TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Tên học phần: THỰC HÀNH NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC



tải về 4.57 Mb.
trang11/32
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.57 Mb.
#36817
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   32

Tên học phần: THỰC HÀNH NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC


Số tín chỉ: 02 (Thực hành: 60 tiết)

Bộ môn/Khoa phụ trách: Bộ môn Công nghệ sinh học/ Khoa Sinh - Môi trường

Mã số học phần: 315193

Dạy cho các ngành: CN. Công nghệ Sinh học



1. Mô tả học phần:

Học phần bao gồm các bài thực hành liên quan đến một số nội dung cơ bản, như: công nghệ lên men vi sinh vật, nuôi cấy mô và cơ quan thực vật, nuôi tế bào thực vật, tách chiết protein từ nuôi cấy vi sinh vật, ứng dụng vi sinh xử lý nước thải, thực vật xử lý nước thải.



2. Điều kiện tiên quyết:

Đã học xong hoặc song song với học phần lý thuyết nhập môn công nghệ sinh học



3. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ:



3.1. Kiến thức:

- Củng cố những kiến thức đã được học trong học phần lý thuyết liên quan, có khả năng vận dụng lý thuyết đã học để giải thích các hiện tượng gặp phải trong quá trình tiến hành thí nghiệm.



3.2. Kĩ năng:

- Có khả năng tiến hành các thí nghiệm cơ bản, quan sát và ghi chép các hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm.



3.3. Thái độ:

- Có niềm đam mê và có động lực để tiếp tục đi sâu vào các hướng nghiên cứu cụ thể theo sở thích và thế mạnh của sinh viên.



4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

Bài 1: Thực hành cơ bản về công nghệ lên men vi sinh vật

Bài 2: Thực hành cơ bản nuôi cấy mô và cơ quan thực vật

Bài 3: Thực hành cơ bản nuôi tế bào thực vật

Bài 4: Thực hành cơ bản tách chiết protein từ nuôi cấy vi sinh vật

Bài 5: Thực hành ứng dụng vi sinh xử lý nước thải

Bài 6: Thực hành ứng dụng thực vật xử lý nước thải

4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

Tên chương

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập, tham khảo cần thiết

Bài 1: Thực hành cơ bản về công nghệ lên men vi sinh vật

0

10

0

0

[1], [2], [3], [6]

Bài 2: Thực hành cơ bản nuôi cấy mô và cơ quan thực vật

0

10

0

0

[1], [2], [3], [6], [8]

Bài 3: Thực hành cơ bản nuôi tế bào thực vật

0

10

0

0

[2], [3], [7], [9]

Bài 4: Thực hành cơ bản tách chiết protein từ nuôi cấy vi sinh vật

0

10

0

0

[2], [3], [7], [8]

Bài 5: Thực hành ứng dụng vi sinh xử lý nước thải

0

10

0

0

[2], [3], [5], [6]

Bài 6: Thực hành ứng dụng thực vật xử lý nước thải

0

10

0




[1], [2], [3], [8], [9]

5. Tài liệu tham khảo:

[1] Phạm Thành Hổ. Nhập môn Công nghệ sinh học. NXB Giáo dục TPHCM (2005).

[2] Kiều Hữu Ảnh. Giáo trình vi sinh vật học công nghiệp. NXB KH &KT Hà Nội (1999)

[3] Phạm Thành Hổ. Di truyền học. NXB Giáo dục TPHCM (2002).

[4] Lê Ðình Lương - Quyền Ðình Thi. Kỹ thuật di truyền và ứng dụng. NXB ÐHQG Hà Nội (2003)

[5] Trần Thị Thanh. Công nghệ vi sinh. NXB Giáo dục TPHCM (2000).

[6] Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tiến Thắng. Những kiến thức cơ bản về Công nghệ sinh học. NXB Giáo dục (1998).

[7] Animal Biotechnology : Science-based Concerns. The National Academies Press. Washington (2002).

[8] The Application of Biotechnology to Industrial Sustainability. OECD (Organization for Economic co-operation and Development) (2001).

[9] M.J. Chrispeels & D.E. Sadava. Plants, Genes, and Crop Biotechnology. John and Bartlett Publishers (2003).



6. Phương pháp đánh giá học phần:

Nội dung đánh giá Trọng số

- Thái độ học tập 0,4

- Thi kết thúc học phần 0,6

Tên học phần: VI SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

Số tín chỉ: 02 (30 tiết lý thuyết)

Bộ môn/Khoa phụ trách: Công nghệ sinh học/ Khoa Sinh – Môi trường

Mã số học phần: 3151452

Dạy cho các ngành: Công nghệ sinh học

1. Mô tả học phần:

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về vị trí, vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên và trong đời sống con người, để có thể dùng vi sinh vật như một công cụ phục vụ con người trong các lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, y - dược học, sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường.

- Nội dung bao gồm một số vấn đề chủ yếu sau đây: Vị trí của vi sinh vật trong phân loại sinh giới, cấu trúc tế bào prokaryota và eukaryota, cấu trúc và sự nhân lên của virut, sinh trưởng và dinh dưỡng của vi sinh vật, các quá trình trao đổi chất và năng lượng, các quá trình lên men có ý nghĩa trong công nghệ, sinh học, sự phân huỷ các chất tự nhiên và phi tự nhiên nhờ vi sinh vật, đại cương về truyền nhiễm và miễn dịch (khả năng lây nhiễm bệnh của bệnh HIV/ AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác, sức đề kháng của cơ thể, kháng nguyên, kháng thể, cách phòng tránh bệnh HIV/ AIDS và các bệnh truyền nhiễn khác). Đại cương về di truyền (sự tái tổ hợp di truyền và truyền các tính trạng ở VSV, ứng dụng trong thực tiễn)

- Kiến thức vi sinh học đại cương còn tạo điều kiện cho sinh viên tiếp thu tốt các môn học khác như vi sinh học môi trường, công nghệ vi sinh, công nghệ vi sinh xử lý ô nhiễm môi trường...



2. Điều kiện tiên quyết:

- Các học phần các sinh viên phải học trước học phần này: Hoá hữu cơ, Tế bào học, Thực vật học, Sinh lý thực vật; Hoá sinh học, Di truyền học.



3. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học xong học phần vi sinh học đại cương sinh viên phải:



3.1. Kiến thức

+ Nắm được những kiến thức cơ bản hiện đại về hình thái và cấu tạo của các nhóm vi sinh vật chính.

+ Nắm được sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, ảnh hưởng của các nhân tố vật lý, hoá học, sinh vật học đối với vi sinh vật.

+ Hiểu được các quy luật hoạt động sống, các quá trình lên men, oxy hoá không hoàn toàn và ứng dụng của các quá trình này trong đời sống con người, vai trò của vi sinh vật trong các vòng tuần hoàn vật chất tự nhiên.

+ Nắm được các quy luật di truyền và biến dị ở vi sinh vật. Các nhân tố gây bệnh truyền nhiễm và khả năng miễn dịch ở cơ thể người và động vật.

3.2. Kỹ năng

+ Qua kiến thức của bộ môn sinh viên có thể ứng dụng trong việc chế biến bảo quản thực phẩm ngay trong đời sống hàng ngày. Ứng dụng các chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường ngay tại địa phương.

+ Rèn luyện kĩ năng, khả năng quan sát, phân tích, nâng cao năng lực tư duy, vận dụng kiến thức môn học.

3.3. Thái độ

+ Tự bản thân và tuyên truyền cho cộng đồng học sinh phổ thông có khả năng chủ động phòng chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm và giữ gìn sức khoẻ.



4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

Chương 1: Mở đầu (2 tiết)

1.1. Vị trí của vi sinh vật trong hệ thống phân loại sinh giới

1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của vi sinh học

1.3. Lịch sử phát triển của vi sinh học

1.4. Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

1.5. Những thành tựu bước đầu của vi sinh học ở Việt Nam



Chương 2: Vi sinh vật có nhân nguyên thuỷ (Prokaryota) ( 04 tiết)

2.1. Vi khuẩn ( Bacteria )

2.1.1. Hình dạng và kích thước của vi khuẩn: Cầu khuẩn; Trực khuẩn; Vi khuẩn có hình xoắn; Vi khuẩn có hình sợi

- Xạ khuẩn ( Actynomycetes )

2.1.2. Cấu tạo tế bào vi khuẩn: Các lớp màng (Màng nhày, Thành tế bào, Màng sinh chất); Tế bào chất (Thể nhân, Plasmit, Riboxôm, Mezoxôm, Các hạt dự trữ và vật thể ẩn nhập, Các hạt sắc tố, Không bào khí)

2.1.3. Các cấu tạo khác của tế bào vi khuẩn: Tiên mao, Tiêm mao; Nhung mao; Nội bào tử

2.1.4. Sinh sản của vi khuẩn: Sinh sản vô tính; Sinh sản hữu tính

2.1.5. Phân loại vi khuẩn

2.2. Xạ khuẩn (Actynomycetes)

2.2.1. Hình dạng và kích thước của xạ khuẩn: Khuẩn ty của xạ khuẩn; Khuẩn lạc của xạ khuẩn

2.2.2. Cấu tạo tế bào xạ khuẩn: Màng nhày; Thành tế bào xạ khuẩn; Màng sinh chất; Tế bào chất

2.2.3. Sinh sản của xạ khuẩn: Sinh sản vô tính; Sinh sản hữu tính

2.2.4. Phân loại xạ khuẩn

2.3. Vi khuẩn lam (Cyanobacteria )

2.3.1. Hình dạng kích thước

2.3.2. Cấu tạo của tế bào

2.3.3. Sinh sản

2.4. Vi khuẩn nguyên thuỷ

2.4.1. Rickettsia: Hình dạng kích thước; Cấu tạo tế bào; Sinh sản

2.4.2. Mycoplasma: Hình dạng kích thước; Cấu tạo tế bào; Sinh sản

2.4.3. Chlamydia: Hình dạng kích thước; Cấu tạo tế bào; Sinh sản

2.5. Vi sinh vật cổ ( Archaea ):

2.5.1. Hình dạng kích thước

2.5.2. Cấu tạo tế bào



Chương 3: Vi sinh vật có nhân thật (Eukaryota) ( 02 tiết)

3.1. Nấm men ( Levure, yeast )

3.1.1. Hình dạng kích thước: Hình trứng ; Hình quả dưa chuột; Hình tròn

3.1.2. Cấu tạo tế bào nấm men: Các lớp màng; Tế bào chất

3.1.3. Sinh sản của nấm men: Sinh sản vô tính; Sinh sản hữu tính

3.1.4. Phân loại nấm men

3.2. Nấm mốc (molds)

3.2.1. Hình dạng kích thước

3.2.2. Cấu tạo tế bào

3.3.3. Sinh sản của nấm mốc

3.4.4. Phân loại nấm mốc

Chương 4: Vi rút học ( 03 tiết)

4.1. Sự phát hiện ra vi rút

4.2. Hình dạng và kích thước của vi rút

4.2.1. Vi rút là gì ?

4.2.2. Hình dạng và kích thước của vi rút

4.3. Cấu tạo của vi rút

4.3.1 Cấu trúc phần vỏ protein của vi rút: Cấu trúc xoắn; Cấu trúc khối ; Cấu trúc hỗn hợp

4.3.2. Cấu túc phần axitnucleic của vi rút

4.4 Mối quan hệ giữa vi rút gây độc và tế bào chủ

4.4.1. Giai đoạn 1: Quá trình hấp thụ của vi rút gây độc lên bề mặt tế bào chủ

4.4.2 Giai đoạn 2: Sự xâm nhập của vi rút gây độc vào trong tế bào chủ1.

4.4.3. Giai đoạn 3: Sự nhân lên của vi rút gây độc trong tế bào chủ

4.4.4. Giai đoạn 4 : Sự lắp ráp các hạt vi rút

4.4.5. Giai đoạn 5: Các vi rút trưởng thành chui ra khối tế bào chủ

4.5. Mối quan hệ giữa vi rút ôn hoà và tế bào chủ

4.5.1. Hiện tượng sinh tạm

4.5.2. Các giai đoạn xâm nhập của phage ôn hoà vào hệ gen của tế bào chủ

4.6. Vi rút và tế bào động vật và thực vật

4.6.1. Tế bào chống chịu

4.6.2. Quan hệ gây độc

4.6.3. Quan hệ đình trệ

4.6.4. Quan hệ tiềm sinh

4.6.5. Quan hệ lưu khu

4.7. Mối tương tác giữa vi rút và cơ thể, các bệnh do vi rút

4.7.1. Sự lan truyền vi rút: Sự lan truyền dọc; Sự lan truyền ngang

4.7.2. Các bệnh truyền nhiễm: Các bệnh vi rút truyền bằng con đường hô hấp; Bệnh lan truyền bằng con đường tiêu hoá; Lan truyền do tiếp xúc; Lan truyền qua vết cắn và trích đốt

4.8. Những phản ứng bảo vệ của tế bào - Hiện tượng tạo thành Interferon

4.8.1. Sự tạo thành Interferon

4.8.2. Cơ chế của sự tạo thành Interferon

4.8.3.Tính chất của Interferon: Tính chât lý hoá; Tính chất sinh học của Interferon

4.8.4. Cơ chế tác dụng của Interferon

Chương 5: Dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển của sinh vật (02 tiết)

5.1. Các khái niệm chung

5.2. Các chất dinh dưỡng và nhu cầu của vi sinh vật

5.2.1. Nước

5.2.2. Các chất dinh dưỡng chứa cacbon

5.2.3. Các chất dinh dưỡng chứa nitơ

5.2.4. Các chất khoáng

5.2.5. Các chất sinh trưởng

5.3. Các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật

5.3.1. Vi sinh vật tự dưỡng

5.3.2. Vi sinh vật dị dưỡng

5.3.3. Vi sinh vật quang dưỡng: Vi sinh vật quang dưỡng vô cơ; Vi sinh vật quang dưỡng hữu cơ

5.3.4. Vi sinh vật hoá dưỡng: Vi sinh vật hoá dưỡng vô cơ; Vi sinh vật hoá dưỡng hữu cơ

5.4. Cơ chế vận chuyển thức ăn của tế bào sinh vật

5. 4.1. Cơ chế vận chuyển khuếch tán thụ động (Cơ chế ngấm )

5.4.2. Cơ chế vận chuyển đặc biệt: Cơ chế vận chuyển đặc biệt thụ động; Cơ chế vận chuyển đặc biệt chủ động

5.5. Mẫu lý thuyết về sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật

5.6. Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật trong điều kiện nuôi cấy tĩnh

5.6.1. Phalag (pha tiềm phát )

5.6.2. Pha tăng tốc

5.6.3. Pha log (Pha sinh trưởng cấp số mũ )

5.6.4. Pha giảm dần

5.6.5 Pha cân bằng động

5.6.6. Pha suỷ vong (Pha tử vong)

5.7. Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật trong điều kiện nuôi cấy liên tục

5.8. Các thông số sinh trưởng

5.9. Ức chế sự sinh trưởng và sự chết hàng loạt tế bào trong quần thể

5.10. Phân lập vi sinh vật nuôi cấy thuần chủng vi sinh vật



Chương 6: Sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên và ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đến hoạt động sống ở vi sinh vật (2 tiết)

6.1. Môi trường đất và sự phân bố của vi sinh vật trong đất

6.1.1 Môi trường đất

6.1.2. Sự phân bố của vi sinh vật trong đất

6.1.3. Mối quan hệ giữa đất, vi sinh vật và thực vật

6.2. Môi trường nước và sự phân bố của vi sinh vật trong nước

6.2.1. Môi trường nước

6.2.2. Sự phân bố của vi sinh vật trong các môi trường nước

6.3. Môi trường không khí và sự phân bố của vi sinh vật trong không khí

6.3.1. Môi trường không khí

6.3.2. Sự phân bố của vi sinh vật trong không khí

6.4. Các tác nhân của môi trường ảnh hưởng đến hoạt động sống của vi sinh vật

6.4.1. Nhóm các tác nhân vật lí

6.4.2. Nhóm các tác nhân hoá học



Chương 7: Các quá trình trao đổi chất và lên men ở vi sinh vật (05 tiết)

7.1. Những con đường phân giải Glucoza

7.1.1. Con đường EMP

7.1.2. Con đường HMP

7.1.3. Con đương ED

7.2. Sử dụng các loại gluxit khác

7.3. Các quá trình hô hấp ở vi sinh vật

7.3.1. Quá trình hô hấp hiếu khí và chu trình crep

7.3.2. Quá trình hô hấp kị khí: Quá trình hô hấp nitrát; Quá trình hô hấp sufat

7.4. Các quá trình oxy hoá không hoàn toàn

7.4.1. Quá trình oxy hoá rượu Etylic thành axit axetic: Vi sinh vật gây ra; Cơ chế của quá trình oxy hoá rượu ; Ứng dụng của quá trình oxy hoá rượu Etylic thành axit axetic

7.4.2. Quá trình hình thành axit L-Glutamic nhờ vi khuẩn: Vi sinh vật gây ra ; Cơ chế của quá trình ; Ứng dụng vủa quá trình

7.4.3. Sự tạo thành các axit hữu cơ khác nhau nhờ nấm: Vi sinh vật gây ra; Cơ chế của quá trình ; Ứng dụng của quá trình

7.5 Các quá trình lên men

7.5.1. Lên men rượu Êtylic

7.5.2. Lên men Lactic

7.5.3. Lên men propionic

7.5.4. Lên men Butyric

7.5.5. Lên men Foocmic

7.5.6. Lên men mêtan

7.6. Tóm tắt các quá trình lên men

Chương 8: Khả năng chuyển hoá vật chất của sinh vật trong các môi trường tự nhiên

( 03 tiết)

8.1.Khả năng chuyển hoá các hợp chất cácbon trong môi trường tự nhiên.

8.1.1. Vòng tuần hoàn cacbon trong tự nhiên

8.1.2. Một số quá trình phân giải các hợp chất có chứa cácbon nhờ vi sinh vật: Sự phân giải xenluloza trong tự nhiên; Sự phân giải tinh bột; Sự phân giải đường đơn

8.2. Khả năng chuyển hoá các hợp chất nitơ trong môi trường tự nhiên

8.2.1. Vòng tuần hoàn nitơ trong tự nhiên

8.2.2. Một số quá trình phân giải các hợp chất có chứa Nitơ nhờ vi sinh vật: Quá trình a môn hoá; Quá trình nitrat hoá; Quá trình phân nitrat hoá; Quá trình cố định nitơ phân tử

8.3. Khả năng chuyển hoá các hợp chất photpho trong môi trường tự nhiên

8.3.1. Vòng tuần hoàn photpho trong tự nhiên

8.3.2. Một số quá trình phân giải các hợp chất có chứa photpho nhờ vi sinh vật: Sự phân giải lân hữu cơ do vi sinh vật; Sự phân giải lân vô cơ do vi sinh vật

8.4. Khả năng chuyển hoá các hợp chất lưu huỳnh trong môi trường tự nhiên

8.4.1. Vòng tuần hoàn lưu huỳnh trong tự nhiên

8.4.2. Một số quá trình phân giải các hợp chất có chứa lưu huỳnh nhờ vi sinh vật: Sự oxy hoá các hợp chất lưu huỳnh; Sự khử các hợp chất lưu huỳnh vô cơ do vi sinh vật

Chương 9: Vi khuẩn quang hợp và cố định đạm (2 tiết)

9. 1.Vi khuẩn quang hợp

9.1.1. Vài nết về sinh thái và sinh lí vi khuẩn quang hợp

9.1.2. Sắc tố quang hợp và cơ quan quang hợp ở vi khuẩn

9.1.3. Cơ chế của quá trình quang hợp ở vi khuẩn

9.2. Quá trình cố định đạm

9.2.1. Vi sinh vật cố định nitơ phân tử

9.2.2. Cơ chế của quá trình cố định đạm

9.2.3. Ứng dụng của quá trình cố định đạm.

Chương 10: Vi sinh vật ứng dụng trong nông nghiệp và bảo vệ môi trường (01 tiết)

10.1. Vi sinh vật ững dụng trong trồng trọt và lâm nghiệp

10.1.1. Chế phẩm vi sinh vật dùng trong nồng nghiệp, lâm nghiệp.

10.1.2. Chế phẩm vi sinh vật dùng trong phòng trừ sâu bệnh hại cậy trồng.

10.2. Vi sinh vật ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.

10.2.1. Vi sinh vật ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.

10.2.2. Vi sinh vật trong chế biến, bảo quản thủy sản.

10.3. Vi sinh vật ững dụng trong xử lí phế thải.

10.3.1. Vi sinh vật dùng trong xử lí phế thải sinh hoạt, phế thải hữu cơ rắn.

10.3.2. Chế phẩm vi sinh vật xử lí mước thải



Chương 11: Di truyền Vi sinh vật ( 02 tiết)

11.1.Một số khái niệm chung

11.2. Vật chất thông tin di truyền ở vi sinh vật

11.2.1. Tổ chức vật chất di truyền

11.2.2. Sự tổn thương và sữa chữa

11.2.3. Đột biến ngẫu nhiân hay tự phát ở vi sinh vật

11.2.4. Cơ sở sinh hoá của hiện tượng đột biến

11.2.5. Đột biến hình thái

11.2.6. Đột biến dinh dưỡng

11.2.7. Đột biến kháng lạivới các tác nhân diệt khuẩn

11.3. Sư tái tổ hợp di truyền và truyền các tình trạng ở vi sinh vật

11.3.1. Một số khái niệm

11.3.2. Sự truyền thông tin di truyền từ AND sang protein

11.3.3. Những ứng dụng trong thực tiễn



Chương 12: Đại cương về quá trình truyền nhiễm và miễn dịch ( 02 tiết)

12.1.Khái niệm chung

12.2. Hệ sinh vật của người và động vật

12.2.1. Hệ vi sinh vật trên da

12.2.2. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá

12.2.3. Hệ vi sinh vật trong các đường cơ quan sinh dục

12.3. Các nhân tố gây bệnh truyền nhiễm

12.3.1. Trạng thái cơ thể

12.3.2. Vi sinh vật gây bệnh: Độc lực của vi sinh vật gây bệnh, liều gây nhiễm; Đường xâm nhập

123.3. Hoàn cảnh sống: Hoàn cảnh xã hội; Điều kiện thời tiết khí hậu

12.4. Cơ chế đề kháng không đặc trưng của cơ thể chủ (chức năng bảo vệ của một số loài tế bào đặc biệt )

12.4.1. Da

12.4.2. Niêm mạc

12.4.3. Hiện tượng thực bào

12.5. Cơ chế đề kháng đặc trưng

15.2.1. Kháng nguyên ( AG ) và kháng thể ( AC )

15.2.2. Kháng nguyên

12.5.3. Cơ chế tác động của các kháng thể

12.6. Cơ sở tế bào của miễn dịch

12.6.1. Tế bào lymphô B

12.6.2. Tế bào lymphô T

12.6.3. Sự đề kháng miễn dịch của cơ thể người chống lại các vi sinh vạt

12.7. Diệt vi khuẩn gây bệnh bằng các chất kháng sinh

4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

Tên chương

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập, tham khảo

cần thiết



Chương 1: Mở đầu

02

0

0

0

TL số: 7;8;9;10;11;12;13;14;15

( Tr số: 7;8…..)



Chương 2: Vi sinh vật có nhân nguyên thuỷ (Prokaryota)


02

0

01

01

TL số: 3;4;4;5;6;7;8;9;10;11;12;13;14;15

( Tr số: 26; 27….…..)



Chương 3: Vi sinh vật có nhân thật (Eukaryota)


01

0

01

0

TL số: 7;8;9;9;10;11;12;13;14;15

( Tr số: 62;63……..)



Chương 4: Vi rút học


02

0

01

0

TL số: 3; 7;8;9;10;11;12;13;14;15;29

( Tr sô: 96;97…….)



Chương 5: Dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển của sinh vật


02

0

0

0

TL số: 7;8;9;10;11;12;13;14;15

( Tr số: 137……)



Chương 6: Sự phân bố của vi

sinh vật trong tự nhiên và ảnh

hưởng của các tác nhân môi

trường đến hoạt động sống ở vi

sinh vật


02

0

0

0

TL số: 2;7;8;9;10;11;12;13;14;15

( Tr số: 4;132….. )



Chương 7: Các quá trình trao đổi

chất và lên men ở vi sinh vật




03

0

01

01

TL số: 1;4;5;7;8;9;10;11;12;13;14;15;17;17;19;21;22;23;24;25;27;31;34

( Tr số: 152…….)



Chương 8: Khả năng chuyển hoá

vật chất của vi sinh vật trong các

môi trường tự nhiên


02

0

01

0

TL số: 21;31;32;33;34

( Tr số: 29…….)



Chương 9: Vi khuẩn quang hợp và cố định đạm

02

0

0

0

TL số: 7;8;9;10;11;12;13;14;15

( Tr số: 70…….)



Chương 10: Vi sinh vật ứng dụng trong nông nghiệp và bảo vệ môi trường (01 tiết)

01

0

0

0

TL số: 24; 29;30;31;32;33;34

( Tr số: 189……)



Chương 11: Di truyền Vi sinh vật


02

0

0

0

TL số: 7;8;9;10;11;12;13;14;15;16;17;18..

( Tr số: 105……)



Chương 12: Đại cương về quá

trình truyền nhiễm và miễn dịch




01

0

01

0

TL số: 7;8;9;10;11;12;13;14;15;20..

( Tr số: 145…….)



5. Tài liệu tham khảo:

1. Kiều Hữu Ảnh, (1999), Vi sinh vật học công nghiệp, NXBKH và KT Hà Nội

2. Kiều Hữu Ảnh, (1985), Vi sinh vật học của các nguồn nước, NXBKH và KT Hà Nội

3. Nguyễn Thị Chính, Ngô Tiến Hiển (2001), Vi rút học NXBĐHQG Hà Nội

4. Nguyễn Lân Dũng và cộng sự (1975), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học tập 1, NXBKH và KT

5. Nguyễn Lân Dũng và cộng sự (1978), Một phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học tập 2,3, NXBKH và KT

6. Vũ Kim Dũng, (1984 ), Những điều kì lạ trong thế giới vi sinh vật, NXB Thanh niên Hà Nội

7. Nguyễn Lân Dũng và cộng sự, (1997) Vi sinh vật học NXBGDvà THCN

8. Nguyễn Lân Dũng và cộng sự, (2012) Vi sinh vật học NXBKH và KT

9. Nguyễn Thành Đạt và cộng sự, (1979), Vi sinh vật học trồng trọt, NXB Nông Nghiệp

10. Nguyễn Thành Đạt và cộng sự, (1979), Vi sinh vật học đại cương, NXBGD

11. Nguyễn Thành Đạt, (1980), Vi sinh vật học, NXBGD

12. Nguyễn Thành Đạt, (1986), Vi sinh vật học, NXBGD

13. Nguyễn Thành Đạt, (1999), Cơ sở sinh học vi sinh vật tập 1,2, NXBGD

14. Nguyễn Thành Đạt, (2000), Sinh học vi sinh vật tập, NXBGD

15. Nguyễn Thành Đạt, (2007), Giáo trình vi sinh học, NXBGD

16. Phạm Thành Hổ và cộng sự (2000), Di truyền học, NXBGD

17. Phạm Thành Hổ (2006), Nhập môn công nghệ Sinh học NXBGD.

18. HansG. Schlegel,(1993), General microbiology

19. Nguyễn Vĩnh Phước, (1980), Vi sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi, NXB nông nghiệp Hà Nội

20. Đỗ Ngọc Liên (2004), Miễn dịch học cơ sở, NXBĐHQG Hà Nội

21. Lê Xuân Phương (2001), Vi sinh vật học công nghiệp, NXBXD Hà Nội

22. Lương Đức Phẩm, (1998), Công nghệ vi sinh vật, NXBNN Hà Nội

23. Lương Đức Phẩm, Hồ Sưởng (1978), Vi sinh tổng hợp, NXBKH và KT Hà Nội

24.Nguyễn Xuân Thành và Cộng sự (2003), Vi sinh vật học nông nghiệp

25.Lê Xuân Tú và công sự (1982), Enzim vi sinh vật tập 1,2, NXBKH và KT

26.Trần Linh Thước (2002), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, Thực phẩm và mĩ phẩm, NXBGD

27.Tortors, Funke, Case (1992), Microbiology. The Benjamin cumming publishing company, Inc.

28.Phạm Văn Ty(2005), Vi rút học NXBGD

29. Phạm Văn Ty(2006), Công nghệ vi sinh NXBGD và môi trường.

30.Trần Linh Thước, (2002), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mĩ phẩm, NXBGD Hà Nội.

31. Trần Thị Thanh ( 2001), Công nghệ vi sinh NXBGD

32. Trần Cẩm Vân (2002), Vi sinh vật học môi trường, NXBĐHQG Hà Nội

33. Trần Cẩm Vân, Bạch Phương Lan, (1995), Công nghệ vi sinh và Bảo vệ môi trường, NXBKH và KT Hà Nội

34. Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tiến Thắng, (1996), Những kiến thức cơ bản về công nghệ sinh học, NXBGD

6. Phương pháp đánh giá học phần:

- Chuyên cần : 0,2

- Thi giữa học kì : 0,2

- Thi cuối học kì : 0,6



Tên học phần: THỰC HÀNH VI SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

Số tín chỉ: 02 (30 tiết thực hành)

Bộ môn/Khoa phụ trách: Công nghệ sinh học/ Khoa Sinh – Môi trường

Mã số học phần: 3152223

Dạy cho các ngành: Công nghệ sinh học

1. Mô tả học phần:

Học phần Thực hành vi sinh học đại cương gồm 15 bài, cung cấp những kiến thức cơ bản về các thao tác thực hành trong phòng thí nghiệm vi sinh, kỹ năng phân tích, quan sát đặc điểm cấu trúc, sinh lý sinh hóa của tế bào các nhóm vi sinh vật thường gặp, kỹ thuật nuôi cấy và nghiên cứu các nhóm vi sinh vật trên các loại môi trường khác nhau.



2. Điều kiện tiên quyết:

Đã học xong hoặc học song hành phần lý thuyết Vi sinh học đại cương



3. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học xong học phần Vi sinh học sinh viên phải:



3.1. Kiến thức

- Củng cố được các kiến thức về cấu trúc, đặc điểm sinh lý sinh hóa của các nhóm VSV chủ yếu (vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men, nấm mốc…)



3.2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm: Các thao tác sử dụng kính hiển vi, làm được tiêu bản sống và tiêu bản cố định nhuộm màu; biết cách nhuộm đơn và nhuộm phân li, nhuộm Gram, hiểu biết một số thuốc nhuộm cơ bản dùng trong vi sinh học.

- Luyện tập kỹ năng quan sát, phân tích, nâng cao năng lực tư duy, vận dụng môn học vào thực tiễn.

3.3. Thái độ

- Đi học chuyên cần, có thái độ tích cực, chủ động trong quá trình học tập



4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

Bài 1: Trang thiết bị cần thiết trong nghiên cứu vi sinh vật. Hương dẫn và thực hành sử dụng kính hiển vi.

Bài 2: Phương pháp cố định tiêu bản. Nhuộm và quan sát hình dạng, kích thước của tế bào vi sinh vật

Bài 3: Quan sát xạ khuẩn, nấm men, nấm mốc

Bài 4: Nhuộm kép quan sát cấu tạo tế bào vi sinh vật

Bài 5: Chuẩn bị dụng cụ nuôi cấy

Bài 6: Thực hành chế tạo môi trường dinh dưỡng

Bài 7: Các phương pháp phân lập vi sinh vật

Bài 8: Nuôi cấy và bảo quản vi sinh vật

Bài 9: Xác định số lượng tế bào vi sinh vật

Bài 10 + 11: Phương pháp xác định hoạt tính enzym ngoại bào của vi sinh vật (amylaza, proteaza, kháng sinh)

Bài 12 + 13: Thí nghiệm chứng minh các quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ không chứ nitơ của vi sinh vật.

Bài 14 +15: Phân lập vi sinh vật cố định nitơ. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của vi sinh vật cố định nitơ.

4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

Tên chương

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập, tham khảo

cần thiết



(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1. Trang thiết bị cần thiết trong nghiên cứu vi sinh vật. Hương dẫn và thực hành sử dụng kính hiển vi.

0

2

0

0

[1]

2. Nhuộm kép quan sát cấu tạo tế bào vi sinh vật

0

2

0

0

[1,2,3,4]

3. Quan sát xạ khuẩn, nấm men, nấm mốc

0

2

0

0

[1,3,4,5,]

4. Nhuộm kép quan sát cấu tạo tế bào vi sinh vật

0

2

0

0

[1,2,4,5]

5. Chuẩn bị dụng cụ nuôi cấy

0

2

0

0

[1]

6. Thực hành chế tạo môi trường dinh dưỡng

0

2

0

0

[1,2,3]

7. Các phương pháp phân lập vi sinh vật

0

2

0

0

[1,2,3]

8. Nuôi cấy và bảo quản vi sinh vật

0

2

0

0

[1,2,3]

9. Xác định số lượng tế bào vi sinh vật

0

2

0

0

[1,2,3]

10+11. Phương pháp xác định hoạt tính enzym ngoại bào của vi sinh vật (amylaza, proteaza, kháng sinh)

0

2

0

0

[1,4,5]

12+13. Thí nghiệm chứng minh các quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ không chứ nitơ của vi sinh vật.

0

2

0

0

[1,4,5]

14+15: Phân lập vi sinh vật cố định nitơ. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của vi sinh vật cố định nitơ.

0

2

0

0

[1,2,3,5]

5. Tài liệu tham khảo:

1. Trần Thanh Thủy (1998), Hướng dẫn thực hành vi sinh vật học, NXB GD.

2. Nguyễn Lân Dũng và cộng sự (1972, 1978), Một số phương pháp nghiên cứu VSV học tập I, II, III NXB KH-KT, Hà Nội.

3. Trần Linh Thước (2002), Phương pháp phân tích VSV trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. NXB Giáo dục.

4. Nguyễn Lân Dũng và cộng sự (1977), vi sinh vật học, NXBGD và THCN, Hà Nội.

5. Nguyễn Thành Đạt (1999), Cơ sở sinh học vi sinh vật tập I, NXBGD



6. Phương pháp đánh giá học phần:

Thi cuối học phần, bao gồm thi lý thuyết và thực hành trên bài thí nghiệm






tải về 4.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương