TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên chưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: sinh họC ĐẠt chuẩn quốc tế Mà SỐ: 52420101 Hà Nội, 2012


Chương 1: Giới thiệu về Công nghệ sinh học



tải về 4.23 Mb.
trang13/25
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích4.23 Mb.
#3310
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   25

Chương 1: Giới thiệu về Công nghệ sinh học


1.1. Công nghệ sinh học

1.2. Công nghệ sinh học hiện đại hay Công nghệ sinh học phân tử.



Chương 2. Nhân dòng phân tử

2.1. DNA là cơ chất của công nghệ DNA tái tổ hợp.

2.2. Thao tác gen và các công cụ của thao tác gen

2.3. Nhân dòng gen trong E. coli



Chương 3. Biểu hiện gen ngoại lai ở các cơ thể tiền nhân

3.2. Lựa chọn các hệ thống vector biểu hiện

3.3. Lựa chọn các vật chủ

3.4. Các biện pháp làm tăng độ bền của protein



Chương 4. Biểu hiện gen ngoại lai ở tế bào nhân chuẩn

4.1. Các hệ thống biểu hiện của Saccharomyces cerevisiae và của các tế bào nấm

men khác.

4.2. Các hệ thống biểu hiện của tế bào côn trùng nuôi cấy.

4.3. Các hệ thống biểu hiện của tế bào động vật có vú.

Chương 5. Ứng dụng của công nghệ DNA tái tổ hợp với các hệ thống vi sinh vật

5.1. Tổng hợp các sản phẩm khác nhau (protein, kháng sinh, polyme...)

5.2. Chẩn đoán bệnh tật ở mức phân tử

5.3. Sản suất vacin và các sản phẩm điều trị bệnh khác

5.4. Các ứng dụng khác

Chương 6. Ứng dụng của công nghệ DNA tái tổ hợp với các hệ thống thực vật

6.1. Tạo các cây trồng kháng sâu, bệnh, thuốc trừ sâu

6.2. Tạo các cây trồng chống chịu stress (nóng, nắng, lạnh...)

6.3. Điều tiết quá trình tạo sắc tố hoa

6.4. Các ứng dụng khác của chuyển gen thực vật

Chương 7. Ứng dụng của công nghệ DNA tái tổ hợp với các hệ thống động vật và con người

7.1. Tạo các protein tái tổ hợp

7.2. Tạo các động vật chuyển gen

7.3. Liệu pháp gen

7.4. Các ứng dụng khác của công nghệ DNA tái tổ hợp ở động vật và con người

Chương 8. Các vấn đề an toàn và đạo đức đối với việc áp dụng công nghệ sinh học phân tử

8.1. Những quy tắc an toàn với công nghệ ADN tái tổ hợp



8.2. Các sinh vật chuyển gen và các thực phẩm chuyển gen

    1. Các quy định về liệu pháp gen và các vấn đề về đạo đức

55. MÔ HỌC (Histology)

  1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3411

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phát triển (BIO2404), Sinh lý người và động vật (BIO2405)

  1. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

  2. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

  • TS.GV. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, ĐHKHTN. Điện thoại:0947440249, E-mail: hoangthimynhung@hus.edu.vn

  • TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, ĐHKHTN. Điện thoại: 0983010703, E-mail: nguyenlaithanh@hus.edu.vn

  • ThS.GV. Bùi Việt Anh, Khoa Sinh học, ĐHKHTN. Điện thoại:0904342423, E-mail: buivietanh@hus.edu.vn

  1. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

  • Nhận biết thế giới quan khoa học về một mắt xích quan trọng trong hệ thống cấu trúc nghiêm ngặt của sự sống từ phân tử - tế bào đến mô – cơ quan - cơ thể và quần thể.

  • Nhận thức được khả năng của mô về giải biệt hóa, chuyển dạng, tái sinh, bảo quản, cấy ghép, lão hóa và chết, cùng một số bệnh thường gặp ở các mô.

  • Xác định được sự phân bố của các loại mô trên trong từng cơ quan/hệ cơ quan của cơ thể.

  • Mô tả được cấu trúc cơ bản của từng loại mô cũng như sự phân loại trong từng loại mô.

  • Phân biệt được bốn loại mô cơ bản trong cơ thể người: biểu mô, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Khái quát được các mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc – chức năng – điều khiển – mô phỏng.

  • Vận dụng các kiến thức tế bào/hóa sinh/phân tử trong việc giải thích sự hình thành nên các mô cũng như sự khác biệt giữa các loại mô trong cơ thể

  • Kỹ năng quan sát và mô tả cấu trúc mô học của cơ quan trên các tiêu bản mô học.

  • Áp dụng phương pháp giải phẫu hiển vi (microscopic anatomy).

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Có tinh thần học tập năng động

  • Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

  • Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

  • Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

  • Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Học tập được bộ ba cấu trúc – chức năng – điều khiển của cơ thể để chế tạo ra những công cụ lao động – mà đỉnh cao là những robot thông minh để phục vụ con người.

  • Áp dụng kiến thức để nghiên cứu/phát triển những phương pháp nuôi cấy mô/cơ quan phục vụ cho đời sống con người.

  1. Phương pháp kiểm ra và đánh giá:

Kiểm tra nhanh hàng tuần trên lớp, bài thu hoạch hàng tháng, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc môn học.

  1. Giáo trình, tài liệu:

    1. Giáo trình bắt buộc:

  • Luiz Carlos J., Jose C (2003) Basic Histology, Text and Atlas, Tenth Edition Lange Medical Books McGraw Hill

  • Trần Công Yên (2004). Mô học (Bài giảng lưu hành nội bộ). Bản in tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

  • Trịnh Bình (2002). Mô học. Xuất bản lần thứ 2 có sửa chữa bổ sung. NXB.Y học, Hà Nội

    1. Tài liệu tham khảo:

  • Trịnh Hữu Hằng, Trần Công Yên (2002). Sinh học cơ thể động vật, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Nguyễn Kim Giao (2004). Hiện vi điện tử trong Khoa học sự sống. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Victor P. Eroschenko (2000). Atlas of Histology with Functional Correlations, ninth, Edition Lippincott Williams & Wilkins

  1. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Sống là quá trình tự điều chỉnh để thích nghi, tồn tại và phát triển (từ mức độ phân tử đến tế bào, mô, cơ quan, cơ thể và quần thể...). Qua môn học, sinh viên sẽ biết được các loại mô trong cơ thể như biểu mô, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh được hình thành từ tế bào gốc phôi như thế nào, đồng thời là sự phân bố, cấu trúc và chức năng của từng loại mô trong cơ quan để hoạt động sống. Một số đặc điểm sinh học của các mô. Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm, chức năng và phân loại của biểu mô. Nguồn gốc và sự phát sinh hệ thống mô liên kết. Phân bố và chức năng của mô liên kết. Đặc điểm chung và phân loại mô cơ trong cơ thể. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của mô thần kinh, các tế bào thần kinh chính thức và thần kinh đệm. Một số bệnh thường gặp ở các mô.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Những khái niệm tổng quan

  1. Vị trí của mô trong thứ bậc cấu trúc của sự sống.

  2. Nguồn gốc và phân loại các mô.

  3. Một số đặc điểm sinh học của các mô

  4. Ung thư - sự phát triển lạc hướng di truyền của tế bào.

Chương 2. Biểu mô

    1. Nguồn gốc và phân bố của biểu mô trong cơ thể

    2. Những đặc điểm chung về cấu trúc và chức năng của biểu mô.

    3. Biểu mô phủ

  1. Biểu mô đơn, dẹt: cấu tạo và phân bố.

  2. Biểu mô đơn, khối : cấu tạo và phân bố.

  3. Biểu mô đơn, trụ: cấu tạo và phân bố.

  4. Biểu mô kép, dẹt: cấu tạo và phân bố

  5. Biểu mô kép, khối: cấu tạo và phân bố

  6. Biểu mô kép, trụ: cấu tạo và phân bố.

  7. Biểu mô giả kép, trụ: cấu tạo và phân bố.

  8. Biểu mô kép biến dạng: cấu tạo và phân bố.

  9. Biệt hoá riêng của các tế bào biểu mô hấp thu và bài xuất.

  10. Các sợi thần kinh và mao mạch liên hệ với biểu mô.

  11. Các tế bào ngoại lai ở biểu mô.

  12. Đổi mới và tái sinh của biểu mô.

    1. Biểu mô tuyến

      1. Nguồn gốc biểu mô của các tuyến ngoại tiết và nội tiết.

      2. Phân loại, mô tả và phân bố của các tuyến ngoại tiêt; các phương thức ngoại tiết (không huỷ, bán huỷ, toàn huỷ, tiết ra tế bào).

      3. Sự kiểm tra ngoại tiết.

      4. Phân bố, cấu tạo của các tuyến nội tiết.

      5. Mối quan hệ của các tế bào nội tiết với hệ thống mạch máu và bạch huyết

      6. Cơ chế kiểm tra và các mối quan hệ trong một số hệ thống nội tiết (hệ thống Hypothalamo – Hypophyse với hệ sinh dục).

      7. Cơ chế của hooc môn tác động tới các tế bào đích.

Chương 3. Mô liên kết

  1. Nguồn gốc và sự phát sinh hệ thống mô liên kết.

  2. Phân bố và chức năng của mô liên kết

  3. Các thành phần cấu tạo nên mô liên kết: Các loại tế bào, các loại sợi, chất cơ bản vô định hình.

  4. Phân loại và mô tả các mô liên kết

    1. Mô tả mô liên kết mềm: mô liên kết thưa, mô liên kết lưới, mô mỡ, mô nhầy, mô hạt (khi bị viêm).

    2. Mô liên kết sợi: gân, dây chằng, cân, bì.

    3. Mô liên kết cứng: sụn trong, sụn đàn hồi, sụn sợi, sự tái sinh của sụn, sự thoái hoá sụn, bộ xương ngoài, xương xốp, xương đặc (trong đó có cấu trúc Haver’s); cơ chế của quá trình ngấm canxi; tái sinh của xương; ảnh hưởng của chất dinh dưỡng và hoocmôn đối với xương.

    4. Hệ máu, cấu trúc, chức năng của các thành phần hữu hình của máu

    5. Quá trình tạo máu ở phôi thai và cơ thể trưởng thành. Sự điều hoà quá trình tạo máu.

Chương 4: Mô cơ

  1. Đặc điểm chung và phân loại cơ

  2. Cơ trơn: cơ biểu mô (myoepithelia) và cơ trơn chính thức. Cấu tạo, phân bố và hoạt động của cơ trơn.

  3. Cơ vân: Sự hình thành hợp bào cơ vân. Cấu trúc mô cơ vân. Cấu trúc phân tử của hợp bào cơ vân. Sự co cơ vân. Cấu tạo của tấm thần kinh – cơ.

  4. Cơ tim: Nguồn gốc cơ tim. Cấu trúc mô cơ tim. Cấu trúc của tế bào cơ tim. Cơ chế phân tử của sự co cơ tim. Cấu trúc mô nút tim và chức năng của nó. Các dây thần kinh đến cơ tim và các mạch máu nuôi tim.

Chương 5. Mô thần kinh

  1. Sự biệt hoá của mô thần kinh và hệ thần kinh trung ương. Chất trắng và chất xám. Cấu trúc giải phẫu đại thể của não bộ và tuỷ sống.

  2. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của mô thần kinh.

  3. Phân loại các tế bào thần kinh chính thức và thần kinh đệm.

  4. Cấu trúc của một nơron vận động điểm hình (tế bào thần kinh vận động hình sao ở sừng trước tuỷ sống); thân nơron, các sợi nhánh, sợi trục, các đầu mút (tận cùng), các synapses và dẫn truyền thần kinh qua synapse. Tính phân cực trong hoạt động chức năng của nơron.

  5. Cấu tạo của tế bào Schwann và sự hình thành bao myelin. Sợi thần kinh có bao myelin và không có bao myelin. Cấu tạo của một dây thần kinh.

  6. Hệ thần kinh thực vật (autonomic), cấu tạo, chức năng.

  7. Cấu tạo tế bào thần kinh tiết, hệ thần kinh tiết (neurosecretion system), các neurohormon.

  8. Sự thoái hoá và tái tạo của nơron. Các tế bào thần kinh đệm

56. THỰC HÀNH DI TRUYỀN HỌC (Experiments in Genetics)

  1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3412

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết: Di truyền học đại cương (BIO3402)

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt.

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác)

  • PGS.TS. Đinh Đoàn Long, Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại: 0912150799, E-mail: longdd_ksh@vnu.vn

  • TS. Nguyễn Thị Hồng Vân, Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại: 09126727679, E-mail: nguyenthihongvan@hus.edu.vn

  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

  • Có khả năng nhận ra vấn đề cần nghiên cứu và hình thành giả thuyết khoa học thuộc lĩnh vực di truyền học và các ngành khoa học có liên quan..

  • Có kỹ năng thiết kế thí nghiệm nhằm kiểm định giả thiết.

  • Có kỹ năng áp dụng các nguyên lý của di truyền học và sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ nghiên cứu để triển khai thí nghiệm khoa học đã được thiết kế.

  • Có kỹ năng thu thập và xử lý số liệu tuân thủ các nguyên tắc thống kê.

  • Có kỹ năng trình bày, diễn giải và thảo luận các kết quả (số liệu) nghiên cứu bằng sử dụng bảng, biều, hình ảnh, đồ thị, hình vẽ và viết báo cáo thí nghiệm.

  • Có kỹ năng diễn giải kết quả nghiên cứu (thí nghiệm), đưa ra kết luận hoặc hình thành giả thiết mới (nếu có).

6.2. Kỹ năng

  • Hiểu rõ cách thức vận dụng các khái niệm, nguyên lý lý thuyết vào thực tiễn, từ đó nhận thức và biết đánh giá, trân trọng các giá trị của các công trình nghiên cứu khoa học.

  • Vận dụng các kiến thức và kỹ năng nghiên cứu được đào tạo trong giải quyết các vấn đề thực tiễn thuộc lĩnh vực di truyền học hoặc các lĩnh vực khác có liên quan.

6.3. Thái độ

  • Có niềm đam mê khoa học sinh học; rèn luyện tính sáng tạo, bền bỉ, tỉ mỉ, chính xác, trung thực, khách quan, làm việc theo kế hoạch trong công tác nghiên cứu khoa học.

  • Hình thành năng lực thực nghiệm khoa học, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá

  • Kiến thức và kỹ năng thực hành di truyền học của sinh viên được dánh giá qua 2 bản báo cáo thí nghiệm tương ứng với 2 chủ đề tự chọn: 1) Di truyền học Menđen / Di truyền học quần thể, 2) Tách chiết, tinh sạch ADN và Lập bản đồ giới hạn.

  • Hình thức đánh giá: báo cáo thí nghiệm được viết gồm các phần 1) Tổng quan tài liệu, 2) Vật liệu và phương pháp thí nghiệm, 3) Kết quả thí nghiệm và thảo luận, 4) Kết luận, 5) Tài liệu tham khảo.

  • Tiêu chí đánh giá:

  • Nhớ, hiểu và vận dụng đúng các khái niệm và nguyên lý di truyền học nói riêng và sinh học nói chung trong thiết kế thí nghiệm 2 đ

  • Thực hiện đúng các kỹ thuật phòng thí nghiệm 3 đ

  • Thu thập, xử lý và biểu diễn số liệu theo phương cách phù hợp 2 đ

  • Diễn giải kết quả thí nghiệm và viết báo cáo 2 đ

  • Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng kết môn học là điểm trung bình của 2 bản báo cáo thí nghiệm.



  1. Giáo trình, tài liệu:

    1. Giáo trình bắt buộc:

    • Đỗ Lê Thăng (1993). Thực tập Di truyền học (Tập 1 và 2). Dự án Hợp tác Việt Nam - Hà Lan, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

    1. Tài liệu tham khảo:

    • Allan Jones (2003). Practical Skills in Biology (3rd Ed). Pearson Education Ltd.

  1. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học hướng dẫn sinh viên làm quen với nghiên cứu thực nghiệm về di truyền học sử dụng kết hợp các phương pháp của di truyền học kinh điển và di truyền học phân tử. Các thí nghiệm dựa trên các nguyên lý di truyền học Menđen, tách chiết và tinh sạch ADN, lập bản đồ giới hạn và di truyền học quần thể được sinh viên triển khai tại phòng thí nghiệm. Trọng tâm được giảng dạy là kỹ năng thiết kế thí nghiệm, thực hiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, thu thập và phân tích số liệu và viết báo cáo thí nghiệm. Môn học được thực hiện 3 giờ / 1 buổi mỗi tuần, ngoài ra là các hoạt đông phụ trợ cần thiết để sinh viên có thể viết được báo cáo thí nghiệm.
Experimental investigations of inheritance using techniques of classical and molecular genetics. Experiments based on the principles of Mendelian inheritance, PCR-based marker, restriction mapping, population genetics are performed by students. Emphasis is put on experimental design, laboratory technique, data collection and analyses and report writing. One 3-hour laboratory session per week plus additional lab work for the report writing.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…)

Các chủ đề sau được đề cập trong môn học:

Kỹ thuật vô trùng trong phòng thí nghiệm

- Di truyền học Menđen (phân tích các phép lai một cặp tính trạng và 2 cặp tính trạng ở ruồi giấm bằng phòng thí nghiệm ảo)

- Tách chiết và tinh sạch ADN

- Lập bản đồ giới hạn

- Di truyền học quần thể



57. THỰC HÀNH SINH HỌC PHÂN TỬ (Experiments in Molecular Biology)

  1. Mã môn học/chuyên đề:BIO313

  2. Số tín chỉ:04

  3. Môn học tiên quyết: Sinh học phân tử (BIO2402)

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

  • PGS.TS. GVC. Võ Thị Thương Lan, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại: 0988551068, E-mail: vothithuonglan@hus.edu.vn

  • TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại: 0983010703, E-mail: nguyenlaithanh@hus.edu.vn

TS.GV. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0947440249, E-mail: hoangthimynhung@hus.edu.vn

  • ThS.GV. Bùi Việt Anh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0904342423, E-mail: buivietanh@hus.edu.vn

  1. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

  • Hiểu được các nguyên tắc qui trình tách chiết và thực hành tốt với ADN plasmid.

  • Hiểu được các nguyên tắc qui trình tách chiết và thực hành tốt với ADN tổng số.

  • Hiểu được cách sử dụng các enzym giới hạn đế thiết kế ADN tái tổ hợp.

  • Nắm vững và thực hành được các bước biến nạp vào vi khuẩn E.coli

  • Hiểu được các bước cơ bản của kỹ thuật PCR.

  • Nắm vững các kỹ thuật điện di ADN, sàng lọc tách dòng, xác định nồng độ ADN/ARN/protein...

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Thiết lập được thí nghiệm biến nạp plasmid vào tế bào nhận.

  • Thực hiện được phản ứng PCR.

  • Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản cắt với enzym giới hạn, tách dòng, sàng lọc.

  • Thao tác thành thạo kỹ thuật điện di, nhuộm chụp ảnh phân tích kích thước các băng ADN.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

  • Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

  • Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

  • Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

  • Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Áp dụng kiến thức và thực hành để hiểu được và thực hiện được các kỹ thuật phục vụ nghiên cứu sinh học phân tử ở mức độ cơ bản, thực hiện được các xét nghiệm chẩn đoán bệnh di truyển, các tác nhân vi sinh vật gây bệnh bằng các kỹ thuật cơ bản như PCR, cắt với enzym giới hạn, định tính, định lượng ADN/ARN/protein.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra hàng tuần trong các giờ thực tập, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc môn học.

  1. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

  • Bài giảng do cán bộ soạn phù hợp với nguyên vật liệu và trang thiết bị sử dụng cho từng nhóm, từng bài thực tập.

  • Sambrook J, Russell DW, (2001), Molecular cloning: A laboratory manual, 3rd edition, Cold Spring Habor Laboratory Press, Vol 1-3

8.2. Tài liệu tham khảo:

  • Võ Thị Thương Lan, 2007. “Một số vấn đề cơ bản của sinh học phân tử”. NXB ĐHQG.

  • Hồ Huỳnh Thùy Dương (2003). Sinh học Phân tử. NXB GD.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học đưa ra những kiến thức cơ bản và hướng dẫn cụ thể để sinh viên làm quen và thao tác thành thạo được một số kỹ thuật đơn giản của ADN tái tổ hợp, các kỹ thuật nhân bản, định tính, định lượng AND/ARN/protein.
This course describe the basic techniques used in molecular biology. Students will learn basic bacterial culture techniques, transformation, agarose gel electrophoresis, plasmid and genomic DNA purification, DNA restriction digestion and analysis. This course focus on Polymerase Chain Reaction (PCR) and troubleshoot a PCR protocol.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Bài 1: Bài mở đầu, giới thiệu về môn học, những lưu ý trong phòng thí nghiệm sinh học phân tử.

Bài 2: Chuẩn bị các loại đệm cho cả đợt thực hành (Preparation of buffers required for all experiments)



    1. Các loại đệm thường dùng trong sinh học phân tử

    2. Pha một số đệm sẽ dùng trong đợt thực hành

Bài 3: Tạo tế bào vi khuẩn khả biến (Preparation of competent cells)

3.1. Nguyên tắc tạo tế bào vi khuẩn khả biến

3.2. Thực hiện tạo tế bào khả biến với vi khuẩn E.coli DH5

Bài 4: Biến nạp ADN vào tế bào khả biến (Transformation in E. coli DH5)

4.1. Các phương pháp biến nạp ADN vào vi khuẩn

4.1. Biến nạp plasmid vào tế bào vi khuẩn khả biến E. coli DH5 bằng sốc nhiệt

Bài 5: Tách chiết ADN plasmid hoặc ADN hệ gen (Isolation of plasmid DNA or isolation of genomic DNA)

5.1. Giới thiệu các phương pháp thường dùng để tách chiết ADN và nguyên lý của mỗi phương pháp.

5.2. Tách chiết ADN plasmid sử dụng đệm kiềm

Bài 6: Seminar kết quả 4 bài đã thực hiện

Bài 7: Chuẩn bị bản gel điện di agarose (Preparation of agarose gel)

7.1. Agarose và ứng dụng trong điện di

7.2. Chuẩn bị bản gel agarose ở 3 nồng độ khác nhau.

Bài 8: Cắt ADN bằng enzyme giới hạn (Restriction enzyme digestions of genomic DNA and/or plasmid DNA)

8.1. Vai trò của enzyme giới hạn trong sinh học phân tử

8.2. Thực hành cắt ADN bằng 2-3 loại enzyme giới hạn khác nhau

Bài 9: Điện di trên gen agarose (Electrophoresis on agarose gel with different concentration)

9.1. Nguyên tắc của điện di

9.2. Điện di sản phẩm ADN cắt bằng enzyme giới hạn trên gel agarose ở các nồng độ khác nhau.

Bài 10: Seminar kết quả thực hành 4 bài tiếp theo

Bài 11: PCR (nested-PCR, multiplex-PCR, RT-PCR,…)

11.1. Nguyên lý của PCR và những khác biệt trong các loại PCR

11.2. Thực hành PCR lồng

Bài 12: PCR (tiếp theo)

12.1. Thực hành single-PCR (một trong các cặp mồi của multiplex PCR)

12.2. Thực hành multiplex-PCR

Bài 13: Phân tích kết quả chạy PCR (Analysis of PCR products)

13.1. Chạy điện di sản phẩm PCR

13.2. Phân tích kết quả

Bài 14. Seminar 3 bài tiếp theo, giải đáp thắc mắc (Answer student’s questions)

Bài 15: Tách chiết protein

15.1. Nguyên tắc tách chiết Protein

15.2. Tách chiết protein từ vi khuẩn (hoặc lá cây)

15.3. Đo nồng độ protein

Bài 16: Chuẩn bị gel acrylamide

16.1. Đặc điểm của gel acrylamide

16.2. Thực hành đổ bản gel 8, 10%

Bài 17: Điện di Protein

17.1. Điện di protein

17.2. Nhuộm gel acrylamide với Coomassie Blue



Bài 18: Seminar kết quả tách protein, điện di và phân tích kết quả.

Каталог: userfiles
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
userfiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
userfiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
userfiles -> BỘ XÂy dựNG
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
userfiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
userfiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

tải về 4.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương