TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 1.7 Mb.
trang14/16
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.7 Mb.
#38048
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

- Chương trình được xây dựng trình bày những kiến thức khoa học cơ bản về cơ sở tâm lí học, giáo dục học của hoạt động tạo hình ở tuổi mầm non, giúp sinh viên rèn luyện được khả năng lĩnh hội, phân tích hệ thống các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình (HĐTH), giáo dục nghệ thuật tạo hình cho trẻ mầm non.

- Các nguyên tắc xây dựng chương trình và nội dung cơ bản của chương trình hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non

- Hệ thống các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình, phương pháp lập kế hoạch cho chương trình HĐTH mầm non cho chủ điểm và năm học

- Lập kế hoạch và tổ chức giờ HĐTH cho trẻ mầm non

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

- The built-presenting basic scientific knowledge on the basis of psychological, educational visual learning activities in preschool, help students practice the ability to perceive, analyze system methods of operation organization formed (HDTH), visual arts education for preschool children.

- The principle of the construction program and the basic content of the program of activities for children of preschool shape

- System and method of shaping organizational activities, methods for program planning HDTH preschool and school year for all points

- Planning and organizing HDTH hours for preschool children

5. Tài liệu học tập:

[1] Lê Thanh Thủy (2008), Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, Nxb ĐHSP.

[2] Lê Hồng Vân (2002), Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, quyển III, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[3] Tạ Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Thư (2005), Phương pháp đánh giá trẻ trong đổi mới giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục.

[4] Đào Thanh Âm (chủ biên) Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang (2009), Giáo dục học Mầm non, tập ba, Nxb GD Hà Nội.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Chương trình chăm sóc và giáo dục mẫu giáo; Hướng dẫn thực hiện, Nxb GD Hà Nội.

[6] Hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam, Chi hội Tâm lý Giáo dục ngành Mầm non, Hội thảo khoa học (1998), Tạo hình với trẻ Mầm non, Hà Nội.

[7] Viện chiến lược và chương trình giáo dục - Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình Giáo dục Mầm non (2006), Tổ chức Hoạt động Tạo hình cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, Nxb Bản đồ.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thực hành

- Các bài thực hành của môn học: Phân tích nội dung chương trình Hoạt động tạo hình của mầm non, lập kế hoạch HĐTH bậc mần non: kế hoach ngắn hạn, dài hạn; lập kế hoạch và tổ chức giờ hoạt đông tạo hình

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: Hoàn thành các bài tập được giao: phân tích nội dung chương trình giáo dục mầm non, lập kế hoạch dạy học, tổ chức được giờ HĐTH mầm non.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Tên bài tập: Lập kế hoạch Hoạt động tạo hình cho một độ tuổi mầm non (kế hoạch cho học kỳ, kế hoạch cho một chủ điểm)

- Yêu cầu cần đạt: Đảm bảo tính khoa học, logic, phù hợp với đặc điểm môn học.

7.4. Phần khác

Thực tế chuyên môn ở trường mầm non



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 0.1 (a)

  • Kiểm tra giữa học phần: 0.1 (b)

  • Chuyên cần: 0.1 (c)

  • Thực hành: 0.1 (d)

  • Bài tập lớn, tiểu luận: 0.1 (e)

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0.5 (f).

  • Hình thức thi: thi viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON

(Methods of organization and operation of scientific discovery

for preschool children)

Mã môn học: MCA231

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 3 Số tiết: Tổng: 45 LT: 28 TH: 15 KT: 02

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: INP232

Môn học trước:

Môn học song hành:

Bộ môn phụ trách: Tổ tự nhiên

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức:

- Phân tích được mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương pháp, hình thức, điều kiện và phương tiện tổ chức hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ mầm non.



2.2. Về kỹ năng:

- Có kĩ năng lập kế hoạch chủ đề, lập kế hoạch hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội của trẻ mầm non.



2.3. Về thái độ:

- Tích cực, chủ động trong quá trình học tập; Có ý thức thường xuyên trau dồi, phát triển nghề nghiệp; Thực hiện tốt yêu cầu và quy định về nền nếp học tập.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non là một môn khoa học ứng dụng trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non. Môn học gồm 2 phần: phần lý thuyết và phần thực hành. Phần lý thuyết trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội của trẻ ở trường mầm non. Phần thực hành rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng cần thiết, giúp sinh viên sử dụng những kiến thức đã học để tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động này có hiệu quả.

Theo quan điểm giáo dục tích hợp, môn học Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác trong chương trình đào tạo, đặc biệt là các môn học phương pháp. Điều này được thể hiện rõ trong nội dung của môn học cũng như trong nội dung các hoạt động sinh viên thực hiện.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Methods of organization and operation of scientific discovery for preschool children is an applied science curriculum for preschool teachers. The course consists of two parts: theoretical and practical components. Part theoretical equip students with the basic knowledge about scientific discovery activities and social discovery of preschool children. Part practical training to students the skills necessary to help students use their knowledge to implementation and evaluation activities effectively.

In view of the integrated education, course Methods of organization and operation of scientific discovery for preschool children have close relationships with other subjects in the curriculum, especially the methods courses. This is evident in the content of the course as well as the content of student activities performed.

5. Tài liệu học tập

[1]. Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân (2008), Giáo trình phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh, NXB Giáo dục.

[2]. Hoàng Thị Phương (2008), Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[3]. Lê Thị Thương Thương (2014), Đề cương bài giảng Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non, Lưu hành nội bộ.



6. Tài liệu tham khảo

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam.

[5]. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (2012), Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (3-36 tháng tuổi; 3-4 tuổi; 4-5 tuổi; 5-6 tuổi), NXB Giáo dục Việt Nam.

[6]. Trần Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Nga (2014), Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm non (theo chương trình giáo dục mầm non mới), NXB Giáo dục Việt Nam.

[7]. Tâm Thanh (Chủ biên) (2008), 100 đề tài khám phá khoa học và khám phá xã hội dành cho trẻ mẫu giáo (Tập 1,2,3), NXB Giáo dục.

[8]. Viện chiến lược và chương trình giáo dục (2009), Tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, NXB Giáo dục.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết

- Sinh viên đến lớp nghe giảng và ghi chép đầy đủ các nội dung kiến thức giảng viên cung cấp, hướng dẫn. Tích cực, chủ động, đề cao tinh thần tự học.

- Sinh viên không được nghỉ quá 20% số tiết trên lớp.

7.2. Phần thực hành

- Sinh viên thực hiện đầy đủ nội dung các bài thực hành theo nhóm.



- Các nhóm sinh viên rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tổ chức thực hiện, kĩ năng đánh giá hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội của trẻ mầm non.

7.3. Phần thực tế môn học

- Sinh viên xuống trường mầm non tìm hiểu nội dung chương trình giáo dục mầm non đang thực hiện.

- Sinh viên dự giờ, thao giảng, cùng giáo viên đánh giá hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội của trẻ mầm non.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Kiểm tra giữa học phần: 0,2

+ Chuyên cần: 0,1

+ Thực hành: 0,2

+ Thi kết thúc học phần: 0,5

Hình thức thi: Tự luận.

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến 01 chữ số thập phân.



PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON

Mã học phần: PEM231
1.Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 03   Số tiết: 45 tiết (LT: 25 tiết; TH: 15 ; TL: 5 tiết)

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Sinh lý trẻ em và các học phần giáo dục học.

Môn học song hành: Không

Bộ môn phụ trách:

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:



- Lý luận chung về giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.

- Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp giáo dục thể chất.

- Phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.

- Đặc điểm phát triển thể chất ở trẻ và giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.

- Nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các trang thiết bị, dụng cụ giáo dục thể chất trong trường mầm non.

3. Mục tiêu của môn học:

3.1. Về kiến thức

Những cơ sở lý luận về giáo dục thể chất nói chung và giáo dục thể chất cho trẻ mầm non nói riêng.



3.2. Về kỹ năng

Rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng cần thiết trong việc nghiên cứu những vấn đề giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non.

+ Hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành chương trình giáo dục thể chất ở trường mầm non.

+ Sinh viên biết vận dụng các kỹ năng nghiên cứu khoa học vào một số vấn đề thuộc một số lĩnh vực giáo dục thể chất mầm non.

+ Bước đầu cho sinh viên tiếp xúc với thực tế hoạt động giáo dục thể chất ở trường mầm non.

3.3. Về thái độ

Giáo dục lòng yêu nghề, mến trẻ.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

The course equips students with the basic knowledge about:

- The general theoretical problems of physical education and the theoretical basis of physical education for preschool children.

- Objects, tasks and methods of physical education.

- Means of physical education preschool.

- Characteristics of physical development in children and physical education for preschool children.

- Content of physical education for preschool children, equipment, tools physical education in kindergarten.

5. Tài liệu học tập:

[1 ]Đề cương bài giảng: Lý luận giáo dục thể chất cho trẻ mầm non - Đỗ Thị Thái Thanh.



6. Tài liệu tham khảo:

[1] V.Keenhman và D.V.Khukhlaiva.Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất dục thể thao cho trẻ em trước tuổi đến trường.NXB TDTT Hà Nội - 1976.

[2] Đặng Hồng Phương và Hoàng Thị Bưởi.Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Hà Nội - 1995.

[3] Bộ GD-ĐT.Chương trình giáo dục trẻ em từ 3 - 6 tuổi. NXBGD - 1992.

[4] Bộ GD_ĐT.Chương trình giáo dục trẻ từ 3 - 6 tuổi. NXBGD - 1996

[5] Dương Nghiệp Chí. Đo lường thể thao. NXB TDTT - 1991.

[6] Vũ Thị Chính .Chỉ số phát triển sinh lý - tâm lý (từ 0 - 3 tuổi). NXB KHXH, Hà Nội 1989.

[7] Tạ Thị Ánh Hoa - Nuôi con theo khoa học (quyển 1).NXB Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 1984.

[8] Vũ Đào Hùng, Nguyễn Mai Loan, Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất .NXBGD 1997

[9] Đào Vũ Hùng, Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao. NXBGD. 1998.

[10] Trần Đồng Lâm, Trò chơi vận động mẫu giáo. NXB TDTT. Hà Nội 1980.

[11] Lê Văn Lẫm. Thể dục, NXB TDTT. Hà Nội 1994

[12] Trương Kim Oanh, Đỗ Mộng Liên. Những trò chơi lý thú và bổ ích, Hà Nội, 1987.

[13] Nguyễn Hợp Pháp, Trò chơi vận động mẫu giáo, NXB GD 1990

[14] Phạm Tuấn Phương, Đo đặc điểm thể hình, NXB TDTT 1994

[15] Đặng Đức Thao, Dạy thể dục cho trẻ mẫu giáo, NXB giảng dạy 1990

[16] Đào Như Trang, Đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. NXB GD 1998.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, thảo luận

- Thực hiện tốt hoạt động học trên lớp theo hướng dẫn của giảng viên;

- Hoàn thành các nội dung học tập lý thuyết, bài thảo luận của môn học;

- Tích cực, chủ động trao đổi với giảng viên, sinh viên khác trong quá trình nghiên cứu môn học.



7.2. Phần bài tập, thực hành

- Tích cực, chủ động trao đổi với giảng viên, sinh viên khác trong quá trình thực hành cá nhân và nhóm.

- Hoàn thành các bài thực hành theo yêu cầu của chương trình môn học.

Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số:

+ Kiểm tra giữa học phần: 30%

+ Thảo luận + Bài tập: 15%

+ Chuyên cần: 5%

+ Điểm thi kết thúc học phần: 50%

+ Hình thức thi: thi viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.



PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON

(METHOD OF DEVELOPING LANGUAGE FOR CHILDREN)



Mã số môn học: MDL434

1. Thông tin chung vmôn học:

Số tín chỉ: 3 [2;2;6] Số tiết Tổng: 45 tiết; LT: 28 tiết; TH: 30 tiết; KT: 2 tiết;

Loại môn học: Bắt buộc

Môn học trước: - Tiếng Việt thực hành Mã số: VIU224

- Tiếng Việt cơ sở Mã số: BAV224



Các yêu cầu đối với môn học:

- SV làm đầy đủ tất cả các bài tập được giao, đọc tài liệu, học bài trước khi đến lớp, đi học đúng giờ, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến, không nói chuyện hoặc làm việc riêng, nghỉ học có lý do chính đáng, có báo cáo.

- SV có mặt ít nhất 80% số tiết của môn học.

- SV thực hiện được yêu cầu của giáo viên khi kiểm tra miệng vào đầu buổi học những nội dung đã giao ở buổi học trước.

- Khi kiểm tra giữa kỳ, không sử dụng tài liệu, không nhìn bài/ cho bạn nhìn bài, không hỏi bài/ trả lời câu hỏi của bạn.

- 90 - 95% SV đạt các mục tiêu đề ra, trong đó 20 - 30% đạt khá trở lên. 60 - 70% SV tiến bộ theo từng tuần.

- 50% SV trở lên có hứng thú với môn học, sẵn sàng nghiên cứu lý thuyết, tích cực, chủ động thực hành để rèn năng lực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.

Bộ môn phụ trách: Tổ Xã hội

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Giúp sinh viên nắm được:

- Các phạm trù khoa học cơ bản của môn học:

+ Phương pháp phát triển ngôn ngữ (PPPTNN) là một ngành khoa học độc lập.

+ PTNN là một nhiệm vụ giáo dục trẻ mầm non (TMN).

- Những vấn đề lý thuyết của PPPTNN cho TMN:

+ Phương pháp (PP) dạy nói cho trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ.

+ PP giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ mẫu giáo (TMG).

+ PP hình thành và phát triển vốn từ cho TMG.

+ PP dạy TMG ngữ pháp tiếng Việt.

+ PP phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho TMG.

+ PP hình thành kỹ năng tiền đọc, viết cho trẻ.

- Thực tế vận dụng những phương pháp trên ở trường mầm non.

2.2. Về kỹ năng:

Giúp sinh viên đạt được một số kỹ năng sau:

- Biết đọc và tóm tắt những tài liệu về PPPTNN cho TMN. Đồng thời, có thói quen liên hệ lý luận với thực tế dạy học ở trường mầm non (qua giáo trình, tài liệu tham khảo…) để hiểu rõ, hiểu sâu sắc những vấn đề lý luận về PPPTNN cho TMN.

- Biết làm đề cương thảo luận; biết phân tích, tổng kết, đánh giá trong các hoạt động thực hành dự giờ ở trường mầm non; biết vận dụng các kiến thức để thiết kế các hoạt động, thông qua đó PTNN cho trẻ.



2.3. Về mặt thái độ:

Giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc PTNN cho TMN, thấy được ý nghĩa của việc nghiên cứu các phương pháp PTNN cho TMN, từ đó, có ý thức và hứng thú vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản về các phạm trù khoa học của bộ môn, những vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp PTNN cho trẻ mầm non, những nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, biện pháp và các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, trên cơ sở đó, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng xây dựng, tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ phù hợp, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course provides students with basic knowledge on scientific categories of the subject, knowledge on scientific categories, tasks, contents, methods, measures and other forms of developing language for nursery children, thereby, students can train skills building, organizing of developing language active for children consistently, flexibly, innovatively, effectively.



5. Tài liệu học tập:

[1] Dương Thị Thúy Vinh (2015), Đề cương bài giảng môn PP PTNN cho trẻ MN.



6. Tài liệu tham khảo:

[2] Lê Thị Kim Anh (1999), Ph­ương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, Các bài giảng l­ưu hành nội bộ, ĐHSP Hà Nội.

[3] Nguyễn Xuân Khoa (1997), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, Nxb ĐHQG HN.

[4] Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2001), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ d­ưới 6 tuổi, Nxb ĐHQG Hà Nội.

[5] Đinh Hồng Thái (2012), Giáo trình phát triển lời nói trẻ em, Nxb ĐHSP.

[6] Các ch­ương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và hướng dẫn thực hiện.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ít nhất 80% tổng số thời lượng của môn học.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thực hành

+ Tại trường ĐHSP: Thiết kế các hoạt động và tập giảng theo nhóm. Mỗi nhóm 5 - 10SV. Mỗi nhóm SV cử 1 nhóm trưởng, cùng tham gia chuẩn bị các nội dung thực hành, soạn, tập giảng, giảng chấm điểm thực hành.

+ Tại cơ sở TTCM: Mỗi nhóm dự giờ 1 tiết (soạn giáo án tiết dự giờ trước để đối chiếu, có xác nhận của GV bộ môn), soạn giảng 1 tiết và làm báo cáo TTCM theo sự phân công và theo yêu cầu của GV bộ môn.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm:

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Bài tập: (a)

+ Kiểm tra giữa học phần (b)

+ Chuyên cần: (c)

+ Thực hành (d)

+ Điểm thi kết thúc học phần: (e)

+ Hình thức thi: viết tự luận.

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân. Cụ thể:

(e) = 1 - (a + b + c + d) = 0.5

PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

Method for children to become familiar with the literature Mã học phần: MCL231

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 3 Số tiết : Tổng: 45 LT: 28 TH:15 Kiểm tra: 2

Loại môn học: bắt buộc

Môn học trước: Văn học trẻ em lứa tuổi mầm non, Văn học dân gian

Bộ môn phụ trách: Tổ Xã hội

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức:

Giúp sinh viên nắm được những kiến thức lý luận của môn học vừa mang tính khoa học nghiệp vụ, vừa mang tính nghệ thuật trên cơ sở tiếp cận tích hợp các khoa học liên ngành.



2.2. Về kỹ năng:

Trên cơ sở nắm vững kiến thức lý luận, môn học hình thành cho sinh viên phương pháp tư duy khoa học, năng lực tổ chức hướng dẫn trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học một cách sáng tạo; Bước đầu hình thành ở mỗi sinh viên một số kĩ năng như đọc và kể tác phẩm văn học, dẫn dắt trẻ tiếp thu những giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm phù hợp với khả năng lĩnh hội văn học của trẻ, phát huy tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo của trẻ trong hoạt động văn học nghệ thuật.



2.3. Về thái độ:

Giúp sinh viên có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của môn học, từ đó tích cực học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách người giáo viên mầm non.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học gồm 2 phần : phần lý thuyết và phần thực hành

Phần lý thuyết gồm 35 tiết, trong đó 33 tiết thực học và 2 tiết kiểm tra. Thời lượng dành cho phần lý thuyết là 12 tuần, mỗi tuần 3 tiết

Phần thực hành gồm 10 tiết chuẩn tương đương với 20 tiết thực hành, mỗi lớp chia thành 2 nhóm.

Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một trong những môn học nghiệp vụ trong chương trình giáo dục mầm non. Môn học cung cấp cho người học những vấn đề lý luận chung, các nguyên tắc, phương pháp và cách thức tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

The course consists of two parts: theoretical and practical components.

Section 35 information theory, in which 33 school and 2 more real test piece. Duration of theory for 12 weeks, each week 3 more.

Section 10 details the standard practice is equivalent to 20 more practice, each class divided into two groups.

Methods for children to become familiar with the literature is one of the professional courses in early childhood education programs. This course provides students the general theoretical issues, principles, methods and ways of organizing activities for children to

5. Tài liệu học tập

[1] Hà Nguyễn Kim Giang (2012), Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam.




tải về 1.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương