TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc


VĂN HỌC DÂN GIAN (Folk literature)



tải về 1.7 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.7 Mb.
#38048
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

VĂN HỌC DÂN GIAN

(Folk literature)


Mã học phần: FOL221

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng: 30 LT, KT: 25 Thảo luận: 5



- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

+ Sinh viên có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên cần có ý thức chủ động, nghiêm túc hoàn thành bài tập, dự án học tập, vấn đề thảo luận theo định hướng của GV, tích cực phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV.



- Bộ môn phụ trách: Tổ xã hội

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức

Hình thành ở người học hệ thống tri thức cơ bản về văn học dân gian (VHDG): khái niệm và đặc trưng cơ bản của VHDG; hệ thống thể loại VHDG; các loại và thể loại VHDG cụ thể. Đây là cơ sở khoa học giúp người học hình thành phương pháp tiếp cận, phân tích các tác phẩm VHDG và vận dụng các tác phẩm VHDG vào thực hành nghề nghiệp giáo dục mầm non.



2.2. Về kĩ năng: Môn học hướng đến hình thành và phát triển nhiều kỹ năng ở người học, trong đó chú trọng:

Kĩ năng thuyết trình hệ thống tri thức đã được cung cấp về VHDG: khái niệm và đặc trưng cơ bản của VHDG; khái niệm, nội dung, thi pháp các thể loại VHDG tiêu biểu; hình thành và phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu và lý giải được các vấn đề của khoa học ngữ văn dân gian, có kĩ năng vận dụng các kiến thức khoa học chuyên ngành, liên ngành vào giải quyết các vấn đề xã hội như sưu tầm, bảo tồn, quảng bá, phát huy giá trị văn hóa, văn nghệ … trong đời sống đương đại.

Kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phát huy vai trò của hoạt động ngoại khóa, tạo sự năng động cho người học. Biết vận dụng kiến thức chuyên ngành văn học dân gian tham dự vào các hoạt động thực tiễn như diễn xướng các tác phẩm văn học dân gian, chuyển thể, đồng sáng tạo…Từ đó, người học hình thành và phát triển khả năng thiết kế, tổ chức các hoạt động chuyên môn phù hợp với ngành giáo dục mầm non.

Kĩ năng sử dụng phương tiện giao tiếp để truyền đạt, tiếp nhận thông tin chính xác, rõ ràng phù hợp với mục đích giao tiếp, tự tin và biết kiềm chế khi nói trước nhiều người.

Ngoài ra sinh viên phải thành thục các kỹ năng: quan sát, ghi chép, thuyết trình, hoạt động nhóm, ứng dụng CNTT vào học tập và giảng dạy, sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy...

2.3. Về thái độ

Giúp sinh viên có thái độ trân trọng, tự hào về vốn văn hóa, VHDG của dân tộc. Từ đó nâng cao ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có VHDG.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học gồm 8 chương, chương 1 cung cấp tri thức khái quát về khoa học văn học dân gian (VHDG): các khái niệm, các đặc trưng cơ bản của VHDG; hệ thống thể loại VHDG. Các chương 2,3,4,5,6,7,8 đi sâu tìm hiểu những kiến thức hệ thống về các thể loại VHDG cụ thể. Đây là những tri thức nền tảng giúp người học hình thành kĩ năng tiếp cận, phân tích, vận dụng các thể loại văn học dân gian trong thực hành giáo dục trẻ ở bậc học mầm non.

4. Course outline

The course consists of 8 chapters. Chapter 1 provide an overview of knowledge about science folklore: the concept, the basic characteristics of folk literature; folk literature genre system. Chapter 2,3,4,5,6,7,8 insight into knowledge systems in the specific category of folk literature. This is the fundamental knowledge to help people learn skills to form access, analyze, manipulate the genre of folklore in practical education of children in grades kindergarten.



5. Tài liệu học tập

[1]. Đinh Gia Khánh (chủ biên) Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2000), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, (Tái bản lần thứ 4), Hà Nội.

[2]. Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam (tập I), Nxb Giáo dục, Hà Nội.



[4]. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam (tập II), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[5]. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, H.

[6]. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên (1995), Kho tàng ca dao người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[7]. Bùi Mạnh Nhị chủ biên (2000), Văn học dân gian, những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[8]. Bùi Mạnh Nhị chủ biên (2002), Văn học dân gian, những tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Đỗ Bình Trị (1992), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy nghiên cứu văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Hoàng Tiến Tựu (1997), Bình giảng ca dao, (tái bản lần thứ 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Viện Nghiên cứu văn hóa (2002 - 2006), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[13]. Viện Nghiên cứu văn hóa (2007 - 2010), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị vấn đề thảo luận nghiêm túc, hiệu quả.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Các bài thực hành của môn học:

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành:

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

- Điểm đánh giá bộ phận: Là TB cộng của các điểm: chuyên cần, thường xuyên, định kì (0.3).

- Điểm thi kết thúc học phần (0.7)

Hình thức thi: Viết tự luận

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC MẦM NON

(Applied infomatictics to teaching for pre- school)

Mã môn học: AIS221


  1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng 30 LT: 14 TH:15 KT: 1

Loại môn học: Bắt buộc

Các môn học tiên quyết: GIF121

Môn học trước: Không

Môn song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học: Không

Bộ môn phụ trách: Tổ tự nhiên

  1. Mục tiêu của môn học

    1. Mục tiêu nhận thức

- Trình bày được một số khái niệm liên quan đến Internet, email, tên miền....

- Mô tả được các chức năng của phần mềm Microsoft PowerPoint, phần mềm xử lý âm thanh, phim và một số bộ phần mềm ứng dụng trong dạy học mầm non Kidsmart, Nutrikids,…

    1. Mục tiêu kỹ năng

- Tìm kiếm thông tin trên Internet, tải file, một số chương trình ứng dụng đơn giản. Sử dụng thành thạo hòm thư điện tử...

- Sử dụng, thao tác thành thạo trên phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint để xây dựng các bài giảng sinh động.

- Sử dụng các chức năng của bộ phần mềm Kidsmart, Nutrikids,… để ứng dụng trong dạy học ở mầm non.


    1. Mục tiêu thái độ

- Học tập tích cực, yêu thích tin học và quan tâm đến các lĩnh vực có liên quan

- Mong muốn tạo ra các sản phẩm là bài giảng, bài báo cáo hoàn chỉnh, sinh động sử dụng các phần mềm được học.

- Tinh thần hợp tác, đoàn kết, học hỏi trong nhóm, trong lớp.


  1. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Những kiến thức và kĩ năng cơ bản về một số phần mềm ứng dụng tin học trong giáo dục mầm non như Kidsmart, Nutrikids và một số website mầm non, hướng dẫn soạn thảo giáo án điện tử bằng phần mềm Powerpoint.... Trên cơ sở đó, sinh viên có thể áp dụng vào việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.

  1. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Mastering knowledge and techniques to some sofware of informatics applied to teaching them, such as Kidmarts, nutrikids and some websites, drafting instructions for e-teaching with Micosoft PowerPoint... As a result, students can apply their knowledge to bringing up young children.

  1. Tài liệu học tập:

[1]. Ngô Mạnh Dũng (2014), Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong GDMN.

  1. Tài liệu tham khảo:

[2]. Công Bình, Ks. Công Tuấn (2007), Hướng dẫn sử dụng Internet qua hình ảnh, Nxb Văn hóa Thông tin.

[3]. Microsoft office (2008), Tự học Powerpoint trong 10 tiếng, NXB Văn hóa thông tin

[4]. Đậu Quang Tuấn (2012), Tự học thiết kế trình diễn bằng Microsoft PowerPoint 2003 một cách nhanh chóng và hiệu quả, NXB Giao thông vận tải.

[5]. Đinh Phan Chí Tâm (2004), Hướng dẫn sử dụng Internet bằng hình ảnh, NXB Giao thông vận tải.

[6]. Trí Việt, Hà Thành (2008), Tự học nhanh Microsoft Office PowerPoint 2003, NXB Văn hóa thông tin.


  1. Nhiệm vụ của sinh viên:

    1. Phần lý thuyết, bài tập:

- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng môn học

- Chuẩn bị và hoàn thành các bài tập được giao trước khi đến lớp.

- Thực hiện tốt hoạt động học trên lớp theo hướng dẫn của giảng viên;

- Hoàn thành các nội dung học tập lý thuyết, bài thảo luận của môn học;

- Tích cực, chủ động trao đổi với giảng viên, sinh viên khác trong quá trình nghiên cứu môn học.


    1. Phần thí nghiệm, thực hành, seminar:

- Tham gia đầy đủ các buổi thực hành.

- Chuẩn bị nội dung thực hành.

- Minh chứng tham gia làm việc nhóm (báo cáo thực hành, seminar...)


  1. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận theo thang điểm 10 với trọng số:

+ Thực hành, bài tập nhóm (seminar): 0,2

+ Kiểm tra giữa kỳ: 0,1

+ Chuyên cần: 0,1

+ Điểm thi kết thúc môn học: 0,6

Hình thức thi: Thực hành, vấn đáp

- Điểm học phần : Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phần và điểm thi kết thúc môn học làm tròn đến một chữ số thập phân.

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG MẦM NON

(Environmental education in pre- school)

Mã môn học: EAH231


  1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 3 Số tiết: Tổng 45 LT: 33 TH: 10 KT: 2

Loại môn học: Bắt buộc

Các môn học tiên quyết: INP232

Môn học trước: Không

Môn song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

Bộ môn phụ trách: Tổ tự nhiên

  1. Mục tiêu của môn học

    1. Về nhận thức:

- Nắm được những nội dung cơ bản về khoa học môi trường, hiện trạng về môi trường hiện nay.

- Nêu được các khái niệm cơ bản về giáo dục môi trường.

- Hiểu được tầm quan trọng của giáo dục môi trường hiện nay.

- Giải thích được cơ sở khoa học của việc giáo dục môi trường ở trường mầm non

- Xác định được mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục môi trường đối với trẻ mầm non.


    1. Về kỹ năng:

- Vận dụng thiết kế được các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung giáo dục môi trường cho trẻ mầm non.

    1. Về thái độ:

- Giáo dục cho các em tình cảm yêu mến thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường

- Tinh thần hợp tác, đoàn kết, học hỏi trong nhóm, trong lớp.



  1. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học giới thiệu những kiến thức cơ bản về sinh thái và môi trường, qua đó trang bị những kiến thức chung về giáo dục môi trường và giáo dục môi trường cho trẻ mầm non; hình thành các kỹ năng quan trọng trong thiết kế và tổ chức các hoạt động tích hợp giáo dục môi trường cho trẻ ở trường mầm non.

  1. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

This course introduces the basic knowledge about the ecology and environment, thereby equipped with general knowledge about environmental education and environmental education for preschool children; formation of critical skills in the design and organization of activities to integrate environmental education for children in preschool.

  1. Tài liệu học tập:

[1]. Ngô Mạnh Dũng (2014), Bài giảng Giáo dục môi trường ở trường mầm non. Lưu hành nội bộ.

[2]. Hoàng Thị Phương (2012), Giáo trình giáo dục môi trường cho trẻ mầm non, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.



  1. Tài liệu tham khảo:

[3]. Lê Thanh Vân (2004), Con người và môi trường, NXB Đại học Sư phạm.

[4]. Trần Kiên, Phan Nguyên Hồng (1990), Sinh thái học đại cương, NXB Giáo dục.

[5]. Trần Kiên, Hoàng Đức Nhuận, Mai Sĩ Tuấn (1999), Sinh thái học và môi trường, NXB Giáo dục.

[6]. Hoàng Đức Nhuận (1998), Tài liệu hướng dẫn về giáo dục môi trường ở mẫu giáo, NXB Giáo dục, Hà Nội.



  1. Nhiệm vụ của sinh viên:

    1. Phần lý thuyết, bài tập:

- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng môn học

- Chuẩn bị và hoàn thành các bài tập được giao trước khi đến lớp.

- Thực hiện tốt hoạt động học trên lớp theo hướng dẫn của giảng viên;

- Hoàn thành các nội dung học tập lý thuyết, bài thảo luận của môn học;

- Tích cực, chủ động trao đổi với giảng viên, sinh viên khác trong quá trình nghiên cứu môn học.


    1. Phần thí nghiệm, thực hành, seminar:

- Tham gia đầy đủ các buổi thực hành, seminar.

- Chuẩn bị nội dung thực hành.

- Minh chứng tham gia seminar, làm việc nhóm (báo cáo thực hành, seminar...)


  1. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận theo thang điểm 10 với trọng số:

+ Thực hành, bài tập nhóm (seminar): 0,1

+ Kiểm tra giữa kỳ: 0,2

+ Chuyên cần: 0,1

+ Điểm thi kết thúc môn học: 0,6

Hình thức thi: Tự luận

- Điểm học phần : Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phần và điểm thi kết thúc môn học làm tròn đến một chữ số thập phân.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC MẦM NON METHODOLOGY OF SCIENCE EDUCATION NURSERY

Mã học phần: SRM 221

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2

Số tiết: Tổng 30 tiết LT: 19 tiết BT-TL : 10 tiết KT: 1 tiết

Loại môn học: Bắt buộc

Môn học trước: Tâm lý học giáo dục (EPS331); Giáo dục học(PEP241)

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Không

Bộ môn phụ trách: Tổ Xã hội

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Kiến thức

- Xác định được những vấn đề phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học GDMN.

- Nắm vững các nguyên lí, các cặp phạm trù, các qui luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng từ đó ứng dụng trong nghiên cứu khoa học GDMN.

- Xác định được tên gọi, nội dung, ý nghĩa các quan điểm cần quán triệt trong nghiên cứu khoa học GDMN từ đó vận dụng có hiệu quả trong nghiên cứu khoa học GDMN.

- Phân tích được tầm quan trọng của các quan điểm trong nghiên cứu khoa học; Phân tích được khái niệm về PP và phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Nắm được một số cách phân loại trong nghiên cứu khoa học; Hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học trong khoa giáo dục Mầm non.

- Xác định được vấn đề khoa học thành đề tài nghiên cứu; Nắm vững các qui trình nghiên cứu một đề tài khoa học GDMN.

- Phân tích kết quả nghiên cứu cả dạng định lượng và định tính; Viết hoàn thiện công trình khoa học.



2.2. Kỹ năng

- Có kĩ năng tiến hành các phương pháp NCKH từ đó vận dụng được các phương pháp trong nghiên cứu một đề tài khoa học GDMN cụ thể.

- Có kĩ năng vận dụng một số công thức toán học thống kê trong xử lí số liệu của đề tài.

- Có kĩ năng xây dựng được đề cương chi tiết một công trình NCKH GDMN; có kĩ năng bảo vệ công trình KH.



2.3. Thái độ

Người học có thái độ tích cực trong việc lĩnh hội tri thức và vận dụng những tri thức, kỹ năng đã học trong cuộc sống và trong dạy học.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học cung cấp cho người học những kiến thức về khoa học và nghiên cứu khoa học; cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non; các quan điểm cần tiếp cận trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non; qui trình tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non; cách đánh giá một công trình khoa học giáo dục; ngoài ra còn cung cấp cho người học những hình thành những kĩ năng nghiên cứu khoa học như cách xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học, cách xác định vấn đề khoa học, cách tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và biết phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học học trong các cơ sở giáo dục mầm non.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

The course aims to equip students with knowledge about science and scientific research; the basis of the methodology of scientific research of preschool education; the point of approach to the scientific study of preschool education, the basic methods of scientific research in early childhood education; process conducted a scientific study of preschool education; how to evaluate a scientific education; in addition to providing students the skills formation of scientific research, such as how to build scientific research proposal, identifying scientific issues, the organization of scientific research activities and to foster scientific research in the study of preschool education establishments.



5. Tài liệu học tập

[1] Đinh Đức Hợi (2015), Đề cương bài giảng Phương pháp NCKH giáo dục mầm non, Thái Nguyên.

[2] Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (2013), Giáo trình Phương pháp NCKH GD mầm non, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[3] Vũ Cao Đàm (1995). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học Kĩ thuật.

[4] Đinh Đức Hợi (2015), Bài tập phương pháp NC khoa học giáo dục MN, Thái Nguyên.

[5] Trần Trọng Thủy (chủ biên) (1982), Khoa học chẩn đoán tâm lí, Nxb GD, Hà Nội.

[6] Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (2013), Phương pháp nghiên cứu KHGDMN, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[7] Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số tiết của học phần.

- Chuẩn bị bài tập-thảo luận đầy đủ, hoàn thành các bài tập được giao.

- Đi học đúng giờ, trong lớp tích cực học tập xây dựng bài, tự giác trong quá trình học tập.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Hoàn thành 2 bài tập lớn theo nhóm được phân công.

- Yêu cầu: Đảm bảo tốt về chất lượng bài tập; biết vận dụng lí thuyết vào bài tập thực tế, trả bài tập đúng hạn.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Bài tập: a=0.2 (2 bài tập lớn vào tuần 4 và 8)

+ Kiểm tra: b=0.2 (1 bài kiểm tra 1 tiết vào tuần thứ 9)

+ Chuyên cần: c=0.1 (thang điểm 10, nghỉ 1 tiết trừ 1 điểm, nghỉ quá 20% tổng số tiết không được dự thi).

- Điểm thi: d=0.5

Hình thức thi: Vấn đáp

- Điểm học phần:

Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

(d) = 1 - (a + b + c) = 0.5

GIÁO DỤC HỌC GIA ĐÌNH

(Family pedagogy)

Mã học phần: FAD221

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 (1,1) Số tiết : Tổng: 30 LT: 20 ; TH, Thảo luận: 9; Ki ểm tra: 1

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Giáo dục học

Môn học trước: Tâm lý học MN; giáo dục học mầm non 1,2

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học

- Sinh viên dự học ít nhất 80% số giờ lên lớp; hoàn thành các nhiệm vụ, bài tập thảo luận, thực hành đối với cá nhân và nhóm; dự đủ các bài kiểm tra quá trình; điểm các bài kiểm tra quá trình và điểm thi đạt từ 5 trở lên theo thang điểm 10.

- Sinh viên hình thành được kiến thức và kỹ năng, thái độ theo mục tiêu môn học.

Bộ môn phụ trách: Tổ xã hội

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

giúp sinh viên hiểu, nắm chắc bản chất tri thức của môn học: Các thuật ngữ, các phạm trù, khái niệm của giáo dục học gia đình; đặc điểm của giáo dục gia đình; những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình; nội dung, phương pháp giáo dục gia đình…



2.2. Về kĩ năng:

Sinh viên biết phân tích, so sánh thông tin về giáo dục gia đình trong các giai đoạn, điều kiện khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội; hình thành kỹ năng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm với đối tượng là cha mẹ trẻ, kỹ năng tư vấn và phối hợp với gia đình trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ..



2.3. Về thái độ:

Sinh viên có thái độ đúng đắn, tích cực trong học tập môn học và rèn luyện phẩm chất và kỹ năng sư phạm phù hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ. Có ý thức tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ về chăm sóc, giáo dục.




tải về 1.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương