Trương-văn-Vinh Siêu Chiến Lược eurasia 1920-2020


- (2) Bênh vực sách lược của Bush-Cha, George H W Bush



tải về 0.99 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu12.01.2018
Kích0.99 Mb.
#35975
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

- (2) Bênh vực sách lược của Bush-Cha, George H W Bushthực thi axiom-1, bức tử miền nam nên phải tuyên bố: “Người dân miền nam không chịu đấu tranh cho sự tự do. Nên….!”

Sử gia Kutler muốn đóng kín hồ sơ do đơn đặt hàng: (họ cần nhửng sử gia, học giả, ký giả … để bóp méo mọi sự thật hồng làm chệch đi sự thật của sự việc đen tối vì quyền lợi hẹp hòi của họ) Trong tương lai, những ai muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ thì phải biết điều này mà trong luật họ gọi đó là caveat emptor – let the buyer beware, làm bạn với Mỹ và nếu Mỹ đâm sau lưng cách bất ngờ thì đừng có than trời trách đất như TT Nguyễn Văn Thiệu đả nói: “Làm kẻ thù với Mỹ thì dễ, nhưng làm bạn với Mỹ thì khó”



Để kết luận: Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ thì thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ thì phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân mình thì có ngày vì quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay thì đau lòng vô cùng. 

Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có một thỏa thuận ngầm gì ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hãy chia đôi Thái Bình Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ, TQ bị dụ hay buộc phải làm như vậy vì không còn con đường nào khác? Tôi đưa ra ý kiến như vậy không biết trúng hay trật vì có nhiều trường phái yếu bóng vía cho rằng: Việt Nam sắp có Pass Port bằng tiếng Tàu … Nói tóm lại, chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hoa Kỳ đang thực thi để chuộc lại tội lổi đối với Việt Nam, đồng thời cũng phải keo sơn với VN vì muốn độc quyền nguồn dầu hoả - Biển Đông sẽ giải quyết trước 2013 “VN làm chủ, TQ khai thác, Mỹ độc quyền bán sản phẩm” 



QUEENBEE-ONE

Việt Nam sẽ là nước bảo trợ cho Miến Điện và Bắc Hàn

Theo lịch trình Eurasia, qua giai đoạn giải quyết Biển Đông xong, Việt Nam sẽ là nước bảo trợ cho Miến Điện và Bắc Hàn dưới cái dù của Mỹ, y chang Nhựt đã bảo trợ cho VN mấy thập niên qua. Ngày nay, sau khi giải quyết xong vụ Biển Đông tại LHQ, khác trước kia khi Miến Điện là một trong vài nước khép kín và cô lập trên thế giới, thì Trung Quốc lại là một trong những nước ủng hộ quyết liệt nhất như hơn nửa thế kỷ nay với âm mưu mở con đường xuyên suốt từ Côn Minh đến tận bờ biển Ấn Độ Dương để thôn tính Úc Châu và các nước Đông Nam Á bằng cách lén lút di-dân gần 2 triệu người cùng gia đình lập nghiệp dọc theo xa lộ mà TQ sẽ khai phá đến tận bờ biển. Thế nên Harriman qua CIA phải sử dụng thành viên OSS 1945 là tướng Võ Nguyên Giáp mở Trường Sơn Tây, tức Xa lộ Liên Bang Đông Dương để đối chọi lại với xa lộ xuyên Miến Điện đến bờ biển của TQ lén lút xây dựng hơn nửa thế kỷ qua.

Chính phủ Trung Quốc tự kềm chế cho rằng họ không lo ngại về một cuộc gặp gỡ lịch sử sắp diễn ra giữa các giới chức Miến Điện và Hoa Kỳ, mặc dù các bản tin của giới truyền thông Trung Quốc lên án Washington là dùng Miến Điện trong khuôn khổ một sách lược để kiềm chế Trung Quốc. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Stephanie Ho gửi về bài tường thuật sau đây. Mà đúng thật như vậy, Hoa Kỳ đã thiết kế thật tỉ mỉ lộ-đồ trù dập TQ qua lý thuyết, sử gia George Frost Kennan (1904-2005) khi Miến Điện là một trong vài nước khép kín và cô lập trên thế giới, thì Trung Quốc lại là một trong những nước ủng hộ quyết liệt nhất trên toàn cầu. Nay vào lúc Ngoại trưởng Hillary Clinton chuẩn bị cho một cuộc họp lịch sử với các nhà lãnh đạo ở Miến Điện, giới truyền thông Trung Quốc mô tả động thái này nằm trong các nỗ lực của Washington nhằm “cô lập và bao vây Trung Quốc.” Trong một bài xã luận đăng trên báo Global Times hôm nay, giáo sư về truyền thông của trường Đại học Thanh Hoa Lý Hy Quang nói rằng chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton sẽ làm cho Trung Quốc “mất tinh thần.” Nó cũng không khác gì TT Bush và Phó TT Biden qua TQ nhưng mục đích là thăm Mông Cổ.

Ông Lý nêu thắc mắc về điều ông gọi là một “chính sách mới về châu Á của Hoa Kỳ” mà ông cho là nhắm chống lại Trung Quốc. Sự thật không phải vậy mà kềm hãm TQ, vì Hoa Kỳ rất hoan nghênh một nước Tàu hùng mạnh để cùng thế giới giải quyết những khó khăn về thiên nhiên, môi trường, bệnh hoạn, sự nóng dần của trái đất… Ông cho rằng cuộc họp của Ngoại trưởng Clinton là một thí dụ điển hình cho sách lược mới này. Ông cũng lập lại những cáo buộc của giới truyền thông Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ đứng sau quyết định hồi tháng 9 của chính phủ Miến Điện đình chỉ công trình xây dựng một đập thủy điện mà một công ty của Trung Quốc đã góp phần đầu tư nhiều tỷ đôla.


Bất kể luận điệu gay gắt của giới truyền thông Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi tuyên bố Bắc Kinh không lo lắng mấy. Ông Hồng nói Trung Quốc tin là Miến Điện và cái mà ông gọi là “các nước Tây phương liên hệ” nên tăng cường tiếp xúc và cải thiện quan hệ. Ông nói thêm rằng ông hy vọng cuộc họp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự ổn định và phát triển cho Miến Điện. Trước đó trong tuần, lãnh đạo quân đội cấp cao nhất của Miến Điện đã đi thăm Bắc Kinh và họp với các giới chức quân đội Trung Quốc. Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tư lệnh quân lực Miến Điện đã tán dương tình hữu nghị lâu đời giữa hai nước và cam kết củng cố hợp tác quân sự.
Trong một cuộc họp thường lệ với các phóng viên hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc được hỏi về các bản tin nói rằng các đại diện của chính phủ Miến Điện và các thủ lãnh người Kachin nổi loạn đã họp vào hôm thứ Ba ở tỉnh Vân Nam miền tây nam Trung Quốc.

Ông Hồng đáp rằng Trung Quốc hy vọng các bên liên hệ bên trong Miến Điện có thể giải quyết các bất đồng qua những cuộc thương lượng hòa bình.

Trong mấy tuần vừa qua, giới lãnh đạo Miến Điện đã công bố chi tiết của một thỏa thuận hòa bình nhắm mục đích chấm dứt nhiều thập niên xung đột giữa chính phủ và các nhóm sắc tộc nổi loạn lâu nay vẫn tranh đấu đòi quyền tự trị. Thỏa thuận hòa bình này cũng là một đòi hỏi chính của các quốc gia Tây phương, kể cả Hoa Kỳ.

Tổng thống Obama cho biết ông cử Bộ trưởng Ngoại giao đến Miến Điện để xem Hoa Kỳ có thể làm thế nào để giúp nước này ủng hộ tiến bộ về cải cách chính trị, nhân quyền và hòa giải dân tộc. Nhưng ông Obama cũng nói rằng bang giao của Miến Điện và Bắc Triều Tiên là một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết.

Thượng nghị sĩ Richard Lugar đại diện tiểu bang Indiana, một thành viên cấp cao của đảng Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại, đề nghị bất kỳ việc tiếp xúc trở lại nào với Naypyidaw đều phải bao gồm một sự khai báo đầy đủ về “mức độ và ý đồ trong chương trình hạt nhân đang được Miến Điện phát triển.” Vị thượng nghị sĩ này nói ủy ban của ông đã nhận được thông tin cách đây 5 năm cho biết chính phủ Miến Điện có ý định phát triển vũ khí hạt nhân, với sự trợ giúp của Bắc Triều Tiên.

Cách đây 1 năm, các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc đã công bố một bản phúc trình cáo buộc Bắc Triều Tiên cung cấp thiết bị hạt nhân và phi đạn bị cấm chỉ cho Miến Điện, Iran và Syria, một cách bí mật, để tránh các biện pháp chế tài quốc tế.

Miến Điện, còn gọi là Myanmar, là nước ký tên vào Hiệp ước Cấm phổ biến Hạt nhân, và là thành viên của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế. Theo chuyên gia cấp cao của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế Daniel Pinkston, sự kiện đó có nghĩa là Miện Điện phải khai báo đầy đủ bất kỳ cuộc giao dịch nào trước đây với phía Bắc Triều Tiên.

Ông Pinkston nói: “Nếu có bằng cớ rõ ràng về sự hợp tác hạt nhân thì, để cải thiện bang giao với Hoa Kỳ và phần còn lại của cộng đồng quốc tế, Miến Điện sẽ phải hoàn thành các nghĩa vụ theo Hiệp ước Cấm Phổ biến Hạt nhân và theo các thỏa thuận về bảo vệ với Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế. Và sự kiện đó có nghĩa là khai báo bất kỳ công cuộc hợp tác nào đã có với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, tức Bắc Triều Tiên, bất cứ vụ thủ đắc nào về chất liệu, kỹ thuật, cơ phận, vân vân...”

Các nhà ngoại giao và chuyên gia phân tích tình báo cũng nêu ra những báo cáo chưa được kiểm chứng về việc hàng trăm kỹ sư và khoa học gia Bắc Triều Tiên đến thăm hay làm việc tại các cơ sở quân đội và các cơ sở khác của Miến Điện. Nhưng nói chuyện với đài VOA với điều kiện không nêu danh tính, các giới chức chính phủ Nam Triều Tiên cho biết họ chưa nhìn thấy bằng chứng cụ thể về mức độ hợp tác đó giữa Bắc Triều Tiên và Miến Điện.

Cựu tổng giám đốc Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế, ông Hans Blix, hiện là chủ tịch Ủy ban về Vũ khí có sức tàn sát hàng loạt, cũng đồng ý với đánh giá đó, có liên quan đến một chương trình phát triển vũ khí hạt nhân mà Miến Điện được cho là đang thực hiện.


Ông Blix nói: “Thế giới có lý do để lo ngại và tìm hiểu về việc này. Có một vài người đào tỵ đã nói đến chuyện ấy, nhưng nhiều người khác lại gạt hẳn đi. Và kinh nghiệm của tôi cho thấy là phía Bắc Triều Tiên chưa đi xa mấy”.

Các giới chức Miến Điện cũng bác bỏ bất kỳ việc theo đuổi vũ khí hạt nhân nào, tuy họ thừa nhận rằng họ có cứu xét việc tìm cách sử dụng kỹ thuật nguyên tử để sản xuất điện năng. Trước đây trong năm, các giới chức Miến Điện đã khẳng định rằng đất nước họ quá nghèo không thể theo đuổi bất cứ hình thức nào của chương trình hạt nhân.

Bằng chứng về vũ khí quy ước đi lại giữa Miến Điện và Bắc Triều Tiên trong nhiều năm thì cụ thể hơn. Trong nhiều dịp, Hải quân Hoa Kỳ đã ngăn chặn các tàu của Bắc Triều Tiên, nghi là chở vũ khí, đến các cảng của Miến Điện. Các chuyên gia phân tích nói Bắc Triều Tiên dường như đã tiếp tay cho Miến Điện nâng cao các khả năng phi đạn của họ.
Các chuyên gia nêu ra rằng bất kỳ việc giao nhận thành công các vũ khí đó trước đây đều có thể đề ra những rắc rối về ngoại giao cho Miến Điện khi nước này tìm cách bình thường hóa quan hệ với cộng đồng quốc tế. Theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp dụng đối với Bình Nhưỡng, tất cả mọi vụ mua bán vũ khí của Bắc Triều Tiên, kể cả vũ khí quy ước, đều bị cấm chỉ.

Bang giao giữa Miến Điện và Bắc Triều Tiên đã trải qua những thời kỳ bấp bênh kể từ khi được thiết lập vào năm 1962. Miến Điện đã cắt đứt quan hệ với Bình Nhưỡng vào năm 1983, sau khi các điệp viên Bắc Triều Tiên ở Miến Điện tìm cách ám sát tổng thống Nam Triều Tiên. Vụ đánh bom lần đó đã gây thiệt mạng cho 18 viên chức cấp cao của Nam Triều Tiên.

Quan hệ quân sự giữa Miến Điện và Bắc Triều Tiên dường như đã được nối lại vào đầu thập niên 1990, nhưng quan hệ ngoại giao chưa được chính thức phục hồi cho mãi đến lúc cách đây 4 năm.Từ nhiều chục năm, cả hai nước đều bị cô lập tách khỏi phần lớn cộng đồng ngoại giao và giao thương toàn cầu vì các chính phủ áp bức.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã bắt đầu chuyến công du mang tính bước ngoặt tới Miến Điện, trở thành người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đầu tiên sang thăm nước này trong 50 năm qua. 

Hôm nay, bà Clinton tới thủ đô Naypyidaw của Miến Ðiện để bắt đầu 3 ngày hội đàm bao gồm các cuộc họp đã lên lịch với Tổng thống Thein Sein và lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi của nước này.

Ngoại trưởng Mỹ đi từ Nam Triều Tiên tới Miến Điện. Tại Nam Triều Tiên, bà Clinton cho báo giới biết rằng bà sẽ đích thân xác lập các ý định của chính phủ Miến Điện hiện thời về việc tiếp tục cải cách chính trị và kinh tế. 

Bà Clinton đề cập tới điều mà Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phát biểu trước đây trong tháng về những “tia tiến bộ le lói” của chính quyền dân sự trên danh nghĩa của Miến Ðiện, phe lên nắm quyền trước đây trong năm sau hơn 4 thập niên quân đội cai trị nước này.

Tổng thống Obama nói Ngoại trưởng Clinton sẽ thăm dò xem Hoa Kỳ có thể làm gì để hậu thuẫn những tiến bộ trong quá trình cải cách chính trị, nhân quyền, và hòa giải dân tộc ở Miến Điện. 

Miến Điện và Việt Nam ở gần nhau, nay cùng ở trong khối Đông nam Á, lại cùng loại chế độ độc đoán độc đảng, một bên là độc tài quân phiệt - một bên là độc đảng Cộng sản, nên có ảnh hưởng tác động đến nhau không nhỏ. Miến Điện - nay được gọi là Myanmar - là nước rộng nhất vùng Đông Nam Á (676.000 km2), gấp đôi Việt Nam, với dân số gần 60 triệu, trước là thuộc địa Anh, độc lập từ năm 1948..Những nét đặc sắc của Miến Điện gần đây là: cuộc đấu tranh cho dân chủ khá rộng lớn từ hơn 20 năm nay, trình độ văn hóa, biết đọc biết viết trong toàn dân thuộc hạng loại cao nhất châu Á ngay từ sau Thế chiến II.

Miến Điện có những nhân vật xuất sắc. Ông Aung San, lãnh tụ chống thực dân Anh và phát xít Nhật, thân sinh của bà Aung San Suu Kyi, được suy tôn là Anh hùng dân tộc. Ông U Thant từng là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc 10 năm liền, từ 1961 đến 1971. Bà Aung San Suu Kyi, người đứng đầu Liên minh Toàn quốc Đấu tranh vì Dân chủ, có uy tín cao trong xã hội, được Giải Nobel Hòa bình năm 1991 khi đang ngồi tù; trước đó bà được giải thưởng Sakharov về Tự do Tư tưởng năm 1990. Bà còn được chính phủ Ấn Độ tặng giải thưởng J. Nehru; được chính phủ Venezuela tặng giải thưởng S. Bolivar; và được chính phủ Canada phong tặng danh hiệu là Công dân Danh dự Canada. Bà là một trí thức loại ưu tú, nhà văn, từng tốt nghiệp về kinh tế Đại học New Delhi, Ấn Độ, tốt nghiệp môn chính trị - xã hội tại Đại học Oxford và London, Anh. Bà cũng từng là trợ lý cho ông U Thant ở Liên Hiệp Quốc.

Hiện nay có hơn 1 triệu người Miến Ðiện ở nước ngoài, sống làm việc, kinh doanh, du học tại Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp…, cộng đồng này đã tỏ ra rất đoàn kết, đồng thuận trong ủng hộ phong trào dân chủ trong nước. Họ kiên quyết chống thế lực quân phiệt phi pháp từng dùng súng đạn hủy bỏ cuộc tổng tuyển cử vang dội ngày 27-5-1990, khi Liên minh của bà Aung San Suu Kyi dành được đa số tuyệt đối 59% phiếu bầu và 81% ghế trong Quốc Hội, 392 trên 485 ghế. Họ coi cuộc đảo chính quân sự của các tướng lãnh là phản nghịch, phản dân chủ, chống nhân dân. Họ vận động ráo riết cho việc tố cáo và cô lập chính quyền quân phiệt.

Đến nay cuộc đấu tranh cho dân chủ đang ở mùa thu hoạch, theo cách nói của bà Aung San Suu Kyi – mà người dân Miến bà thường gọi thân mật là «Đâu Xiu» (Dow Suu) – Cô Xiu.

Lần đầu tiên trong 21 năm qua, sau khi bị quản thúc từ ngày 20-7-1989 đến ngày 13-11-2010, Cô Xiu mới tỏ ra lạc quan, khi chính quyền quân phiệt tự giải thể vào tháng 4-2011, khi tổng thống mới được bầu, Thein Sein - tuy vốn là tướng, là thủ tướng - cam kết sẽ theo quy chế dân sự, các tuớng lãnh sẽ không làm bộ trưởng kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, ngoại giao… như trước nữa. Ông Thein Sein đích thân gặp bà Aung San Suu Kyi trong bộ cánh dân sự, với lời hứa sẽ xem xét việc trả tự do cho tù chính trị, nới rộng tự do báo chí và mở rộng dân chủ. Sau đó bà Aung San Suu Kyi được tự do đi lại trong thành phố, còn đi thăm một số địa phương, tự do gặp gỡ các thành viên trong tổ chức của bà, không có mật vụ nào bám theo.

Tổng thống Thein Sein đích thân thúc đẩy việc thành lập Ủy ban Quốc gia về Nhân quyền và soạn thảo bộ Luật Lao động mới theo những tiêu chuẩn lao động quốc tế, theo yêu cầu và khuyến nghị xây dựng của các phái viên của Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Việc trả tự do cho 6.000 tù nhân, trong đó có 300 tù chính trị mấy hôm nay chính là do khuyến cáo của Ủy ban Quốc gia về Nhân quyền vừa được thành lập.

Cô Xiu càng tỏ ra lạc quan có cơ sở khi ông Thein Sein và chính phủ thống nhất ý kiến đình chỉ việc xây dựng đập nước khổng lồ Myitsone trên sông Irrawaddy, công trình trọng điểm của quốc gia, trị giá 3,6 tỷ đôla, do 1 hãng thầu quốc doanh Trung Quốc thực hiện từ 5 năm nay. Đây là một thái độ chính trị mạnh mẽ làm Bắc Kinh đùng đùng nổi giận, nhưng ông Thein Sein nói rõ đây là quyết định đặt cuộc sống an toàn của nhân dân Miến Đlện làm trọng và cũng là nhân dân thuộc ảnh hưởng của dòng Sông Cửu Long. Bắc Kinh cũng không che dấu thái độ vừa lo âu vừa tức giận khi ông Thein Sein dẫn đầu một đoàn cao cấp có 13 bộ trưởng đi thăm Ấn Độ nhằm thắt chặt quan hệ toàn diện một cách thực chất. Báo chí New Delhi ca ngợi ông Thein Sein khác hẳn ông Than Shwe là người tiền nhiệm ở thái độ chính trị «thức thời và tiến cùng thời đại». Sự gắn bó Ấn Độ - Miến Điện còn ở dựa trên cơ sở có chung nền văn hóa Phật Giáo, xa rời chất cộng sản vô thần của Bắc Kinh, nhưng nó nằm trên trục lộ trình siêu chiến lược Eurasia của Permanent Government. Cô Xiu cũng tỏ ra lạc quan khi được mời dự một diễn đàn kinh tế lớn, có đại diện chính phủ, các nhà doanh nghiệp và 37 nhóm và tổ chức chính trị, tôn giáo của cả nước. Tại diễn đàn, ý kiến của bà rất được cử tọa tôn trọng và lắng nghe.

Do ảnh hưởng của Mỹ, cấm vận quốc tế đang được nới lỏng nhanh chóng, các tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, cùng với các tổ chức nhân đạo và thiện nguyện Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Ấn Độ, đang thực hiện trợ giúp Miến Điện Các nước đang quan sát kỹ việc trả tự do cho tù nhân lương tâm và thực hiện tự do thông tin báo chí để có đối sách thích hợp, và muốn Việt Nam theo đó mà áp dụng trong nước mình. Báo chí ở Miến Điện mấy tuần nay đã đăng tin hoạt động của bà Aung San Suu Kyi khá đầy đủ, khách quan, như về một nhà hoạt động chính trị, không còn cắt xén, xuyên tạc, mạt sát như đối với một người bị án quản thúc như trước.

Tất nhiên ông Thein Sein là người tỏ ra biết điều và có thiện chí, ông mong mỏi cuộc cấm vận của quốc tế chấm dứt, rồi thế giới dân chủ sẽ chi viện, đầu tư, hợp tác với quy mô lớn, khi xã hội dân sự được khôi phục, nhân tài Miến Điện ở khắp nơi trở về bắt tay cùng nhân tài và nhân dân trong nước xây dựng lại đất nước phồn vinh cho toàn dân để Việt Nam lỏ con mắt nhìn vào mà bắt chước.

Ông Thein Sein và những người cộng tác thân cận nhất đang hy vọng Miến Điện trên con đường hòa hợp dân tộc sẽ có vị trí khác hẳn trước, và những năm trước mắt sẽ được vinh dự đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên của Tổ chức các Quốc gia Đông Nam Á, với một tư thế mới, ảnh hưởng mới vào năm 2014. Không phải ngẫu nhiên mà có nhà báo Miến Điện cho rằng vận mệnh nước nhà đang chuyển động do 2 nhân vật bắt tay nhau thân thiện và tương kính, cả 2 đều cùng tuổi, cùng một năm sinh - ông Thein Sein ngày 20-4-1945, bà Aung San Suu Kyi ngày 19-6-1945, cùng năm âm lịch Ất Dậu - Hai con gà gáy sáng báo bình minh của nước Myanmar mới. Mừng cho nhân dân Miến Điện đang có cuộc bứt phá đầy triển vọng. Hy vọng cuộc bứt phá sẽ thật sự ngoạn mục, thành một nguồn cảm hứng chính trị sâu rộng cho mọi người Việt Nam yêu nước, yêu dân chủ, cho toàn dân ta, và nhà cầm quyền Mafia VN theo đó mà cải thiện đời sống văn minh cho người dân, dù rằng quá trễ nhưng vẫn còn hơn không… để sau cùng “Việt Nam sẽ là nước hùng mạnh như một nước Do Thái phương Đông”

QUEENBEE-ONE

Kissinger và thời điễm "ROLL-BACK"

Henry Kissinger là một chính khách không chỉ là người tiên phuông dấn thân đi mở bức màn Tre, mà còn là một viên chức chính thức của Hoa Kỳ dám đi đêm và thành công vào bốn thập niên qua bởi 50 cuộc gặp mặt, làm chiếc cầu bắc nối giữa hai bên Trung Mỹ với bảy viên chức quyền lực của đôi bên, làm dịu cơn căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hoa Thạnh Đốn. Hơn nữa, Bắc Kinh đang hy vọng chiến lược (strategic trust) không những cùng Hoa Kỳ mà còn thế giới phương Tây, hầu bảo vệ trật tự an toàn cho thế giới. Theo báo giới Mỹ vuốt đuôi cùng tác phẩm On China của Kissinger, ca ngợi sự xứng đáng nhận giải hoà bình Nobel, 1973, The Presidential Medal of Freedom, và The Medal of Liberty, trong những giải thưởng đó, Kissinger còn là tác giả của một số tác phẩm quý giá về đường lối ngoại giao, hiện tại Kissinger là Chủ nhiệm của Kissinger Associatiates, Inc., an international consulting firm,

Mới vừa rồi, Kissinger ta ra mắt cuốn sách mới là On China (Penguin,2011) Như đã nói ở phần đầu, mỗi khi ông này có "sách" mới thì đâu đó trong thiên hạ sắp có loạn to ! Bởi nhờ có loạn thì Siêu Chính Phủ Mỹ mới có cớ đi chinh phạt và thâu tóm dần dần cũng như bành trướng ảnh hưởng của mình; Và mầm mống của loạn lạc cũng do Siêu Chính Phủ tạo ra từ sau hậu trường Quốc Hội bắt nguồn từ Tu Chánh Án Cooper Church-70 và Case-Church-73.

Tháng 7, 1947, ông Kissinger được cặp mắt của W A Harriman để ý cho quay về Mỹ và tặng học bổng vào trường đại học Harvard (cũng nên biết thêm là những trường đại học như Yale, Harvard; Princeton; Oxford; Sorbonne là những trường do các nhóm [War Industries Board] Hội Đồng Kỹ Nghệ Quốc Phòng có nguồn gốc ở Âu Châu thành lập từ thế kỷ thứ 19. Mục đích sâu xa của đám ma-quỷ này với mục đích sẽ thu hút và chiếm hữu hết những nhân tài khắp thế giới bằng tiền - danh và lợi đối với những sinh viên biểu lộ sự thông minh đặc biệt, hay ít ra chúng cũng đào tạo được những con người, mà Siêu Chính Phủ gọi là "công-cụ chuyên viên", trong tương lai sẽ phục vụ đắc lực cho bộ máy thống trị toàn thế giới gồm toàn những con người được nhào nặn theo siêu chiến lược Eurasia). 

Năm 1950 ông Kissinger có bằng B.A, năm 1952 lấy bằng M.A và năm 1954 có được bằng Ph.D. Trong thời gian học ở Harvard Kissinger được ưu đãi đặc biệt, vì trường này vốn có một nguồn tài chánh dồi dào do CIA bí mật tài trợ qua một tổ chức trá hình là Hội Học Sinh Quốc Gia (National Student Association. Hội này đã bị "tan biến" năm 1967 do quần chúng phanh phui).

Lúc còn đang học, năm 1950 là năm Harriman quyết định thay đổi vùng bạo loạn từ Trung Âu sang Á Châu theo đúng lịch trình Eurasian, nên con rối tài giỏi Kissinger đã được bí mật điều qua làm cố vấn trợ-lý cho Phòng Nghiên Cứu Các Chiến Dịch-Lục Quân (Army-Operations Research Office)

1951: Được cử tới Nam Hàn tìm hiểu ước lượng về "mức độ ảnh hưởng tâm lý của dân chúng về sự có mặt của quân đội Mỹ".

1952: bí mật được chọn làm cố vấn cho Ủy Ban Chiến Lược Tâm Lý thuộc Bộ Tham Mưu Liên Quân (Psychological Strategy Board of the Joint Chiefs of Staff).

1955: Được Siêu Chính Phủ Mỹ cho làm chủ bút tạp chí Ngoại Giao Sự Vụ (Foreign Affairs magazine) Tạp chí này tuy thuộc "tư nhân", nhưng nó là cái loa chính thức và đầy quyền lực đặt ở Mỹ của vương triều nước Anh và con cháu của giới quý tộc tại Châu Âu ( Ở bên Tây, ban đầu nó được trung ương Ủy Hội Tam Điểm (Trilateral Commission) lập ra trong một phòng kín ở khách sạn Majestic, thủ đô Balê nước Pháp vào ngày 30.5.1919 và nấp dưới một cái tên thật "hiền" là Viện Quốc Tế Sự Vụ (Institute of International Affairs) Cụ HCM đã lọt vào ống kính của Siêu Chính Phủ, cũng là hội viên Tam Điểm và được móc nối từ thuở đó nên ngày nay Đảng Cộng Sản Việt Nam có họ hàng, dây mơ rễ má với tài phiệt quốc tế là chuyện đương nhiên. Viện Quốc Tế Sự Vụ có hai chi nhánh, một nằm ở Anh là Học Viện Hoàng Gia về Quốc Tế Sự Vụ (Royal Institute of International Affairs- RIIA), cái khác nằm tại Mỹ từ ngày 21/7/1921 là Hội Đồng về Các Quan Hệ Đối Ngoại (Council on Foreign Relations- CFR) cùng với cái loa của nó là tạp chí Ngoại Giao Sự Vụ. Từ ngày đó đến hôm nay, cái loa này của RIIA và CFR mới là "đầu nậu" làm trùm hết tất cả các hãng điện thoại, truyền hình và những tờ báo v.v lớn nhất, mạnh nhất của nước Mỹ vì giới chủ nhân của truyền thông Mỹ đều là hội viên của WIB gồm các thành viên Skull and Bones trong bí mật, ngoài công khai họ là hội viên của CFR. Ngoài ra, các tổng thống Mỹ, tất cả giám đốc CIA, bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao, tài chánh, y tế, giáo dục, thương mại v.v cho tới chủ những siêu công ty về hàng không, hàng hải, xe hơi, dầu hỏa v.v đều là hội viên CFR, một hội "tư nhân" do Siêu Chính Phủ thành lập (mà hầu hết người dân Mỹ không biết chuyện này).

1957, W A Harriman, Thống Đốc New York, đích thân chỉ định ông Kissinger phải làm thỉnh giảng-viên ở đại học Harvard, cho con đường dài chuẫn bị thay mặt Siêu Chính Phủ là người quyết định mọi chính sách của Mỹ. năm 1959 thành phụ tá giáo sư tới năm 1962 chính thức là "giáo sư" của trường này. Tháng 10, 1965 Kissinger được Siêu Chính Phủ âm-thầm điều đi đặc tác đến Sài Gòn, Việt Nam, Siêu Chính Phủ (Permanent Government) sai ông tới đó để thẩm định phương diện tinh thần và tâm lý của giới quân nhân, chính trị, tôn giáo v.v của người dân Việt Nam Cộng Hòa nói chung trước sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt nói riêng.

Tháng 10, 1966, ông Kissinger "đi đêm" tới Sài Gòn một lần nữa để xác định lần chót về nhận xét đường hướng quan điểm của mình trước đó đối với tinh thần chống cộng của quân và dân Việt Nam Cộng Hòa cho Harriman và George H W Bush.

Sau khi về Mỹ, những ghi nhận của ông về tinh thần dân chúng và giới lãnh đạo VNCH được phúc trình lên chính phủ Mỹ với một nội dung rất lạc quan để trấn an công luận. Tuy nhiên trong bí mật, ông ta đã phúc trình cho CFR (tức Siêu Chính Phủ, siêu tài phiệt gồm thành viên WIB) một sự thật quan trọng mà công chúng không hề biết, đó là : Ý thức về hiểm họa cộng sản và tinh thần chống cộng của người dân VNCH nói chung rất cao. Điều này sẽ là một trở ngại rất lớn, Cộng Sản Bắc Việt rất khó chiếm được miền Nam-Việt Nam theo như kế hoạch mà Siêu Chính Phủ đã soạn ra và chờ đợi qua 3 đáp-số (axiom) ấn định phải được hoàn thành mỹ mãn:

- (1) There was never a legitimate non-communist government in Saigon
- (2) The US had no legitimate reason to be involved in Vietnamese affairs
- (3) The US could not have won the war under any circumstances

Đây là điểm then chốt nhất nên ngày 27/11/1968, sau khi chọn người và cân nhắc kỹ lưỡng, Siêu Chính Phủ (Permanent Government) giới thiệu ông Kissinger với vị tổng thống tương lai của Mỹ là ông Richard Milhous Nixon (1913-1994, ông này cũng là hội viên cao cấp của CFR và thành viên WIB) 

Sau đó tổng thống "tân cử" R.M.Nixon bị áp lực của Permanent Government phải đưa ông Kissinger vô nắm Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council) Dù rằng trong suốt mùa tranh cử tổng thống, Kissinger được lệnh P.G phải nói xấu Nixon là hồ sơ “dơ bẩn” (Dirty-File) nhưng không ngờ Nixon thắng cử, nhưng bắt buộc phải nhận Kissinger và từ đây ông ta bắt đầu đại diện cho Permanent Government không phải đại diện cho dân Mỹ kể cả tổng thống Mỹ, khởi sự bí mật tiếp xúc, dàn xếp các thỏa thuận với CSBV do Harriman vạch trước lộ-đồ giữa Thọ/Harriman 1968.

Nhưng năm 1955 mới là năm mà cuộc đời ông Henry A. Kissinger rẽ qua một bước ngoặt quan trọng. Tại một hội nghị về chiến lược quân sự ở Quantico, Virginia ông ta được giới thiệu với ông Nelson Aldrich Rockefeller (1908-1979) Ông này thuộc "đảng" Cộng Hòa, từng có mặt trong nhiều nội các chính phủ của những tổng thống như các ông Franklin Delano Roosevelt (1882-1945, hội viên cao cấp của thành viên WIB) Harry S. Truman (1884-1972, hội viên cao cấp của Permanent Government); Dwight David Eisenhower (1890-1969, hội viên cao cấp của P.G) và Richard Milhous Nixon (1913-1994, hội viên cao cấp của P.G). Ông Nelson Aldrich Rockefeller, hạ đối thủ Dân Chủ, William Averell Harriman, chiếm ghế Thống Đốc Tiểu Bang Nữu Ước từ năm 1959 tới 1973, từng là Phó Tổng Thống (1974-1977) cho ông Gerald Rudolph Ford, Jr (1913-2006, hội viên cao cấp của P.G) Ông ta là con của ông John Davison Rockefeller, Jr (1874-1960) và là cháu nội của ông "vua dầu hỏa" John Davison Rockefeller, Sr (1839-1937, lưu ý là tất cà những người đàn ông trong giòng họ Rockefeller đều là hội viên cao cấp của Skull and Bones) Sau cuộc gặp gỡ "lịch sử" đó và thêm vài lần nữa, ông Kissinger được gia tộc Rockefeller mời làm cố vấn cho Quỹ Huynh Đệ Rockefeller và từ 1956 tới 1958 là Giám Đốc của Dự Án Những Nghiên Cứu Đặc Biệt cho Qưỹ Huynh Đệ Rockefeller (Director of the Special Studies Project for the Rockefeller Brothers Fund).

Từ đó, "sự nghiệp" chính trị của ông Kissinger lên ào ào như diều trước gió, chức cao nhất mà ông dành được là Bộ Trưởng Ngoại giao (1973-1977) Có người cho rằng nếu ông ta sinh ở Mỹ chắc chắn sẽ làm tổng thống hai nhiệm kỳ, sự thật trường phái nói câu nầy chả hiểu gì Kissinger chỉ là một công cụ chuyên viên nô-bộc cho giòng họ Harriman và Bush mà thôi. Vì quan niệm của 2 vị nầy là Harvard chỉ là chuyên viên, công cụ cho Đại học Yale, dòng họ Bush và Harriman 4 đời lien tiếp tốt nghiệp đại học Yale. Nhưng dù sao chăng nữa những chức vụ mà ông ta có được cũng chỉ là chuyện nhỏ và ngoài công khai; Thật ra trong bóng tối của thế giới siêu quyền lực, ông ta thuộc hạng "lão làng", nắm giữ nhiều vị trí quan trọng thay mặt cho Siêu Chính Phủ (P.G) và những hiệp hội "tư nhân" (vòng ngoài của Siêu Chính Phủ) tại nước Mỹ và quốc tế. 

Ông Henry A. Kissinger là một người rất say mê có được quyền lực và danh vọng, dù phải nói dối và bội nghĩa bạc tình ông ta cũng làm để thỏa mãn niềm đam mê đó. Ông Kissinger kết hôn với bà Ann Fleischer năm 1949, họ có hai người con nhưng gia đình không được ấm êm vì bà thường than phiền sự vô trách nhiệm của ông đối với gia đình; Năm 1964 ông ta bỏ vợ để được thảnh thơi hoạt động trong trò chơi chính trị kiểu Mỹ. Mãi tới năm 1974, ông Kissinger mới lập gia đình lần nữa với bà Nancy Maginnes sau khi đã ngồi yên vị trong chiêc ghế bộ trưởng ngoại giao.

Ông Kissinger "viết" nhiều nhưng phần lớn những gì ông "viết" không phải do chính ông tìm ra ý tưởng. Ông "viết" cũng như làm một bổn phận theo nhu cầu chủ đạo của Siêu Chính Phủ, nói ra giùm những chiến lược quan trọng mà siêu chính phủ không thể công khai nói ra (tựa như ông Karl Heinrich Marx (1818-1883) không phải là tác giả thực sự của bản "Tuyên Ngôn Cộng Sản" (The Communist Manifesto, 1.2.1848), ông này được trả tiền để viết theo triết thuyết của một Hội nghị bí mật có tên "Hội Của Sự Công Chính" ( The League of the Just), một hội vòng ngoài của một Hội WIB lớn hơn là "Hội Dân Ba Lê Ngoài Pháp Luật" (The Parisian Outlaws League). Ông Kissinger có vài cuốn sách tiêu biểu như: The White House Years (1974); Years of Upheaval (1982); Years of Renewal (1999) v.v..nhưng trước đó trong năm 1957 ông "viết" một cuốn làm thay đổi quan niệm quốc phòng của Liên Bang Mỹ đến tận hôm nay, đó là cuốn "Những Vũ Khí Hạt Nhân và Chính Sách Đối Ngoại" (Nuclear Weapons and Foreign Polycy). Ngoài ra các "bài viết" của ông về đề tài chính trị, ngoại giao, quốc phòng v.v đăng trên các báo, tạp chí thì rất nhiều nhưng nói chung, tất cả những gì ông "viết" và "lách" theo đơn đặt hàng, cũng chỉ là cái loa dọn đường cho Siêu Chính Phủ và Hội Đồng Kỹ Nghệ Quốc Phòng (WIB). Chỉ nhằm biện hộ cho các "chính sách" trong quá khứ của "chính phủ" Mỹ mà siêu chính phủ điều khiển trong bóng tối. Hoặc ông "viết" cũng như thay mặt P.G nhắc khéo cho thiên hạ biết trước rằng "chính phủ" Mỹ sắp có một kế sách chiến lược chi đó trong tương lai! như roll-back hiện nay, vậy thôi, suy ra ông Henry A. Kissinger cũng chẳng là nhân tài, là anh hùng chi cả đối với nền "hoà bình" của nhân loại. Nhưng ông ta lại nham nhở đưa tay nhận giải "Nobel Hòa Bình" cũng do đám War Industries Board bày ra để thưởng công cho ông, trong khi Lê Đức Thọ nghe lời W A Harriman không nhận giải vì phải cưỡng chiếm miền nam và Cambodia theo lịnh của Harriman.Kissinger cũng không có chút công lao gì đối với một nước Mỹ đã bị mất chủ quyền vào tay Permanent Government và siêu quyền lực War Industies Board. 

Ngược lại, chỉ riêng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam thôi, Kissinger đã sỉ nhục công chúng Mỹ khi lén lút thỏa hiệp với đối phương, Ông đã làm cho hàng chục triệu gia đình Mỹ, Việt Nam, Cam Bốt, Lào tới tận hôm nay vẫn còn sống với nhức nhối, khổ đau vì bị mất mát, chia rẽ và thù hận. Nghĩ cho cùng, những thế lực đứng trong bóng tối mới là những kẻ tội ác ngập đầu. Ông Kissinger cũng vì say mê danh lợi quyền lực nên bị lợi dụng, bị thế lực đó đẩy ra ngoài ánh sáng để nói những điều họ không thể nói ra, vì sẽ là tội phạm chiến tranh. Ông ta cũng như Siêu Chính Phủ và siêu quyền lực WIB chẳng có tài cán gì, chỉ là những kẻ biết vận dụng cách nắm quyền lực mà không cần lộ diện, [như tôi đã nêu đích danh William Averell Harriman, triều đại-1 Skull and Bones và triều đại-2, George H W Bush] biết cách tìm người đáng tin cậy, trao quyền để làm những gì có lợi cho mục tiêu cuối cùng của họ là thống trị toàn thế giới dưới nền "văn minh thực dụng" [Pragmatism] của Âu Châu. Vài năm gần đây ông Kissinger lại xuất hiện và tuyên bố vung vít đủ điều, nhưng thật ra đúng vào điễm móc thời gian ông sủa theo lệnh của Siêu Chính Phủ cho đúng trên trục lộ trình phải đi qua. 

Tháng 5, 2011 ông ta ra mắt cuốn sách mới là On China (Penguin,2011) Như đã nói ở phần đầu, mổi khi ông này có "sách" mới thì đâu đó trong thiên hạ sắp có loạn to! Bởi nhờ có loạn thì siêu chính phủ mới có cớ đi chinh phạt và thâu tóm dần dần cũng như phát triển ảnh hưởng của mình. Và mầm mống của loạn lạc cũng do siêu chính phủ tạo ra từ trong bóng tối.



tải về 0.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương