TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên chưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: sinh họC ĐẠt chuẩn quốc tế Mà SỐ: 52420101 Hà Nội, 2012


Chương 1.Sinh hỌc bẢo tỒn và đa dẠng sinh hỌc



tải về 4.23 Mb.
trang9/25
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích4.23 Mb.
#3310
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   25

Chương 1.Sinh hỌc bẢo tỒn và đa dẠng sinh hỌc


1.1. Các phương pháp bảo tồn đa ngành

1.2. Khái niệm sinh học bảo tồn

1.3. Giới thiệu về sinh học bảo tồn

1.4. Đa dạng sinh học

1.5. Sự phân bố của đa dạng sinh học

1.6. Sự thuyệt chủng và kinh tế

1.7. Những giá trị kinh tế trực tiếp

1.8. Những giá trị kinh tế gián tiếp

1.9. Kinh tế sinh thái và bảo tồn tự nhiên

1.10. Những khía cạnh mang tính đạo đức



Chương 2. NhỮng mỐi đe dỌA đỐi vỚi đa dẠng sinh hỌc

2.1. Tốc độ tuyệt chủng

2.2. Nguyên nhân của sự tuyệt chủng

2.3. Sự phá huỷ những nơi cư trú

2.4. Tác động biên

2.5. Nơi cư trú bị phá huỷ và ô nhiễm

2.6. Khai thác quá mức

2.7. Sự du nhập của các loài ngoại lai

2.8. Sự lây lan của các bệnh dịch

2.9. Sự dễ bị tuyệt chủng



Chương 3. BẢo tỒn Ở cẤp quẦn thỂ và loài

3.1. Những bất cập của các quần thể nhỏ

3.2. Biến động số lượng cá thể trong quần thể

3.3. Sự biến đổi môi trường và các thiên tai

3.4. Quan trắc các quần thể

3.5. Phân tích khả năng tồn tại của quần thể

3.6. Quan trắc dài hạn các loài và hệ sinh thái

3.7. Sự hình thành tái lập các quần thể mới

3.8. Tái lập mới các quần thể thực vật

3.9. Các chương trình tái lập quần thể và pháp luật

3.10. Chiến lược bảo tồn chuyển vị

3.11. Các cấp độ bảo tồn loài

3.12. Bảo tồn các nguồn gen

3.13. Bảo tồn loài bằng pháp chế



Chương 4. BẢo tỒn Ở cẤp quẦn xã

4.1. Các khu bảo tồn

4.2. Thiết kế các khu bảo tồn

4.3. Quản lý các khu bảo tồn

4.4. Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn

4.5. Sinh thái học phục hồi

4.6. Phục hồi những quần thể bị nguy cấp và các hệ sinh thái bị gây hại

Chương 5. BẢo tỒn và phát triỂn bỀn vỮng

5.1. Phát triển bền vững

5.2. Hoạt động của chính phủ

5.3. Các xã hội truyền thống và sự đa dạng sinh học

5.4. Những lỗ lực quốc tế trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững

Chương 6. BẢo tỒn đa dẠng sinh hỌc Ở ViỆt Nam

6.1. Tình trạng hiện nay về đa dạng sinh học ở Việt Nam

6.2. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

42. SINH HỌC BIỂN (Marine Biology)


  1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2415

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết: Cơ sở sinh thái học (BIO3406)

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Nguyễn Xuân Huấn, PGS.TS, Bộ môn Động vật có xương sống, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.

Nguyễn Thành Nam, ThS, Bộ môn Động vật có xương sống, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.



  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

  • Hiểu được các khái niệm cơ bản về biển và đại dương cũng như những đặc tính thủy lý hóa của nước biển và đại dương; hiểu được các đặc tính của nước thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của thế giới sinh vật.

  • Biết được nguồn gốc và sự tiến hóa của sinh vật biển, các dạng sống và sự đa dạng của thế giới sinh vật biển cũng như mối quan hệ giữa chúng.

  • Nắm vững kiến thức về cá các đặc điểm sinh học, sinh thái của các nhóm sinh vật chính cũng như đặc điểm của một số hệ sinh thái biển đặc thù để có thể phân tích, đánh giá và áp dụng trong các hoàn cảnh thực tế.

  • Nắm vững và phân tích được các mối quan hệ giữa con người với biển và đại dương, các vấn đề về khai thác và bảo vệ nguồn lợi để có thể áp dụng, thực hành trong thực tế.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Phát triển thái độ làm việc tích cực, kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm thông qua các bài tập về nhà được giao trên lớp theo nhóm.

  • Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích kết quả thực hiện.

  • Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi cũng như khả năng làm việc độc lập để tiếp cận và nắm vững kiến thức môn học.

  • Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá.

  • Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng.

  • Rèn luyện tính kiên trì trong công việc.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên lớp, làm bài tập cá nhân, bài tập nhóm, thuyết trình, từ các kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp, sinh viên được khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng làm việc nhóm (hình thành nhóm, vận hành, phát triển nhóm; lãnh đạo nhóm; làm việc trong các nhóm khác nhau); giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao tiếp; kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình);

  • Nhận thức rõ tầm quan trọng của các kiến thức môn học Sinh học biển, đặc biệt là những kiến thức và phân tích về vài trò và mối quan hệ giữa con người với biển và đại dương đối với quốc gia ven biển như Việt Nam để có những hành động thích hợp trong thực tế.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học và phát triển để áp dụng trong bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi sinh vật, hệ sinh thái biển nói riêng cũng như đa dạng sinh học và môi trường nói chung; đồng thời vận dụng các kiến thức để có thể phát triển kinh tế biển.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

+ Kiểm tra giữa kỳ:

Thời gian: sau tuần thứ 7

Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm.

Hệ số điểm: 20%

+ Kiểm tra cuối kỳ:

Thời gian: sau tuần thứ 14

Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, kết hợp hoặc vấn đáp.

Hệ số điểm: 60%

+ Điểm thường xuyên:

Điểm trung bình chung của các bài tập về nhà, bài tập trên lớp, thảo luận, seminar trên lớp.

Hệ số điểm: 20%


  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

  • Vũ Trung Tạng (2005). Sinh học và Sinh thái học biển. NXB. ĐHQGHN.

  • Peter Catro and Michael E. Huber (2008). Marine Biology, 7th edition. McGraw-Hill, New York, USA.

  • Jeffrey S. Levinton (2009). Marine Biology, 3rdedition. Oxford Uiversity Press.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học “Sinh học biển” cung cấp các kiến thức tổng hợp về các đặc điểm thủy lý hóa của biển và đại dương. Nội dung môn học chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu sự đa dạng của các dạng sống ở biển: chúng gồm những dạng gì, chúng hoạt động như thế nào, và bằng phương thức gì chúng liên hệ với nhau và liên hệ với môi trường sống của chúng. Môn học này cũng giới thiệu và bàn luận về mối quan hệ giữa con người và biển: nguồn lợi từ biển cả, tác động của con người lên môi trường biển, đại dương và sự quan tâm của con người. Từ những kiến thu được, môn học giúp sinh viên có được các giải pháp cơ bản để bảo vệ môi trường biển, nguồn lợi thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
"Marine Biology" course provides students knowledges about chemical and physical features of seawater and the world ocean; The course is a complete introduction to the biology of marine organisms: who they are, how they work, where they live, and how they interact with each other and with their environment.This course also discuss about the relationship between human and the sea: resources from the sea, the impact of the humans on marine environment, the oceans and human affairs. From these knowledges, the course help students having some typical solutions for protecting marine environment, natural resources, biodiversity conservation and sustainable development.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TIẾN HÓA

CỦA SỰ SỐNG TRONG BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

1.1. Những đặc tính của nước thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của thế giới sinh vật

1.2. Sự ra đời của sự sống và tiến hóa của sinh quyển

1.3. Nguồn gốc và sự tiến hóa của sinh vật biển

1.4. Đa dạng của thế giới sinh vật biển

Chương 2: CÁC DẠNG SỐNG CỦA THỦY SINH VẬT VÀ CƯ DÂN CỦA BIỂN

2.1. Các dạng sống của thủy sinh vật

2.2. Cư dân của biển

Chương 3: PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT BIỂN

3.1. Những quy luật chung về sự phân bố của sinh vật biển

3.2. Các vùng phân bố của sinh vật biển

3.3. Phân vùng địa lý sinh vật của sinh vật biển



Chương 4: DINH DƯỠNG CỦA SINH VẬT BIỂN

4.1. Các dạng dinh dưỡng của sinh vật biển

4.2. Dinh dưỡng của sinh vật biển

4.3. Khả năng khai thác thức ăn của sinh vật biển

4.4. Phổ thức ăn và sự lựa chọn thức ăn của sinh vật biển

4.5. Cường độ dinh dưỡng và sự tiêu hóa thức ăn của sinh vật biển

4.6. Nhịp điệu dinh dưỡng ở sinh vật biển

Chương 5: HÔ HẤP CỦA SINH VẬT BIỂN

5.1. Các dạng hô hấp của sinh vật biển

5.2. Sự thích nghi của sinh vật biển với quá trình trao đổi khí

5.3. Sự vận chuyển oxy và dioxit cacbon trong cơ thể

5.4. Cường độ và hiệu quả hô hấp

5.5. Tính ổn định của sinh vật biển đối với sự thiếu hụt oxy và hiện tượng chết hàng loạt của chúng



Chương 6: SINH SẢN CỦA SINH VẬT BIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU

KIỆN MÔI TRƯỜNG LÊN QUÁ TRÌNH SINH SẢN

6.1. Các dạng sinh sản ở sinh vật biển

6.2. Tuổi và kích thước sinh sản

6.3. Sự phát triển của tuyến sinh dục và các dấu hiệu sinh dục thứ cấp

6.4. Sức sinh sản của thủy sinh vật

6.5. Quá trình sinh sản

6.6. Những thích nghi của sinh vật biển nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sinh sản

Chương 7: SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT BIỂN

7.1. Sự tăng trưởng của cơ thể

7.2. Sự phát triển của cá thể

7.3. Tuổi thọ của sinh vật biển

7.4. Năng lượng cho sự tăng trưởng và phát triển

Chương 8: NĂNG SUẤT SINH HỌC CỦA BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG, VẤN ĐỀ

KHAI THÁC NGUỒN LỢI HẢI SẢN

8.1. Năng suất sơ cấp của biển và đại dương

8.2. Năng suất thứ cấp của biển và đại dương

8.3. Nguồn lợi sinh vật biển và vấn đề khai thác hợp lý nguồn lợi

8.4. Phát triển kinh tế biển và những tác động lên môi trường biển

8.5. Biến đổi môi trường biển và đại dương

8.6. Khai thác quá mức và không hợp lý

8.7. Khai thác hợp lý nguồn lợi



43. NHẬP MÔN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG (Introduction to Environmental Biology)

  1. Mã môn học/chuyên đề:BIO2416

  2. Số tín chỉ: 03

  3. Môn học tiên quyết:

Cơ sở Sinh thái học (BIO3406)

  1. Ngôn ngữ giảng dạy:tiếng Anh

  2. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TS. Lê Thu Hà, Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội

TS. Đoàn Hương Mai, Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội



  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

  • Hiểu các khái niệm, các dạng và nguyên nhân gây ô nhiễm, suy giảm tài nguyên và đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững.

  • Nắm vững kiến thức về các tác hại sinh thái do các dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm chất thải rắn và nguy hại, suy giảm tài nguyên và đa dạng sinh học gây ra. Từ đó tổng hợp, phân tích và đánh giá các tình huống trong thực tế.

  • Nắm vững nguyên tắc của các biện pháp hạn chế và xử lý ô nhiễm. Trên cơ sở đó có thể bố trí thí nghiệm, nghiên cứu để giải quyết một vấn đề về ô nhiễm trong thực tế.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Nắm vững nguyên tắc của các phương pháp đánh giá ô nhiễm môi trường.

  • Xây dựng được quy trình quan trắc và đánh giá các dạng ô nhiễm.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Trên cơ sở những kiến thức của môn học, sinh viên có thể ứng dụng trong công tác bảo vệ môi trường, thiên nhiên của địa phương.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Vận dụng được các kiến thức đã học và số liệu thực tế để đề xuất được các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên và đa dạng sinh học hữu hiệu.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

  • Kiểm tra giữa kỳ:

    • Thời gian: sau tuần thứ 9

    • Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm.

    • Hệ số điểm: 20%

  • Kiểm tra cuối kỳ:

    • Thời gian: sau tuần thứ 15

    • Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận

    • Hệ số điểm: 60%

  • Điểm thường xuyên:

    • Điểm trung bình chung của các bài thảo luận

    • Hệ số điểm: 20%

  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

    1. Giáo trình bắt buộc

  • Bill Freedman, 1999. Environmental Ecology. Academic Press. London.

  • Edward.A.Laws, 2000. Aquatic pollution. Wiley Publishers.

  • Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ, 2004. Kĩ thuật môi trường. NXB Giáo dục

8.2. Tài liệu tham khảo

  • Phan Nguyên Hồng và nnk, 2004. Hỏi đáp về môi trường và sinh thái. NXB Giáo dục Hà Nội.

  • Lê Văn Khoa và nnk, 2001. Khoa học môi trường. NXB Giáo dục Hà Nội.

  • Phạm Bình Quyền (chủ biên), 2002. Đa dạng sinh học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh, 2005. Quản lý chất thải nguy hại. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • Trương Mạnh Tiến, 2005. Quan trắc môi trường. NXB Đại học Quốc gia HN.

  • Mai Đình Yên và nnk, 1997. Con người và Môi trường. NXB Giáo dục HN.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

“Sinh thái học Môi trường” là môn học cung cấp kiến thức về các dạng ô nhiễm chủ yếu hiện nay trên trái đất bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm chất thải rắn và chất thải nguy hại. Bên cạnh đó còn cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, phát triển bền vững. Tác động của các dạng ô nhiễm lên hệ sinh thái, lên sức khỏe của sinh vật và con người. Môn học còn trang bị cho sinh viên các kĩ thuật thu mẫu không khí, mẫu nước; các phương pháp phân tích và xử lý số liệu để đánh giá ô nhiễm dựa vào sự biến đổi của hệ sinh thái. Ngoài ra, môn học còn cung cấp cho sinh viên kiến thức về các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

"Environmental Ecology" course is to provide knowledge of the major forms of pollution, including air pollution, water pollution, solid waste pollution and hazardous waste. It also provides students with the knowledge of natural resources, biodiversity, sustainable development. This course also includes the ecological effects of pollution on the ecosystem and the health of animals and humans. This course provides students with the techniques of air sampling, water samples; the analytical methods and data processing to assess pollution based on the transformation of ecosystems. In addition, this course also gives students knowledge of protection the environment, natural resources, biodiversity conservation and sustainable development.



  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. MỞ đẦu

    1. Các chức năng chủ yếu của môi trường

    2. Các khái niệm về ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, mất đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái

    3. Những thách thức sinh thái môi trường hiện nay trên thế giới và Việt Nam

Chương 2. Ô nhiỄm không khí

2.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí

2.2. Các dạng ô nhiễm không khí

2.3. Các tác hại sinh thái của ô nhiễm không khí

2.4. Các biện pháp hạn chế và xử lý ô nhiễm không khí

2.5. Các phương pháp đánh giá ô nhiễm không khí

Chương 3. Ô nhiỄm nưỚc

3.1. Các nguồn gây ô nhiễm nước

3.2. Các dạng ô nhiễm nước

3.3. Các tác hại sinh thái của ô nhiễm nước

3.4. Các biện pháp hạn chế và xử lý ô nhiễm nước

3.5. Các thông số và phương pháp đánh giá ô nhiễm nước



Каталог: userfiles
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
userfiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
userfiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
userfiles -> BỘ XÂy dựNG
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
userfiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
userfiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

tải về 4.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương