nhất của Mỹ như hiện nay đều bị Mỹ đánh cho suy yếu vỡ ra từng mảnh. Từ đó Mỹ đứng làm chủ-cái chia bài (dealer) muốn nước nào hạng-2 phải phục tùng theo quyền lợi Amarican First. Hay nói cách khác Mỹ là soạn giả Tam Quốc Chí tân thời nhưng có “quyền chọn bạn một thời gian rồi trở nên thù” cho trò chơi chính trị, rõ ràng nhứt thể hiện tại chiến trường Việt Nam, thoạt đầu Liên Xô hạng-2, đến khi Mỹ bứng hạng-2 của LX hứa cho TQ 1972, và bây giờ Mỹ (Obama) đang muốn đưa Ấn Độ lên hạng-2 như một dư âm hồn ma, vì Ấn-Độ chưa đủ điều kiện cần và có (criteria) vì thế Mỹ muốn chêm thêm phần công-lực bằng cách nhập Việt Nam một nước rất chịu đánh đấm vào trục Ấn Độ để chận cửa ĐNÁ và Đông Á (US President Barack Obama has hailed India's rise as a world power, days ahead of a visit to the country, calling the South Asian nation a "cornerstone" of US engagement in Asia. Obama said " my vision is a US-India partnership in which we work together to shape a more secure, stable, and just world").

Ấn độ hạng nhì sẽ làm cho Mỹ yên tâm hơn, vì là một nước đông dân xứ nóng không có nhiều nhân tài đáng sợ và tham vọng như TQ; Nhưng trong ống kính của Siêu chính phủ Mỹ, Nga là nước đàn em tiềm-tàng của Mỹ và luôn biết ơn đại-sứ Mỹ trong Đệ-2 thế chiến, WA Harriman (1891-1986) thực sự là nước số 2, dĩ nhiên sau Mỹ, Harriman đưa ra những dẫn chứng bảo đảm, kể từ bây giờ Nga nên quên đi sự bị xâm lược của Thành Cát Tư Hãn, Pháp, Đức… xâm lược mà hãy cùng Mỹ chung một lý tưởng lấy xác chết màu da Vàng thay chỗ da Trắng bằng sự bảo đảm thương ước “Aid to Russia 1941-1946 Plan” renewed, reactivated, trang 3/7,http://www.answers.com/topic/w-a-harriman vì thế Việt Nam mới có 700 triệu tấn vũ khí tối tân sau Paris Peace Talks để Hà Nội thống nhứt miền nam, Cambodia, và có hệ thống SAM tối tân nhứt thời đó để phòng thủ Hà Nội, ngày nay có tàu ngầm và hoả tiễn để phòng thủ Biển Đảo. 

Về phía Nga, các hợp đồng với Việt Nam không chỉ là cơ hội làm ăn mà còn mang ý nghĩa chính trị to lớn, theo sự đoán chắc của người viết, lâu nay Nga nghe lời khuyên của Mỹ đã tìm cách bán vũ khí tới các nước Đông Nam Á cũng như phát triển quan hệ năng lượng với các nước này, lập lại năm tháng Mỹ rút lui khỏi ĐNÁ nhường ảnh hưởng cho Nga sau 1973.

Nga đã cung cấp khí tài cho Indonesia, thương thuyết hợp đồng với Brunei, Malaysia, Thái Lan và Miến Điện. Chính quyền quân phiệt ở Miến Điện hồi cuối 2009 đã mua 20 chiến đấu cơ MiG-29 và từ 6 tới 10 trực thăng Mi-35 của Nga. Trong khi các hợp đồng này phản ánh không khí ngày càng lo lắng tại khu vực trước hiện diện của Trung Quốc, chúng cũng mang lại cho Moscow cơ hội vươn lại vị trí siêu cường quốc tế mà Mỹ muốn Nga hồi sức. 

Mỹ đang đưa Nga tìm khách hàng thay thế chỗ Trung Quốc, nước vốn mua nhiều vũ khí nhất từ Nga, vì hai lẽ: nạn làm giả và vì Bắc Kinh nay chỉ muốn mua các mặt hàng công nghệ tân kỳ nhất. Các toan tính của Nga trong việc đối trọng lại quyền lực của Trung Quốc chắc chắn không được Bắc Kinh hoan nghênh và có thể ảnh hưởng quan hệ song phương trong cái thế Mỹ như ngư ông đắt lợi, tuy nhiên, chưa thể phóng đại hiện diện của Nga tại khu vực, vì ngoài vũ khí và dầu lửa cùng năng lượng hạt nhân, Nga không có gi để chào mời các nước Đông Nam Á, trong khi quyền lực kinh tế của Trung Quốc thì quá rõ ràng. Chúng ta phải dõi mắt mới rõ Nga có thể ảnh hưởng các quốc gia Đông Nam Á tới đâu, tôi nghỉ chỉ một giai đoạn thời gian (decent interval) nào đó mà thôi, rồi cũng lập lại những diển biến như giữa thế kỷ hai mươi. Một câu ngạn ngữ của Trung Quốc nói rằng: "Nước xa không cứu được lửa gần". Có nghĩa Trung Quốc dám làm ẩu trên tuyến lửa chạm tráng đầu tiên Việt Nam và Phi Luật Tân? Đối với Việt Nam, các quốc gia Đông Nam Á, và cả Nga, Trung Quốc là một đám lửa gần trong khi quan hệ giữa các nước này với nhau lại vẫn còn lỏng lẻo như nguồn nước ở xa.

Hoa kỳ xúi dục Nhật Bản, Việt Nam ký biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng 

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh được Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tiếp đón tại Tokyo, ngày 24/10/2011. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa và người đồng nhiệm Việt Nam, Tướng Phùng Quang Thanh đã ký kết một biên bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Theo báo Kyodo, biên bản ghi nhớ được ký kết trong khuôn khổ cuộc hội đàm giữa ông Ichikawa và ông Thanh tại Tokyo của Nhật Bản ngày hôm qua. 

Các giới chức Nhật Bản cho hay trong cuộc hội đàm này hai bên đã đề cập đến việc Trung Quốc nhiều lần cản trở các hoạt động hàng hải của các nước khác, trong đó có cả Việt Nam, và đồng ý về tầm quan trọng của việc thắt chặt quan hệ song phương trong bối cảnh đó. 

Cũng tại cuộc hội đàm Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ichikawa khẳng định Việt Nam là “đối tác chiến lược vì hòa bình và ổn định” của Nhật Bản ở khu vực châu Á. Trong khi Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng nhận định rằng Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam.

Được biết, biên bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng kêu gọi hai bên thường xuyên thực hiện các cuộc hội đàm cấp thứ trưởng quốc phòng và các chuyến thăm cấp bộ trưởng cũng như các cuộc trao đổi giữa quân đội Việt Nam và Lực lượng Phòng vệ của Nhật Bản. 

Theo Kyodo, ông Thanh là bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Việt Nam tới thăm Nhật Bản trong vòng 13 năm qua. 

VN nhờ Mỹ giúp cái gọi là mua vũ khí từ Nga để tự vệ khi khẩn cấp, như trường hợp vừa rồi TQ định làm ẩu đem giàn khoan tối tân khoan sâu dưới 3000 thước. TQ muốn hành động như chuyện đã rồi, nếu Mỹ không bấm đít Nguyễn Chí Vịnh bắn đạn thật vào vùng kinh tế của VN; Hợp đồng mua tàu ngầm được ký kết trong chuyến thăm của ông Dũng tới Moscow hồi tháng Mười Hai. Việt Nam đã trở thành khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga trong năm 2009, trang tin DefenseNews đưa tin theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Công nghệ (CAST) ở Moscow. Hà Nội đã đặt mua sáu tàu ngầm chạy cả điện và diesel và 12 máy bay Su-30 trong 12 tháng qua. Hợp đồng mua tàu ngầm ký với Việt Nam là hợp đồng lớn thứ hai về tàu ngầm tại nước Nga hậu Liên Xô. Trước đó, hồi năm 2002, Trung Quốc đã đặt mua tám tàu ngầm loại tương tự của Nga, CAST cho biết.

Hợp đồng ký năm 2009 cũng khiến Việt Nam trở thành một trong năm nước mua vũ khí hàng đầu của Nga bên cạnh Ấn Độ, Algeria, Venezuela và Trung Quốc. Thương vụ trị giá hai tỷ đôla mua tàu ngầm hạng Kilo theo cách gọi của NATO và hạng Varshavyanka Project 636 được thực hiện trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Moscow hôm 15/12. DefenseNews nói truyền thông Nga đưa tin Việt Nam cũng đang chuẩn bị mua thêm 12 máy bay chiến đấu Su-30MK2. Tháng Một năm ngoái Hà Nội cũng đã bỏ ra nửa tỷ đô la để mua 12 máy bay chiến đấu loại này. Nhà phân tích Konstantin Makiyenko của CAST được trích lời nói hợp đồng mua tàu ngầm cũng sẽ kéo theo việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam bao gồm cả căn cứ hải quân, cơ sở bảo trì và sửa chữa, một trung tâm liên lạc và đào tạo cho các chuyên gia Việt Nam.

Hà Nội sẽ phải chi cho phía Nga thêm hai tỷ đôla nữa cho các khoản này, theo DefenseNews.com. Trang tin này cũng nói tàu ngầm hạng Varshavyanka Project 636 được cho là loại ít gây ồn nhất trên thế giới và có thể hoạt động ở độ sâu 300 mét với tốc độ tối đa đạt 20 hải lý mỗi giờ.





tải về 0.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương