TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 1.7 Mb.
trang15/16
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.7 Mb.
#38048
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

6. Tài liệu tham khảo

[2] Nguyễn Thu thuỷ (1988), Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ, Nxb giáo dục, Hà Nội.

[3] Cao Đức Tiến (1993), Văn học và phương pháp giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo bồi dưỡng giáo viên, Hà Nội.

[4] Phan Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng (1986), Phương pháp dạy học văn, Nxb giáo dục, Hà Nội.

[5] Lương Kim Nga, Nguyễn Thị Thuận, Tiếng Việt, văn học và phương pháp giáo dục.

[6] Hà Nguyễn Kim Giang (1992), Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, Trường ĐHSP Hà Nội, Khoa mẫu giáo, Kỉ yếu hội thảo Quốc Gia.

[7] Giang Hà (1999), Về sự tiếp nhận văn học của trẻ mẫu giáo TCNCGD, Hà Nội.

[8] Hà Nguyễn Kim Giang (1994), Các phương pháp cho trẻ mẫu giáo tiếp xúc với tác phẩm văn học, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

[9] Tri khê ê va E.1 (1997), Phát triển ngôn ngữ trẻ em (trước tuổi đến trường phổ thông), Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội.

[10] M.K. Bôgôliupxkaia,V.V.Septsenko (1986), Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ, Nxb giáo dục,Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết

- Sinh viên phải nắm được một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về môn phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

- Sinh viên phải có đủ tư liệu tự nghiên cứu và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

- Tham gia học trên lớp theo quy định (không nghỉ quá 20%)

7.2. Phần thực hành

* Thực hành trên lớp

- Phần thực hành sẽ được chia nhóm, các nhóm bầu ra nhóm trưởng, nhận đề tài và triển khai thảo luận, tập luyện theo nhóm.

- Tuần cuối cùng của thời gian thực hành nhóm sẽ trả bài cho giảng viên chấm lấy điểm.

- Sau khi kết thúc phần thực hành, sinh viên phải tổ chức được một hoạt động cho trẻ làm quen với văn học.



* Thực hành tại các trường mầm non

- Kéo dài trong thời gian 2 tuần

- Sinh viên được xuống trường mầm non tham gia dự giờ và tìm hiểu về các hoạt động của cụ thể tại trường.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thực hành: (a)

+ Kiểm tra giữa học phần (b)

+ Chuyên cần: (c)

+ Điểm thi kết thúc học phần: (d)

+ Hình thức thi: viết tự luận.

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân. Cụ thể:

(d) = 1 - (a + b + c) = 0.5

PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG

TOÁN HỌC SƠ ĐẲNG CHO TRẺ MẦM NON

(Methodically take shape lcons rudimental mathematical for children)

Mã học phần: MMC434

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 3 Số tiết : Tổng: 45 LT: 28 TH: 15 KT: 2

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: CHP251

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học

Bộ môn phụ trách: Tổ tự nhiên

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức:

- Hiểu và nắm chắc vai trò và nhiệm vụ của bộ môn và của việc hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, đặc thù của bộ môn, các nguyên tắc, các phương pháp và hình thức dạy trẻ làm quen với toán.

- Nắm được qui luật hình thành biểu tượng toán ở trẻ mầm non, từ đó xác định được nội dung và nắm chắc phương pháp hình thành 6 biểu tượng toán cho trẻ mầm non.

2.2. Về kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc xây dựng các hoạt động hình thành biểu tượng về tập hợp, số, hình dạng, kích thước, định hướng không gian và thời gian cho trẻ mầm non.



2.3. Về thái độ:

- Xác định được tầm quan trong của bộ môn phương pháp để có động cơ học tập đúng đắn.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Nội dung môn học gồm hai phần cơ bản. Phần thứ nhất trình bày vai trò và nhiệm vụ của bộ môn và việc hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, các nguyên tắc dạy trẻ làm quen với toán, các nhóm các phương pháp dạy trẻ làm quen với toán. Phần hai trình bày đặc điểm nhận thức, nội dung và phương pháp hình thành biểu tượng về tập hợp, số và phép đếm, hình dạng, kích thước, định hướng không gian và thời gian cho mỗi lứa tuổi trẻ mầm non.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Course content consists of two basic parts. The first part presents the role and duties of the department and the formation of rudimentary mathematical symbol for preschool children, teaching them the principles acquainted with mathematics, teaching groups of children acquainted with mathematics. The second section presents the characteristics of awareness, content and method of forming icon sets, numbers and counting, shape, size, orientation space and time for each pre-school age children.



5. Tài liệu học tập

[1]. Hoàng Thị Tú (2012), Đề cương bài giảng môn phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, Lưu hành nội bộ.



6. Tài liệu tham khảo

[2]. Đỗ Thị Minh Liên (2003), Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, NXB Đại học sư phạm.

[3]. Đào Như Trang (1996), Luyện tập toán qua trò chơi cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Đào Thanh Âm (2004), Giáo dục học mầm non, NXB Đại học sư phạm.

[5]. Đinh Thị Nhung (2004), Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết và bài tập

- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng môn học

- Chuẩn bị và hoàn thành các bài tập được giao trước khi đến lớp.

- Thực hiện tốt hoạt động học trên lớp theo hướng dẫn của giảng viên;

- Hoàn thành các nội dung học tập lý thuyết, bài thảo luận của môn học;

- Tích cực, chủ động trao đổi với giảng viên, sinh viên khác trong quá trình nghiên cứu môn học.



7.2. Phần thực hành:

- Tham gia đầy đủ các buổi thực hành

- Chuẩn bị nội dung thực hành.

- Minh chứng tham gia thực hành, làm việc nhóm (báo cáo thực hành, seminar...)



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận theo thang điểm 10 với trọng số:

+ Thực hành, bài tập nhóm (seminar): 0,1

+ Kiểm tra giữa kỳ: 0,2

+ Chuyên cần: 0,1

+ Điểm thi kết thúc môn học: 0,6

Hình thức thi: Tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc môn học làm tròn đến một chữ số thập phân.



TỔ CHỨC NGÀY HỘI, NGÀY LỄ Ở TRƯỜNG MẦM NON

(Organizing festivals, holidays preschool)

Mã học phần: MAP221
1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng: 30 LT: 09 TH: 20 KT: 01

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: INP232

Môn học trước:

Môn song hành:

Các yêu cầu đối với môn học: thực hành tại phòng thực hành và trường mầm non.

Bộ môn phụ trách: Tổ tự nhiên

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức:

- Nắm được cơ sở lý luận­­­ chung về tổ chức hoạt động ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường mầm non.

- Nắm được các bước biên soạn, dàn dựng và tổ chức chương trình ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường mầm non.

2.2. Về kỹ năng:

Biên soạn, dàn dựng và tổ chức được một chương trình ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường mầm non.



2.3. Về thái độ:

Thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non, từ đó có thái độ tích cực với môn học.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lễ hội Việt Nam và ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non, từ đó biết cách tổ chức các hoạt động ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Equip students with the basic knowledge about Vietnam festivals and festivals, holidays in preschool, which knows how to organize the festival activities, holidays in preschool.



5. Tài liệu học tập

[1]. Lê Thị Thanh Huệ (2014), Đề cương bài giảng Phương pháp tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường mầm non, Nxb Đại học Thái Nguyên.

[2]. Đào Thanh Âm (chủ biên) (2005), Giáo dục học mầm non, tập 3, Nxb Đại học Sư phạm.

6. Tài liệu tham khảo

[3]. Trần Đình Ba (2012), Phong tục, tập quán Việt, Nxb Văn hóa-Thông tin.

[4]. Lý Thu Hiền (1997), Hướng dẫn cách tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non, Trung tâm Nghiên cứu giáo viên, Hà Nội.

[5]. Trần Thị Ngọc Trâm (2009), Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[6]. Lê Anh Tuấn (2007), Dàn dựng chương trình âm nhạc tổng hợp, Nxb Đại học Sư phạm.

[7]. Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý (đồng chủ biên) (2012), Lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin.

[8]. Hoàng Văn Yến (2002), Kịch bản lễ hội, Nxb Giáo dục.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết

- Dự lớp ≥ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Hoàn thành được các bài tập được giao.

7.2. Phần thực hành

- Thực hành đủ 05 bài thực hành của môn học: 04 bài tại phòng thực hành và 01 bài ở trường mầm non.

- Thực hành theo nhóm và biên soạn, dàn dựng, tổ chức được một số chương trình ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Kiểm tra giữa học phần: 0.1

+ Chuyên cần: 0.1

+ Thực hành: 0.3

+ Điểm thi kết thúc học phần: 0.5

+ Hình thức thi: Tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc môn học làm tròn đến một chữ số thập phân.



GIÁO DỤC GIỚI TÍNH

(Sex education)

Mã học phần: EGP221

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 (1,1) Số tiết : Tổng: 30 LT: 19 ; TH,Thảo luận: 10; Kiểm tra: 1

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Giáo dục học

Môn học trước: Tâm lý học MN; giáo dục học mầm non 1,2

Các yêu cầu đối với môn học:

- Sinh viên dự học ít nhất 80% số giờ lên lớp; hoàn thành các nhiệm vụ, bài tập thảo luận, thực hành đối với cá nhân và nhóm; dự đủ các bài kiểm tra quá trình; điểm các bài kiểm tra quá trình và điểm thi đạt từ 5 trở lên theo thang điểm 10.

- Sinh viên hình thành được kiến thức và kỹ năng, thái độ theo mục tiêu môn học.

Bộ môn phụ trách: Tổ xã hội

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Sinh viên hiểu, nắm chắc bản chất tri thức của môn học: Các thuật ngữ, khái niệm giáo dục giới tính như khái niệm về giới, giới tính, giáo dục giới tính, đặc điểm của giáo dục giới tính; mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục giới tính cho trẻ mầm non,…

2.2. Về kỹ năng:

Sinh viên biết phân tích, tổng hợp các kiến thức về giáo dục giới tính; có kỹ năng xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động, lồng ghép các hoạt động để thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ; kỹ năng đánh giá kết quả đạt được ở trẻ.



2.3. Về thái độ:

Sinh viên có thái độ đúng đắn, tích cực trong học tập môn học và rèn luyện phẩm chất và kỹ năng sư phạm phù hợp; Có ý thức tích cực nghiên cứu để nâng cao trình độ để làm tốt giáo dục giới tính cho trẻ.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giáo dục giới tính cho trẻ lứa tuổi mầm non: Khái niệm về giới, giới tính, giáo dục giới tính; phân biệt nam và nữ; những dấu hiệu đặc trưng của giáo dục giới tính: Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục giới tính và mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục giới tính cho trẻ mầm non; cách tổ chức thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động. Trên cơ sở đó hình thành cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ mầm non.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

This course introduces basic knowledge on sex education for preschool children such as: the concept of gender, sex, sex education; male and female differentiation, characteristic signs of sex education (aim, content, and method) as well as the way of teaching sex education for preschool children through activities. From those things, students can form necessary skills to organize sex education for preschool children effectively.



5. Tài liệu học tập

[1] Phạm Khắc Chương (2000), Giáo dục giới tính cho học sinh, Nxb Giáo dục.



6. Tài liệu tham khảo

[2] Đào Xuân Dũng (2002), Giáo dục giới tính vì sự phát triển của vị thành niên, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[3] Nguyễn Hữu Dũng (1998), Giáo dục giới tính,Nxb Giáo dục.

[4] Nguyễn Văn Lê (1997), Giáo dục giới tính, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[5] Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2004), Tâm lý học mầm non, Nxb Đại học SP Hà Nội,

[6] Luật bình đẳng giới (2010), Học viện Hành chính Quốc gia.



7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, thảo luận:

- Thực hiện tốt hoạt động học trên lớp theo hướng dẫn của giảng viên;

- Hoàn thành các nội dung học tập lý thuyết, bài thảo luận của môn học;

- Tích cực, chủ động trao đổi với giảng viên, sinh viên khác trong quá trình nghiên cứu môn học.



7.2. Phần thực hành:

- Thảo luận và viết báo cáo các vấn đề do giảng viên đưa ra

- Xây dựng, thảo luận kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm:

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Bài tập: (a)

+ Kiểm tra giữa học phần (b)

+ Chuyên cần: (c)

+ Thực hành (d)

+ Điểm thi kết thúc học phần: (e)

+ Hình thức thi: viết tự luận.

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Cụ thể: (e) = 1 - (a + b + c + d) = 0.5

GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ MẦM NON

(INCLUSIVE EDUCATION FOR PRESCHOOL CHILDREN)

Mã học phần: PIB221

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2

Số tiết : Tổng: 30 LT + Thảo luận: 19 Bài tập: 10 ; Kiểm tra: 1;

Loại môn học: Tự chọn

Môn học tiên quyết: INP232

Môn học trước:

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học:

- Sinh viên dự học ít nhất 80% số giờ lên lớp; hoàn thành các câu hỏi, bài tập thảo luận, thực hành đối với cá nhân và nhóm; dự đủ các bài kiểm tra quá trình; điểm các bài kiểm tra quá trình và điểm thi đạt từ 5 trở lên theo thang điểm 10.

- Sinh viên hình thành được kiến thức và kỹ năng, thái độ theo mục tiêu môn học.

Bộ môn phụ trách: Tổ Xã hội

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức:

Người học nắm vững kiến thức cơ bản về quan điểm và quá trình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật; giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật thị giác, thính giác, trí tuệ và trẻ mắc hội chứng phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non.



2.2. Về kỹ năng:

Người học hình thành kỹ năng nghiên cứu lý luận; một số kỹ năng phát hiện và can thiệp sớm trẻ mầm non khuyết tật thị giác, thính giác, chậm phát triển trí tuệ và trẻ mắc hội chứng phổ tự kỉ theo định hướng giáo dục hòa nhập.



2.3. Về thái độ:

Người học có thái độ tích cực, chủ động trong hoạt động học tập trên lớp và hoạt động tự học; tích cực vận dụng tri thức vào thực hành kỹ năng giáo dục hòa nhập cho trẻ mầm non; có thái độ yêu quý, tôn trọng trẻ.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học hình thành cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giáo dục hòa nhập và giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non trên cơ sở đó, hình thành cho sinh viên thái độ đúng đắn trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tuổi mầm non và kỹ năng phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ mầm non dạng khuyết tật thị giác, thính giác, chậm phát triển trí tuệ và trẻ mắc hội chứng phổ tự kỉ.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

This course gives students the formation of basic knowledge about inclusive education and inclusive education for children with disabilities in preschools and on that basis, forming the right attitude students in inclusive education children handicapped preschool and skills detection and early intervention for preschool children with disabilities form of visual, auditory, mental retardation syndrome and children with autism spectrum.



5. Tài liệu học tập

[1]. Trần Thị Minh Huế, (2015), Giáo dục hòa nhập cho trẻ mầm non, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Đề cương bài giảng.

[2]. Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư  số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày  25  tháng 7  năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)   

6. Tài liệu tham khảo

[3]. Nguyễn Xuân Hải (2009), Giáo dục học trẻ khuyết tật, Nxb Giáo dục.   

[4]. Trần Thị lệ Thu (2002), Đại cương giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, Nxb ĐHQG Hà Nội.

[5]. Trung tâm Nghiên cứu giáo dục và chăm sóc trẻ em (2011), Hỗ trợ kiến thức về chăm sóc và giáo dục trẻ mắc hội chứng tự kỉ.

[6]. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2012), Giáo dục đặc biệt và những thuật ngữ cơ bản, Nxb Đại học Sư phạm.   

[7]. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013), Tự kỉ - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm.   



7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, thảo luận

- Thực hiện tốt hoạt động học trên lớp theo hướng dẫn của giảng viên;

- Hoàn thành các nội dung học tập lý thuyết, bài thảo luận của môn học;

- Tích cực, chủ động trao đổi với giảng viên, sinh viên khác trong quá trình nghiên cứu môn học.



7.2. Phần bài tập, thực hành

- Tích cực, chủ động trao đổi với giảng viên, sinh viên khác trong quá trình làm bài tập cá nhân và nhóm.

- Hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của chương trình môn học.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Sinh viên dự học ít nhất 80% số giờ lên lớp; hoàn thành các câu hỏi, bài tập thảo luận đối với cá nhân và nhóm; dự đủ các bài kiểm tra quá trình; điểm trung bình chung các bài kiểm tra quá trình và bài thi đạt từ 5 trở lên theo thang điểm 10.

- Sinh viên hình thành được kiến thức và kỹ năng, thái độ theo mục tiêu môn học.

Điểm đánh giá bộ phận theo thang điểm 10 với trọng số: Thảo luận: 0,1; Kiểm tra giữa học phần: 0,2; Bài tập: 0,1; Điểm thi kết thúc học phần: 0,6

Hình thức thi: viết (tự luận)

Điểm học phần: là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến 01 chữ số thập phân.

DẠY HỌC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

(Child-centered teaching)



Mã học phần: CHM221

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 (1,1) Số tiết: Tổng: 30 LT: 20 ; TH,Thảo luận: 9; Kiểm tra: 1

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Giáo dục học (PEP141)

Môn học trước: Tâm lý học MN; giáo dục học mầm non 1,2

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

- Sinh viên dự học ít nhất 80% số giờ lên lớp; hoàn thành các nhiệm vụ, bài tập thảo luận, thực hành đối với cá nhân và nhóm; dự đủ các bài kiểm tra quá trình; điểm các bài kiểm tra quá trình và điểm thi đạt từ 5 trở lên theo thang điểm 10.

- Sinh viên hình thành được kiến thức và kỹ năng, thái độ theo mục tiêu môn học.

Bộ môn phụ trách: Tổ xã hội

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Sinh viên hiểu, nắm chắc bản chất tri thức của môn học: Các thuật ngữ, các phạm trù, khái niệm về dạy học lấy trẻ làm trung tâm; đặc điểm nội dung, phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm,…



2.2. Về kỹ năng:

Sinh viên biết phân tích, khái quát tri thức; có kỹ năng xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động dạy học lấy trẻ làm trung tâm.



2.3. Về thái độ:

Sinh viên có thái độ đúng đắn, tích cực trong học tập môn học và rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ. Có ý thức tích cực tìm tòi khám phá để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học giới thiệu cho sinh viên những vấn đề cơ bản về dạy học lấy trẻ làm trung tâm: khái niệm, bản chất, đặc điểm, nội dung, phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm nói chung và khái niệm, bản chất, đặc điểm, nội dung, phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm nói riêng; Các quan điểm về dạy học lấy trẻ làm trung tâm và cách tổ chức hoạt động dạy học lấy trẻ làm trung tâm để từ đó sinh viên biết vận dụng kiến thức đó vào tổ chức quá trình dạy học nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho trẻ học một cách chủ động, tích cực và hiệu quả.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

This subject covers basic knowledge of child-centered teaching such as: concept, nature, characteristics, content, method of learner-centered teaching in general and those of child-centered teaching in particular. Also, this subject deals with viewpoints and ways of organizing child-centered teaching. After this course, students can apply the knowledge into the teaching procedures to create an useful environment which helps chidren to study actively and effectively.



5. Tài liệu học tập

[1] Nguyễn Thị Tính, Nguyễn Thị Mẫn (2012), Dạy học lấy trẻ làm trung tâm, Nxb GD.

6. Tài liệu tham khảo

[2] Đào Thanh Âm (1995), Giáo dục học mầm non tập 2+3, Nxb ĐHSPIHN.

[3] Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh (2006), Giáo dục học mầm non, Nxb ĐHQGHN.

[4] Nguyễn Thị Ngọc Chúc (1989), Giáo dục học mẫu giáo, Nxb GD HN.

[5] Đỗ Ngọc Đạt (2000), Bài giảng lý luận dạy học hiện đại, Nxb QGHN

[6] Nguyễn Ánh Tuyết (1988), Tâm lý học trẻ em trước tuổi học, Nxb GD HN.



tải về 1.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương