TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên chưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: sinh họC ĐẠt chuẩn quốc tế Mà SỐ: 52420101 Hà Nội, 2012



tải về 4.23 Mb.
trang8/25
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích4.23 Mb.
#3310
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   25

3. Tối ưu hoá thực nghiệm


3.1. Phương pháp thực nghiệm theo đường dốc nhất

3.2. Phương pháp khảo sát mặt mục tiêu

3.3. Phương pháp đơn hình

3.4. Bài toán ví dụ



Chương 8. Phân tích cơ sở dữ liệu

1. Những khái niệm cơ bản

2. Thao tác với cơ sở dữ liệu

2.1. Tạo lập một cơ sở dữ liệu

2.2. Chỉnh và sửa cơ sở dữ liệu

3. Sắp xếp cơ sở dữ liệu

4. Chọn lọc dữ liệu (Data Filter)

4.1. Lọc dữ liệu bằng lệnh Auto Filter

4.2. Lọc dữ liệu bằng Advanced Filter

5. Phân tích dữ liệu bằng kỹ thuật Pivot Table

5.1. Tạo Pivot Table

5.2. Hiệu chỉnh và khai thác Pivot Table

6. Tính tần số các giá trị trong một cơ sở dữ liệu

6.1. Phương pháp dùng hàm Countif trong fx của thanh công cụ



6.2. Phương pháp dùng Tools/ Data analysis/ Histogram để khảo sát hàm phân phối tần số

34. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I (Scientific Research I)

  1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2407

  2. Số tín chỉ: 2

  3. Môn học tiên quyết: Đã kết thức các môn học cơ sở ngành

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt và tiếng Anh

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

PGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa và các giảng viên tham gia giảng dạy chương trình đạt chuẩn quốc tế của Trường ĐHKHNTN

  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức :

  • Hiểu và biết xây dựng được tổng quan về một vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực cần nghiên cứu.

  • Biết cách phân tích, xử lý thông tin khoa học để đặt ra mục tiêu, nội dung và kế hoạch cho một vấn đề cần nghiên cứu

  • Áp dụng các kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản để thực hiện một nghiên cứu dưới dạng điều tra, khảo sát hay đo đạc, chứng minh bằng thực nghiệm.

  • Phân tích, tổng hợp và giải thích được những kết quả nghiên cứu ở mức cơ bản.

  • Khơi dậy khả năng sáng tạo trong chuyên môn.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Hình thành kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và so sánh.

  • Hình thành kỹ năng viết và trình bày một báo cáo khoa học.

  • Nâng cao tính chủ động trong công việc, và lòng yêu mê khám phá, tìm tòi.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Chủ động trong việc đề xuất, thực hiện, phân tích, nhận xét một vấn đề khoa học.

  • Nâng cao tính cẩn thận, chính xác, khách quan trong việc phân tích, nhìn nhận một vấn đề khoa học.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Chủ động áp dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn công tác.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

  • Thường xuyên (20%): thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, sự tham gia của người học vào các bài giảng trên lớp.

  • Giữa kỳ (trắc nghiệm, 20%)

  • Cuối kỳ (thi viết, 60%), việc đánh giá báo cáo qua một hoặc một nhóm chuyên gia với các tiêu chí đánh giá: Nội dung khoa học, mức độ trình bày công trình, mức độ am hiểu công trình thông qua việc trả lời các chất vấn của Hội đồng hoặc chuyên gia phản biện và/hoặc cán bộ hướng dẫn.

  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

  • Campbell N.A., Reece J.B., Urry L.A., Cain M.L., Wasserman S.A., Minorsky P.V., Jackson R.B. (2008) Biology. 8th Edition, Pearsson Benjamin Cummings

  • Phan Tuấn Nghĩa (2012). Hóa sinh học thực nghiệm, NXB Giáo dục

  • Reed R., Holmes D., Weyers J., Jones A. (2007) Practical Skills in biomolecular Sciences. Benjamin Cummings.

  • Sambrook J. & Russel D.W. (2001). Molecular cloning protocols: a laboratory manual. Cold Harbor Spring Laboratory Press.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học giúp sinh viên tham gia vào nghiên cứu khoa học, trong đó sinh viên được cán bộ hướng dẫn giao cho thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học nhỏ để thực hiện trong phòng thí nghiệm hay trên thực địa hoặc kết hợp cả hai loại hình.

Đề tài phải thể hiện sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng mà xinh viên thu nhận được trong quá trình học tập đại học để hình thành nên những kỹ năng mới, đó chính là khả năng vận dụng phân tích, tổng hợp, lên kế hoach, sáng tạo trong việc chuyên môn để hoàn thành tốt đề tài đặt ra. Sau khi triển khai thực hiện, sinh viên cần biết tổng kết, viết và trình bày kết quả đạt được dạng một báo cáo khoa học.



  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu khoa học

    1. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với chương trình đào tạo

    2. Nghiên cứu khoa học trong các phòng thí nghiệm và ngoài thực địa


Chư­ơng 2: Nghiên cứu một vấn đề khoa học như thế nào

2.1. Chọn vấn đề cần nghiên cứu

2.2. Xác định mục tiêu và các sản phẩm dự kiến đạt được.

2.3. Thiết kế nội dung

2.4. Lựac chọn cách tiếp cận và phương pháp

2.5. Chọn nhóm nghiên cứu và lập kế hoạch

2.6. Kiểm tra và đánh đánh giá kết quả thu được.

Chư­ơng 3: Viết và trình bày một báo cáo khoa học

3.1. Viết một báo cáo khoa học

3.2. Trình bày một báo cáo khoa học

3.3. Viết một bài báo khoa học



35. MIỄN DỊCH HỌC (Immunology)

  1. Mã môn học/chuyên đề: BIO 3018

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết:

Vi sinh vật học (BIO2403)

  1. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  2. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác)

  • TS. Nguyễn Quang Huy, Khoa Sinh học, Trường ĐH KHTN

  • TS. Trịnh Tất Cường, Phòng thí nghiệm trọng điểm CN enzym và Protein

  • ThS. Mai Thị Đàm Linh, Khoa Sinh học, Trường ĐH KHTN

  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

  • Hiểu được các khái niệm cơ bản về miễn dịch học như các hệ thống bảo vệ cơ thể, kháng nguyên, kháng thể. Sự tiến hoá về hệ miễn dịch tế bào và phân tử của các loài động vật

  • Nắm vững kiến thức về cơ sở phân tử và tế bào của sự tương tác miễn dịch giữa kháng thể và các thụ thể đối với kháng nguyên và các tác nhân gây bệnh.

  • Nắm vững và phân tích cơ sở phân tử của các bệnh miễn dịch (các dạng bệnh tự miễn, các dạng bệnh quá mẫn và các bệnh đột biến ung thư hệ miễn dịch), Liệu pháp phòng và chữa bệnh miễn dịch, các phương pháp nghiên cứu về miễn dịch phân tử và tế bào

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Phát triển thái độ làm việc tích cực, kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm thông qua các bài tập về nhà được giao trên lớp theo nhóm

  • Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích kết quả thực hiện.

  • Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi cũng như khả năng làm việc độc lập để tiếp cận và nắm vững kiến thức môn học.

  • Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá.

  • Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng.

  • Rèn luyện tính kiên trì trong công việc

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên lớp, làm bài tập cá nhân, bài tập nhóm, thuyết trình, từ các kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp, sinh viên được khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ xã hội như: Khả năng làm việc nhóm (hình thành nhóm, vận hành, phát triển nhóm; lãnh đạo nhóm; làm việc trong các nhóm khác nhau); giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao tiếp; kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình);

  • Nhận thức rõ tầm quan trọng của các kiến thức môn học Miễn dịch học, đặc biệt là những kiến thức và phân tích về các hàng rào miễn dịch trong cơ thể, cơ chế tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể, các bệnh miễn dịch

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

  • Kiểm tra giữa kỳ:

  • Thời gian: sau tuần thứ 7

  • Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm.

  • Hệ số điểm: 20%

  • Kiểm tra cuối kỳ:

  • Thời gian: sau tuần thứ 14

  • Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, kết hợp hoặc vấn đáp.

  • Hệ số điểm: 60%

  • Điểm thường xuyên:

  • Điểm trung bình chung của các bài tập về nhà, bài tập trên lớp, thảo luận, seminar trên lớp.

  • Hệ số điểm: 20%

  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

  • Đỗ Ngọc Liên, 2008. Miễn dịch học cơ sở. NXB ĐHQG Hà Nội.

  • Kindt, Goldsby, Osborne, 2007. Kuby Immunology 6th, W. H. Freeman and Company

  • Charles A. Janeway, Paul Travers, Mark Walport, Mark Shlomchik, 2005. Immunobiology, Garland Science Publishing

  1. Tóm tắt nội dung môn học (tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học miễn dịch học cung cấp các kiến thức tổng hợp về cơ sở tế bào học của hệ thống thể dịch của miễn dịch tự nhiên và tiếp thu của người và động vật bậc cao. Các cơ chế tế bào và phần tử của sự tương tác miễn dịch, các biện pháp dự phòng và chữa bệnh miễn dịch. Nội dung môn học chủ yếu tập trung vào cấu trúc của kháng nguyên, kháng thể cũng như sự đáp ứng miễn dịch, dung nạp miễn dịch và cơ chế một số bệnh tự miễn. Môn học này cũng giới thiệu về một số bệnh miễn dịch cũng như các phương pháp nghiên cứu trong miễn dịch. Từ những kiến thu được, môn học giúp sinh viên có được các hiểu biết về hệ miễn dịch trong cơ thể của chính mình. Cách phòng và chữa bệnh bằng liệu pháp miễn dịch và miễn dịch cấy ghép.
This course providing general knowledge on the basis of the cytology of the system can translate natural immunity and absorb the higher animals and humans. The mechanism and cellular elements of immune interactions, the measures of prevention and treatment of immune diseases. Course content focuses on the structure of antigens, antibodies and the immune response, immune tolerance and mechanism of some autoimmune diseases. This course provides an introduction to a number of immune diseases as well as research methods in immunity. From these strong earnings, subjects help students acquire the knowledge of the immune system in his own body. The prevention and treatment with immunotherapy and transplantation immunity.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. HỆ miỄn dỊch tỰ nhiên và hỆ miỄn dỊch tiẾp thu

1.1. Sự phát triển của các tế bào và thể dịch của hệ miễn dịch tự nhiên.

1.2. Sự phát triển tế bào và thể dịch của hệ miễn dịch tiếp thu.

1.3. Các cơ quan miễn trung ương và ngoại vi của hệ miễn dịch: cấu trúc và


chức năng.

1.4. Cơ chế đáp ứng miễn dịch tế bào của hệ miễn dịch bẩm sinh.



Chương 2. Kháng nguyên và các tác nhân gây bỆnh

2.1. Bản chất hoá học của kháng nguyên.

2.2. Các dạng kháng nguyên gây bệnh: kháng nguyên vi khuẩn, kháng nguyên
virut và các dạng khác.

2.3. Epitop, hapten, protein mang và immunogen.

2.4. Vaccin, tiêm chủng và gây miễn dịch chủ động.

2.5. Kháng nguyên tái tổ hợp và dự phòng miễn dịch.



Chương 3. Kháng thỂ: cẤu trúc chỨc năng và di truyỀn hỌc

3.1. Đặc điểm chung về cấu tạo và chức năng của kháng thể.

3.2. Di truyền học và tính đa dạng kháng thể.

3.3. Kháng thể đơn dòng, kháng thể đa dòng và kháng thể tái tổ hợp.

3.4. Sản xuất kháng thể trong cơ thể sống và trong công nghệ sinh học.

Chương 4. PhẢn Ứng kháng nguyên – kháng thỂ và các phương pháp nghiên cỨu miỄn dỊch

4.1. Đặc tính các phản ứng kháng nguyên – kháng thể.

4.2. Các phương pháp nghiên cứu miễn dịch.

Chương 5. Các thỤ thỂ và các cỤm biỆt hoá kháng nguyên

5.1. Cấu trúc và chức năng thụ thể BCR.

5.2. Cấu trúc và chức năng thụ thể TCR.

5.3. Cấu trúc và chức năng một số cụm biệt hoá CD.



Chương 6. PhỨc hỆ phù hỢp tỔ chỨc chỦ yẾu (MHC)

6.1. Cấu trúc và chức năng của MHC

6.2. Di truyền học và đa dạng của MHC.

6.3. Biểu hiện bệnh lý của MHC.



Chương 7. HỆ thỐng bỔ thỂ

7.1. Các thành phần bổ thể và sự biến đổi giữa chúng.

7.2. Các con đường hoạt hoá bổ thể.

7.3. Hiệu quả hoạt hoá bổ thể trong đáp ứng miễn dịch.



Chương 8. HỢp tác trong đáp Ứng miỄn dỊch tẾ bào và thỂ dỊch

8.1. Hợp tác tế bào và trình diện kháng nguyên giữa tế bào APC và tế bào T.

8.2. Hợp tác tế bào B và T trong đáp ứng miễn dịch.

8.3. Hợp tác tế bào tế bào T và sự lựa chọn dòng.



Chương 9. Dung nẠp miỄn dỊch và bỆnh tỰ miỄn

9.1. Các cơ chế dung nạp miễn dịch.

9.2. Sự phá vỡ dung nạp và bệnh tự miễn.

9.3. Sự điều hoà miễn dịch, vai trò của cytokin trong dung nạp miễn dịch.

9.4. Vai trò của HLA trong bệnh tự miễn dịch.

9.5. Một số cơ chế sự tổn thương miễn dịch trong bệnh tự miễn.



Chương 10. Các phẢn Ứng quá mẪn và bỆnh dỊ Ứng

10.1. Quá mẫn typ 1 cơ chế bệnh.

10.2. Quá mẫn typ 2,3 cơ chế bệnh.

10.3. Quá mẫn typ 4 cơ chế bệnh.

10.4. Một số bệnh dị ứng, biện pháp và dự phòng.

Chương 12. Các bỆnh thiẾu hỤt miỄn dỊch bẨm sinh và tiẾp thu

12.1. Các bệnh thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh.

12.2. Các bệnh thiếu hụt miễn dịch tiếp thu.

12.3. Các phương pháp tế bào học và sinh học phân tử trong chữa bệnh thiếu hụt miễn dịch



Chương 13. MiỄn dỊch trong cẤy ghép

13.1. Phân loại các dạng cấy ghép và đặc tính miễn dịch.

13.2. Cơ chế thải bỏ mảnh ghép.

13.3. Liệu pháp kìm hãm miễn dịch trong cấy ghép.

13.4. Các biến chứng trong cấy ghép dị gen.

Chương 14. DỰ phòng và biỆn pháp miỄn dỊch

14.1. Dự phòng miễn dịch và tiêm chủng

14.2. Các biện pháp miễn dịch chữa bệnh.

Chương 15. SỰ tiẾn hoá miỄn dỊch cỦa các loài đỘng vẬt

15.1. Hệ thống miễn dịch tế bào và thế dịch của động vật không xương sống

15.2. Hệ thống miễn dịch tế bào và thể dịch của động vật có xương sống

15.3. Hệ thống miễn dịch tế bào và thể dịch của động vật có vú



36. NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC (Introduction to Biotechnology)

  1. Mã môn học: BIO2409

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phân tử (BIO2402)

  1. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

  2. Giảng viên:

  • TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, Điện thoại: 0983010703, E-mail: nguyenlaithanh@hus.edu.vn

  • PGS.TS. GVC: Võ Thị Thương Lan, Điện thoại: 0988551068, E-mail: vothithuonglan@hus.edu.vn

  • TS.GV. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, Điện thoại:0947440249, E-mail: hoangthimynhung@hus.edu.vn

  • ThS.GV: Bùi Việt Anh, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, Điện thoại:0904342423, E-mail: buivietanh@hus.edu.vn

  1. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra)

6.1. Về kiến thức

  • Hiểu được lịch sử phát triển của công nghệ sinh học. Phân biệt được công nghệ sinh học kinh điển và công nghệ sinh học hiện đại

  • Phân biệt các lĩnh vực cơ bản của công nghệ sinh học phục vụ trong nông nghiệp, y dược, công nghiệp, xử lý môi trường.

  • Hiểu được các nguyên tắc cơ bản để tạo sinh vật chuyển gen, tế bào chuyển gen trong từng lĩnh vực của công nghệ sinh học.

  • Hiểu được các kỹ thuật di truyền phân tử, sinh học phân tử (chọn lọc, phân lập, tách chiết, tinh sạch) để tạo nên các sản phẩm của công nghệ đỏ.

  • Hiểu được các kỹ thuật di truyền phân tử, sinh học phân tử (lai, chỉ thị phân tử, vector chuyển gen ở thực vật) tạo tế bào chuyển gen, cây chuyển gen của công nghệ xanh.

  • Hiểu được các kỹ thuật vi sinh phân tử, sinh học phân tử (đột biến, chọn lọc, các điều kiện môi trường) tạo các vi sinh vật chuyển gen của công nghệ xám và trắng.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Thực hiện được thí nghiệm với vector nhân dòng, vector biểu hiện, vector chuyển gen.

  • Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản biến nạp, chuyển nhiễm

  • Thao tác thành thạo kỹ thuật điện di, nhuộm chụp ảnh, chọn lọc, phân tích các dòng tái tổ hợp, các tế bào chuyển gen.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

  • Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

  • Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

  • Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

  • Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Áp dụng kiến thức di truyền phân tử, sinh học phân tử để hiểu các qui trình cơ bản của bốn lĩnh vực cơ bản của công nghệ sinh học.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá: kiểm tra hàng tuần, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc môn học.

  2. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên sách, năm xuất bản):

8.1. Giáo trình bắt buộc:

  • Thieman et al.,(2008). Introduction to Biotechnology (2nd Edition).

  • Renneberg and Demain (2007). Biotechnology for Beginners.

  • Phạm Thành Hổ (2006),Nhập môn Công nghệ Sinh học. NXB KH&KT.

8.2. Tài liệu tham khảo:

  • Glick B, R. and Pasternak J, J. (2003). Molecular Biotechnology – Principles and Applications of Recombinant DNA. 3ndPress. Washington.

  • Nguyễn Như Hiền (2008). Công nghệ tế bào. NXB GD.

  1. Tóm tắt nội dung môn học:

Giới thiệu lịch sử và xu hướng phát triển, những khái niệm cơ bản và các lĩnh vực của Công nghệ Sinh học bao gồm công nghệ đỏ, công nghệ xanh, công nghệ xám và công nghệ trắng liên quan chặt chẽ đến sinh học phân tử của các chuyên ngành vi sinh vật, hóa sinh, tế bào và kỹ nghệ gen. Cung cấp cho sinh viên những thông tin cập nhật về ứng dụng của Công nghệ Sinh học phục vụ đời sống con người. Đây là những kiến thức cơ bản của những môn như vi sinh vật, hóa sinh, sinh học phân tử, sinh học tế bào và mô phôi được đưa vào ứng dụng thực tế.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…)


Chương 1: Những khái niệm về công nghệ Sinh học


1.1. Định nghĩa Công nghệ Sinh học

1.2. Lịch sử phát triển của Công nghệ Sinh học.

1.3. Các lĩnh vực Công nghệ Sinh học.

1.4. Công nghệ sinh học đỏ ứng dụng trong Y Dược

1.5. Công nghệ sinh học xanh ứng dụng trong Nông nghiệp

1.6. Phương hướng và triển vọng của Công nghệ Sinh học trong tương lai



Chương 2: Công nghệ gen

5.1. Một số kỹ thuật thông dụng để thiết kế phân tử ADN tái tổ hợp. Một số enzym đặc biệt dùng trong ADN tái tổ hợp (zinc finger nuclease, homing endonuclease, site-specific recombinases)

5.2. Thiết kế phân tử ADN tái tổ hợp có khả năng biểu hiện trong các tế bào chủ nhân sơ, nhân chuẩn. Các hệ vector chuyển gen, vector biểu hiện.

5.3. Biến nạp, chuyển nạp vector biểu hiện vào các tế bào, vật chủ thích hợp.

5.4. Biểu hiện protein tái tổ hợp trong thực khuẩn thể (Phage display)

5.5. Biểu hiện protein tái tổ hợp trong nấm men. Hệ thống lai kép (two hybrid system)


Chương 3: Công nghệ sinh học trong Y Dược


3.1. Một số kỹ thuật phục vụ xét nghiệm chẩn đoán, tiên lượng bệnh (bệnh truyền nhiễm, bệnh di truyền do đột biến gen, bệnh ung thư, điều trị đích): nested PCR, multiplex PCR, gap PCR, RT-PCR, ACSM-PCR, dot bot, reverse dot blot,...

3.2. Sàng lọc và phát triển thuốc. Nghiên cứu cơ bản và thử nghiệm lâm sàng

3.3. Biểu hiện thụ thể tái tổ hợp

3.4. Sản xuất protein có hoạt tính sinh học bằng con đường ADN tái tổ hợp.

3.5. Hệ vector virus sử dụng chuyển gen trong liệu phép gen

Chương 4: Công nghệ sinh học trong Nông nghiệp

4.1. Lai tạo truyền thống kết hợp với các chỉ thị phân tử ADN

4.2. Sử dụng các chỉ thị phân tử trong chọn giống, phân lập gen qui định tính trạng mong muốn

4.3. Vector chuyển gen T-DNA. Thiết kế vector mang gen chuyển, gen chỉ thị

4.4. Các phương pháp chuyển gen thực vật. Cây chuyển gen.

Chương 5: Công nghệ sinh học trong công nghiệp và môi trường

5.1. Công nghệ sinh học trong công nghiệp:

5.1.1. Các enzyme và sản phẩm trong công nghiệp thực phẩm.

5.1.2. Nguồn nguyên liệu và năng lượng sinh học.

5.1.3. Vật liệu sinh học cho các ngành khoa học khác.

5.2. Công nghệ sinh học trong môi trường: bảo vệ và cải tạo môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên.

5.2.1. Cải tạo đất, nước.

5.2.2. Xử lý rác thải.



5.2.3. Chỉ thị sinh học xác định mức độ ô nhiễm.

37. LÝ SINH HỌC (Biophysics)

  1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2410

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết:

Cơ-Nhiệt (PHY1100), Điện-Quang (PHY1103), Sinh học tế bào (BIO2401).

  1. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  2. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

  • PGS. TS. Nguyễn Thị Quỳ, Bộ môn Tế bào – Mô Phôi – Lý Sinh học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

  • ThS. Bùi Thị Vân Khánh, Bộ môn Tế bào – Mô Phôi – Lý Sinh học,Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

  • TS. Đỗ Minh Hà, Bộ môn Nhân học – Sinh lý học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

  • Nắm được các định nghĩa, nhớ được các cấu trúc quan trọng trong hệ sống.

  • Hiểu được các cơ chế lý hóa cơ bản nhất của các quá trình sống từ mức độ phân tử, tế bào, cơ quan đến cơ thể.

  • Nắm được cơ sở nguyên lí một số phương pháp vật lí, hoá từ đó đánh giá và áp dụng học trong nghiên cứu Sinh học và Y học.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Có khả năng nhận biết, hiểu và áp dụng được những tiến bộ của công nghệ thông tin trong nghiên cứu sinh học.

  • Có khả năng áp dụng đúng những quy tắc hóa lý cơ bản trong nghiên cứu sinh học thực nghiệm.

  • Rèn luyện các kỹ năng tư duy logic.

  • Rèn luyện tính trung thực, chính xác trong khoa học.

  • Rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc trong công việc.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

  • Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

  • Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

  • Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

  • Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Sử dụng kiến thức lý thuyết được trang bị để phát hiện, phân tích, đánh giá, giải thích những cơ chế lý hóa cụ thể xuấ hiện trong thực tiễn nghiên cứu thực nghiệm sinh học.

  • Nắm được cơ sở nguyên lí một số phương pháp vật lí, hoá từ đó có thể áp dụng học trong nghiên cứu Sinh học và Y học.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

  • Kiểm tra nhanh hàng tuần trên lớp, bài thu hoạch thực nghiệm, thực hiện seminar trên lớp với các chủ đề cho trước, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc môn học.

  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

  • Nguyễn Thị Kim Ngân. Lý sinh học. NXBĐHQG Hà nội, 2001

  • Nguyễn Thị Quỳ. Lý sinh học (phần thực hành). NXBKH&KT, 2002

  • Philip C. Nelson. Biological Physics, 2nd ed. W.H. Freeman and Company, 2008.

  1. Tóm tắt nội dung môn học:

Tổng quan về quá trình nhiệt động học trong các hệ Sinh vật - một hệ mở và dị thể, các quá trình diễn ra trong đó tuân theo các nguyên lí của Nhiệt động học. Động học các quá trình sinh học. Lý thuyết màng tế bào, các hình thức vận chuyển vật chất qua màng tế bào. Cơ sở hoá lí của các hiện tượng điện thế màng tế bào, điện thế sinh vật và cơ chế truyền xung hưng phấn trong đối tượng sinh vật. Ảnh hưởng/tác dụng của một số yếu tố vật lý đến hệ thống sống. Cơ chế truyền năng lượng, cơ chế tác dụng của tia và cơ chế tổn thương của hệ dưới ảnh hưởng của các tác nhân đó. Ứng dụng phương pháp của khoa học vật lý vào nghiên cứu sinh học. Giới thiệu chung về thiết bị nano và một vài cơ chế điều hòa chức năng sinh học của chúng.
Introduce to thermodynamic processes in biological systems – an open and heterogenous systems. The kinetics of biological processes. Membrane theory, transport systems on the cellular membrane. Principle of membrane potential, potential of cells, organisms and voltage impulse mechanism in living systems. Effect of some physical factors to living systems. The mechanism of energy tranfer. Biosafety in radiobiological reseach. Application of chemico-physical method in biological research. Introduction of nanotechnology and several applications in biology.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Nhiệt động học hệ sinh vật

1.1 Đối tượng và các phương pháp nghiên cứu nhiệt động học

1.1.1 Đối tượng

1.1.2 Phương pháp:

- Phương pháp vật lý thống kê

- Phương pháp Nhiệt động

1.2 Một số khái niệm và đại lượng cơ bản của nhiệt động học

1.2.1 Hệ, phân loại hệ thống.

1.2.2 Trạng thái của hệ, phương trình trạng thái, trạng thái cân bằng nhiệt động

1.2.3 Các thông số nhiệt động: Thông số trạng thái và thông số quá trình

1.2.4 Năng lượng của hệ: Động năng, thế năng, nội năng của hệ

1.3 Nguyên lí I nhiệt động học đối với hệ sinh vật

1.3.1 Nội dung Nguyên lí I Nhiệt động học

1.3.2 Hệ quả Nguyên lí I nhiệt động học (Định luật Hexơ)

1.3.3 Các dạng công và nhiệt trong cơ thể

1.3.4 Áp dụng nguyên lí I nhiệt động học vào hệ thống sống

1.4 Một số dạng chuyển hoá năng lượng thành công trong cơ thể người: Công co cơ, công hô hấp và chuyển hoá năng lượng ở hệ tim mạch.

1.5 Nguyên lí II Nhiệt động học đối với hệ sinh vật

1.5.1 Những hạn chế của nguyên lí I Nhiệt động học. Khái niệm về gradient

1.5.2 Nội dung nguyên lí II nhiệt động học

1.5.3 Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch

1.5.4 Động cơ nhiệt - chu trình Carnnot

1.5.5 Entropy

1.5.6 Biến thiên entropy trong quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch

1.6 Biểu thức tổng quát Nguyên lí I và II nhiệt động học đối với một hệ kín

1.7 Entanpy và Năng lượng tự do của hệ

1.8 Áp dụng nguyên lí II nhiệt động học vào hệ thống sống

1.8.1 Phân biệt trạng thái cân bằng nhiệt động và trạng thái cân bằng dừng

1.8.2 Cân bằng dừng bền và cân bằng dừng không bền

1.8.3 Biến đổi entropy và vai trò của entropy trong hệ thống sống.



Chương 2: Động học các quá trình sinh học

2.1 Khái niệm về động học các quá trình. Một số quá trình sinh học

2.2 Tốc độ và bậc của phản ứng: Định nghĩa, ví dụ

2.3 Sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ

2.3.1 Động học các phản ứng đơn giản (phản ứng bậc 1, 2 và 3)

2.3.2 Động học các phản ứng phức tạp (phản ứng thuận nghịch, nối tiếp, song song và phản ứng vòng)

2.4 Sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nhiệt độ

2.4.1 Quy luật phân bố phân tử theo tốc độ (phân bố Maxoen-Bonzơman)

2.4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng:

- Phương trình Arenius

- Hệ số Van-hốp/Đại lượng Q10

- Năng lượng hoạt hoá

2.5 Phương pháp phức hoạt hoá

2.6 Enzym và động học enzym

2.6.1 Enzym và hoạt độ enzym

2.6.2 Cơ chế xúc tác của Michaelis-Menten

2.6.3 Một số phương pháp nghiên cứu động học enzym

2.7 Phản ứng tự xúc tác và phản ứng dây chuyền



Chương 3: Tính thấm của tế bào và mô.

3.1 Định nghĩa tính thấm

3.2 Một số phương pháp nghiên cứu tính thấm

3.3 Một số đặc điểm lí hoá đặc trưng của màng tế bào và hệ đa màng, mô hình cấu trúc khảm lỏng của màng tế bào theo Singer và Nicolson.

3.4 Các con đường vận chuyển vật chất qua màng: qua siêu lỗ, qua lớp lypit kép, qua chất mang

3.5 Quy luật vận chuyển vật chất qua màng:

3.5.1 Quy luật vận chuyển thụ động: quy luật khuếch tán, hệ số khuếch tán, hệ số thấm, hệ số phân bố và ý nghĩa của nó.

3.5.2 Quy luật vận chuyển tích cực:

Cơ sở hoá lí của hiện tượng phân bố không đồng đều các chất trong tế bào và mô.

Phân biệt các "Bơm sinh học": vị trí phân bố, cơ chất do chúng vận chuyển.

3.5.3 Ẩm bào: cơ chế của hiện tượng phagocytose và pinocytose

3.6 Vận chuyển nước: vai trò của áp suất thẩm thấu trong vận chuyển nước

3.7 Vận chuyển vật chất qua hệ đa màng

3.8 Tính thấm của tế bào và mô đối với axit và kiềm.



Chương 4: Một số tính chất hoá lí của hệ keo sinh vật

4.1 Một số đại lượng vật lý của hệ keo sinh vật:

4.1.1 Chất lỏng Niutơn và phi Niutơn

4.1.2 Hiện tượng khuếch tán trong các hệ keo

4.1.3 Độ nhớt cấu trúc của các hệ keo

4.1.4 Áp suất thẩm thấu của các hệ keo

4.1.5 Sự phân tán và hấp thụ ánh sáng của hệ keo

4.2 Các hiện tượng điện động học

4.2.1 Phân loại các hiện tượng điện động học

4.2.2 Bản chất thế điện động

Nguồn gốc điện tích trên bề mặt tướng phân tán

Cấu trúc lớp điện kép

4.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thế điện động

4.2.4 Các phương pháp xác định thế điện động

4.3 Ứng dụng các hiện tượng điện động học trong nghiên cứu sinh học và y học

Chương 5: Độ dẫn điện của tế bào và mô

5.1 Điện trở, điện trở suất, điện dẫn suất của các đối tượng sinh vật

5.2 Đặc điểm dòng điện một chiều và xoay chiều khi đi qua mô sống

5.3 Tổng trở của tế bào và mô

5.4 Cơ chế phân cực trong hệ thống sinh vật

5.5 Ứng dụng các phương pháp đo độ dẫn điện trong sinh học và y học.



Chương 6: Điện thế sinh vật

6.1 Nguồn gôc, bản chất một số loại điện thế trong hệ hoá lí

6.2 Nguồn gốc, bản chất điện thế tĩnh và điện thế hoạt động ở hệ thống sống.

6.3 Cơ chế dẫn truyền xung hưng phấn

6.3.1 Dẫn truyền xung hưng phấn trên dây thần kinh

6.3.2 Dẫn truyền xung hưng phấn từ thần kinh đến cơ



Chương 7 : Quang sinh học

7.1 Ánh sáng và vai trò của năng lượng mặt trời đối với sinh giới

7.2 Các quá trình quang sinh

7.3 Các giai đoạn cơ bản của quá trình quang sinh

7.3.1 Hấp thụ ánh sáng, quy luật hấp thụ

7.3.2 Khử trạng thái kích thích: Toả nhiệt, phát quang, di chuyển năng lượng

7.3.3 Đặc điểm của các hiện tượng phát quang

- Huỳnh quang và lân quang và ứng dụng

- Suất lượng tử phát quang, phổ kích thích phát quang

7.3.4 Các quá trình quang sinh: Tốc độ, suất lượng tử của phản ứng quang hoá; Phổ hoạt động của phản ứng quang hoá.

7.4 Quang hợp

7.4.1 Đặc điểm chung của quá trình quag hợp

7.4.2 Các yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình quang hợp: quang hệ I và II

7.4.3 Cơ chế của quá trình quang hợp ở cây xanh

7.5 Tác dụng của tia tử ngoại tới axit nucleic và protein

Chương 8: Phóng xạ sinh học

8.1 Các hiện tượng phóng xạ: phóng xạ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo

8.2 Các nguồn tia phóng xạ

8.2.1 Nguồn tia Rơntgen và tính chất của tia Rơntgen

8.2.2 Nguồn tia Gamma (γ)và tính chất của tia γ.

8.2.3 Nguồn tia Bêta (β) và tính chất của tia β

8.2.4 Nguồn tia Anpha (α) và tính chất của tia α

8.2.5 Nguồn tia Nơtron (n) và tính chất của tia n

8.2.6 Nguồn tia Proton (P) và tính chất của tia P

8.3 Quy luật phân rã phóng xạ

8.3.1 Chu kì bán rã

8.3.2 Hoạt độ phóng xạ

8.3.3 Mật độ bức xạ

8.3.4 Cường độ bức xạ

8.4 Tác dụng của tia phóng xạ đến vật chất sống

8.4.1 Cơ chế truyền năng lượng của tia phóng xạ tới vật chất

8.4.2 Cơ chế tương tác của tia phóng xạ với hệ thống sống

- Những tính chất cơ bản của tia phóng xạ khi tác dụng với hệ thống sống.

- Cơ chế tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp: Các hiệu ứng giải thích

8.4.3 Cơ chế tổn thương phóng xạ ở hệ thống sống: Các thuyết giải thích

8.5 Các đơn vị đo liều lượng bức xạ

8.6 Cơ sở của các phương pháp xác định liều bức xạ

8.7 Ứng dụng đồng vị phóng xạ trong Sinh Y học

8.8.An toàn phóng xạ.



Chương 9. Công nghệ Nano trong sinh học

9.1 Giới thiệu chung về công nghệ Nano.

9.2 Các hướng nghiên cứu về công nghệ Nano

9.3 Các ứng dụng của công nghệ Nano trong Sinh học.



38. SINH LÝ HỌC THỰC VẬT (Plant Physiology)

  1. Mã môn học: BIO2411

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết:

Sinh học tế bào (BIO2401), Tế bào và cơ thể (BIO3401)

  1. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

  2. Giảngviên:

  • TS. Lê Hồng Điệp, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

  • TS. Phạm Thị Lương Hằng,Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

  • TS. Lê Quỳnh Mai,Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

  1. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

  • Hiểu các khái niệm và các nguyên lý cơ bản trong sinh lý thực vật

  • Nắm vững các kiến thức về những quá trình sống diễn ra trong cơ thể thực vật như trao đổi nước và muối khoáng, quang hợp, hô hấp…Trên cơ sở đó sinh viên có thể làm sáng tỏ nhiều hiện tượng xảy ra trong cây.

  • Nắm được các phương pháp nghiên cứu dùng trong sinh lý thực vật và các hướng ứng dụng vào thực tiễn.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Có kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề trong lĩnh vực sinh lý thực vật

    1. Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, ngoại cảnh để áp dụng vào các hoạt động thực tiễn liên quan đến sinh lý thực vật

    1. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các kết quả thí nghiệm hay lựa chọn các giải pháp cho các ứng dụng thực tế trong nông nghiệp và sinh học.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá

  • Kiểm tra thường xuyên:

  • Điểm trung bình trung của các bài thảo luận hoặc kiểm tra ngắn

  • Hệ số điểm: 20%

  • Kiểm tra giữa kỳ:

  • Thời gian: sau tuần thứ 5

  • Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm

  • Hệ số điểm: 20%

  • Kiểm tra cuối kỳ:

  • Thời gian: sau tuần thứ 10

  • Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận

  • Hệ số điểm: 60%

  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

  • Taiz L. and Zeiger E. (2010). Plant Physiology. Sinauer Associates Inc. Publisher, Massachusetts, America.

  • Reece J.B., Urry L.A., Cain M.L., Wasserman S.A., Minorsky P.V. and Jackson R.B. (2011). Campbell biology, ninth edition. Pearson Education Inc., San Francisco America.

  • Hopkins W.G. and Huener N.P.A. (2009). Introduction to plant physiology, fourth edition. John Wiley & Sons Inc., New Jersey, America

Tài liệu tham khảo thêm

  • Foyer H.C. and Zhang H. (2011). Nitrogen metabolism in plants in post-genomic era. Blackwell Publishing Ltd., Oxford, England.

  • Mauseth J.D. (2009). Botany - An introduction to plant biology, fourth edition. Jones and Barlett Publishers, London, England.

  • Srivastara L.M. (2002). Plant growth and development. Elsevier Science, Florida, America.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học “Sinh lý thực vật” cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về những quá trình sinh lý diễn ra trong cây. Môn học tập trung vào các cơ chế quan trọng của quá trình quang hợp, mối liên quan của nước đối với các mô và toàn bộ cây, dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ, vai trò của hoóc môn đối với sinh trưởng và phát triển ở thực vật, phản ứng của thực vật đối với các điều kiện bất lợi của môi trường sống. Bên cạnh đó môn học còn giới thiệu cho sinh viên tầm quan trọng của sinh lý thực vật đối với sinh học thực vật và nông nghiệp
Plant physiology subject will provide an introduction to basic principles of plants including physiological processes occurring in plants. The course will emphasize the importance of water relations in tissues and whole plants, photosynthesis, plant respiration, mineral nutrition, nitrogen assimilation, plant hormones and their roles in growth and development, plant responses to environmental conditions. The students are expected to use their understanding of plant physiology to explain many plant performances applied in the agronomy and horticulture.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Sinh lý tế bào thực vật

    1. Cấu trúc của tế bào thực vật

      1. Thành tế bào

      2. Không bào

    2. Hấp thụ nước và các chất tan của tế bào

Chương 2: Trao đổi nước ở thực vật

2.1. Thế nước

2.2. Sự hút nước của rễ

2.3. Vận chuyển nước trong thân

2.4. Sự thoát hơi nước qua lá

2.5. Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước qua khí khổng

2.6. Sự cân bằng nước trong cây

Chương 3: Dinh dưỡng khoáng và nitơ của thực vật

3.1. Dinh dưỡng khoáng

3.1.1. Phân loại các nguyên tố khoáng

3.1.2. Vai trò sinh lý của nguyên tố khoáng

3.1.3. Các dấu hiệu thiếu hụt nguyên tố khoáng

3.1.4. Kỹ thuật dùng trong nghiên cứu dinh dưỡng khoáng

3.2. Dinh dưỡng nitơ

3.2.1. Đồng hóa nitrate

3.2.2. Đồng hóa amon

3.3. Cố định nitơ



Chương 4: Quang hợp

4.1. Pha sáng của quang hợp

4.1.1. Các sắc tố quang hợp

4.1.2. Sự hấp thụ ánh sáng

4.1.3. Cơ chế của quá trình quang hợp

4.2. Pha tối của quang hợp

4.2.1. Cố định CO2 ở thực vật C3, C4 và CAM

4.2.2. Sinh tổng hợp đường và tinh bột

4.2.3. Vận chuyển và phân bố các sản phẩm quang hợp

4.3. Quang hợp và ngoại cảnh

4.4. Quang hợp và vấn đề năng suất cây trồng

Chương 5: Hô hấp của thực vật

5.1. Hô hấp kỵ khí và hiếu khí

5.2. Sự hình thành năng lượng trong hô hấp thực vật

5.3. Quang hô hấp



Chương 6: Sinh trưởng và phát triển

6.1. Các hình thức sinh trưởng

6.2. Sinh tổng hợp và vai trò của hormone thực vật

6.2.1. Nhóm auxin

6.2.2. Nhóm cytokinin

6.2.3. Nhóm Gibberellin

6.2.4. Ethylene và axít abscisic

6.2.5. Các hormone khác

6.2.6. Ứng dụng của các hormone thực vật

6.3. Nghiên cứu và định lượng hormone thực vật

6.4. Cơ chế tác dụng của hormone thực vật

6.5. Sự ra hoa của thực vật

6.5.1. Sự xuân hóa

6.5.2. Quang chu kỳ



Chương 7: Sinh lý tính chống chịu của thực vật

7.1. Stress của môi trường sống

7.2. Tính chống chịu của thực vật với các điều kiện ngoại cảnh

7.2.1. Nhiệt độ

7.2.2. Khô-hạn

7.2.3. Ánh sáng

7.2.4. Độ mặn

7.3. Tính chống chịu các tác nhân gây bệnh



39. SINH HỌC NGƯỜI (Human Biology)

  1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2412

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết:

Sinh lý học người và động vật (BIO2405), Sinh học phân tử (BIO2402)

  1. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

  2. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

PGS.TS. Trịnh Hồng Thái, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

  • Kiến thức: Hiểu được các khái niệm cơ bản của sinh học người. Hiểu và phân tích được các thông tin về tiến hóa người, genome người, biến dị sinh học người, bệnh nhiễm và bệnh ung thư.

  • Kỹ năng: Thực hành phân tích được các biến dị sinh học người.

  • Thái độ: Làm việc theo nhóm, tự tin, năng động và linh hoạt.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Đánh giá dựa trên sự thể hiện của sinh viên khi chuẩn bị đề tài/ trình bày seminar, lên lớp và kiểm tra viết.

  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

  • Matter F., 2001. Human Biology. The McGraw- Hill Companies.

  • Nguyễn Văn Yên, 2000. Sinh học người. NXB ĐHQGHN, Hà Nội.

  • Primrose S.B., Twyman R.M., 2004. Genomics: Applications in Human Biology. Blackwell Publishers.

  • Strachan T. and Read A., 2011. Human molecular genetics. 4th ed. Garland Science, Taylor &Francis Group, LLC.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Giới thiệu về Tin sinh học, cơ sở dữ liệu về trình tự nucleotide và protein, cơ sở dữ liệu về bản đồ genome, tra cứu thông tin từ cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu genome. Các phương pháp dự đoán sử dụng trình tự ADN, đa hình trình tự, các phương pháp dự đoán sử dụng trình tự protein, phân tích cấu trúc của protein, tương tác giữa các phân tử và các con đường sinh học. Đánh giá sự tương đồng trình tự theo từng cặp, tạo và phân tích so sánh nhiều trình tự protein. Phân tích chủng loại phát sinh. Thiết kế primer.
Introduction to Bioinformatics, nucleotide and protein sequence databases, genomic mapping databases, information retrieval from biological databases, genomic databases. Predictive methods using DNA sequences, sequence polymorphisms, predictive methods using protein sequences, protein structure analysis, intermolecular interactions and biological pathways. Assessing pairwise sequence similarity, creation and analysis of protein multiple sequence alignments. Phylogenetic analysis. Primer design.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Nguồn gốc và tiến hóa người

    1. Giới thiệu về hominoids

      1. Homonoids xuất hiện sớm

      2. Quan hệ tiến hóa giữa các homonoid

    2. Australopithecines

      1. Hominid là gì?

      2. Australopithecines

      3. Tìm hiểu về lịch sử tiến hóa của Australopithecines

    3. Dòng Homo

      1. Homo habilis

      2. Homo erectus

      3. Homo sapiens

Chương 2. Di truyền người và quần thể

2.1. Giới thiệu

2.2. Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể

2.2.1. Nhiễm sắc thể người

2.2.2. Các bất thường về nhiễm sắc thể

2.3. Gen trong phả hệ và trong quần thể

2.3.1. Hình mẫu di truyền Menden

2.3.2. Di truyền các đặc điểm đa nhân tố

2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tần xuất gen

2.4. Chương trình genome người

2.4.1. Tổ chức của chương trình genome người

2.4.2. Làm thế nào để lập bản đồ và giải trình tự genome người

2.5. Tổ chức của genome người

2.5.1. Tổ chức chung của genome người

2.5.2. Tổ chức, phân bố và chức năng của của các gen ARN người

2.5.3. Tổ chức, phân bố và chức năng của của các gen ghi mã cho polypeptide người

2.6. Bệnh học phân tử người

Chương 3. Biến dị sinh học người

3.1. Các đặc điểm hình thái người

3.1.1. Các đặc điểm đầu, mặt

3.1.2. Các đặc điểm cơ thể

3.1.3. Đặc điểm vân tay

3.2. Các hệ thống kháng nguyên ở người

3.2.1. Kháng nguyên hồng cầu

3.2.2. Kháng nguyên bạch cầu

3.3. Hệ protein huyết tương/ huyết thanh

3.3.1. Giới thiệu về hệ protein của người

3.3.2. Ứng dụng của hệ protein huyết tương/ huyết thanh

Chương 4. Tăng trưởng và phát triển ở người

4.1. Giới thiệu

4.2. Các giai đoạn tăng trưởng ở người

4.3. Các xu hướng tăng trưởng và trưởng thành ở người

4.4. Tăng trưởng và phát triển ở các nhóm người khác nhau

4.5. Sự thích ứng của con người với môi trường sống



Chương 5. Dinh dưỡng ở người

5.1. Các khái niệm cơ bản về dinh dưỡng ở người

5.2. Chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm

5.3. Vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với cơ thể người

5.4. Dinh dưỡng ở các nhóm người khác nhau

5.5. Dinh dưỡng đối với sức khỏe và bệnh ở người



Chương 6. Sức khỏe và bệnh ở người

6.1. Giới thiệu

6.2. Sức khỏe cá thể và sức khỏe cộng đồng

6.3. Các bệnh nhiễm

6.4. Bệnh ung thư

6.5. Chăm sóc sức khỏe ở người



Chương 7. Sinh học hình sự

7.1. Giới thiệu

7.2. Phân tích hình sự các đặc điểm hình thái: xương cốt, vân tay, ...

7.3. Phân tích hình sự các đặc điểm về máu: nhóm máu, dấu vết máu ...

7.4. Phân tích hình sự các đặc điểm dịch cơ thể: nước bọt, tinh dịch, ...

7.5. Phân tích ADN hình sự



40. SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ VÀ QUẦN XÃ

  1. Mã môn học/chuyên đề:BIO2413

  1. Số tín chỉ: 3

  2. Môn học tiên quyết:

Cá thể và quần thể (BIO3401), Cơ sở sinh thái học (BIO3406)

  1. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

  2. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

  • Nguyễn Xuân Huấn, PGS. TS., Khoa Sinh học, ĐHKHTN, ĐHQGHN

  • Lê Thu Hà, Tiến sĩ, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, ĐHQGHN

  • Đoàn Hương Mai, Tiến sĩ, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, ĐHQGHN

  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

  • Nắm vững và vận dụng được các nguyên nhân gây biến động số lượng quần thể trong điều kiện tự nhiên và nhân tác.

  • Sử dụng được các kiến thức về sinh trưởng quần thể và các tham số nhân khẩu học để mô phỏng sự biến động số lượng quần thể, dự báo khả năng khai thác hợp lý và kiểm soát hiệu quả các quần thể.

  • Hiểu và nắm vững các kiến thức về cấu trúc quần thể, quần xã, chiến lược tồn tại và phát triển trong chu kỳ sống của cá thể, quần thể, diễn thế sinh thái của quần xã.

  • Nắm vững bản chất cạnh tranh cùng loài và khác loài, các quan hệ vật dữ và mồi, các quan hệ tương tác dương trong quần thể và trong quần xã.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Có kỹ năng tính toán và dự báo về số lượng theo thời gian của từng nhóm tuổi hoặc thế hệ của quần thể .

  • Có khả năng phân tích xác định được sự tồn tại hay không tồn tại của các quần thể cạnh tranh và số lượng của quần thể cạnh tranh tại điểm cân bằng .

  • Có kỹ năng phân tích, đánh giá và áp dụng các kiến thức đã học dưới dạng trãi nghiệm thực tiễn

  • Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm và có thái độ chủ động trong công việc, say mê nghề nghiệp.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Từ các kết quả mô phỏng về biến động số lượng quần thể, sinh viên có trách nhiệm hơn trong các hoạt động bảo vệ các loài nguy cấp, các quần xã sinh vật ở các hệ sinh thái nhạy cảm và sử dụng bền vững đa dạng sinh học .

  • Vận dụng các kiến thức đã học để tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về bảo tồn đa dạng sinh học.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Có khả năng áp dụng kiến thức và vận dụng kỹ năng đã học trong việc giảng dạy, nghiên cứu về quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

  • Có năng lực vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

  • Kiểm tra giữa kỳ:

    • Thời gian: sau tuần thứ 8

    • Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm với nhiều dạng câu hỏi hoặc kiểm tra viết bao gồm các câu hỏi lý thuyết ngắn và bài tập.

    • Hệ số điểm: 20%

  • Kiểm tra cuối kỳ:

    • Thời gian: sau tuần thứ 15

    • Hình thức kiểm tra: tự luận, bao gồm các câu hỏi về lý thuyết và có bài tập

    • Hệ số điểm: 60%

  • Điểm thường xuyên

    • Điểm trung bình chung của các điểm kiểm tra kiến thức trên lớp (hỏi trực tiếp hoặc bằng các câu hỏi kiểm tra ngắn bằng giấy dạng Quiz)

    • Hệ số điểm: 20%

  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

  • Micheal Begon, Colin R. Townsend, John L. Harper (2006). Ecology: From Individuals to Ecosystems (Fourth ed.). Blackwell Publishing Ltd.

  • Nguyễn Xuân Huấn (2003). Sinh thái học quần thể. NXB ĐHQG Hà Nội, 188 tr.

  • Putman R. J. (1994). Community Ecology. Chapman & Hall, 178 p.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ)

Môn học cung cấp các kiến thức về cấu trúc, sinh trưởng và biến động quần thể, cạnh tranh cùng loài và khác loài, các mối quan hệ vật dữ và mồi, các mối quan hệ tương tác dương, ảnh hưởng của các mối quan hệ tương hỗ sinh thái đến quần thể, cấu trúc quần xã và môi trường của chúng. Môn cũng giới thiệu các đặc trưng của cấu trúc mạng lưới thức ăn và các mối quan hệ về dinh dưỡng, các nguyên lý về điều chỉnh quần thể, cơ chế cùng tồn tại giữa các loài, diễn thế sinh thái của quần xã và sự duy trì tính đa dạng của loài và quần xã cũng như các hướng nghiên cứu dự báo, ứng dụng của sinh thái học quần thể và quần xã trong kiểm soát và khai thác hợp lý các quần thể.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

MỞ ĐẦU

PHẦN I. SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ

Chương 1. KHÁI NIỆM VỀ QUẦN THỂ VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA QUẦN THỂ

1.1. Các khái niệm về quần thể

1.2. Cấu trúc của quần thể.

1.2.1. Kích thước và mật độ quần thể

1.2.2. Cấu trúc và phân bố không gian

1.2.3. Cấu trúc tuổi

1.2.4. Cấu trúc giới tính và cấu trúc sinh sản

1.3. Mối quan hệ của các cá thể trong quần thể.

1.3.1. Mối tương tác dương

1.3.2. Mối tương tác âm

1.3.3. Đặc trưng và các loại cạnh tranh cùng loài

Chương 2. SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ

2.1. Sinh trưởng độc lập mật độ của quần thể

2.1.1. Các mô hình cơ bản về sinh trưởng độc lập mật độ của quần thể

2.1.1.1. Mô hình với thời gian rời rạc

2.1.1. 2 Mô hình với thời gian liên tục

2.1.1. 3. Mối quan hệ giữa mô hình với thời gian liên tục và rời rạc

2.1.2. Sinh trưởng tiềm năng của quần thể trong tự nhiên

2.2. Sinh trưởng phụ thuộc mật độ của quần thể

2.2.1. Mô hình sinh trưởng logistic

2.2.2. Phân tích trạng thái cân bằng ở mô hình sinh trưởng logistic

2.2.3. Sự chậm trễ thời gian và sinh trưởng phụ thuộc mật độ

2.3. Mô hình quần thể dựa trên cấu trúc tuổi

2.4. Sử dụng ma trận để lập mô hình và mô hình ma trận Leslie

Chương 3. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG QUẦN THỂ

3.1. Các loại biến động quần thể và quan điểm về biến động số lượng quần thể

3.1.1. Các loại biến động số lượng quần thể

3.1.2. Các quan điểm về biến động quần thể

3.2. Các quá trình gây ra biến động số lượng quần thể

3.2.1. Mức sinh sản

3.2.2. Mức tử vong và mức sống sót

3.2.3. Nhập cư và xuất cư

3.2.4. Sự tăng trưởng và số lượng cá thể của quần thể

3.3. Sự điều chỉnh số lượng quần thể

3.3.1. Các giả thuyết về sự điều chỉnh kích thước của quần thể

3.3.2. Sự điều chỉnh kích thước của quần thể và các trạng thái cân bằng của

quần thể

3.4. Quần thể chuyển tiếp (Metapopulation)

3.4.1. Khái niệm về quần thể chuyển tiếp

3.4.2. Các mô hình quần thể chuyển tiếp (Metapopulations)

3.4.2. Ứng dụng của quần thể chuyển tiếp trong sinh học bảo tồn

Chương 4. TIẾN HÓA TRONG CHU KỲ SỐNG CỦA CÁC CÁ THỂ TRONG

QUẦN THỂ


4.1. Quan điểm của Cole

4.2. Các mô hình Cole mở rộng

4.3. Tiến hóa ở các sinh vật sinh sản một lần và sinh sản nhiều lần

4.4. Tiến hóa của khả năng phát tán

4.5. Chọn lọc ‘r’ và chọn lọc ‘K’

PHẦN II. SINH THÁI HỌC QUẦN XÃ

Chương 5. KHÁI NIỆM, CẤU TRÚC ĐẶC TRƯNG CỦA QUẦN XÃ VÀ CÁC

MỐI QUAN HỆ TƯƠNG HỖ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ

5.1. Các khái niệm về quần xã sinh vật.

5.2. Cấu trúc của quần xã

5.2.1. Đa dạng về loài và mối quan hệ về thành phần loài và số lượng cá thể của các loài.

5.2.2. Cấu trúc không gian của quần xã.

5.2.3. Cấu trúc dinh dưỡng của quần xã.

5.2.4. Diễn thế sinh thái của quần xã

5.3. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

5.3.1. Các mối tương tác dương của các quần thể trong quần xã sinh vật.

5.3.2. Các mối tương tác âm của các quần thể trong quần xã sinh vật.

Chương 6. CẠNH TRANH GIỮA CÁC LOÀI

6.1. Bản chất và đặc trưng của cạnh tranh khác loài

6.2. Ổ sinh thái và cạnh tranh loại trừ

6.2.1. Khái niệm về ổ sinh thái

6.2.2. Mối quan hệ về nguồn sống trong không gian: Sự trùng lặp và sự phân chia ổ sinh thái

6.3. Nguyên tắc cạnh tranh loại trừ

6.4. Cùng tồn tại trong cạnh tranh

6.4.1. Cùng tồn tại trong cạnh tranh và vai trò của sự không đồng nhất về không gian và thời gian

6.4.2. Cạnh tranh về thức ăn và mô hình phân bố tự do lý tưởng

6.4.3. Cạnh tranh về không gian và mô hình phân bố tự do lý tưởng kết hợp với sự bảo vệ lãnh thổ

6.5. Các mô hình cạnh tranh của Lotka-Voltera

6.5.1. Phép giải bằng đồ thị

6.5.2. Tính bền vững và trạng thái cân bằng của mô hình Lotka –Voltera

6.5.3. Các mô hình Lotka - Voltera mở rộng

Chương 7. CÁC MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA VẬT DỮ VÀ MỒI

7.1. Các loại quan hệ vật dữ và mồi

7.2. Các loại hàm dinh dưỡng – Phản ứng theo hàm của vật dữ đối với mật độ vật mồi

7.2.1. Phản ứng theo hàm dinh dưỡng loại 1

7.2.2. Phản ứng theo hàm dinh dưỡng loại 2

7.2.3. Phản ứng theo hàm dinh dưỡng loại 3

7.3. Vai trò của sự phụ thuộc mật độ ở vật mồi

7.4. Mối quan hệ tương hỗ vật thịt – con mồi

7.4.1. Mô hình vật ăn thịt và con mồi của Lotka - Voltera

7.4.2. Biến động các quần thể trong mô hình cơ sở của Lotka-Voltera

7.5. Mối quan hệ tương hỗ giữa vật ký sinh – vật chủ

7.5.1. Mô hình Nicholson-Bailey

7.5.2. Các cơ chế cho sự bền vững của hệ vật ký sinh - vật chủ

7.6. Mối quan hệ tương hỗ giữa dịch bệnh và mầm bệnh

7.6.1. Các mô hình về dịch bệnh

7.6.2. Khả năng điều chỉnh sinh trưởng quần thể của dịch bệnh

7.7. Mối quan hệ tương hỗ giữa động vật và thực vật

Chương 8. TÍNH CÂN BẰNG CỦA QUẦN THỂ VÀ QUẦN XÃ

8.1. Các khái niệm về tính cân bằng

8.2. Những đặc trưng về tính cân bằng của quần thể và quần xã

8.3. Ảnh hưởng của mối quan hệ tương hỗ giữa các quần thể lên sự cân bằng của quần xã

8.4. Đa dạng loài và tính cân bằng của quần xã

8.5. Diễn thế sinh thái và sự cân bằng của quần xã

8.6. Các nguyên nhân tạo lập nên tính cân bằng và làm mất cân bằng sinh thái

8.7. Ứng dụng lý thuyết cân bằng trong khai thác, kiểm soát và bảo tồn các quần thể

8.7.1. Khai thác hợp lý các quần thể

8.7.2. Kiểm soát và khống chế hiệu quả các quần thể



8.7.3. Duy trì đa dạng loài và bảo vệ các quần thể có nguy cơ bị tiêu diệt

41. CÁC NGUYÊN LÝ CỦA SINH HỌC BẢO TỒN (Principles of Conservation biology)

  1. Mã môn học: BIO2414

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết:

Thực vật học (BIO3403), Động vật học động vật có xương sống (BIO3405)

  1. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

  2. Giảng viên:

  • PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

  • PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

  • TS. Trần Anh Đức, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

  1. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra)

6.1. Kiến thức

  • Nhớ và nắm vững các thuật ngữ khoa học, khái niệm liên quan về sinh học bảo tồn.

  • Phân tích và hiểu rõ bản chất của sinh học bảo tồn.

  • Hiểu và nắm vững các kiến thức về đa dạng sinh học, đa dạng sinh học toàn cầu, đa dạng các nhóm sinh vật trong tự nhiên, mối quan hệ hữu cơ giữa các loài trong tự nhiên.

  • Phân tích, nắm vững các kiến thức về những mối đe dọa đối với đa dạng sinh vật như: Sự phá huỷ những nơi cư trú, Tốc độ tuyệt chủng, Nguyên nhân tuyệt chủng, Nơi cư trú bị phá huỷ và ô nhiễm, Khai thác quá mức, Sự du nhập của các loài ngoại lai, Sự lây lan của các bệnh dịch...

  • Phân biệt rõ cơ chế tác động của từng mối đe dọa. Nhận biết rõ đâu là nguyên nhân chính.

  • Nắm vững các phương pháp bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học: Bảo tồn nguyên vị, bảo tồn chuyển vị, Phục hồi, Sử dụng hợp lý đất đai, Biện pháp chính sách và tổ chức, Bảo vệ và phục hồi các HST, các loài, các quần thể và nguồn gen

  • Phân biệt và hiểu rõ các mức độ bảo tồn: Bảo tồn ở cấp quần thể và loài, bảo tồn ở cấp quần xã.

  • Nắm vững các kiến thức về bảo tồn và phát triển bền vững. Lý giải các mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững. Các hướng giải quyết các vấn đề mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển bền vững.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Thành thạo các kỹ năng tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến môn học.

  • Biết các đọc và tóm lược các kiến thức về sinh học bảo tồn. Đọc được các tài liệu bằng tiếng anh liên quan đến môn học.

  • Nắm rõ cách viêt bài tham gia thảo luận theo chuyên đề, thuần thục phương pháp trình bày báo cáo thảo luận trước nhóm hoặc trước lớp.

  • Chủ động trong các hoạt động làm việc theo nhóm.

  • Thái độ cá nhân nghề nghiệp Trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy, kiên trì, tự tin, chủ động, chăm chỉ, nhiệt tình và say mê công việc

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Nhận thức và thấy rõ được giá trị của bảo tồn đa dạng sinh học.

  • Có tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ đa dạng sinh học trong tự nhiên.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

  • Kiểm tra đánh giá thường xuyên

  • Kiểm tra đánh giá giữa kỳ

  • Kiểm tra đánh giá cuối kỳ

  1. Giáo trình bắt buộc:

  • Richard B. Primack, 1999. Cơ sở sinh học bảo tồn. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.

  • Phạm Bình Quyền (chủ biên), 2002. Đa dạng sinh học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • Groom M.J., Meffe G.K., Carrol C.R, 2006. Principles of Conservation Biology. Sinauer Asociates, Inc. Publishers Sunderland, Massachusetts U.S.A.

  1. Tóm tắt nội dung môn học

Nguyên lý cơ bản về sinh học bảo tồn; những khái niệm chung về sinh học bảo tồn; đa dạng sinh học, giá trị của đa dạng sinh học, phương pháp đánh giá đa dạng sinh học, về con người và tự nhiên, về sự suy thoái đa dạng sinh học, nguyên nhân và hậu quả, về bảo tồn, quản lý và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Bảo tồn ở cấp quần thể và loài; bảo tồn ở cấp quần xã; vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững. Phương pháp bảo tồn. Bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Phương pháp cơ bản về đánh giá đa dạng sinh học; lựa chọn những giải pháp ưu tiên quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên cho hiện trường cụ thể
This course provides basic knowledge on principles of coservation biology. The main topics include general concepts on conservation biology, biodiversity and its values, methods to assess biodiversity, relationships between nature and man, biodiversity deterioration, causes and effects, management and sustainable development of biodiversity, conservation at levels of population and community, issues of conservation and sustainable development, conservation methodology, biodiversity conservation status in the world and Vietnam, priority solutions for natural resource management and conservation.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề

Каталог: userfiles
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
userfiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
userfiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
userfiles -> BỘ XÂy dựNG
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
userfiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
userfiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

tải về 4.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương