TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 1.7 Mb.
trang16/16
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.7 Mb.
#38048
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, thảo luận

- Dự lớp ít nhất 80% tổng số thời lượng của môn học.



- Hoàn thành các nhiệm vụ, bài tập được giao.

7.2. Phần thực hành

- Tích cực, chủ động trao đổi với giảng viên, sinh viên khác trong quá trình thực hành cá nhân và nhóm.

- Hoàn thành các bài thực hành theo yêu cầu của chương trình môn học.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Bài tập: (a)

+ Kiểm tra giữa học phần (b)

+ Chuyên cần: (c)

+ Thực hành (d)

+ Điểm thi kết thúc học phần: (e)

+ Hình thức thi: viết tự luận.

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Cụ thể: (e) = 1 - (a + b + c + d) = 0.5
PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ MẦM NON ĐỊNH HƯỚNG

TRONG KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN

Methodically take shape lcons rudimental space and duration for children

Mã học phần: CST221

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 Số tiết : Tổng: 30 LT:19 TH: 10 Kiểm tra: 1

Loại môn học: Tự chọn

Các môn học tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

Bộ môn phụ trách: Tổ tự nhiên

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức:

Giúp người học nắm được nội dung, phương pháp, biện pháp hình thành các biểu tượng định hướng không gian và thời gian cho trẻ mầm non, cụ thể là biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là các “tiết học định hướng không gian và thời gian” cho trẻ ở trường mầm non.



2.2. Về kĩ năng:

- Sinh viên có được những hiểu biết về phương pháp chuyên sâu dạy trẻ làm quen với không gian và thời gian, tổ chức được các hoạt động chuyên sâu nhằm hình thành biểu tượng không gian và thời gian cho trẻ mầm non.



2.3. Về thái độ:

- Xác định được tầm quan trọng của bộ môn phương pháp để có động cơ học tập đúng đắn.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học gồm 3 phần: Phần thứ nhất trình bày những vấn đề về phương pháp hình thành biểu tượng về định hướng trong không gian, phần này đi sâu nghiên cứu về phương pháp tổ chức các hoạt động có ứng dụng các phần mềm tin học nhằm hình thành biểu tượng về không gian cho trẻ mầm non. Phần thứ hai trình bày việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy trẻ định hướng trong không gian và định hướng thời gian. Phần thứ ba trình bày nội dung và các phương pháp chuyên sâu về tổ chức các hoạt động hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mầm non.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

They are class right of methodically take shape lcons rudimental space and duration for children.



5. Tài liệu học tập

[1]. Hoàng Thị Tú (2012), Đề cương bài giảng môn phương pháp hình thành biểu tượng không gian và thời gian cho trẻ mầm non, Lưu hành nội bộ.



6. Tài liệu tham khảo

[2]. Đào Thanh Âm (2004), Giáo dục học mầm non, NXB Đại học sư phạm.

[3]. Đỗ Thị Minh Liên (2003), Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, NXB Đại học sư phạm.

[4]. Đinh Thị Nhung (2004), Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

[5]. Đào Như Trang (1996), Luyện tập toán qua trò chơi cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

Phần lý thuyết và bài tập:

Sinh nắm chắc lý thuyết, hiểu và vận dụng để xây dựng các hoạt động nhằm hình thành biểu tượng không gian và thời gian cho trẻ mầm non.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận theo thang điểm 10 với trọng số:

+ Thực hành, bài tập nhóm (seminar): 0,1

+ Kiểm tra giữa kỳ: 0,2

+ Chuyên cần: 0,1

+ Điểm thi kết thúc môn học: 0,6

Hình thức thi: Tự luận

- Điểm học phần : Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phần và điểm thi kết thúc môn học làm tròn đến một chữ số thập phân.



TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ THỬ NGHIỆM CHO TRẺ MẦM NON

(Organize activities to discover - test for preschool children)

Mã môn học: EWS221

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng: 30 LT: 14 TH: 15 KT: 01

Loại môn học: Tự chọn

Các môn học tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

Bộ môn phụ trách: Tổ tự nhiên

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về nhận thức:

- Phân tích được mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và nội dung của hoạt động khám phá - thử nghiệm của trẻ mầm non.



2.2. Về kỹ năng:

- Có kĩ năng thiết kế và tổ chức thực hiện một số hoạt động khám phá - thử nghiệm cho trẻ mầm non.



2.3. Về thái độ:

- Tích cực, chủ động trong quá trình học tập; Có ý thức thường xuyên trau dồi, phát triển nghề nghiệp; Thực hiện tốt yêu cầu và quy định về nền nếp học tập.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Hiện nay, giáo dục khoa học (tổ chức hoạt động khám phá khoa học) cho trẻ trong trường mầm non nhằm phát triển nhận thức của trẻ đã trở thành một bộ phận quan trọng của Chương trình giáo dục mầm non mới. Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học, cách tốt nhất để học khoa học là phải làm khoa học. Bởi vậy, giáo dục khoa học cho trẻ mầm non cũng chính là quá trình dạy cho trẻ “làm khoa học” - dạy cho trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm để phát hiện những điều thú vị, mới lạ về các sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh. Từ đó, góp phần đào tạo nên những “nhà khoa học” trong tương lai .

Tổ chức hoạt động khám phá - thử nghiệm cho trẻ mầm non là môn học có mối quan hệ mật thiết với môn học Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ mầm non, được xây dựng trong nhóm các môn học tự chọn nhằm trang bị, rèn luyện thêm cho sinh viên kiến thức, kĩ năng thiết kế , kĩ năng tổ chức hoạt động khám phá, thử nghiệm, làm thí nghiệm cho trẻ có hiệu quả như mục tiêu mà chương trình giáo dục mầm non mới đã đề ra với hoạt động này.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Currently, science education (organization of scientific discovery activities) for children in preschool to children's cognitive development has become an important part of early childhood education program new. In the opinion of many scientists, the best way to learn science is to do science. Therefore, science education for pre-school children are also taught the children "do science" - teaches children to explore, discover, experience to discover interesting things, new things about the phenomenon in the surrounding environment. Since then, should contribute to the training of the "scientists" in the future.

Organize activities to discover - test for preschool children as subjects with an intimate relationship with the subject organization and operation method of scientific discovery and social discovery for preschool children, built-in group the elective courses to equip, train more students the knowledge, skills, design skills, organizing activities to explore, experiment, experiments for children as effective as curriculum goals new preschool set with this activity.

5. Tài liệu học tập

[1]. Trần Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Nga (2014), Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm non (theo chương trình giáo dục mầm non mới), NXB Giáo dục Việt Nam.

[2]. Lê Thị Thương Thương (2014) Đề cương bài giảng Tổ chức hoạt động khám phá thử nghiệm cho trẻ mầm non, Lưu hành nội bộ.



6. Tài liệu tham khảo

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non (2012), NXB Giáo dục Việt Nam.

[4]. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (2012), Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (3-36 tháng tuổi; 3-4 tuổi; 4-5 tuổi; 5-6 tuổi), NXB Giáo dục Việt Nam.

[5]. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2004), Khám phá và thử nghiệm dành cho trẻ nhỏ, NXB Giáo dục.

[6]. Jo Ellen Moore & Joy Evans (2003), Vui để học - Kiến thức khoa học sơ đẳng, NXB Mỹ thuật.

[7]. Jo Ellen Moore & Joy Evans (2003), Vui để học - Tìm hiểu động vật, NXB Mỹ thuật.

[8]. Jo Ellen Moore & Joy Evans (2003), Vui để học - Tìm hiểu thực vật, NXB Mỹ thuật.

[9]. Jo Ellen Moore & Jo Supancich (2003), Vui để học - Tìm hiểu thời tiết, NXB Mỹ thuật.

[10]. Jill Norris (2003), Vui để học - Tìm hiểu không khí, NXB Mỹ thuật.

[11]. Jill Norris & Cindy Davis (2003), Vui để học - Những biến đổi của sự vật, NXB Mỹ thuật.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết

- Sinh viên đến lớp nghe giảng và ghi chép đầy đủ các nội dung kiến thức giảng viên cung cấp, hướng dẫn. Tích cực, chủ động, nêu cao tinh thần tự học.

- Sinh viên không được nghỉ quá 20% số tiết trên lớp.

7.2. Phần thực hành

- Sinh viên thực hiện đầy đủ nội dung các bài thực hành cá nhân và bài thực hành theo nhóm.



- Các nhóm sinh viên rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tổ chức thực hiện, kĩ năng đánh giá hoạt động khám phá - thử nghiệm của trẻ mầm non.

7.3. Phần thực tế môn học

Sinh viên dự giờ, thao giảng, cùng giáo viên đánh giá hoạt động khám phá - thử nghiệm của trẻ mầm non.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Kiểm tra giữa học phần: 0,2

+ Chuyên cần: 0,1

+ Thực hành: 0,2

+ Thi kết thúc học phần: 0,5

Hình thức thi: Tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phần và điểm thi kết thúc môn học làm tròn đến một chữ số thập phân.



PHƯƠNG PHÁP ĐỌC, KỂ DIỄN CẢM

(Method reading, storytelling inductance)



Mã số môn học: MEC934

1. Thông tin chung vmôn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: - Tổng: 45 tiết; LT: 28 tiết; TH: 15 tiết; KT: 2 tiết;

Loại môn học: Bắt buộc

Môn học trước: - LL & PP cho trẻ LQ với TPVH Mã số: MCL434

- LL & PP PTNN cho TMN Mã số: MDL434



Các yêu cầu đối với môn học:

- SV làm đầy đủ tất cả các bài tập được giao, đọc tài liệu, học bài trước khi đến lớp, đi học đúng giờ, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến, không nói chuyện hoặc làm việc riêng, nghỉ học có lý do chính đáng, có báo cáo.

- SV có mặt ít nhất 80% số tiết của môn học.

- SV thực hiện được yêu cầu của giáo viên khi kiểm tra miệng vào đầu buổi học những nội dung đã giao ở buổi học trước.

- Khi kiểm tra giữa kỳ, không sử dụng tài liệu, không nhìn bài/ cho bạn nhìn bài, không hỏi bài/ trả lời câu hỏi của bạn.

- 90 - 95% SV đạt các mục tiêu đề ra, trong đó 20 - 30% đạt khá trở lên. 60 - 70% SV tiến bộ theo từng tuần.

- 50% SV trở lên có hứng thú với môn học, sẵn sàng nghiên cứu lý thuyết, làm các bài tập, thực hành để rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm.

Bộ môn phụ trách: Tổ Xã hội

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Cung cấp những tri thức lý luận và thực tiễn về đọc, kể diễn cảm và phương pháp đọc kể diễn cảm.



2.2. Về kỹ năng:

+ Rèn luyện kỹ năng phân tích đặc điểm của các tác phẩm thơ, truyện.

+ Rèn luyện kỹ năng xác định các yếu tố chi phối nghệ thuật đọc diễn cảm thơ, truyện và nghệ thuật kể chuyện.

+ Rèn luyện cách chọn giọng điệu và cách thể hiện giọng điệu phù hợp với tác phẩm.



2.3. Về thái độ:

Qua chuyên đề, khơi dậy niềm say mê nghề nghiệp và khả năng sáng tạo của sinh viên. Đồng thời góp phần giúp sinh viên ý thức rõ hơn về mục đích, yêu cầu của hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Chuyên đề Phương pháp đọc, kể diễn cảm là môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận về vai trò, sự ảnh hưởng của các tác phẩm văn học đối với trẻ thơ và nhu cầu, hứng thú đọc, kể của trẻ. Trên cơ sở đó, môn học giới thiệu những nguyên tắc, những phương pháp, hình thức hướng dẫn sinh viên đọc, kể diễn cảm; Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng đọc, kể diễn cảm một cách thành thục và hiệu quả, qua đó giúp sinh viên biết cách hướng dẫn trẻ đọc, kể diễn cảm.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Thematic reading method, including expressive is provided subject provides students with theoretical knowledge about the role and influence of the literary works for children and needs, interesting reading, including children, the basic understanding of the meaning of the poems, the theoretical knowledge. On that basis, it introduces the principles, methods, forms guide students to read, including expressive; Hone your skills for students reading skills, including expression in a mature and effective, thereby helping students know how to guide young readers, including expressive.



5. Tài liệu học tập:

[1] Dương Thị Thúy Vinh, Đề cương bài giảng chuyên đề PP đọc và kể chuyện diễn cảm, Tài liệu lưu hành nội bộ.



6. Tài liệu tham khảo:

[2] Hà Nguyễn Kim Giang (2005), Phương pháp đọc diễn cảm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb ĐHSP.

[3] Hà Nguyễn Kim Giang (2007), Phương pháp đọc diễn cảm, Nxb ĐHSP.

[4] Phạm Kim Oanh, Hướng dẫn phương pháp dạy tuổi thơ diễn truyện, Tài liệu lưu hành nội bộ.

[5] Đinh Hồng Thái (2012), Giáo trình phát triển lời nói trẻ em, Nxb ĐHSP.

[6] Lê Thị Ánh Tuyết, Lã Thị Bắc Lý (2006), Giáo trình phương pháp đọc, kể diễn cảm thơ, truyện cho trẻ mầm non, Nxb GD.

[7] Tuyển tập thơ, truyện, câu đố dành cho trẻ mầm non.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ít nhất 80% tổng số thời lượng của môn học.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thực hành

- SV học thuộc các bài thơ có thể giảng dạy trong chương trình GD Mầm non các độ tuổi và bốc thăm đọc diễn cảm 1 bài thơ, chấm điểm thực hành cá nhân.

- SV chia nhóm 7 - 10SV biên soạn 1 tác phẩm truyện thành kịch bản và đóng kịch, chấm điểm thực hành theo nhóm.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm:

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Bài tập: (a)

+ Kiểm tra giữa học phần (b)

+ Chuyên cần: (c)

+ Thực hành (d)

+ Điểm thi kết thúc học phần: (e)

+ Hình thức thi: viết tự luận.

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân. Cụ thể:

(e) = 1 - (a + b + c + d) = 0.5

QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON

(MANAGEMENT OF NURSERY)

Mã học phần: MOP231

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 3 [2;1;4]

Số tiết : Tổng: 45 LT + Thảo luận: 28; Bài tập: 5; Kiểm tra: 2; TH: 10

Loại môn học: Tự chọn

Các yêu cầu đối với môn học:

- Sinh viên dự học ít nhất 80% số giờ lên lớp; hoàn thành các câu hỏi, bài tập thảo luận, thực hành đối với cá nhân và nhóm; dự đủ các bài kiểm tra quá trình; điểm các bài kiểm tra quá trình và điểm thi đạt từ 5 trở lên theo thang điểm 10.

- Sinh viên hình thành được kiến thức và kỹ năng, thái độ theo mục tiêu môn học.

Bộ môn phụ trách: Tổ Xã hội

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức:

Sinh viên hình thành được hệ thống tri thức cơ bản, hiện đại, hình thành quan điểm khoa học về quản lý giáo dục bậc mầm non và công tác quản lý trường mầm non của hiệu trưởng, công tác quản lý nhóm/ lớp của giáo viên mầm non để vận dụng vào quá trình nhận thức và quản lý trường mầm non.



2.2. Về kỹ năng:

Phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin; kỹ năng quản lý nhóm lớp, quản lý trường mầm non hiệu quả.



2.3. Về thái độ:

Tích cực, chủ động trong quá trình học tập; chủ động liên hệ và vận dụng những kiến thức của môn học để hình thành kỹ năng.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng, quan điểm khoa học về công tác quản lý giáo dục và quản lý giáo dục mầm non, trên cơ sở đó giúp sinh viên hình thành một số kỹ năng quản lý nhà trường, quản lý nhóm/lớp ở trường mầm non theo tiếp cận quan điểm quản lý sự thay đổi, quản lý môi trường văn hóa nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

This course provides students with basic knowledge, scientific opinion on management and management education preschool education, on the basis that helps students form a school management skills, management management groups / classes in kindergarten under access management perspective change, environmental management culture schools to implement educational goals.



5. Tài liệu học tập

[1] Trần Thị Minh Huế, (2014), Quản lý giáo dục mầm non, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Đề cương bài giảng.

[2] Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư  số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày  25  tháng 7  năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)   

6. Tài liệu tham khảo

[3] Alma Harri - Nigel Bennett (2004), Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[4] Nguyễn Văn Bình, Trần Đình Huỳnh, Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[5] Vũ Thị Bích Hạnh (2013), Cẩm nang nghiệp vụ quản lý giáo dục mầm non - kiến thức và kỹ năng, Nxb Hà Nội.

[6] Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, thảo luận

- Thực hiện tốt hoạt động học trên lớp theo hướng dẫn của giảng viên;

- Hoàn thành các nội dung học tập lý thuyết, bài thảo luận của môn học;

- Tích cực, chủ động trao đổi với giảng viên, sinh viên khác trong quá trình nghiên cứu môn học.



7.2. Phần bài tập, thực hành

- Tích cực, chủ động trao đổi với giảng viên, sinh viên khác trong quá trình thực hành cá nhân và nhóm.

- Hoàn thành các bài thực hành theo yêu cầu của chương trình môn học.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Sinh viên dự học ít nhất 80% số giờ lên lớp; hoàn thành các câu hỏi, bài tập thảo luận đối với cá nhân và nhóm; dự đủ các bài kiểm tra quá trình; điểm trung bình chung các bài kiểm tra quá trình và bài thi đạt từ 5 trở lên theo thang điểm 10.



- Sinh viên hình thành được kiến thức và kỹ năng, thái độ theo mục tiêu môn học.

Điểm đánh giá bộ phận theo thang điểm 10 với trọng số: Thảo luận: 0,1; Kiểm tra giữa học phần: 0,2; Bài tập: 0,1; Điểm thi kết thúc học phần: 0,6

Hình thức thi: viết (tự luận)

Điểm học phần: là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến 01 chữ số thập phân.




tải về 1.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương