TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Tên học phần: DI TRUYỀN HỌC



tải về 4.57 Mb.
trang12/32
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.57 Mb.
#36817
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   32

Tên học phần: DI TRUYỀN HỌC


Số tín chỉ: 2 (25 tiết lý thuyết, 5 tiết thảo luận)

Bộ môn/Khoa phụ trách: Bộ môn Sinh học thực nghiệm và PPGD, Khoa Sinh – Môi trường

Mã số học phần: 3151432

Dạy cho các ngành: Cử nhân Công nghệ Sinh học



1. Mô tả học phần: Các kiến thức thuộc lĩnh vực Di truyền học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sinh viên ngành Công nghệ Sinh học, là nền tảng để sinh viên tiếp cận kiến thức Sinh học phân tử và Công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ gen, tế bào. Môn Di truyền học giúp Sinh viên trang bị các kiến thức cơ bản, hiện đại về cơ sở vật chất di truyền và cơ chế di truyền; Các quy luật di truyền cơ bản; Qua đó, sinh viên hiểu được việc ứng dụng kiến thức vào thực tiễn để có thể chủ động điều khiển sự di truyền của vật nuôi cây trồng theo hướng có lợi cho con người; Phân loại các dạng biến dị, đột biến, nguyên nhân và cơ chế phát sinh biến dị, các phương pháp sữa chữa lỗi sai trên ADN, các biện pháp khắc phục cũng như ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống; Các đặc điểm, phương pháp nghiên cứu di truyền học người, các bệnh di truyền ở người, các biện pháp xử lí, khắc phục nhằm hạn chế sự xuất hiện và di truyền bệnh ở người; Những kiến thức cơ bản về công nghệ ADN tái tổ hợp.

2. Điều kiện tiên quyết:

- Các học phần sinh viên phải học trước học phần này:

+ Tế bào học

+ Thực vật học

+ Động vật học

+ Hóa sinh học.

- Các học phần tiên quyết sinh viên phải tích lũy trước khi học học phần này và đạt từ D trở lên: Tế bào học, hoá sinh học.

3. Mục tiêu của học phần:

3.1. Kiến thức

Qua học phần này, Sinh viên:

- Hiểu được những kiến thức cơ bản, hiện đại và hệ thống di truyền học lí thuyết và thực nghiệm, qua đó giải thích được cơ sở khoa học của các quá trình sống, phát triển và tiến hóa của giới sinh vật, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng.

- Hiểu được bản chất di truyền của sự sinh sản, sự tiến hóa của động, thực vật và vi sinh vật. Biết được những kết quả trong nghiên cứu DTH người, các thành tựu trong công tác giống vật nuôi cây trồng... gắn liền với các thành tựu của DTH.



3.2. Kĩ năng

- Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm, so sánh, tổng hợp kiến thức.

- Rèn luyện các kỹ năng liên quan đến thuyết trình trong quá trình học tập

- Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích phương tiện trực quan, mẫu vật thật…tạo nền tảng cho việc thực hành thí nghiệm.

- Rèn luyện kỹ năng vận dung lý thuyết trong việc giải các bài tập liên quan.

3.3. Thái độ

- Hình thành thế giới quan khoa học.

- Có thái độ yêu thích môn học.

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng di truyền, vận dụng kiến thức di truyền trong việc thực hiện đúng qui tắc chọn tạo giống, tư vấn di truyền y học, di truyền người, pháp luật nhà nước…



4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

Mở đầu: Di truyền học – Trung tâm của Sinh học

I. Di truyền học là gì?

II. Lược sử phát triển của di truyền học

III. Ba nhánh nghiên cứu chính của di truyền học

IV. Các phương pháp nghiên cứu di truyền học

V. Các nguyên tắc nghiên cứu di truyền học



Chương 1: Vật chất di truyền

I. Các tiêu chuẩn của vật liệu di truyền

II. Axit nucleic

III. Nhiễm sắc thể và sự phân bào



Chương 2: Gen và quá trình sinh tổng hợp protein

  1. Sự phát triển của khái niệm gen

  2. Cấu trúc và chức năng của protein

III. Mã di truyền

IV. Quá trình phiên mã - tổng hợp ARN (Transcription)

V. Quá trình dịch mã – Sinh tổng hợp protein (translation)

Chương 3: Điều hoà biểu hiện của gen

I. Điều hoà sự biểu hiện gen ở Prokaryote

II. Điều hoà biểu hiện gen ở Eukaryote

Chương 4: Khái niệm và phân loại biến dị, đột biến

I. Khái niệm và phân loại biến dị

II. Khái niệm và phân loại đột biến

III. Tác nhân gây đột biến

IV. Đột biến gen

V. Đột biến Nhiễm sắc thể

VI. Thường biến

Chương 5: Cơ sở của di truyền học Mendel


  1. Tiểu sử của Mendel

  2. Đối tượng và phương pháp thí nghiệm của Mendel

  3. Lai một tính và quy luật phân ly

  4. Lai hai tính và quy luật phân ly độc lập

  5. Sự di truyền Mendel ở người

  6. Mở rộng di truyền học Mendel

Chương 6: Di truyền Nhiễm sắc thể

  1. Tiểu sử T.H.Morgan, đối tượng nghiên cứu và thuyết di truyền nhiễm sắc thể

  2. Sự xác định giới tính

  3. Sự di truyền liên kết với giới tính

  4. Liên kết và tái tổ hợp các gen trên một nhiễm sắc thể

  5. Trao đổi chéo và lập bản đồ di truyền

Chương 7: Di truyền ngoài nhân

    1. Sự di truyền các gen lạp thể và ty thể

    2. Lập bản đồ gen ở ty thể và lạp thể

    3. Sơ lược về di truyền học phân tử các bào quan

Chương 8: Di truyền học chọn giống

I. Khái niệm

II. Biến dị là nguyên liệu để chọn lọc

III. Các phương pháp lai

IV. Các phương pháp chọn lọc

V. Thành tựu chọn giống ở Việt Nam và trên thế giới



Chương 9: Công nghệ ADN tái tổ hợp

  1. Enzyme cắt giới hạn và vector

  2. Tạo dòng ADN tái tổ hợp

  3. Ứng dụng của công nghệ ADN tái tổ hợp

Chương 10 : Di truyền học quần thể

I. Các khái niệm cơ bản trong di truyền học quần thể

II. Định luật Hardy-Weinberg và trạng thái cân bằng quần thể

III. Nội phối

IV. Các nhân tố tác động lên thành phần di truyền của quần thể

Chương 11: Di truyền học người

I. Các phương pháp nghiên cứu di truyền học Người.

II. Bệnh di truyền (Bệnh do đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể)

III. Di truyền học ung thư

IV. Di truyền học HIV

V. Di truyền học chỉ số thông minh

VI. Di truyền học nếp vân tay

Ôn tập

4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

Tên chương

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập, tham khảo

cần thiết



(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Mở đầu: Di truyền học – Trung tâm của Sinh học

2

0




0

1, 2, 3

Chương 1: Vật chất di truyền

4

0

1

0

1, 2, 3, 4

Chương 2: Gen và quá trình sinh tổng hợp protein

3

0

1

0

1, 2, 3, 5

Chương 3: Điều hoà biểu hiện của gen

2

0

0

0

1, 2, 3

Chương 4: Khái niệm và phân loại biến dị, đột biến

3

0

0

0

1, 2, 3

Chương 5: Cơ sở của di truyền học Mendel

3

0

1

0

1, 2, 3,

Chương 6: Di truyền Nhiễm sắc thể

3

0

0

0

1, 2, 3, 5

Chương 7: Di truyền ngoài nhân

2

0

0

0

1, 2, 3

Chương 8: Di truyền học chọn giống

2

0

1

0

1, 2, 3, 7

Chương 9: Công nghệ ADN tái tổ hợp

2

0

1

0

1, 2, 3, 5

Chương 10 : Di truyền học quần thể

2

0

0

0

1, 2, 3

Chương 11: Di truyền học người

2

0

0

0

1, 2, 3, 9, 10

5. Tài liệu tham khảo:

- Sách, giáo trình chính:

1. Hoàng Trọng Phán, 2005, Di truyền học, NXB Đà Nẵng.

2. Phan Cự Nhân, Nguyễn Minh Công, Đặng Hữu Lanh,1999, Di truyền học tập 1+2, NXB Giáo dục.

3. Bài giảng do giáo viên biên soạn.



- Sách tham khảo:

* Tiếng Việt:

4. Nguyễn Minh Công, Vũ Đức Lưu, Lê Đình Trung, 1997, Bài tập di truyền, NXB GD, Hà Nội.

5. Hồ Huỳnh Thùy Dương, 2002, Sinh học phân tử, NXB GD, Hà Nội.

6. Phạm Thành Hổ, 2001, Di truyền học, NXB Giáo dục.

7. Lê Đình Lương, 2001, Nguyên lý và kỹ Thuật Di truyền, NXB KH&KT.

8. Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân, 1997, Cơ sở di truyền học, NXB GD, Hà Nội.

9. Chu Văn Mẫn, Nguyễn Trần Chiến, Trịnh Đình Đạt, 1999, Di truyền học Người. NXB KH&KT, Hà Nội.

10. Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, 1999, Giáo trình Di truyền học Người, NXB KH&KT, Hà Nội.

11. Lê Đình Trung, 1996. 100 câu hỏi chọn lọc và trả lời về biến dị - di truyền. NXB GD.

* Tài liệu tiếng Anh:

12. Jan Lindsten, Ulf Pettersson, 1991; Etiology of Human Disease at the DNA level, Nobel symposium 80, Raven press, New York.

13.William R.Wellnitz, Genetics-Problem solving guide, Wm.C.Brown Publishers, Dubuque, lowa-Melbourne, Australia-Oxford, England

6. Phương pháp đánh giá học phần:

- Bài tập bộ môn, thảo luận: 0,1

- Kiểm tra giữa học kì: 0,3

- Thi học phần: 0.6

- Tổng cộng: 1,0



tải về 4.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương