TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 1.7 Mb.
trang12/16
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.7 Mb.
#38048
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học giới thiệu cho sinh viên những vấn đề cơ bản về giáo dục gia đình đối với trẻ lứa tuổi mầm non: Cơ sở khoa học của giáo dục gia đình, ý nghĩa của giáo dục gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ lứa tuổi mầm non; các yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm, tư tưởng và phương pháp giáo dục, đánh giá con cái của những người làm cha làm mẹ trong gia đình; nội dung, phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, đánh giá con cái theo quan điểm mới;

Nắm được những kiến thức của môn học này, sinh viên sẽ có cơ sở để xác định nội dung và biện pháp tư vấn có hiệu quả cho các bậc cha mẹ, phối kết hợp với gia đình trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

This course introduces basic knowledge of family pedagogy for preschool children such as: scientific theory of family pedagogy; its significance for formation and development of children’s qualification; factors affecting viewpoints, ideas and method of educating and accessing children from parents as well as the contents and methods of bringing up, caring and accessing children according to new perspectives.

Grasping the above knowledge, students will have facility to determine the contents and effective sollutions concelling parents, and to collaborate with family in the caring and teaching process.

5. Tài liệu học tập

[1] Phạm Khắc Chư­ơng (1998), Giáo dục gia đình, Nxb Giáo dục.



6. Tài liệu tham khảo:

[2] Lê Đình Xuân (1997), Giáo dục đời sống gia đình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[3] Lê Ngọc Văn (1998), Gia đình Việt nam với chức năng xã hội hoá, Nxb Giáo dục.

[4] Chăm sóc - giáo dục trẻ d­ưới 6 tuổi (1987), Bộ Giáo dục - Đào tạo.



[5] Việt Nam với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1991), Nxb sự thật HN.

[6] A.G Côvaliov (1980), Tâm lý học giáo dục gia đình, Nxb minxk (Bản tiếng Nga).

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, thảo luận

- Thực hiện tốt hoạt động học trên lớp theo hướng dẫn của giảng viên;

- Hoàn thành các nội dung học tập lý thuyết, bài thảo luận của môn học;

- Tích cực, chủ động trao đổi với giảng viên, sinh viên khác trong quá trình nghiên cứu môn học.



7.2. Phần thực hành:

- Thảo luận và viết báo cáo các vấn đề giảng viên đưa ra.

- Xây dựng, thảo luận kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm:

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Bài tập: (a)

+ Kiểm tra giữa học phần (b)

+ Chuyên cần: (c)

+ Thực hành (d)

+ Điểm thi kết thúc học phần: (e)

+ Hình thức thi: viết tự luận.

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Cụ thể: (e) = 1 - (a + b + c + d) = 0.5

TÂM BỆNH HỌC LỨA TUỔI MẦM NON

Psychopathology preschool



Mã học phần: PCP 221

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2

Số tiết: Tổng 30 tiết LT: 19 tiết BT-TL : 10 tiết KT: 1 tiết

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Tâm lý học giáo dục (EPS331); Giáo dục học (PEP241)

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Tổ Xã hội

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Kiến thức

- Nắm vững và phân tích được: khái niệm tâm bệnh học, đối tượng, nhiệm vụ của TBH, lịch sử hình thành phát triển của TBH trẻ em; phân loại bệnh trong tâm bệnh học trẻ em.

- Hiểu được các nguyên lí cơ bản của tâm bệnh học trẻ em trên cơ sở đó vận dụng các phương pháp hiệu quả trong đánh giá tâm bệnh học trẻ em.

- Giải thích được rối loạn triệu chứng và rối loạn chức năng.

- Xác định và có kĩ năng phân biệt rõ, mô tả, đưa ra nguyên nhân, hướng điều trị các hội chứng: Chậm phát triển trí tuệ; Những biểu hiện nhiễu tâm; Trầm cảm ở trẻ em; Tự kỉ; Loạn tâm cộng sinh; Bệnh ranh giới.

2.2. Kỹ năng

- Có kĩ năng phân biệt trẻ bình thường và trẻ bệnh lí.

- Có kĩ năng mô tả, đưa ra nguyên nhân, hướng chữa trị một số loại rối loạn: Rối loạn tâm vận động; Rối loạn ngôn ngữ; Rối loạn nhận thức; Rối loạn biểu hiện hành vi; Rối loạn cơ thắt; Rối loạn giấc ngủ; Rối loạn chức năng tiêu hóa; Rối loạn chức năng thở; Rối loạn biểu hiện ở da; Chậm lớn do đau khổ tâm lí; Trẻ bị ngược đãi...

- Có kĩ năng vận dụng kiến thức tâm bệnh học có hiệu quả trong việc phòng ngừa, chữa trị và xử lí rối nhiễu tâm lí ở trẻ mầm non.



2.3. Thái độ

Người học có thái độ tích cực trong việc lĩnh hội tri thức và vận dụng những tri thức, kỹ năng đã học trong cuộc sống và trong dạy học.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học cung cấp cho người học những kiến thức khoa học về: Khái niệm tâm bệnh học trẻ em; lịch sử hình thành và phát triển của tâm bệnh học trẻ em; trẻ bình thường và trẻ bệnh lí; những lí thuyết cơ bản về tâm bệnh học trẻ em, phương pháp đánh giá tâm bệnh học trẻ em; Vấn đề rối loạn triệu chứng và chức năng; Các hội chứng về tâm lí trẻ; Cách phòng ngừa, chữa trị rối loạn tâm lí cho trẻ, cách xử lí rối nhiễu tâm lí cho trẻ tuổi mầm non.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

The course aims to equip students with knowledge about science: Concepts Child Psychopathology; history and development of school children from mental illness; normal children and young illness; the basic theory of mind children pathology evaluation methods Child Psychopathology; Problem disorder symptoms and function; The syndrome of child psychology; How to prevent and treat psychological disorders for children, how to treat psychological disorders for children of preschool age.



5. Tài liệu học tập

[1] Đinh Đức Hợi (2015), Đề cương bài giảng Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non, Thái Nguyên.

[2] Nguyễn Thị Như Mai (2014), Giáo trình Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[3] Aimard Paule (1995), Tâm bệnh lí trẻ em, Nxb Thế giới, Hà Nội

[4] Debray-Ritzen P (1992), Tâm bệnh học trẻ em, Nxb Y học, Hà Nội.



[5] Đinh Đức Hợi (2015), Bài tập Tâm bệnh học lứa tuổi MN, Thái Nguyên.

[6] Trần Trọng Thủy (chủ biên) (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lí, Nxb GD, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số tiết của học phần.

- Chuẩn bị bài tập-thảo luận đầy đủ, hoàn thành các bài tập được giao.

- Đi học đúng giờ, trong lớp tích cực học tập xây dựng bài, tự giác trong quá trình học tập.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Hoàn thành 2 bài tập lớn theo nhóm được phân công.

- Yêu cầu: Đảm bảo tốt về chất lượng bài tập; biết vận dụng lí thuyết vào bài tập thực tế, trả bài tập đúng hạn.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Bài tập: a=0.2= 20% (2 bài tập lớn vào tuần 4 và 8)

+ Kiểm tra: b=0.2=20% (1 bài kiểm tra 1 tiết vào tuần thứ 9)

+ Chuyên cần: c=0.1= 10% (thang điểm 10, nghỉ 1 tiết trừ 1 điểm, nghỉ quá 20% tổng số tiết không được dự thi).

- Điểm thi: d=0.5=50%

Hình thức thi: Vấn đáp

- Điểm học phần:

Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

(d) = 1 - (a + b + c) = 0.5

ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ

Mã học phần: EBP221

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: 60 LT: 0 TH: 60

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Âm nhạc cơ bản

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

+ Phòng học cách âm, được trang bị nhạc cụ (Đàn phím điện tử)

+ Một bảng viết có dòng kẻ nhạc.

+ Một số các phương tiện khác như: Phone nghe, khăn che đàn và chân đàn dùng để kê các loại đàn phím điện tử.



Bộ môn phụ trách: Bộ môn Giáo dục Nghệ thuật, trường ĐHSP Thái Nguyên.

2. Mục tiêu của môn học:

Học xong môn Đàn phím điện tử, sinh viên cần đạt được những mục tiêu cơ bản như sau:



- Về kiến thức:

+ Sinh viên phải nắm được cách đọc gam ở một số giọng cơ bản hay sử dụng phù hợp với tầm cữ và chất giọng của trẻ mầm non như Đô trưởng (C -dur), La thứ (a - moll), Pha trưởng (F - dur), Rê thứ (d - moll) hay Son trưởng (G - dur) và Mi thứ (e - moll) hoặc có thể mở rộng tìm hiểu nâng cao với các giọng khác tùy thuộc vào trình độ và khả năng của sinh viên vv...

+ Sinh viên có thể xướng âm và hát tốt các bài hát mầm non tiêu biểu nằm trong hoặc ngoài chương trình ở mức độ vừa phải.

+ Ngoài ra, sinh viên có thể nắm được tính logic và cấu trúc hình thức của các ca khúc viết cho lứa tuổi thiếu nhi.



- Về kỹ năng:

+ Chạy ngón lưu loát ở các giọng từ một dấu hóa trở lại.

+ Có thể tự vỡ bài và chơi độc tấu những ca khúc nằm trong chương trình dành cho giáo viên mầm non hay những bài ca khúc với mức độ đơn giản, ngắn gọn.

+ Đệm hát được cho bản thân và đặc biệt có thể đệm các bài hát thiếu nhi cho học sinh của mình hát. Đây là nội dung rất quan trọng trang bị cho sinh viên một nền tảng vững chắc về chuyên môn và nghiệp vụ.



3. Tóm tắt nội dung môn học:

Học phần hướng dẫn sinh viên có được những phương pháp đọc một bản nhạc. Mặt khác, giúp sinh viên hát chuẩn về cao độ, tiết tấu, lời ca và thể hiện diễn cảm các bài hát tiêu biểu trong trương trình giành cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non. Giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đàn phím điện tử, cách thức và thao tác sử dụng, làm chủ các chức năng của đàn phím điện tử.

Hướng dẫn sinh viên cách chạy ngón ở một số gam cơ bản. Qua đó, hướng dẫn cho sinh viên đàn và đệm những bài hát thiếu nhi đơn giản phù hợp với ngành đào tạo và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đời sống cũng như nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới Giáo dục toàn diện.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The module guides students get method to read a piece of music and vocals. On the other hand, helps students prepare for high-level singing, rhythm, lyrics and express expressive songs typical of winning programs for students of early childhood education. Introduce students with the basic knowledge about electronic keyboard, how to use and manipulate, do all the functions of the electronic keyboard.

Guide students running fingers in a number of gram basis. Thereby, student guide and buffer above the simple children's songs suitable for industry training and meet the practical needs of life as well as the urgent need of renovation comprehensive education.

5. Tài liệu học tập:

[1] Cù Minh Nhật (2007), Organ thực hành 134 bài hát mẫu giáo, Nxb Âm nhạc Hà Nội.

[2]. Ngô Thị Nam (2004), Giáo trình hát, Nxb ĐHSP Hà Nội.

[3] Xuân Tứ (2003), Phương pháp dạy và học đàn phím điện tử, Nxb ĐHSPHN.



6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Phạm Tú Hương (2004), Lý thuyết âm nhạc cơ bản , Nxb trường CĐSP Nhạc Hoạ TW, Hà Nội.

[5] Ngô Ngọc Thắng (2006), Lí thuyết và thực hành trên đàn organ 1, 2, 3, Nxb Âm nhạc.

[7] Xuân Tứ (2002), Hướng dẫn dạy và học đàn organ, Nxb Âm nhạc - Trường Cao đẳng nhạc họa trung ương.

[8] Hoàng Văn Yến (2002), Tuyển tập trẻ mầm non ca hát, Vụ giáo dục Mầm non, Nxb Âm nhạc.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần Kiến thức

- Nắm chắc và sử dụng thành thạo tính năng của đàn phím điện tử

- Nắm chắc phương pháp tập đọc nhạc và học hát các bài hát trong chương trình theo sự hướng dẫn của Giảng viên.

- Có tinh thần hăng say và tích cực luyện tập các bài hát trong chương trình.

- Sinh viên phải đảm bảo đi học đầy đủ, đúng giờ theo định mức đã quy định là không được nghỉ quá 20% tổng số lượng học phần.

- Sinh viên phải đảm bảo đi học đầy đủ, đúng giờ theo định mức đã quy định là không được nghỉ quá 20% tổng số lượng của học phần.



7.2. Phần kỹ năng thực hành

Luyện ngón với các bài tập từ đơn giản đến phức tạp theo mức độ nhanh dần ở giọng Đô trưởng và La thứ trong vòng một quãng tám tạo sự dẻo dai và linh hoạt cho cổ tay và các ngón tay. Đây là hai giọng cơ bản không có hóa biểu nên rất thuận tiện cho việc luân chuyển các ngón tay với những người mới làm quen với phím đàn điện tử.

Luyện tập đàn các bài hát trong trương trình phải chia thành từng câu, tập từng phần thật chậm. Tập bè tay phải trước, đánh sâu các ngón tay và bám sát xuống phím đàn tạo ra những âm thanh chắc khỏe và ổn định. Sau khi đã tập xong tay phải thì mới tập sang phần ấn hợp âm rồi mới ghép hai tay được.

Đối với phần đệm hát, phải thao tác nhanh và linh hoạt sao cho cân đối, hòa quyện giữa giọng hát và phần đệm của đàn. Lưu ý phải chuyển chính xác hợp âm nếu chuyển sai sẽ dẫn đến sự lệch lạc, chênh phô rất khó nghe.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm.

+ Kiểm tra điểm thành phần (2 bài kiểm tra: Đọc - hát nhạc, đàn và đệm một bài hát trong trương trình): 30%

+ Thi kết thúc học phần (Thi vấn đáp: Bốc thăm vừa đàn vừa đệm hát một bài trong trương trình): 70%

MÔ TẢ MÔN HỌC

ĐỒ CHƠI

(TOYS)

Mã học phần: FIA332

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: 30 LT: 9 TH: 21

Loại môn học: Tự chọn.

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Mĩ thuật 1

Môn học song hành:

Bộ môn phụ trách: BM GD Nghệ thuật

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về nhận thức

Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết về nghệ thuật tạo hình, văn hoá tạo hình, qua đó giúp phần nâng cao trình độ văn hoá chung cho sinh viên.



2.2. Về kĩ năng

Có kỹ năng cơ bản làm một số đồ chơi đơn giản.

2.3. Về thái độ

- Có thái độ tích cực trong học tập và vận dụng kiến thức trong việc học tập và công tác sau này.

- Có tinh thần không ngừng học hỏi, say mê học tập.

- Hình thành ý thức thường xuyên trau dồi, phát triển nghề nghiệp



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Đây là môn học bồi dưỡng cho sinh viên về cảm thụ thẩm mĩ, đồng thời cũng rèn luyện cho sinh viên kĩ năng lựa chọn, làm và bảo quản đồ chơi cho trẻ. Môn học có một vị trí quan trọng đối với sinh viên SP mầm non, để bổ trợ cho quá trình công tác sau này.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This is a refresher course for students of aesthetic perception , and also train students selected skills, employment and preservation of toys for children. The course has an important role for SP Kindergarten students, to supplement the work of the latter.



5. Tài liệu học tập:

[1] Trần Thị Ngọc Châm (2006), Trò chơi phát triển tư duy cho trẻ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]Nguyễn Quốc Toản (2006), Giáo trình Mỹ thuật - Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[3]Đặng Hồng Nhật (2009), Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non - Làm đồ chơi, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[4] Đàm Luyện (2011), Giáo trình Bố cục, NXB Đại học Sư phạm.

6. Tài liệu tham khảo:

[5]Triệu Khắc Lễ (2001), Hình hoạ và Điêu khắc, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[6] Lương Xuân Nhị (1978), Giải phẫu tạo hình, NXB Văn hoá. Hà Nội.

[7] Thiên Kim (2014), ORIGAMI trò chơi gấp giấy dành cho trẻ em, Nxb Mỹ thuật.

[8] Đàm Hồng Quỳnh, Nguyễn Nghiệp (2006), Tự làm đồ chơi gấp hình, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thực hành

- Các bài thực hành của môn học: mũ múa, mặt nạ, thú nhồi bông, rối dẹt…)

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành.

Màu sắc đẹp, bắt mắt, hài hòa

Đồ chơi đẳm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình học tập và vui chơi.

Đảm bảo độ bền chắc, hấp dẫn.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

Điểm đánh giá chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Kiểm tra giữa học phần

  • Chuyên cần

  • Thực hành

  • Điểm thi kết thúc học phần

  • Hình thức thi: Thực hành.

TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC

Educational Psychology

Mã học phần: EPS 331
1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3

Số tiết: Tổng: 45 tiết LT: 22 tiết TH - TL : 21 tiết KT: 2 tiết

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Không

Bộ môn phụ trách: Tổ Tâm lý học

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Mục tiêu về kiến thức:

- Trình bày được những khái niệm cơ bản của khoa học tâm lí, các phương pháp nghiên cứu tâm lí học giáo dục.

- Nêu được các lý thuyết và các nghiên cứu hiện đại về phát triển trí tuệ con người.

- Phân tích được những đặc điểm phát triển các mặt: thể chất, tâm lí của lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông.

- Xác định được các điều kiện, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của các lứa tuổi học sinh.

- Mô tả được các phương pháp nghiên cứu tâm lý học sinh.

- Phân tích được bản chất của hoạt động học và sự hình thành hoạt động học; Bản chất tâm lý của quá trình hình thành khái niệm và cấu trúc chung cúa sự hình thành khái niệm.

- Phân tích được các tiêu chuẩn giá trị và cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức.

- Phân tích được những khó khăn tâm lí của học sinh, những nguyên tắc đạo đức và kĩ năng hỗ trợ tâm lí học sinh.

2.2. Mục tiêu về kỹ năng:

- Kỹ năng lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lí thông tin trong việc tìm hiểu cá nhân người học (về thể chất, tâm lí, đạo đức, quan hệ xã hội, khả năng học tập…).

- Kỹ năng xây dựng các công cụ nghiên cứu để tìm hiểu học sinh: Mẫu biên bản quan sát, bảng hỏi, mẫu phỏng vấn…

- Kỹ năng xử lí, phân tích thông tin thu thập được về học sinh và sử dụng kết quả tìm hiểu người học để phân loại và lập hồ sơ cá nhân người học.



- Kỹ năng nghiên cứu quá trình hình thành tri thức (khái niệm), hình thành các phẩm chất đạo đức trong nhân cách học sinh và biết cách điều khiển quá trình đó đạt kết quả.

- Kỹ năng vận dụng các nguyên tắc đạo đức, kĩ năng hỗ trợ tâm lí cơ bản trong nhà trường, giúp học sinh THCS, THPT vượt qua được những khó khăn tâm lí trong học tập và trong cuộc sống.

- Kỹ năng tư duy phê phán; kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm.

2.3. Mục tiêu ý thức, thái độ nghề nghiệp:

- Hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm, vai trò, sứ mạng của người giáo viên trong giai đoạn mới.

- Nhạy bén với cái mới, có tinh thần chủ động thích ứng với sự thay đổi.

- Say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

- Hình thành ý thức thường xuyên trau dồi, phát triển nghề nghiệp.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nhằm trang bị cho người học những khái niệm, quy luật và phương pháp chung nhất của tâm lý học giáo dục; những vấn đề lý luận về về sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THCS, THPT, cơ chế, qui luật và giai đoạn phát triển tâm lí cá nhân; những cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học và giáo dục; mối quan hệ giữa dạy học và nhận thức, dạy học và giáo dục, các lí thuyết tâm lí học; cơ sở tâm lí học của giáo dục đạo đức. Đặc biệt, môn học cung cấp cho người học một số vấn đề lí thuyết về những nguyên tắc đạo đức và kĩ năng hỗ trợ tâm lí trong nhà trường. Từ đó, có thể vận dụng những tri thức đã học trong việc giảng dạy, nghiên cứu tâm lý con người, hình thành và phát triển nhân cách học sinh, hỗ trợ học sinh THCS, THPT giải quyết những khó khăn vướng mắc về tâm lí. Đồng thời, môn học cũng là cơ sở để nghiên cứu các môn học khác trong chương trình đào tạo như: Giáo dục học và các chuyên ngành tâm lý học ứng dụng khác.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The subject gives students the concepts, rules and common methods of educational psychology; the theoretical issues of the psychological development of high school and junior high school students; mechanisms, rules and psychological development stage individuals; the psychological basis of teaching activities and education; relationships between learning and perception, learning and education, psychological theories and models of learning; psychological basis of moral education. Special courses also give students some theoretical issues about the ethical and psychological support skills in basic schools. From there, it is possible to apply the knowledge learned in teaching, research and human psychology, formation and personality development of students, school support, high resolving difficulties in psychology. At the same time, the subject is also the basis for studying other subjects in the curriculum, such as school education and psychology majors other applications.



5. Tài liệu học tập:

[1] Tập thể tác giả (2014), Đề cương bài giảng TLH giáo dục, Trường ĐHSP- ĐHTN.

6. Tài liệu tham khảo:

[2] Phạm Thành Nghị (2011), Giáo trình Tâm lý học giáo dục, NXB ĐHQG Hà Nội.

[3] Khoa Tâm lí- Giáo dục (2013), Giáo trình tâm lí học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.

[4] Dương Diệu Hoa (chủ biên) (2011), Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[5] Lê Văn Hồng (Chủ biên) (2008), TLH lứa tuổi và TLH sư­ phạm, NXB ĐHQG Hà Nội.

[6] Quản Thị Lý (Chủ biên) cùng tập thể tác giả (2014), Đề cương bài giảng Tâm lý học, Trường ĐHSP- ĐHTN.

[7] Phan Trọng Ngọ (Chủ biên) (2003), Các lý thuyết phát triển TL người, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[8] Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) (2008), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP Hà Nội.

[9] Tập thể tác giả (2007), Đề cương bài giảng TLH lứa tuổi và TLH sư­ phạm, ĐHSP- ĐHTN.

[10] Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (2011), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[11] Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.



tải về 1.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương