Trương-văn-Vinh Siêu Chiến Lược eurasia 1920-2020


Tàu chiến Mỹ, Nhật Bản, Úc tập trận tại Biển Đông



tải về 0.99 Mb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu12.01.2018
Kích0.99 Mb.
#35975
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13

Tàu chiến Mỹ, Nhật Bản, Úc tập trận tại Biển Đông.

Một điều cũng gây chú ý không kém là việc Nga mới đưa vào chạy thử tàu ngầm nguyên tử đa chức năng lớp Borei mang tên Yuri Dolgoruky, vốn được lên kế hoạch trang bị cho căn cứ Vilyuchinsk ở phía Đông bán đảo Kamchatka ngay trong năm nay. Loại tàu này có thể lắp đặt 10 hoả-tiển đạn đạo Bulava-M có tầm bắn 8.000 km

Máy bay ném bom chiến lược của Nga tham gia tập trận tại biển Okhotsk.

Mục tiêu của loại hoả-tiển này sẽ là nước Mỹ. Tuy nhiên, cũng có nhận định cho rằng việc Nga tăng cường sức mạnh quân sự tại vùng Viễn Đông là nhằm đối phó với Trung Quốc; Trưởng phòng Nghiên cứu Mỹ-châu Âu-Nga thuộc Viện Nghiên cứu Phòng vệ Nhật Bản Hyodo Shinji cho rằng hiện nay quan hệ an ninh giữa Nga-Mỹ và Nga-Châu-Âu tương đối ổn định nên Moscova bắt đầu chuyển hướng quan tâm sang khu vực Đông Á. Mặc dù Nga và Trung Quốc đang muốn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, song Nga vẫn không thể không đề phòng Trung Quốc trước việc nước này phát triển quá nhanh và ngày càng gia tăng sức mạnh quân sự. Nga lo ngại rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động của Hải quân tới tận vùng biển Okhod nên họ đã tiến hành tập trận tại đây như một lời nhắn gửi tới Bắc Kinh rằng đây là vùng biển thuộc phạm vi ảnh hưởng của Moscova



Lộ Trình chiến lược tái cam kết của Mỹ tại châu Á

Sau hai cuộc chiến tranh tại Trung Đông và ĐNÁ, Washington đã bắt đầu chuyển sự chú ý của mình sang nơi khác, đặc biệt là vào một Trung Quốc đang trỗi dậy. Trong khi ông Obama còn nhiều việc để làm để định hình các thể chế kinh tế và chiến lược như EAS và APEC cho phù hợp với lợi ích của nước mình, chuyến công du sắp tới của ông có thể thúc đẩy sự chuyển đổi trong cán cân quyền lực Châu Á/Thái Bình Dương.

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ công du Australia và Indonesia vào tháng 11; Và ông vừa chủ trì một hội nghị của Hợp tác Kinh tế Châu Á/ Thái Bình Dương (APEC) hôm 12-13/Nov/2011 tại Honolulu, Hawaii, và dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) lần thứ sáu vào ngày 18-19/Nov/2011 tại Bali (Indonesia) lần đầu tiên trong vai trò một thành viên đầy đủ của tổ chức này. Chuyến thăm diễn ra đồng thời với một loạt các chuyến thăm ngoại giao và các phát biểu của các quan chức kinh tế và an ninh của chính quyền Obama nhằm chứng tỏ cam kết trở lại của Mỹ đối với khu vực Châu Á/Thái Bình Dương và gắn khu vực này với các lợi ích quốc gia của Mỹ.

Chiến lược của Mỹ tái cam kết với Đông Á, lần đầu tiên được thông báo vào năm 2009, trong chừng mực nào đó vì chưa tới decent interval roll-back, bởi chắc chắn Mỹ chưa bao giờ bỏ rơi khu vực này. Tuy nhiên, sự tập trung của Washington trong thập kỷ vừa qua đã hướng về Trung Đông để nắm vòi-xăng trước rồi Biển Đông sau; Điều này, cộng với sự ảnh hưởng được mở rộng nhanh chóng về chính trị và kinh tế của Trung Quốc trong khu vực, đã khiến Mỹ nhận ra rằng các lợi ích của Washington tại Đông Á đang suy yếu.


Hiện nay, khi Mỹ đang chuẩn bị rút hết quân đội khỏi Iraq qua Úc Châu và giảm các chiến dịch tại Afghanistan, chính quyền Obama có thể sử dụng nhiều nguồn lực hơn để mở rộng sự can dự của mình vào Đông Á theo lịch trình của Permanent Government. Trong khi Washington còn nhiều việc để làm nhằm định hình các thể chế chiến lược và kinh tế cho phù hợp với lợi ích của mình, chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama có thể thúc đẩy sự chuyển đổi trong cán cân quyền lực tại Châu Á/Thái Bình Dương.

Hoa Kỳ đang theo dõi về sự trỗi dậy của Trung Quốc

Trong những năm gần đây, quân đội Trung Quốc đã tỏ ra ngày càng xác quyết hơn, với việc Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa đóng một vai trò lớn hơn trong các quyết định chính sách của Trung Quốc. Đặc biệt, chiến lược của quân đội phát triển một lực lượng hải quân “viễn-chinh-biển” xa đã tạo điều kiện thay đổi trọng tâm của lực lượng này, hướng tới khả năng kiểm soát lớn hơn trên các hải trình quốc tế, đặc biệt tại biển Đông.


Trong giai đoạn này, Bắc Kinh đã muốn tạo dựng quan hệ với các nước láng giềng, nhưng những lo ngại về mối đe dọa của “sức mạnh cứng” của Trung Quốc đã khiến các nước ở Châu Á/Thái Bình Dương kêu gọi sự can dự lớn hơn của Mỹ trong khu vực nhằm làm đối trọng với sự ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc. Điều nầy nó đả nằm trong lăng kính của Permanent Government từ lúc Nixon và Mao gặp nhau 1972.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt là “chiến lược biển” hiếu chiến của họ, đặt ra một thách thức đối với các lợi ích của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sức mạnh toàn cầu của Mỹ dựa vào quyền kiểm soát của nước này trên các đại dương, và Mỹ thấy Đông Á là một sân khấu chính cho các quan hệ kinh tế và chính trị trong tương lai gần. 

Vì vậy, chính quyền của Tổng thống Obama đã đầu tư đáng kể nguồn vốn chính trị vào Châu Á kể từ sau thông báo tái cam kết của Washington năm 2009, nhưng bắt đầu vào thời điểm 2010 sẽ bọc phát làm kinh ngạc thế giới để kềm hảm cường lực trên biển của TQ. Cùng với đó, Mỹ đã vượt qua các quan hệ với các đồng minh truyền thống ở Thái Bình Dương – như Australia, Nhật Bản, Philippines và Hàn Quốc – để kết nối với các cường quốc khu vực như Indonesia và Ấn Độ. Washington tìm cách thúc đẩy chỗ đứng của mình tại Indonesia, nước vốn là một lãnh đạo khu vực trong một loạt vấn đề, bằng việc tăng cường hợp tác quân sự và thông qua Đối Tác toàn diện Mỹ – Indonesia, cũng như tham dự Hội nghị EAS do Indonesia chủ nhà năm nay. Với Ấn Độ, Mỹ đã đi xa hơn các quan hệ kinh tế, vươn tới hợp tác chiến lược, đặc biệt trong các vấn đề biển,

Washington cũng tiến gần hơn tới các đồng minh truyền thống của Trung Quốc như Việt Nam, Lào, Campuchia và cả Miến Điện.

Washington cũng nỗ lực định hình các thể chế đa phương trong khu vực, như một cách để hợp nhất các nước khác chống lại Trung Quốc, đồng thời tránh sự ra đời của một đồng minh mạnh trong khu vực mà không có sự tham gia của Mỹ. Các thể chế có mặt Washington bao gồm ASEAN – mà Ngoại trưởng Mỹ ví là “điểm tựa cho kiến trúc đang nổi của khu vực” – và một số thể chế kinh tế và chiến lược do ASEAN đứng đầu, như EAS và APEC. Mỹ cũng phối hợp với một loạt các khối tiểu khu vực như Diễn đàn Các đảo Thái Bình Dương và Hội nghị thượng đỉnh sông Mekong

Washington đặc biệt quan tâm tới APEC và EAS, các cấu trúc và lịch trình của hai tổ chức này đang trong quá trình định hình lại, cho phép Mỹ có một tiếng nói có trọng lượng hơn trong tương lai; Vì vậy, các cuộc gặp sắp tới của ông Obama sẽ cho thấy hai điểm tựa quan trọng cho chiến lược tái cam kết của Mỹ tại Thái Bình Dương.



Hợp tác kinh tế Châu Á/Thái Bình Dương là quyền lợi sống còn của Mỹ

APEC thành lập năm 1989 tại Canberra, Australia, với mục đích quy tụ các nền kinh tế năng động ở bên bờ Thái Bình Dương lại với nhau. Dần dần, nhóm này đã thu hút 21 quốc gia thành viên, trong đó có Mỹ, và trở thành tổ chức kinh tế hàng đầu khu vực. Các nước thành viên APEC có vai trò rất quan trọng đối với các lợi ích thương mại của Mỹ – cùng nhau, họ chiếm 60% hàng hóa xuất khẩu của Mỹ – cũng như đối với nền kinh tế toàn cầu, và vì vậy, Washinton đã sử dụng khối này để thể hiện sự ảnh hưởng kinh tế lớn hơn trong khu vực. Tuy nhiên, sự nổi lên của một số nhóm kinh tế khu vực trong thập kỷ qua, đứng đầu là các quốc gia Châu Á – hoặc bị chế ngự bởi Trung Quốc – đã làm giảm vai trò của APEC, và vì thế, Mỹ đã phải tìm kiếm các con đường khác để định hình chính sách thương mại châu Á của mình.

Để đạt mục đích này, TT Bush vào cuối nhiệm kỳ năm 2008 sẽ tham gia các cuộc thương lượng về một thỏa thuận tự do thương mại đa phương với tên gọi Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP ban đầu có hiệu lực năm 2006 và bao gồm Brunei, Chile, New Zealand và Singapore. Sau thông báo của Mỹ năm 2008, Australia, Malaysia, Peru và Việt Nam đều đã tham gia các cuộc đàm phán; Các nền kinh tế như Canada, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan cũng thấy có lợi.

Cam kết của Mỹ đã thúc đẩy đáng kể các cuộc đàm phán, và Washington đang trong quá trình chốt lại các thỏa thuận tự do thương mại song phương với các nước tham gia. Chính quyền Obama hy vọng có thể thông báo một khuôn khổ cho TPP tại diễn đàn APEC năm nay; Dù khâu Việt Nam và Nhật Bản đang bị đình trệ, nhưng Washington hy vọng thỏa thuận này sẽ cải thiện quan hệ thương mại xuyên Thái Bình Dương, đặt nền mống cho một lịch trình thương mại tự do do Mỹ đứng đầu, và cải thiện nhận thức của các nước châu Á về cam kết của Mỹ trong khu vực.

Nước vắng mặt rõ nhất trong các cuộc thương thảo về TPP là Trung Quốc; Bắc Kinh bày tỏ quan tâm tới việc tham gia đối tác này, vì nó bao gồm rất nhiều đối tác thương mại lớn, nhưng một lịch trình thương mại do Mỹ đứng đầu có thể đồng nghĩa với việc Trung Quốc chỉ có thể tham gia bằng cách mở cửa nền kinh tế theo đường hướng mà Mỹ định ra. Sự “quay lưng” của Trung Quốc khiến một số đối tác đàm phán nhỏ hơn phản đối, vì e rằng động thái này sẽ hủy hoại quan hệ kinh tế giữa họ với Bắc Kinh; Trung Quốc có thể sẽ tham gia TPP trong tương lai, nhưng không tham gia hoạch định chương trình cho thể chế này, Bắc Kinh cho rằng việc đó đi ngược lại lợi ích kinh tế của mình.

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á

Mầm mống đầu tiên cho EAS là đề xuất của Malaysia năm 1991 về một khối thương mại đối trọng với phương Tây; Cuộc họp đầu tiên của EAS đã diễn ra năm 2005, hội tụ 16 quốc gia với Nga là quan sát viên, và không bao gồm Mỹ. Washington ban đầu thấy cơ chế này là một âm mưu của các nước thành viên nhằm loại trừ sự ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực; Nhưng như một phần của chiến lược tái cam kết, mới đây họ đã đã thay đổi quan điểm và sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh năm nay, lần đầu tiên trong vai trò một thành viên đầy đủ.

EAS ban đầu là một hội nghị về năng lượng và kinh tế. Các nước thành viên đã bắt đầu định hình lại lịch trình và cấu trúc của EAS và tạo ra một cơ sở mềm dẻo cho Mỹ tham gia nhằm tập trung vào các vấn đề an ninh khu vực và hướng tới trở thành thể chế ưu việt cho các vấn đề an ninh tại Thái Bình Dương. Từ nay tới đó, Washington hy vọng hội nghị sẽ định hình chương trình của các cơ chế khu vực khác, như ASEAN.

Một số đối tác khu vực đã hoan nghênh sự tham gia của Mỹ trong EAS, coi đây là một đối trọng tốt cho sự chế ngự của Trung Quốc, đặc biệt trong các tranh chấp biển, khi thái độ xác quyết ngày càng mạnh của Trung Quốc làm gia tăng cẳng thẳng trên biển Đông. Trong bối cảnh này, những lời đề nghị của Washington trong năm nay có thể giúp đánh giá cam kết của họ đối với an ninh của Châu Á/Thái Bình Dương – đặc biệt đối với quyền tự do hàng hải trên biển Đông. Các nước Đông Nam Á, cũng như các bên liên quan thứ ba như Nhật Bản và Ấn Độ, đã tiến hành một chiến lược ngoại giao tăng cường nhằm thu hút sự chú ý lớn hơn của quốc tế vào vấn đề này. Trong khi các nỗ lực này không chỉ nhằm trực tiếp vào Mỹ, chúng lại giúp thống nhất các nước trong khu vực chống lại Bắc Kinh, điều cũng thể hiện trong chiến lược Eurasia Great Game-1 của Washington.

Trung Quốc theo dõi sát vấn đề biển Đông, và Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến việc Mỹ có thể đưa ra các biện pháp thông qua EAS cho thấy một cam kết mạnh hơn trong vấn đề này. Trong khi một cuộc hội nghị riêng-rẽ khó tạo ra một ảnh hưởng lớn, nó lại có thể ra hiệu cho thấy một sự chuyển đổi trong định hướng của khối này dưới vai trò lãnh đạo của Mỹ trong siêu chiến lược toàn cầu.

QUEENBEE-ONE

Siêu Chiến Lược EURASIA 1920-2020

Theo diễn tiến Eurasia sẽ phải có NATO phương đông

Như nhiều bài trên đây, tôi đã viết về diễn tiến của trục lộ đồ Eurasia vào giai đoạn cuối (1920-2020) sẽ có một liên minh quân sự như theo lý thuyết gia George Kennan (1904-2005) sẽ phải lập lại một khối NATO phương đông để ổn định tình hình dưới sự thống lãnh của Mỹ.

Có giả thuyết cho rằng độ ít năm nữa một liên minh quân sự mới sẽ hình thành tại Thái Bình Dương có tên là Tổ Chức Phòng Thủ Châu Á -Thái Bình Dương gọi tắt là APTO (Asia-Pacific Treaty Organization) Đây là một Liên minh An ninh Quốc phòng Thái Bình Dương. Và theo giả thuyết đó thì chỉ vài ngày trước đây, tranh chấp biên giới trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ nổ ra một cuộc giao tranh quân sự vô tiền khoáng hậu, một trường hợp điển hình. Hiện nay họ đang chơi trò chơi đổ lỗi cho nhau như "Ai đã khai pháo đầu tiên?" Dĩ nhiên bàn tay lông lá sẽ bấm đít Việt Nam chơi ẩu trước trong sự kiểm soát theo dõi bên ngoài của Mỹ, qua đó Mỹ cũng cần để Việt Nam nhân cơ hội thử vài vũ khí bí mật của Mỹ trong vòng an toàn dù rằng Trung Quốc có phản ứng quyết liệt. Đây cũng là cuộc giảo nghiệm thử coi Mỹ có đủ khả năng bảo vệ sự an toàn cho trái đất và đồng thời cần biết gân-cốt của TQ đi tới đâu rồi?

Nhưng vấn đề đã vượt xa hơn việc đi tìm ai có lỗi. Đối với APTO, câu hỏi quan trọng là ai đã khai pháo đầu tiên và lý do tại sao, và những gì xảy ra tiếp theo đó? Cũng giống như NATO, các thành viên của APTO đang bị ràng buộc phải tiếp cứu để bảo vệ đồng minh của họ. Nhưng liệu họ có tới cứu đồng minh của họ không?

Khởi đầu của một liên minh mới APTO (Asia-Pacific-Treaty Organization)

Tương tự khối NATO về phương diện hình thành và hoạt động, APTO được hình thành để đáp ứng các đe dọa khủng bố và hải tặc. Khởi thủy là một liên minh không chính thức giữa các quốc gia đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ như Úc, Nhật, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines, nhóm này mau chóng mở rộng bao gồm cả Ấn-độ, Miến Điện, Indonesia, Mã Lai, Tân Tây Lan và Việt Nam. Mục tiêu của liên minh này là thống nhất và tăng cường khả năng phòng thủ, với hy vọng sẽ đem lại ổn định và an ninh cho Thái Bình Dương do trong âm mưu của Mỹ có tính toán trước.

Khối mười quốc gia đó được các quốc gia Brunei, Chile, Ấn Độ, Singapore, và dĩ nhiên cả Hoa Kỳ, tham gia với tư cách thành viên không chính thức, trong khi chính Hoa Kỳ giúp đỡ hình thành APTO theo như ước tính.

Dĩ nhiến, đối chọi lại, Trung Quốc đã bày tỏ không chấp nhận khối APTO, mà Trung Quốc cho là sự nối dài chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, Trung Quốc không dám tấn công các thành viên của APTO, vì biết rõ rằng không bị khiêu khích mà tấn công có thể sẽ đưa tới một cuộc chiến tranh không cần thiết với Hoa Kỳ và điều chắc chắn là TQ đã rơi vào cái bẩy Eagle pull (di tản chiến lược về Hawaìi) của tu chánh áng Cooper-Church 1970 và Case-Church 1973.

Cuộc hội đàm viễn liên giả tưởng hiện nay của các lãnh đạo APTO là một hoạt động tìm hiểu dữ kiện hơn là chuẩn bị chiến tranh. Ngôn từ chuyên môn trong minh ước phòng thủ nói rằng các thành viên không bị đòi hỏi trợ giúp Việt Nam nếu thấy Việt Nam bị tấn công trước? theo người viết không phải TQ mà chính VN sẽ tấn công tự vệ trước? Và họ sẽ có lý do vững chãi để cùng nhau tránh chiến tranh vì Hoa Kỳ không sẵn sàng gửi quân tới như các thành viên chính thức.

Chỉ mới vừa phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế, và với ngân sách quốc phòng bị giảm thiểu một cách đáng kể, nhân dân và Quốc Hội Hoa Kỳ ít có ý định tham gia một cuộc chiến khác. Mặc dù Hoa Kỳ thường xuyên tuyên bố rằng tương lai của mình gắn chặt với Thái Bình Dương? Điều nầy khó lường lắm, nhưng có một điều chắc chắn là nếu TQ đụng đến vòi xăng là Hoa Kỳ sẽ phản ứng thích đáng ngay. Nhưng nếu không có Hoa Kỳ tham gia với tư cách thành viên chính thức thì mọi liên minh quân sự đều chỉ là hình thức và sẽ thất bại chăng? dỉ nhiên điều nầy không thể chối cãi được.




Nền tảng của một liên minh APTO thành công

Lý thuyết gia chiến tranh lạnh, George F Kennan có câu hỏi đó không sai. NATO thành công vì Chiến Tranh Lạnh là một cuộc chiến, phần lớn xảy ra giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Và Hoa Kỳ với quyết tâm đánh gục Liên Xô, cùng với chiến lược chạy đua vũ trang làm cho Liên Xô kiệt quệ về kinh tế đã đưa NATO tới thành công. Trái lại APTO sẽ không được hình thành trong cùng một hoàn cảnh. Bất cứ cuộc xung đột nào trong tương lai cũng sẽ không xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mà giữa Trung Quốc và các quốc gia lân bang. Đó là cái kiểu trò chơi trật thượng của đàn anh để cho mấy thằng nhóc đánh túi bụi rồi tà tà mới nhảy vào như lịch sử thế chiến đã chứng minh.

Có thể nói Hoa Kỳ láu cá làm bộ theo đuổi một chính sách đối ngoại không can thiệp vào công việc của các lân quốc của Trung Quốc. Biết vậy, thì thử hỏi Hoa Kỳ nên đóng vai trò gì và nên làm gì trong một liên minh quân sự như APTO? Ngư Ông đắc lợi. Rõ ràng là để cho APTO thành công, Hoa Kỳ phải đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, và Hoa Kỳ chỉ lãnh đạo khi mà sự thành công của liên minh đó là cần thiết cho sự thành công của mục tiêu của Hoa Kỳ. Nói một cách giản dị, APTO phải được cấu trúc quanh nhu cầu của Hoa Kỳ.

Bất hạnh thay, một tổ chức đã tồn tại trong quá khứ và đã thất bại, đó là Liên Phòng Đông Nam Á, SEATO. Nhưng có ai biết được nó nằm trong kế hoặch nhường ảnh hưởng cho Liên Xô ở vùng ĐNÁ mà Việt Nam là tiểu bá của LX nắm giử 3 nước Đông Dương; Do đó APTO không thể chỉ là bản sao chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Nó phải được thiết kế nhằm giải quyết những nhu cầu của các quốc gia Thái Bình Dương thành viên, nhưng lần nầy có củng-cố thêm Ấn-độ và quân đội Mỹ ứng chiến đang có đầu cầu tại Úc.

Hoa Kỳ đã phản ánh các quan ngại của một số quốc gia Đông Nam Á về sự bành trướng của Trung Quốc bằng cách tổ chức để các quốc gia đó tiếp tục tham gia các cuộc tập trận chung và tiếp cận vũ khí của Hoa Kỳ. Vả lại, Hoa Kỳ trong nhiều dịp cả công khai lẫn hội kín đã tuyên bố hy vọng Trung Quốc sẽ trở thành một đối tác chiến lược và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế dưới hình thức đại loại như Hội nghị Thượng đỉnh G-2 Hoa Kỳ-Trung Quốc.

Cho dù trong tương lai Hoa Kỳ có trở thành một thành viên chính thức, thì để thành công, APTO phải hoạt động với Trung Quốc, làm cầu nối giữa Trung Quốc và các quốc gia lân bang. Hoa Kỳ chẳng được lợi gì nếu APTO chỉ đẩy Trung Quốc đi xa; và trong hoàn cảnh như thế, Hoa Kỳ không có lý do để trở thành một thành viên thường trực của tổ chức này. Nếu APTO thành hình trong tương lai thì nó phải được thiết kế để xây dựng mối quan hệ giữa các quốc gia chứ không phải cắt đứt các mối quan hệ đó.




Tóm lại, không đối đầu với Trung Quốc, đáp ứng nhu cầu của các quốc gia thành viên, đồng thời mang lại quyền lợi cho Hoa Kỳ là ba yếu tố để APTO thành công. 
Không lâu sau cuộc gặp hai ngoại trưởng Việt Nam và Trung Quốc bên lề kỳ họp của Liên Hiệp Quốc tại New York để cải thiện quan hệ, báo Trung Quốc lại lên tiếng chỉ trích nặng nề cả Việt Nam và Philipines trong chuyện Biển Đông. Vì theo dự đoán của Mỹ về sự đụng độ sơ khởi phải bắt đầu chạm tuyến là VN và Phi để Mỹ thí nghiệm vài vũ khí mới phát minh

Nhưng hiện nay cũng có tiếng nói trên báo Trung Quốc đề nghị chính Bắc Kinh làm rõ về bằng chứng "vi phạm" của các nước khác trong bối cảnh các bên đều mơ hồ và không công bố bản đồ hay ranh giới gì cho những tuyên bố của họ. Nhằm giải toả căng thẳng sau những bất đồng trong đó có tranh chấp tại Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã gặp người tương nhiệm phía Việt Nam, ông Phạm Bình Minh trong khuôn khổ một loạt các cuộc gặp của lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc với một số nước ở Hoa Kỳ. Theo tin Tân Hoa Xã hôm 25/9, hai bộ trưởng đều nói chính phủ hai nước sẵn sàng hợp tác để giải quyết bất đồng. Cuộc nói chuyện tay đôi nầy sẽ không đem đến kết quả nếu không có bàn tay lông lá đứng ra giàn xếp.



Trung Quốc muốn kiếm chuyện gây sự:

Nhưng báo China Daily hôm đầu tuần 26/9 vừa có thêm bài với tựa đề "Manila, Hanoi at it again" (tạm dịch: 'Manila và Hà Nội lại gây chuyện') để phê phán hai nước này "lôi kéo Hoa Kỳ và Ấn Độ vào Biển Nam Trung Hoa". Báo nầy chả biết chính trị chính em gì cả, thủ phạm là Mỹ nhào nặn ra Bài xã luận của báo Đảng Trung Quốc nói hai nước thuộc Asean này gần đây "bận bịu với chuyện gây khó khăn cho Trung Quốc, nuốt lời hứa để giải quyết tranh chấp biển Nam Trung Hoa song phương với Bắc Kinh".Làm sao song phương được, song phương để bị bắt nạt sao?

Ngoài ra, cây bút Bấm Lý Hồng Mai cũng có bài trong ngày thứ Hai 26/6 trên bằng tiếng Anh của Tân Hoa Xã cảnh báo rằng những nước theo chiến lược 'kéo bè kéo cánh' ở Biển Đông 'sẽ vỡ mộng'. Kéo bè kéo cánh là biện pháp duy nhứt làm TQ e-dè không dám có xuẩn động tự cô lập mình!

Bà Lý Hồng Mai nói thẳng đến Ấn Độ và Nhật Bản đang dính líu vào biển Nam Trung Hoa trong hai động thái cùng liên quan đến 'chủ quyền của Trung Quốc'. Tác giả nhắc đến kế hoạch của công ty Ấn Độ OVL và Việt Nam tại hai lô khai thác khí đốt ở Biển Đông "hiện được các nước khác theo dõi một cách lo ngại và là chuyện vi phạm chủ quyền trên biển của Trung Quốc".

"Thay vì phản ứng mơ hồ như thế, các cơ quan của Trung Quốc nêu trình ra các bằng chứng rõ rệt cho thế giới thấy các nước khác vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ra sao" Thậm chí, đây là điều mà đã khiến một số nhà quan sát đem ra so sánh với tranh chấp ảnh hưởng lâu nay của Ấn Độ với Trung Quốc tại vùng Kashmir và Pakistan.

Bà Lý Hồng Mai cũng nói đến chuyện Nhật Bản hội đàm với Philipinnes về vùng biển này trong nỗ lực của Manila muốn 'cân bằng quan hệ'. Ngoài ra là các hoạt động tăng cường quốc phòng của Philippines như mua sắm phi cơ, chiến hạm từ Mỹ. Nhưng bà Lý Hồng Mai cho rằng kể c̉a khi Philippines vươn tay ra phía Nhật Bản và Việt Nam cố tìm cách kéo Ấn Độ vào phía mình, thì chuyện "đưa bên thứ ba" vào tranh chấp biển "chẳng thể nào xứng lại được với sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc".

Còn bài trên China Daily của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nghiêm khắc cảnh báo Việt Nam trong vụ làm ăn với Ấn Độ. Bài xã luận bằng tiếng Anh viết rằng Việt Nam, cũng như Philippines vì "liên tục nuốt lời nên bị mất uy tín và làm suy giảm niềm tin chính trị (political trust) giữa họ v̀a Trung Quốc

Tuy vậy, bên cạnh các bài nặng nề chỉ trích Hà Nội và Manila, hiện trên trang Nhân dân Nhật báo, bản tiếng Anh có đăng bài từ bản tiếng Hoa của báo Hoàn Cầu tại Trung Quốc, có ý kiến nêu ra một cách nhìn khác. Giải thích vì sao giới chức Bắc Kinh không phê Hà Nội nặng lời qua vụ khai thác khí với Ấn Độ, tác giả Ding Gang cho rằng các bên đều cần nêu rõ vấn đề.

Theo tác giả Ding Gang thì sau khi kiểm mọi thông tin do cả Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc công bố, ông cũng chưa thể tìm thấy bằng chứng rằng vụ khai thác của Việt Nam "vi phạm lãnh hải của Trung Quốc", vì tất cả còn "rất mù mờ". Đặc biệt, bài báo cũng kêu gọi chính phủ Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ cùng công bố các bản đồ về các khu vực họ nói đến.

Tác giả cũng nói những năm qua, tranh chấp biển Nam Trung Hoa gia tăng, khiến truyền thông Hoa Kỳ và các nước Phương Tây cùng một số quốc gia xung quanh vùng biển này cũng xây dựng thuyết 'Mối đe dọa từ Trung Quốc' trên nền tảng đó. Nhưng tác giả viết cần phải cảnh giác trước cái bẫy của việc tạo ra nhãn hiệu 'bá quyền Trung Quốc", và truyền thông Trung Quốc cần tránh gọi vùng biển này là "Biển Nam của nước Trung Quốc", và tránh gọi mọi hành động của các nước ở khu vực này là "vi phạm lợi ích cốt lõi của Trung Quốc". Thay vì phản ứng mơ hồ như thế, các cơ quan của Trung Quốc nêu trình ra các bằng chứng rõ rệt cho thế giới thấy các nước khác vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ra sao. Tác giả Ding Gang cũng kêu gọi vấn đề ở vùng biển này "phải được giải quyết hòa bình" và Trung Quốc không nên tham gia trò chơi "cút-bắt" mãi mãi với các nước khác.

Thông tin về dự án hợp tác ngoài khơi Biển Đông của hai tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và Ấn Độ từ khi đưa ra đã thu hút sự chú ý đặc biệt, nhất là trong truyền thông Trung Quốc. Mới đây, tập đoàn ONGC Videsh (OVL) của Ấn Độ loan báo về quá trình thảo luận với đối tác PetroVietnam để thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128 ngoài khơi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, có thể bắt đầu từ năm tới. 

Việt Nam nói hai lô 127 - 128 nằm hoàn toàn tại bể trầm tích Phú Khánh trong thềm lục địa của Việt Nam và rất gần bờ biển. Vị trí hai lô này cũng gần với bể Nam Côn Sơn mà Việt Nam và các đối tác nước ngoài đã thăm dò, khai thác nhiều năm nay. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc đã phản ứng gay gắt trước dự án chung Việt-Ấn. Các phát ngôn viên của Trung Quốc, mới nhất là ông Hồng Lỗi vào hôm thứ Hai 19/09, lặp lại khẳng định rằng "Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ không thể tranh cãi ở Biển Ðông".

“Bất cứ nước nào thăm dò dầu khí ở trong vùng này mà không có sự chấp thuận của chính quyền Trung Quốc cũng đều vi phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc, là bất hợp pháp và vô giá trị.” Một số quan sát viên Trung Quốc nhìn nhận dự án hợp tác dầu khí trên như bước tiến của Ấn Độ vào Biển Đông nhằm đối trọng với Trung Quốc trong việc giành ảnh hưởng ở khu vực.

Đối trọng với Bắc Kinh: Ông Thẩm Đinh Lập, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Mỹ thuộc Viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Phúc Đán, nói đây là "hành động khiêu khích cho thấy sự tức giận của Ấn Độ trước việc Bắc Kinh phát triển quan hệ thân cận với các nước như Miến Điện và Pakistan", nhưng có một điều bất ngờ vào giờ chót Miến điện đi theo Ấn độ có nghĩa là theo Mỹ theo Asian. "Ấn Độ cần nhớ rằng hành động của họ tại Nam Hải (Biển Đông) sẽ đẩy Trung Quốc tới bờ giới hạn. Trung Quốc quý trọng quan hệ hữu nghị Trung-Ấn, nhưng không có nghĩa quý hơn mọi thứ trên đời."

Hoàn cầu Thời báo: Ông Thẩm nhận định trên tờ Hoàn cầu Thời báo: "Những năm gần đây, Trung Quốc đã xây dựng quan hệ với các nước như Miến điện, Pakistan … cũng cậy nhờ Trung Quốc giúp về an ninh và đề xuất cho hải quân Trung Quốc sử dụng một cảng biển của mình ở Ấn Độ Dương. Tất cả những động thái này khiến cho Ấn Độ cảm thấy lo lắng". Một giáo sư khác cũng từ trung tâm nghiên cứu trên, ông Ngô Tâm Bá, thì nói việc hai nước Việt Nam và Ấn Độ cùng thăm dò dầu khí không phải là chuyện ngẫu nhiên mà phù hợp với chính sách hướng về phía Đông những năm gần đây của New Delhi. Thêm nữa, ông Ngô cho rằng trong chuyện này có bàn tay của Mỹ.

"Hoa Kỳ lợi dụng mọi cơ hội để đối chọi lại Trung Quốc, như tham gia tập trận với Nhật Bản và các nước khác trong khu vực ngày càng thường xuyên." Theo vị giáo sư Đại học Phúc Đán, dự án với Việt Nam giúp Delhi "ném một hòn đá giết hai con chim", vừa mang lại lợi ích kinh tế cho Ấn Độ, vừa đối trọng chính trị với Trung Quốc. Truyền thông Trung Quốc cũng nhanh chóng vào cuộc, với nhiều bài báo và chương trình truyền hình phân tích việc Việt Nam và Ấn Độ hợp tác dầu khí ở Biển Đông.

Kênh CCTV-4 của Truyền hình Trung ương Trung Quốc có buổi tọa đàm về chủ đề này hôm Chủ nhật 18/09, trong đó các khách mời nhận xét rằng việc này "chắc chắn sẽ tăng căng thẳng trong khu vực". Ông Vinh Ưng, Phó Chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, nói Việt Nam đã tìm cách quốc tế hóa chủ đề Biển Đông bằng cách chịu cho các công ty dầu khí nước ngoài lấy tới 70% lợi nhuận trong tương lai và Ấn Độ có vẻ quyết tâm giơ đầu chịu báng khi tham gia dự án mà ngay cả tập đoàn khổng lồ British Petroleum cũng cho là quá rủi ro. 

Ông Vinh Ưng cũng cho hay chính phủ Ấn Độ đã không thông báo qua các kênh chính thức cho Trung Quốc về dự án liên doanh với Việt Nam mà chỉ đề cập việc này sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng mạnh.

"Với tư cách một cường quốc đang lên, Ấn Độ đang trở thành quốc gia ở giữa mà các nước trong khu vực, kể cả Hoa Kỳ, muốn kéo về phía mình. Quyết định của Ấn Độ có khả năng xác lập tình hình an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương, cũng như vị thế của chính nước này trong khu vực."



tải về 0.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương