Trương-văn-Vinh Siêu Chiến Lược eurasia 1920-2020



tải về 0.99 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu12.01.2018
Kích0.99 Mb.
#35975
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

QUEENBEE-ONE 
Trung Quốc bị kèm kẹp vào quỹ đạo của Mỹ bằng COC

An-ninh Biển Đông có vai trò then chốt với Châu Á /TBD: 


Như tôi đã viết theo diễn tiến trên trục lộ đồ Eurasia, thì ngày nay (decent interval roll-back 2010) đã đến thời điểm phải giữ An ninh biển, với vai trò then chốt đối với an ninh toàn bộ khu vực, do vậy khu vực cần một bộ Quy tắc ứng xử có tính “ràng buộc” nhằm bảo đảm an ninh biển chung cho toàn bộ khu vực, không chỉ cho Biển Đông. Đây là nhận định chung của đa số đại biểu dự Cuộc họp Đại hội đồng Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 8 diễn ra trong hai ngày 21 và 22/11 tại Hà Nội với hơn 300 học giả trong nước và quốc tế. Cuộc họp lần này có chủ đề - Những nguy cơ và thách thức: “Liệu phải có cấu trúc an-ninh khu vực mới có hiệu lực?” Theo mưu đồ lịch trình đã thiết kế của Mỹ của lý thuyết gia George F Kennan từ 1950 (ngay sau khi 1949 một phi đội CAT (Civil Air Transport) của CIA cưởng bức áp tải Tưởng Kinh Quốc và phe nhóm ra định cư tại đảo Đài Loan giúp Mao thống nhứt lục địa với điều kiện tiếp nối chia đôi Triều Tiên và VN y chang như Đông Đức và Tây Đức để Mỹ tiêu thụ cho hết hàng tiêu dùng [hàng giết người] nên chúng ta đừng ngạc nhiên tại sao Hà Nội xài AK.47 tự động mà Sàigòn xài Garant, Carbin M-1 bắn từng viên cho đến 1968 thay vì 1964 như Hà Nội).

Tại Quốc hội vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dám làm ngạc nhiên bằng nhấn mạnh, Việt Nam phải giải quyết và khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa - đã bị Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm năm 1974 từ tay của chính quyền VNCH (cái bẫy bày ra do Kissinger lập lờ nói ngoài hành lang “cái gì của South China Sea hay “Mer de Chine” đều thuộc của China, liền sau 1975 CIA xúi Lê Đức Thọ đem người dân ra “Xí”, và an cư lạc nghiệp tại các đảo kế cận Trường Sa vì spy satellite system đả chụp được có dầu khí dưới thềm lục địa tại nơi đó, riêng Hoàng Sa thì chắc ăn là của VNCH với chứng liệu khá rõ ràng. Nói nôm na Mỹ là người cầm cây gậy trưởng ban nhạc, và những biến-cố Biển Đông là do Mỹ nhào nặn theo dự mưu đã thiết kế political affairs để buộc TQ vào thế kềm kẹp của Mỹ, là một thành viên LHQ vì thế Harriman đã phải hy sinh VNCH và THQG, lấy chiếc ghế LHQ từ THQG… Nói tóm lại ngày nay nếu không có Mỹ thì Việt Nam mất tất cả, nhưng cũng không phải Mỹ thương yêu gì VN mà vì “America-first”. 

Thảo luận về vấn đề bảo đảm an ninh hàng hải, các đại biểu hoan nghênh việc Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa qua tại Bali đã quyết tâm thúc đẩy thực hiện đẩy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và khởi động tiến trình đàm phán bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC), và việc Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thông báo sẵn sàng đối thoại với ASEAN về vấn đề này. 

Nhiều đại biểu cho rằng, COC tập trung vào mục tiêu phòng ngừa, kiềm chế xung đột, thúc đẩy hợp tác khu vực bảo đảm an ninh biển khu vực. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cần làm rõ các lĩnh vực liên quan tới an ninh biển, vì các nước có các quan tâm khác nhau. Việc tham gia đàm phán và ký kết COC là một nghĩa vụ của các bên có liên quan đã được nêu tại DOC. 

Để đạt được COC, các học giả đều cho rằng, ASEAN cần đóng vai trò trung tâm, tạo diễn đàn để các bên đàm phán và thảo luận. Các bên cần lập cơ chế giám sát việc thực hiện DOC. 

Một COC trong tương lai cần đề cập các cơ chế kiểm soát các mối đe doạ đến an ninh hàng hải. COC cũng cần tái khẳng định sự cam kết của các bên đối với luật pháp quốc tế và Công ước luật biển 1982 của Liên Hợp quốc, COC cũng cần tính đến quyền lợi của các quốc gia sử dụng Biển Đông – “Trung Quốc kẹt cứng làm tan rã mộng bành trướng”.

Bên cạnh vấn đề an ninh hàng hải, trong những ngày họp vừa qua, các đại biểu tham dự hội thảo cũng đã thảo luận các vấn đề quan trọng hàng đầu đối với an ninh khu vực, như các biện pháp ứng phó với nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình trên thế giới đang gia tăng, vấn đề quan hệ ASEAN-Trung Quốc, trách nhiệm bảo vệ người dân, vấn đề an ninh nguồn nước, như khu vực hạ lưu Sông Cửu Long, an ninh mạng, tình hình bán đảo Triều Tiên và đánh giá hiệu quả của cấu trúc an ninh khu vực.

Về chủ đề an ninh hạt nhân, các đại biểu cho rằng thế giới đang phải đối mặt ngày càng nhiều nguy cơ như khủng bố hạt nhân, tái chạy đua vũ trang hạt nhân, nguy cơ tai nạn hạt nhân xuất phát từ việc vận hành và sử dụng không an toàn nguyên liệu hạt nhân hoặc các nhà máy điện hạt nhân v.v... 

Các đại biểu cho rằng các nước có vũ khí hạt nhân có trách nhiệm chủ đạo trong việc thúc đẩy một thế giới phi vũ khí hạt nhân; tìm biện pháp hợp tác và xây dựng lòng tin giữa các nước này với nhau nhằm tìm ra các giải pháp chuyển tiếp để tiến tới một thế giới phi hạt nhân. 

Các đại biểu cũng cho rằng cần tăng cường hợp tác giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển có nhu cầu phát triển hạt nhân vì mục đích hòa bình để tăng cường năng lực và chuyển giao kinh nghiệm cho các nước này, bảo đảm các chuẩn mực khu vực và quốc tế về an ninh và an toàn hạt nhân. 

Vấn đề an ninh nguồn nước cũng được các học giả đặc biệt chú ý, cho rằng đây là một trong những thách thức lớn nhất của khu vực châu Á thời gian tới do đây là khu vực đông dân nhất, trữ lượng nước đầu người thấp nhất nhưng lại có tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa cao nhất trên thế giới, khiến nhu cầu sử dụng nước tăng nhanh chóng. Trong khi đó, các quốc gia trong khu vực lại chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả trong việc chia sẻ nguồn nước các con sông trong khu vực, làm gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia. 

Các học giả khẳng định cần tiếp cận vấn đề an ninh nguồn nước một cách tổng hợp, do có liên quan tới nhiều loại vấn đề an ninh khác nhau, nhiều loại đối tượng khác nhau, và nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội như giao thông vận tải, môi trường, văn hóa… 

Nhiều học giả cho rằng việc xây dựng các con đập trên thượng nguồn các con sông lớn đe dọa đến an ninh nguồn nước của các nước hạ nguồn. Tuy nhiên, cũng có học giả cho rằng việc hợp tác và quản lý vận hành các con đập chưa hiệu quả mới là nguyên nhân cơ bản gây ra tranh chấp giữa các nước hạ nguồn và thượng nguồn.

Một số ý kiến cho rằng việc sử dụng nước thiếu trách nhiệm cũng là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nguồn nước, do đó các nước cần hợp tác xây dựng các chuẩn mực chung về sử dụng nguồn nước trong khu vực, thậm chí cần hướng tới xây dựng một “văn hóa an ninh nguồn nước” chung. Một số ý kiến đề xuất thiết lập mạng lưới các viện nghiên cứu về an ninh nguồn nước trong khu vực, có thể dựa trên nền tảng mạng lưới các Trường Đại học ASEAN. 

Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN, bà Đồng Hiểu Linh, trong bài phát biểu về 20 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc, cho rằng quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong những năm qua trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giao thông vận tải. 

Nhìn nhận về tương lai phát triển của quan hệ, bà Linh cho rằng Trung Quốc sẽ luôn phát triển quan hệ hòa bình với các nước ASEAN, luôn tôn trọng các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ trên tinh thần của Hiệp định Thân thiện và Hợp tác (TAC) mà Trung Quốc và ASEAN đã ký, khẳng định Trung Quốc sẽ giải quyết các tranh chấp với ASEAN thông qua các biện pháp hòa bình, tái khẳng định quyết tâm thực hiện đầy đủ DOC và khởi động đàm phán với ASEAN về COC trước thời điểm 2013.

Trong phiên đặc biệt chiều 22/11, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Sheer đã có bài phát biểu về chính sách của Mỹ trong bối cảnh khu vực đang thay đổi, theo đó khẳng định cam kết của Chính phủ Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và sự can dự của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương là vì an ninh và phát triển chung của tất cả các quốc gia trong khu vực. 

Mỹ mong muốn xây dựng một trật tự khu vực dựa trên luật pháp quốc tế và các thể chế khu vực hiện hành, sự hiện diện của Mỹ ở khu vực không nhằm kiềm chế quốc gia nào; Về quan hệ song phương với Việt Nam, ông David Shear cho rằng quan hệ Việt-Mỹ đang phát triển nhanh chóng và tốt đẹp, khẳng định mong muốn của Chính phủ Mỹ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. 

Nhận xét về hiệu quả của cấu trúc an ninh khu vực, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại Australia đánh giá cao vai trò của Cấp cao Đông Á (EAS), nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN không chỉ trong EAS mà còn trong các cơ chế hợp tác hiện có khác như ASEAN+1, ASEAN+3. Bà Thứ trưởng cũng cho rằng EAS vẫn còn là một vấn đề mới và cần thêm thời gian để có thể đóng vai trò hiệu quả hơn; Cấp cao Đông Á có thể không trực tiếp giải quyết các bất đồng trong khu vực nhưng sẽ đóng góp vào giải quyết các vấn đề này. 

Về cấu trúc an ninh khu vực đang hình thành, các diễn giả đã nêu ra 4 đặc điểm lớn đó là: 1. các liên minh do Mỹ đứng đầu, 2. các cơ chế đa phương với trung tâm là ASEAN, 3. các thỏa thuận hợp tác an ninh song phương, 4. sự nổi lên của Trung Quốc, trong đó đặc điểm thứ nhất và thứ tư là đặc biệt nổi bật. Chính vì vậy, ASEAN cần tránh sự đối đầu Trung-Mỹ tại khu vực và cần phát huy vai trò là nơi các bên có thể thảo luận các vấn đề an ninh khu vực, nhằm giúp xây dựng lòng tin giữa các bên. Điều quan trọng là các cơ chế hiện tại cần có sự gắn kết, bổ trợ cho nhau như ADMM, ARF, EAS. 

Phát biểu kết thúc cuộc họp, Giám đốc Học viện Ngoại giao, ông Đặng Đình Quý cho rằng các nguy cơ và thách thức mà các đại biểu đã thảo luận trong 2 ngày của cuộc họp không phải là vấn đề mới nhưng những thay đổi trong môi trường khu vực và quốc tế đã làm cho những vấn đề này mang những tính chất mới, vừa đưa đến những thách thức và cả những cơ hội mới cho khu vực. Chính vì vậy mà các cơ chế đối thoại và hợp tác như CSCAP đóng vai trò quan trọng để giúp các chính phủ, các học giả, chuyên gia trong khu vực phản ánh tình hình khu vực một cách tốt hơn, đóng góp có hiệu quả hơn vào thúc đẩy hợp tác và đề xuất các chính sách và hành động đối với tất cả các bên liên quan. 

Ông Quý cho rằng, cuộc họp này cho thấy những nguy cơ và thách thức mà khu vực đang đối mặt rất lớn; Nhưng cơ hội hợp tác cũng nhiều và hoàn toàn khả thi; Từ vũ khí hủy diệt hàng loạt, an ninh hàng hải, đến an ninh nguồn nước và an ninh mạng, các quốc gia trong khu vực đều có thể xây dựng được các cơ chế đối thoại và hợp tác để thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin và tăng cường hợp tác. Điều cần thiết là các quốc gia cần có thái độ cởi mở, cầu thị, linh hoạt và một chút sáng tạo.

Những phát triển gần đây ở Bali, từ việc chấp nhận Nhóm các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an P5 tham gia Hiệp ước Khu vực phi vũ khí hạt nhân Đông Nam Á (SEANFWZ), đến thỏa thuận của các bên đồng lòng thực hiện tốt Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và bắt đầu việc đối thoại xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) đều là những minh chứng rằng việc hợp tác là khả thi và ASEAN vẫn đang hoạt động rất hiệu quả, tiếp tục đóng trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng cấu trúc an ninh khu vực đang định hình. Điều đó một lần nữa khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN không phải là một điều ảo tưởng, mà là nỗ lực của ASEAN được các nước trong và ngoài khu vực thừa nhận và ủng hộ rộng rãi hơn.

QUEENBEE-ONE

Hoa kỳ xác quyết không ký chia đôi VN 

Căn-cứ vào Hiệp định Genève 1954, Hoa Kỳ hàm ý sẽ thống nhứt Việt Nam vào ngày 30/4/1975 nên trước khi đem quân Mỹ qua tham chiến với 3 đáp số định kiến (axiom) rõ rệt dưới đây:



-1) There was never a legitimate non-communist government in Saigon [dissolution GVN]

-2) The US had no legitimate reason to be involved in Vietnamese affairs [Tonkin Accident]



-3) The US could not have won the war under any circumstances [US troops honorable withdraw 1973]

Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa [axiom-1], để cho Hà Nội chiếm cả nước, nhưng thật ra Hoa Kỳ đã tạo nên “sự thống nhứt Việt Nam” như lời chống quyết-liệt chia đôi VN của hầu hết các thành viên ký vào Hiệp định Genève 1954 chia đôi VN; Nhưng đây là những việc Mỹ nhúng sâu không tốt gì cho hành động đẫm máu trong cuộc chiến nầy, cứ để cho lịch sử VN ngầm cám ơn Hoa Kỳ trong sự thống nhứt, vì “Sự tự do nào cũng phải trả giá” Thế nên chúng ta đừng ngạc nhiền gì báo chí Mỹ bươi móc nói xấu VNCH, WIB đả bỏ ra số tiền khổng lồ để đả phá VNCH qua phong trào phản chiến, nhưng trong tài liệu mật thì cho là Liên Xô tạo dựng phong trào phản chiến khắp thế giới

Đầu mùa hè năm 2011, thế chiến lược 10 năm sau cùng (2010-2020) “trù dập TQ” hiện lộ ra dưới cuối đường hầm tăm tối của sách lược Eurasian đã gây cho thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông thì ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng (trong lăng kính dàn-dựng các biến cố nầy sẽ xảy ra trong khi Harriman đã nằm sâu dưới chín tầng hoả ngục. W A Harriman (1981-1986) người đại đế giấu mặt thế hệ thứ-1 thuộc triều đại Skull and Bones; nhưng chuyện phải đến, ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của đồng minh nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói. Sau đó, National Security Archive ở George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng, mục tiêu của đại đế giấu mặt thế hệ thứ-2 George H W Bush là tìm ngay nguồn nhân công khổng lồ và rẻ mạt, đồng thời đưa TQ lên hạng-2 cường quốc, tạm thời thế ngôi vi Liên Xô theo đúng trục lộ-đồ 1970-2010; và bắt đầu chuyển tiếp qua cho Ấn Ðộ 2020, một nước mà Hoa Kỳ tin chắc rằng sẽ không có tham vọng trồi lên giành ngôi hạng-1 của Mỹ như TQ.

Tài liệu này tung ra làm cho hồi ký của Kissinger xuất bản năm 1979 (The Memoirs) không còn giá trị vì nhiều điều trong hồi ký của Henry Kissinger viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Hồi ký của Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân vì Kissinger là kẻ có tài được Thống đốc TB New York là Harriman thuê mướn và tài trợ để làm công cụ cho War Industries Board sau nầy, nhưng thực chất của nó là đánh hoả mù và bóp méo sự thật tội lỗi của triều đại Skull and Bones; Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ là tối thượng (America First) cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ như vụ Iraq có vũ khí nguyên tử, do một thế lực ghê-gớm trong ban Hội đồng kỹ nghệ quốc phòng (WIB) 

Đầu thập niên 1970s chiếu theo tu chánh án “Cooper-Church” Hoa Kỳ thay đổi sách lược bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô buộc Hoa Kỳ phải hất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Trung Cộng vào thay thế vị trí này. Cách đây 40 năm, Hoa Kỳ đã công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh của Trung Quốc với một thể chế đặc biệt; Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách này 40 năm và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi Đài Loan danh chính ngôn thuận thống nhất với Trung Quốc, nhưng với điều kiện phải thay đổi quốc kỳ như Việt Nam, và Triều Tiên sau khi thống nhứt! 

Phải thống nhứt trong một trật tự an toàn thế giới (The New World) thông thường thì khi sự thống nhất xảy ra, Trung Quốc lúc đó có thể chế đa đảng, như vừa rồi con cò mồi Luât sư Cù Huy Hà Vủ: “không chống đảng, nhưng phải có đa đảng vì ích lợi cho nền “dân chủ pháp trị” Tài liệu cũng cho thấy Trung Cộng đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để cho Mafia Việt Nam (đội lốt Cộng Sản) chiếm cả nước, nhưng thật ra Hoa Kỳ đả tạo nên sự thống nhứt Việt Nam như lời chống mãnh liệt chia đôi VN của hầu hết các thành viên ký vào Hiệp định Genève-54 chia đôi VN giữa đại tướng Pháp Deltheil và Thủ tướng Việt Minh, Tạ Quang Bửu đồng ký; Nhưng đây là những việc làm không tốt gì cho hành động đẩm máu của Mỹ trong cuộc chiến, cứ để cho lịch sử VN ngầm cám ơn Hoa Kỳ trong sự thống nhứt nầy, vì “Freedom is not for free”.

Và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Quốc tạo ảnh hưởng với tham vọng vào cái bẫy “dầu-khí”. Tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Việt rất bối rối và chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B52 bỏ bom ở Hà Nội, và nhóm phản tình báo Mỹ như Jane Fonda, trung úy phản chiến John F Kerry quyết liệt thuyết phục Hà Nội nên qua Paris nhận sự đầu hàng của Mỹ về trận Ðiện Biên Phủ trên không, vì đã bắn hết trên 1.300 hoả tiễn SAM và không còn gì trong tay. Nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom như một hình thức vất đi chiến thắng đang ở trong tầm tay; Nhưng thật ra trên 14 triệu tấn Bom đạn cũng vừa đủ để tái thiết hậu chiến theo định luật Malthus, như hiện nay nhà cao từng mọc lởm chởm khắp nước, đường xá cầu cống được mở mang, Hoa Kỳ áp dụng Tam Quốc Chí và Lưu Bình Dương Lễ tân thời cho TQ và VN

Cũng vì chính sách gài bẩy nầy và để hợp thức hoá phương thức COC trên thềm lục địa đang bị tranh chấp và buộc TQ phải thi hành đứng đắn những điều khoản mà một thành viên LHQ phải nghiêm chỉnh tuân thủ, nên tháng Giêng năm 1974, như vào cái bẫy, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu (chỉ vì nhân đạo thôi) thì Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông? Tại sao Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tiết lộ những bí mật này với mục đích gì ? Có phải họ có lòng thành tiết lộ những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ ? Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu những đồng minh của Hoa Kỳ có còn tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đã có trước đây?


Thật ra Hoa Kỳ ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì Theo hiền-triết W. Brayant đã nói: “Sự thật dù có vùi xuống dưới đất rồi cũng sẽ trồi dậy!” Những bí mật lịch-sử mà họ cố tình che giấu hay bóp méo, rồi sẽ xuất hiện nguyên hình khi thế hệ liên quan đến cuộc chiến 50 năm trước đây không còn nữa; Vì chẳng có gì che dấu mà không được tỏ lộ, cũng chẳng có gì bí-ẩn mà không được đưa ra ánh-sáng; ai làm đều ác thì ghét ánh-sáng, để các việc họ làm khỏi bị nguyền rủa. Chúng ta, những kẻ sống với sự thật, thì hãy đến cùng ánh-sáng, để thiên-hạ thấy rõ các việc làm của họ đã bị đưa ra dưới ánh-sáng. Nhưng tôi cũng nhận ra một điều: không một ai có thể giải thích cuộc chiến ấy! Ðối với cá nhân tôi, đó là một bí ẩn và chắc hẳn, đó cũng là bí ẩn trung tâm của thế hệ chúng ta: Và tôi quyết định đi tìm câu trả lời! Vì tôi thuộc vào thế hệ chiến tranh, và tôi không thể lấy cuộc chiến ấy ra khỏi đầu tôi, rỏ ràng là như vậy “Đây là một chiến thắng thầm lặng hay một sự thất bại nhục-nhã?” Đồng thời tôi tin tưởng mãnh liệt vào thế hệ thứ Ba, sẽ xuất hiện nhiều sử gia đồng nhứt cho lịch sử; “Không có Sử gia, sự thật sẽ vĩnh viễn nằm trong bóng tối”.

Trước đây những chi tiết này đã rò rỉ ra ngoài hầu hết rồi và nếu cứ tiếp tục dấu diếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ. Cách đây 40 năm, ông Daniel Ellsberg đã tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, hai cuốn “The New Legion” Vinh Truong cùng Văn-Khố Quốc Gia tung ra những tài liệu cách đây 40 năm chỉ là để xác nhận cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác có thật thôi, mọi người đừng đoán già đoán non nữa. Ông Daniel Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội, Ông từng là nhân viên của RAND Corporation; Rand là chữ viết tắt của Research and Development, một công ty bất vụ lợi chuyên phân tích tình hình cho Quân Đội Hoa Kỳ và Doughlas Air Company là một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Rand Hanch cho 36 công ty sản xuất chất độc màu da cam, Rand có 1600 nhân viên và trong 1600 nhân viên này có những người làm cho tình báo Hoa Kỳ. Họ viết vì lương tâm tôn trọng tính trung thực lịch sử. 

Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard, Daniel Ellsberg gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ, Ông ra trường đứng đầu lớp cả 1000 người. Mang lon Thiếu Uý, ông trở thành tiểu đội trưởng; Sau 2 năm phục vụ cho Hải Quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp Rand chuyên phân tích tình hình quân sự; Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Phòng và ông tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin, axiom-2: ngụy tạo Hà Nội khiêu khích để trả đũa) .

Năm 1964. Khi ấy Hoa Kỳ nói rằng Bắc Việt tấn công hạm đội USS Maddox để lấy cớ đó tấn đánh Bắc Việt nhưng bây giờ tài liệu đã giải mã, chính Hoa Kỳ dàn dựng vụ này hơn là Bắc Việt. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ Ngoại Giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam thì Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ Đà-Nẳng. Năm 1967, ông trở về làm cho Rand và cho Bộ Quốc Phòng, trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ Trưởng Quốc Phòng; Năm 1969, ông không có thiện cảm sách lược của Hoa Kỳ với Cuộc Chiến Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944) một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, cùng với Anthony Russo (1934-2008).

Làm việc ở Rand, Daniel Ellsberg bí mật sao lại (copies) nhiều tài liệu tối mật và rò rỉ ra ngoài cho báo chí biết; Tài liệu rò rỉ bí mật này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho là Pentagon Papers; Năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng ảnh hưởng trên các Thượng Nghị Sĩ bằng cách thuyết phục các đổng lý văn phòng (chiefs-of-staff) của các Thượng Nghị Sĩ những tàn hại về Chiến Tranh Việt Nam. Chủ Nhật ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang Pentagon Papers. 

Tổng Thống Richard Nixon và Henry Kissinger bị cú đấm bất ngờ, lập tức phản ứng cách hung hãn, cách chức nhiều người họ nghi hoặc. Tổng Thống Nixon nói: “Hãy cách chức ngay những tên đầu não.” Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của Quốc Phòng. Times và các cơ quan truyền thông báo chí nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc nhận tin của họ, Daniel Ellsberg phải trốn chui trốn nhủi trong bí mật cả 2 tuần; Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Phòng được rò rỉ tới họ vì đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất. Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon. 

Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp Anthony Russo nộp mình cho FBI ở Boston Massachussett; Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ truy tố 2 người vi phạm Đạo Luật Tình Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan. Daniel Ellsberg và Anthony Russo đã tiết lộ những bí mật cách đây hơn 40 năm và hiện nay Daniel Ellsberg còn sống và còn đi thuyết trình những vấn đề đó nên Văn Khố Quốc Gia chấp nhận bạch hóa hồ sơ. 

Khi bạch hóa hồ sơ thì một hình thức nào đó họ cũng xác nhận chính sách của Hoa Kỳ là “quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng” nên sẵn sàng bất chấp cả sự phản bội đối với đồng minh để đạt mục tiêu. Vì lợi ích lịch sử, Permanent Government phải che dấu thế chiến lược toàn cầu Eurasian trong lăng kính, riêng về vụ Watergate: "Nixon biết rằng khi điều trần trước một Bồi thẩm đoàn, ông sẽ đối diện với việc khai man hay không, vì vậy người viết đoán rằng ông ấy đã nói sự thật” đây là hình thức PG hù doạ, khủng bố một vị tổng thống có danh dự tự buộc mình phải từ chức trong khi Thái-tử George W Bush thì sẽ buộc phải “chai mặt” để làm việc lớn cho ngôi vị cần có chiếc ghế quyền lực, và áp đặt cho bằng được “PATRIOT-ACT” trong nhiệm kỳ của Thái tử và Bush Con đã đạt được (The USA PATRIOT Act(commonly known as the "Patriot Act") is an Act of the U.S. Congress that was signed into law by President George W. Bush on October 26, 2001. The title of the Act is a contrived three letter initialism (USA) preceding a seven letter acronym (PATRIOT), which in combination stand for Uniting and Strengthening America by Providing Appropriate Tools Required to Intercept and Obstruct) với 2 mục tiêu:

- (1) Bảo vệ danh dự cho Bush Ông Nội, Prescott Bush, chủ tịch WIB: vì tình yêu tổ quốc (Patriot Act) có nghĩa là làm cách nào đưa nước Mỹ lên đến “đỉnh cao chót vót” dù phải hy sinh triệt tiêu các lảnh tụ ngoài hay trong nước để đạt mục đích 



tải về 0.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương