TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên chưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: sinh họC ĐẠt chuẩn quốc tế Mà SỐ: 52420101 Hà Nội, 2012


Chương 4. Ô nhiỄm chẤt thẢi rẮn và chẤt thẢi nguy hẠi



tải về 4.23 Mb.
trang10/25
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích4.23 Mb.
#3310
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   25

Chương 4. Ô nhiỄm chẤt thẢi rẮn và chẤt thẢi nguy hẠi


4.1. Các dạng chất thải rắn và chất thải nguy hại

4.2. Tác hại sinh thái của chất thải rắn và chất thải nguy hại

4.3. Các biện pháp quản lý và xử lý

Chương 5. SỰ suy thoái tài nguyên và đa dẠng sinh hỌc


5.1. Tài nguyên thiên nhiên

5.2. Đa dạng sinh học


Chương 6. BẢo vỆ môi trưỜng, Đa dẠng Sinh hỌc và phát triỂn
bỀn vỮng


6.1. Các biện pháp Bảo vệ Môi trường

6.2. Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học



6.3. Phát triển bền vững

44. TẾ BÀO VÀ CƠ THỂ (Cells and Organisms)

  1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3400

  2. Số tín chỉ: 04

  3. Môn học tiên quyết

Hóa học đại cương (CHE1080), Xác suất thống kê (MAT1101)

  1. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh.

  2. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác)

  • PGS.TS. Đinh Đoàn Long, Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại: 0912150799, E-mail: longdd_ksh@vnu.vn

  • TS. Nguyễn Quang Huy, Bộ môn Sinh lý thực vật và hóa sinh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại: 0903263388, E-mail: huynq17@gmail.com

  • TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Bộ môn Tế bào-Mô-Phôi và Lý sinh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại: 0947440249, E-mail: mynhungbio@yahoo.com

Trợ giảng

  • ThS. Trần Thị Thùy Anh, Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại: 04.38584748, Email: tranthuyanh81@yahoo.com

  • ThS. Nguyễn Thị Hồng Loan, Bộ môn Sinh lý thực vật và hóa sinh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0985294144, Email: loannhbio@gmail.com

  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

  • Biết và nhớ các khái niệm cơ bản liên quan đến lý thuyết tế bào của sinh học hiện đại.

  • Hiểu và giải thích được các nguyên lý cơ bản liên quan đến cấu trúc và chức năng của tế bào và các bào quan; đặc điểm của các liên kết hóa học, cấu trúc và chức năng của các đại phân tử sinh học; tương tác giữa các phân tử sinh học trong cấu tạo và hoạt động chức năng của tế bào và các cơ quan tử.

  • Hiểu và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu cơ bản trong phòng thí nghiệm ở cấp độ phân tử - tế bào - cơ thể.

  • Hiểu và vận dụng được các kỹ năng cơ bản trong thu thập và tổng quan tài liệu, hình thành giả thiết và thiết kế thí nghiệm, phân tích, đánh giá và diễn giải các số liệu thí nghiệm và đưa ra kết luận hoặc xây dựng giả thiết mới.

6.2. Kỹ năng

  • Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

  • Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi;

  • Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

  • Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

  • Rèn luyện tính kiên trì trong công việc;

  • Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình

  • Có khả năng đọc, hiểu và biết cách khai thác những vấn đề/ thông tin/ tư liệu liên quan đến sự phát triển của Sinh học hiện đại ở cấp độ phân tử, tế bào và cơ thể.

  • Có khả năng áp dụng một số phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phòng thí nghiệm cơ bản của Hóa sinh học, Tế bào học, Di truyền học, Sinh học phân tử và Công nghệ Sinh học trong phân tích các hệ thống sinh học ở cấp độ tế bào và cơ thể.

  • Có thể vận dụng những kiến thức về sinh học tế bào và cơ thể để giải quyết một số bài toán cụ thể trong thực tiễn thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, y-sinh-dược, công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và bảo vệ môi trường.

6.3. Thái độ

  • Có ý thức nghiên cứu khoa học trung thực, nghiêm túc, khách quan, tư duy logic trong vận dụng các khái niệm của di truyền học vào các lĩnh vực khác nhau của thực tiễn đời sống xã hội.

  • Nhận thức rõ vai trò của các nguyên lý sinh học ở các cấp độ phân tử, tế bào và cơ thể trong bối cảnh phát triển chung của sinh học hiện đại;

  • Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học trong việc giải quyết các bài toán hoặc vấn đề cụ thể của thực tiễn đời sống.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá

    1. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:

  • Mục đích: nhằm kiểm tra sinh viên việc làm chủ kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học.

  • Hình thức: trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ngắn về các khái niệm vừa học, viết thiết kế thí nghiệm, viết báo cáo thực tập, ….

  • Lưu ý: Sinh viên phải hoàn thành các bài tập và báo cáo thực hành mới được tham dự và tính điểm kiểm tra lý thuyết nêu ở mục 7.2 dưới đây.

    1. Kiểm tra, đánh giá định kỳ:

Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của sinh viên trong tiến trình của môn học.

7.2.1. Bài kiểm tra giữa kỳ lần 1

  • Nội dung: Học thuyết tế bào và cấu tạo tế bào; Đặc điểm của các liên kết hóa học; hóa học của nước và cacbon; Các nhóm chức, các axit amin và liên kết peptit; Cấu trúc protein; Năng lượng tự do, phản ứng hóa học và enzym; Cấu trúc của lipit và các đặc tính của màng; Hệ thống nội màng và các con đường xuất bào; Cấu trúc và chức năng của hydrat cacbon, mạng ngoại bào; Khung xương tế bào; Trao đổi chất: các phản ứng ôxy hóa khử, đường phân, hô hấp và chu trình TCA; Tổng hợp và điều hòa ATP.

  • Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm (30 câu hỏi, 50 phút)

  • Tiêu chí đánh giá:

  • Nhớ và hiểu các khái niệm 3 đ

  • Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 4 đ

  • Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

  • Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,2 (20%)

7.2.2. Bài kiểm tra giữa kỳ lần 2

  • Nội dung: Axit nucleic và đóng gói ADN; Chu trình tế bào, nguyên phân và các điểm kiểm tra tế bào; Sinh tổng hợp ADN; Tái bản và sửa chữa ADN; Ứng dụng tổng hợp ADN trong sinh học phân tử; Giảm phân; Các lỗi trong giảm phân và các cơ chế xác định giới tính; Di truyền học Menđen; Phả hệ và di truyền liên kết giới tính; Liên kết gen và tái tổ hợp trong giảm phân; Di truyền học Menden mở rộng.

  • Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm (30 câu hỏi, 50 phút)

  • Tiêu chí đánh giá:

  • Nhớ và hiểu các khái niệm 2 đ

  • Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 5 đ

  • Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

  • Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,3 (30%)

    1. Thi hết môn:

  • Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học sau khi sinh viên kết thúc khóa học.

  • Nội dung: Toàn bộ các nội dung được học của môn học

  • Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm (50 câu hỏi, 90 phút)

  • Tiêu chí đánh giá:

  • Nhớ và hiểu các khái niệm 2 đ

  • Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 3 đ

  • Khả năng tổng hợp các nguyên lý để giải quyết các vấn đề thực tế 2 đ

  • Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

  • Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,5 (50%)

  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản)

8.1. Giáo trình bắt buộc

    • Scott Freeman (editor-in-chief), 2007. Biological Sciences (3rd Ed.). Person Inc. Publish.

8.2. Giáo trình tham khảo

    • Phạm Thị Trân Châu và Trần Thị Áng, 2006. Hóa sinh học, Nxb Giáo dục.

    • Lê Duy Thành, Tạ Toàn, Nguyễn Thị Hồng, Đinh Đoàn Long, 2007. Di truyền học, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

    • Campbell (ed.). Sinh học (Biên dịch và hiệu đính: Phạm Văn Lập và nhiều người khác), Nxb Giáo dục, 2011.

  1. Tóm tắt nội dung môn học

Sinh học hiện đại được hình thành dựa trên hai học thuyết chủ chốt: học thuyết tế bào và học thuyết tiến hóa. Mục tiêu của môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên các nguyên lý cơ bản là nền tảng của học thuyết tế bào; đồng thời sinh viên được làm quen với một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu và phân tích các hệ thống sống ở cấp độ phân tử - tế bào - cơ thể.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…)

Các chủ đề sau được đề cập trong môn học:

  1. Giới thiệu: Sinh học là khoa học về sự sống.

  2. Học thuyết tế bào và cấu tạo tế bào

  3. Đặc điểm của các liên kết hóa học; hóa học của nước và cacbon

  4. Các nhóm chức, các axit amin và liên kết peptit

  5. Cấu trúc protein

  6. Năng lượng tự do, phản ứng hóa học và enzym

  7. Cấu trúc của lipit và các đặc tính của màng

  8. Hệ thống nội màng và các con đường xuất bào

  9. Cấu trúc và chức năng của hydrat cacbon; mạng ngoại bào

  10. Khung xương tế bào

  11. Trao đổi chất: các phản ứng ôxy hóa khử, đường phân, hô hấp và chu trình TCA

  12. Tổng hợp và điều hòa ATP

  13. Axit nucleic và đóng gói ADN

  14. Chu trình tế bào, nguyên phân và các điểm kiểm tra tế bào

  15. Sinh tổng hợp ADN

  16. Tái bản và sửa chữa ADN

  17. Ứng dụng tổng hợp ADN trong sinh học phân tử

  18. Giảm phân

  19. Các lỗi trong giảm phân và các cơ chế xác định giới tính

  20. Di truyền học Menđen

  21. Phả hệ và di truyền liên kết giới tính

  22. Liên kết gen và tái tổ hợp trong giảm phân

  23. Di truyền học Menden mở rộng

  24. Hệ gen học và các bệnh di truyền ở người

  25. Nguyên lý trung tâm của sinh học phân tử

  26. Phiên mã và dịch mã; Điều hòa gen ở sinh vật nhân sơ và nhân thực

  27. Sơ lược về công nghệ sinh học

45. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ (Organisms and Populations)

  1. Mã môn học: BIO3410

  2. Số tín chỉ: 4

  3. Môn học tiên quyết:

Tế bào và cơ thể (BIO3400)

  1. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

  2. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

  • TS. Phạm Thị Lương Hằng, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội. Điện thoại, email: 04-8582796, email: luonghang@gmail.com

  • TS. Đoàn Hương Mai , PTN Sinh thái học và Sinh học môi trường, Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội. Điện thoại, email: 04-8582796, email: maidh@vnu.edu.vn

  • ThS. Lưu Thị Thu Phương, Bộ môn Nhân học - Sinh lý học, Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội. Điện thoại, email: 04-38581774, email: luuthuphuongsinhhoc@gmail.com

  • ThS. Phạm Trọng Khá, Bộ môn Nhân học - Sinh lý học, Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội. Điện thoại, email: 04-38581774, email: phamtrongkha@yahoo.com

  1. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức:

      • Hiểu và phân biệt được các khái niệm, các định nghĩa và định luật.

      • Nắm vững kiến thức đã học từ đó có thể phân tích được những nghiên cứu điển hình thông qua các ví dụ trong bài học

      • Khám phá được quá trình biến đổi từ năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học

      • Liệt kê được các tác dụng sinh lý của auxin, ethylene trong cơ thể thực vật

      • Hiểu rõ vai trò của cân bằng nội môi trong việc điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể.

      • Làm sáng tỏ quá trình trao đổi khí trong cơ thể

      • Trình bày cấu tạo của tim và hệ thống dẫn truyền trên tim

      • Làm sáng tỏ hoạt động trong một chu kỳ tim, chức năng của hệ mạch, điều hòa huyết áp

      • Trình bày những biến đổi và sự thích nghi của hệ hô hấp và tuần hoàn khi luyện tập

      • Làm sáng tỏ cấu tạo và chức năng của thận

6.2. Kỹ năng - thái độ:

      • Có kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc

      • Kỹ năng phân tích vấn đề

      • Kỹ năng thu thập và tổng hợp tài liệu

      • Kỹ năng thuyết trình

      • Kỹ năng giao tiếp tiếng anh tốt

      • Tự tin, chủ động và linh hoạt

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức tỷ lệ (%)

Bài tập nhỏ trong tuần 10

Bài tập nhóm/tháng (bài thực hành) 10

Bài kiểm tra giữa kỳ 20

Thi cuối kỳ 60


  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

      • Scott Freeman (2010). Biological Science, tái bản lần thứ 4. Pearson Education Inc. Publishing

      • Campbell & Reece (2002). Biology, 6th Edition. Pearson Education Inc. Publishing

      • Taiz L. & Zeiger E. (2009). Plant physiology,4th Edition. Sinauer Associates, Inc., publishers, Massachusetts, America.

      • Robert M. Berne, Matthew N. Levy (1993). Physiology, third edition, Mosby Year Book.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Bao gồm một số kiến thức tiêu biểu cho sinh lý động, thực vật, di truyền học và sinh học quần thể, với trọng tâm nhấn mạnh vào các cơ chế tiến hóa. Môn học này là cơ sở tiền đề cho các môn học về Sinh thái học, Sinh học quần thể, Sinh học thực vật và sinh lý động vật.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Phần 1: Quần thể và Sinh học tiến hóa

Chương 1: Di truyền quần thể

    1. Sinh trưởng quần thể & sự thay đổi di truyền

    2. Biến dị di truyền và hệ quả của nó

    3. Sự thay đổi di truyền qua các thế hệ

Chương 2: Chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa

2.1. Các kiểu chọn lọc tự nhiên

2.1.1. Chọn lọc kiên định

2.1.2. Chọn lọc cân bằng

2.1.3. Chọn lọc định hướng

2.1.4. Chọn lọc theo chu kỳ

2.1.5. Chọn lọc đứt đoạn

2.1.6. Chọn lọc phụ thuộc tần số

2.1.7. Chọn lọc giới tính

2.2. Quá trình tiến hóa; nghiên cứu điển hình về chứng nhiễm melanin

2.3. Quá trình tiến hóa; nghiên cứu điển hình: bắt chước và thuyết hỗ sinh

Chương 3: Sự hình thành loài mới

3.1. Sự hình thành loài 1: kết quả của sự cách ly và tính phân kỳ

3.2. Sự hình thành loài 2: quá trình hình thành loài cùng khu vực phân bố

3.3. Sự hình thành loài 3: quá trình hình thành loài do nhiễm sắc thể

3.4. Cấu trúc lại quá trình tiến hóa; tính thích nghi của thực vật

Chương 4: Quang hợp ở thực vật

4.1. Các mắt xích nhiên liệu của quá trình quang hợp

4.2. Sự thích nghi của quang hợp, biến đổi khí hậu

Phần 2: Sinh học thực vật

Chương 1: Trái đất nguyên thủy và sự phát triển của giới thực vật

1.1. Trái đất nguyên thủy và quá trình tiến hóa hóa học

1.2. Bằng chứng hóa thạch

1.3. Sự sản sinh oxy và hình thành tầng Ozone



1.4. Sự tiến hóa của thực vật trên cạn

Chương 2: Quá trình vận chuyển ở thực vật

2.1. Thế nước ở tế bào thực vật

2.1.1. Vai trò của nước đối với đời sống thực vật

2.1.2. Thế nước

2.1.3. Phương pháp xác định thế nước



2.2. Sự vận chuyển nước trong cơ thể thực vật

2.2.1 Aquaporin – kênh vận chuyển nước trong tế bào

2.2.2. Lực kéo của quá trình thoát hơi nước: Thuyết sức căng

2.2.3. Xylem và sự vận chuyển nước

2.2.4. Bộ máy khí khổng và sự thoát hơi nước

2.3. Sinh lý chịu hạn

2.3.1. Sự biến đổi của hệ lá trong giai đoạn thực vật sinh trưởng và phát triển

2.3.2. Khả năng chịu hạn thông qua sự sinh trưởng của hệ rễ

2.3.3. Giai đoạn sau sinh trưởng



2.4. Phloem và quá trình vận chuyển đường

2.4.1. Phloem – vị trí và cấu trúc

2.4.2. Tành phần và tốc độ

2.1.3. Áp lực vạn chuyển



Chương 3: Hoocmon thực vật và quá trình sinh trưởng/phát triển

3.1. Auxin – tín hiệu của quá trình sinh trưởng

3.1.1. Lịch sử phát hiện

3.1.2. Cấu trúc hóa học

3.1.3. Tác dụng sinh lý



3.2. Phytochrome và sự hình thành hoa

3.2.1. Sự hình thành hoa được kích thích bởi quang chu kỳ

3.2.2. Vị trí và chất tiếp nhận quang chu kỳ (phytochrome)

3.2.3. Cấu tạo của hoa

3.2.4. Sự hình thành giao tử đực và giao tử cái

3.3. Auxin và quá trình phát triển của quả

3.3.1. Sự thụ phấn và thụ tinh

3.3.2. Sự phát triển của quả

3.3.3. Sự phát triển của quả không hạt



3.4. Ethylene và quá trình chín quả

3.4.1. Ethylene trong quá trình quả chín

3.4.2. Phân loại quả theo hô hấp đột phát

3.4.3. Các tác dụng sinh lý khác của Ethylene



3.5. Thực hành

Bài 1: Sự kéo dài tế bào và chuẩn bị môi trường nuôi cấy in vitro

Bài 2: Kích thích tạo chồi và ra rễ của cytokinin và auxin

Bài 3: Kiểm tra mẫu nhiễm và đánh giá tác dụng sinh lý của các chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm cytokinin và auxin



Chương 4: Khả năng tự bảo vệ của thực vật

4.1. Bảo vệ bởi các hợp chất tự nhiên trong cơ thể

4.1.1. Tannin

4.1.2. Alkoloid

4.1.3. Tinh dầu



4.2. Đáp ứng bảo vệ

3.2.1. Con đường tín hiệu

3.2.2. Bảo vệ tại vị trí lây nhiễm

3.2.3. Bảo vệ thông qua hệ thống

3.2.4. Bảo vệ bởi sự tương tác với các cá thể bên cạnh

Phần 3: Sinh lý học động vật

Chương 1: Hệ hô hấp

1.1. Cân bằng nội môi

1.2. Thông khí phổi

1.2.1. Cấu tạo hệ hô hấp

1.2.2. Lực thong khí phổi

1.3. Trao đổi khí

1.3.1. Tuần hoàn phổi

1.3.2. Khuêch tán khí

1.3.3. Trao đổi oxy và carbonic

1.3.4. Sự vận chuyển các khí trong máu

1.3.4.1. Sự vận chuyển oxy trong máu

1.3.4.2. Sự vận chuyển CO2 trong máu

1.3.5. Điều hòa hô hấp

Chương 2: Hệ tuần hoàn

2.1. Chức năng của tim

2.1.1. Khái quát về hệ tim mạch

2.1.2. Giải phẫu tim

2.1.3. Hệ thống dẫn truyền của tim

2.2. Chu kỳ tim

2.2.1 Các pha trong chu kỳ tim

2.2.2. áp lực tâm nhĩ và tâm thất

2.2.3. Thể tích tâm thất

2.2.4. Lưu lượng tim

2.3. Khái quát về hệ mạch

2.4. Động mạch

2.4.1. áp lực máu động mạch

2.4.2. Tiểu động mạch

2.5. Mao mạch và tĩnh mạch

2.5.1. Cấu tạo mao mạch

2.5.2. Điều hòa lượng máu qua giường mao mạch

2.5.3. Cấu tạo và chức năng của tĩnh mạch

2.6. Luyện tập

Chương 3. Sinh lý thận

3.1. Các chức năng của hệ thống tiết niệu

3.1.1. Các sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất

3.1.2. Thận và sự cân bằng nội môi

3.2. Cấu trúc của hệ thống tiết niệu

3.2. 1. Cấu trúc đại thể của thận

3.2.2. Cấu trúc vi thể của thận

3.3. Sự hình thành và bài xuất nước tiểu

3.3.1. Quá trình lọc máu ở cầu thận

3.3.2. Quá trình tái hấp thu và bài tiết ở các ống thận

3.3.3. Điều hòa tốc độ lọc cầu thận

3.4. Hệ bài tiết với cân bằng nước, muối khoáng và axit- bazơ



Thực hành trong Sinh lý động vật:

Bài 1: Giới thiệu về phương pháp thống kê sinh học, được ứng dụng trực tiếp trong các bài thực hành

Bài 2: Sinh lý hô hấp: Xác định các thể tích khí hô hấp và giá trị PEF trong một số điều kiện nhất định

Bài 3: Sinh lý tuần hoàn: Những ảnh hưởng của một số yếu tố lên hoạt động của tim mạch



Bài 4: Giải phẫu chuột

46. DI TRUYỀN HỌC ĐẠI CƯƠNG (General Genetics)

  1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3402

  2. Số tín chỉ: 03

  3. Môn học tiên quyết

Sinh học tế bào (BIO2401), Hóa sinh học (BIO2400)

  1. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh.

  2. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác)

  • PGS.TS. Đinh Đoàn Long, Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0912150799, E-mail: longdd_ksh@vnu.vn

  • TS. Nguyễn Thị Hồng Vân, Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN

Điện thoại: 09126727679, E-mail: nguyenthihongvan@hus.edu.vn

  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

  • Hiểu được các nguyên lý di truyền cơ bản như các quy luật di truyền học Menđen và Menđen mở rộng, lập bản đồ di truyền, các nguyên lý cơ bản của di truyền phân tử, di truyền học tế bào, di truyền học quần thể.

  • Áp dụng được các nguyên lý cơ bản của di truyền học để giải quyết các bài toán và các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống liên quan đến sinh học nói chung và di truyền học nói riêng.

  • Nắm vững nguyên lý của các phương pháp nghiên cứu di truyền học hiện đại, trong đó có di truyền học phân tử và tế bào để khi ra trường có thể nhanh chóng tiếp cận với các kỹ thuật mới và chủ động sáng tạo hoàn thành các công việc chuyên môn được giao.

6.2. Kỹ năng

  • Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

  • Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi;

  • Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

  • Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

  • Rèn luyện tính kiên trì trong công việc;

  • Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình

  • Có khả năng đọc, hiểu và biết cách khai thác những vấn đề/ thông tin/ tư liệu liên quan đến sự phát triển của Di truyền học ở các cấp độ phân tử, tế bào, cơ thể và quần thể.

  • Có khả năng áp dụng một số phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phòng thí nghiệm cơ bản của Di truyền học phân tử, Di truyền học tế bào và Di truyền học quần thể trong phân tích các hệ thống sinh học ở cấp độ tế bào và cơ thể.

  • Có thể vận dụng những kiến thức về sinh học tế bào và cơ thể để giải quyết một số bài toán cụ thể trong thực tiễn thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, y-sinh-dược, công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và bảo vệ môi trường.

6.3. Thái độ

  • Có ý thức nghiên cứu khoa học trung thực, nghiêm túc, khách quan, tư duy logic trong vận dụng các khái niệm của di truyền học vào các lĩnh vực khác nhau của thực tiễn đời sống xã hội;

  • Nhận thức rõ vai trò của các nguyên lý di truyền học trong bối cảnh phát triển chung của sinh học hiện đại và ứng dụng của chúng trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, y-dược học và bảo vệ môi trường;

  • Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học trong việc giải quyết các bài toán hoặc vấn đề cụ thể của thực tiễn đời sống.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá

    1. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:Đánh giá ý thức học tập và kiến thức sinh viên thông qua các buổi thảo luận trên lớp.

  • Lưu ý: Sinh viên phải hoàn thành các bài tập và báo cáo thực hành mới được tham dự và tính điểm kiểm tra lý thuyết nêu ở mục 7.2 dưới đây.

    1. Kiểm tra, đánh giá định kỳ:

7.2.1. Bài kiểm tra giữa kỳ lần 1

  • Nội dung: Các nguyên lý di truyền học Menđen; Xác suất thống kê, Phép thử 2; Di truyền học Menđen mở rộng; Nguyên phân, giảm phân; Di truyền liên kết giới tính; Liên kết gen và trao đổi chéo.

  • Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm (30 câu hỏi, 50 phút)

  • Tiêu chí đánh giá:

  • Nhớ và hiểu các khái niệm 3 đ

  • Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 4 đ

  • Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

  • Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,2 (20%)

7.2.2. Bài kiểm tra giữa kỳ lần 2

  • Nội dung: Tái bản và sửa chữa ADN; Cấu trúc và chức năng gen; Biểu hiện chức năng gen: phiên mã và dịch mã di truyền; Nhiễm sắc thể và các yếu tố di truyền vận động; Di truyền học vi khuẩn và virut; Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ.

  • Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm (30 câu hỏi, 50 phút)

  • Tiêu chí đánh giá:

  • Nhớ và hiểu các khái niệm 2 đ

  • Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 5 đ

  • Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

  • Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,3 (30%)

    1. Thi hết môn:

  • Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học sau khi sinh viên kết thúc khóa học.

  • Nội dung: Toàn bộ các nội dung được học của môn học

  • Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm (50 câu hỏi, 90 phút)

  • Tiêu chí đánh giá:

  • Nhớ và hiểu các khái niệm 2 đ

  • Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 3 đ

  • Khả năng tổng hợp các nguyên lý để giải quyết các vấn đề thực tế 2 đ

  • Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

  • Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,5 (50%)

  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản)

8.1. Giáo trình bắt buộc

Hartwell LH et al. Genetics: From genes to genomes (4th Ed.). McGrawHill, 2011.



8.2. Giáo trình tham khảo

  • Lê Duy Thành, Tạ Toàn, Đỗ Lê Thăng, Đinh Đoàn Long. Di truyền học. NXB KHKT, 2007.

  • Đỗ Lê Thăng, Đinh Đoàn Long. Chú giải di truyền học. NXB Giáo dục. 2007.

  • Đỗ Lê Thăng. Thực tập Di truyền học. ĐH KHTN, ĐH QGHN, Hà Nội. 2000.

  • Đỗ Lê Thăng, Hoàng Thị Hoà, Nguyễn Thị Hồng Vân. Chọn lọc và hướng dẫn giải bài tập di truyền học. NXB Giáo dục. 2007.

  • Peter J. Russel. Fundamentals of Genetics. Addison Wesley Longman Inc. 2000.

  • Đinh Đoàn Long, Đỗ Lê Thăng. Cơ sở Di truyền học phân tử và tế bào. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

  1. Tóm tắt nội dung môn học

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Di truyền học cơ sở, bao gồm các nguyên lý di truyền học Menđen và di truyền học Menđen mở rộng, lập bản đồ di truyền, áp dụng các nguyên lý di truyền học để phân tích các đối tượng khác nhau như virus, vi khuẩn, vi nấm, di truyền ngoài nhân, di truyền học quần thể; di truyền học phân tử, bao gồm cấu tạo và chức năng của ADN, ARN, các quá trình di truyền ở cấp phân tử như mã di truyền, sao mã (tái bản), phiên mã, dịch mã, sinh tổng hợp protein và các kỹ thuật cơ bản để nghiên cứu di truyền học phân tử. Ngoài ra, môn học còn cung cấp cho sinh viên thông tin về những hướng ứng dụng cơ bản của di truyền học, đặc biệt là kỹ thuật di truyền trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay, ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội (nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, y-dược học, bảo vệ môi trường, v.v…).

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…)

Các chủ đề sau được đề cập trong môn học:

  1. Các nguyên lý di truyền học Menđen, Xác suất thống kê, Phép thử 2

  2. Di truyền học Menđen mở rộng

  3. Nguyên phân, giảm phân, di truyền liên kết giới tính

  4. Liên kết gen và trao đổi chéo

  5. Tái bản và sửa chữa ADN

  6. Phân tích cấu trúc và chức năng gen

  7. Biểu hiện chức năng gen: phiên mã và dịch mã di truyền

  8. Nhiễm sắc thể và các yếu tố di truyền vận động

  9. Di truyền học vi khuẩn và virut

  10. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ

  11. ADN tái tổ hợp và kỹ thuật di truyền trong nghiên cứu các hệ gen

  12. Hệ gen học và phân tích kiểu gen

  13. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực

  14. Di truyền học ung thư

47. THỰC VẬT HỌC (Botany)

  1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3403

  2. Số tín chỉ: 4

  3. Môn học tiên quyết:

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Anh

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

  • PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN.

  • TS. Nguyễn Thùy Liên, Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN.

  • ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN.

  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

    1. Kiến thức

    • Nắm được các hệ thống phân loại thực vật có ảnh hưởng lớn trên thế giới; Nắm được nguồn gốc và đặc điểm chính của các đơn vị phân loại. (Mức 1)

    • Hiểu được các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến cấu tạo tế bào, mô, cơ quan và cơ thể thực vật và nấm. Nắm được đặc điểm tổng quát của từng bậc phân loại. Trên cơ sở đó áp dụng vào từng nhóm đối tượng cụ thể. (Mức 2)

    • Đánh giá được các đặc điểm tiến hóa của từng taxon. (Mức 3)

    1. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

    • Nắm vững các đặc điểm hình thái, giải phẫu và tiến hóa của thực vật và nấm (Mức 2)

    • Trên cơ sở những kiến thức của môn học, sinh viên có thể hiểu được cơ sở khoa học của các hệ thống phân loại thực vật khác nhau và đánh giá mức độ tiến hóa của chúng. (Mức 3)

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Áp dụng các kiến thức về thực vật, đánh giá khả năng sử dụng thực vật vào thực tiễn cuộc sống

    1. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Có khả năng nhận diện được một số loài thực vật cơ bản; những loài có giá trị kinh tế cũng như các loài có nguy cơ bị tiêu diệt; xác định được vị trí của nó trong hệ thống phân loại thực vật, đề ra biện pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thực vật (Mức 4).

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra giữa kỳ:

  • Thời gian: sau tuần thứ 7

  • Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận.

  • Hệ số điểm: 20%

Kiểm tra cuối kỳ:

  • Thời gian: sau tuần thứ 14

  • Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận hoặc vấn đáp.

  • Hệ số điểm: 50%

Điểm thường xuyên:

  • Điểm trung bình chung của các bài thực hành.

  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

  • Nguyễn Bá (2007). Giáo trình Thực vật học, Nxb Giáo dục.

  • Nguyễn Bá (2007). Hình thái học thực vật, Nxb Giáo dục.

  • Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy (2004). Hệ thống học thực vật, Nxb ĐHQG Hà Nội.

  • Trần Ninh, Nguyễn Thị Minh Lan (2005). Thực tập hệ thống thực vật, Nxb ĐHQG Hà Nội.

  • James D. Mauseth (2009). Botany introduction to Plant Biology, Fourth edition, Jones and Bartlett Publishers.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Giới thiệu chung về môn học, các quan điểm về thực vật. Đặc điểm hình thái giải phẫu giới thiệu cấu tạo, chức năng của mô (mô phân sinh, mô bì, mô cơ bản, xylem và phloem); các cơ quan dinh dưỡng (thân, lá và rễ); cơ quan sinh sản (hoa, quả và hạt). Đặc điểm hình thái, cấu tạo các cơ quan dinh dưỡng của giới Nấm (Nấm nhầy, nấm thật, nấm noãn, nấm tiếp hợp, nấm túi và nấm đảm); giới Thực vật: thực vật bậc thấp các ngành tảo (tảo Đỏ, tảo Nâu, tảo Sillic, tảo Lục và các ngành khác); thực vật bậc cao (ngành Dương xỉ trần, ngành Rêu, ngành Thông đất, ngành Cỏ tháp bút, ngành Dương xỉ, ngành hạt Trần, ngành hạt Kín). Đặc điểm sinh sản, nguồn gốc phát sinh và các đặc điểm tiến hóa, thích nghi môi trường sống. Tính đa dạng được thể hiện qua hệ thống phân loại với đặc điểm ở mức độ phân loại tới ngành, lớp hoặc bộ cho mỗi ngành của giới Nấm và Thực vật. Tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn của Nấm, Thực vật với điều kiện tự nhiên và đời sống con người.
Introduction of the subject, the views of flora. Morphological characteristics of tissues (meristem, tissue, tissue basic, xylem and phloem), nutritional organs (stems, leaves and roots), reproductive organs (flowers, fruits and nuts). Morphological characteristics and structure of Kingdom Fungi (slime mold, zygote fungi, sac fungi, mushrooms…) and Kingdom plantae: lower plants (red algae , brown algae, diatom, green algae and other divisions), higher plants (Ferns, Mosses, conifers, angiosperm…). Reproductive characteristics and the adaptation of plants. This diversity is expressed through classification systems. Importance and practical significance of fungi and plants to natural and human life.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Каталог: userfiles
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
userfiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
userfiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
userfiles -> BỘ XÂy dựNG
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
userfiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
userfiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

tải về 4.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương