TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên chưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: sinh họC ĐẠt chuẩn quốc tế Mà SỐ: 52420101 Hà Nội, 2012


KỸ THUẬT ADN TÁI TỔ HỢP (Recombinant DNA Technique)



tải về 4.23 Mb.
trang14/25
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích4.23 Mb.
#3310
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25

58. KỸ THUẬT ADN TÁI TỔ HỢP (Recombinant DNA Technique)

  1. Mã môn học: BIO3414

  2. Số tín chỉ: 3

  • Nghe giảng lý thuyết: 15 giờ

  • Thực hành: 45 giờ

  1. Môn học tiên quyết:

Hóa sinh học (BIO2400), Sinh học phân tử (BIO2402)

  1. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

  2. Giảng viên:

  • PGS. TS. Phan Tuấn Nghĩa, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN

  • TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ protein-enzym, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0989087784, Email: vananhbiolab@gmail.com

  • TS. Phạm Bảo Yên, Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ protein-enzym, Trường ĐHKHTN.

  1. Mục tiêu môn học:

    1. Mục tiêu về kiến thức:

  • Hiểu được đối tượng và các công cụ phân tử của kỹ nghệ DNA tái tổ hợp, các bước chi tiết để nhân dòng và biểu hiện một gen ngoại lai trong vật chủ cũng như cách phân tích một số đặc điểm của protein tái tổ hợp.

  • Hiểu và phân tích được sơ đồ cấu trúc của một vector nhân dòng và vùng cắt enzyme giới hạn.

  • Thiết kế  được sơ đồ thí nghiệm để có thể nhân dòng và biểu hiện thành công một gen ngoại lai với lượng lớn..

    1. Mục tiêu về kỹ năng:

  • Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị và máy móc cơ bản trong phân tích hóa sinh và sinh học phân tử.

  • Nắm vững các nguyên tắc an toàn sinh học khi làm việc trong phòng thí nghiệm.

  • Hình thành tác phong cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ trong thực nghiệm.

    1. Thái độ học tập:

  • Nhận thức và thấy rõ được vị trí trung tâm của kỹ thuật  DNA tái tổ hợp trong phát triển công nghệ sinh học hiện đại và sự đóng góp của nó trong việc tạo ra các sản phẩm theo như mong muốn.

  • Góp phần nâng cao ý thức chăm lo sức khỏe, bảo vệ môi trường.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Sử dụng kiến thức lý thuyết và thực hành được trang bị để lý giải một số hiện tượng sống, cải tạo cải giống cây trồng, vật nuôi, phát hiện các sinh vật chuyển gen có hại cho sức khỏe và môi trường.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

  • Thường xuyên (20%): thông qua sự có mặt đầy đủ và đúng giờ, tham gia tích cực của người học vào các bài giảng trên lớp.

  • Giữa kỳ (trắc nghiệm và tự luận, 30%)

  • Cuối kỳ (thi vấn đáp, 20%; viết báo cáo và số liệu thí nghiệm: 30%)



  1. Giáo trình bắt buộc

  • Phan Tuấn Nghĩa, Nguyễn Thị Vân Anh và Phạm Bảo Yên (2012). Hướng dẫn thực tập môn Kỹ thuật ADN tái tổ hợp. Tài liệu thực tập lưu hành nội bộ.

  • Glick, B. R. and Pasternak, J.J. (2003). Công nghệ sinh học phân tử: Nguyên lý và ứng dụng của ADN tái tổ hợp. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2006 (dịch từ nguyên bản tiếng Anh).

  1. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học cung cấp kiến thức cơ bản và kinh nghiệm thực tế trong việc thiết kế và tiến hành thí nghiệm cần thiết khi xây dựng một vector chứa DNA tái tổ hợp và hệ thống biểu hiện protein tái tổ hợp. Sinh viên sẽ thu nhận được những kỹ năng trong việc nhân dòng, biến nạp, tách chiết plasmid, sử dụng enzyme giới hạn và đọc trình tự DNA cũng như việc dùng các chương trình máy tính để phân tích trình tự DNA và protein, biểu hiện protein tái tổ hợp ở vi khuẩn và nghiên cứu đặc tính bằng các phương pháp hóa sinh và sinh học phân tử. Môn học cũng nhằm mục đích tăng cường kỹ năng phân tích và tổng hợp, khả năng làm việc nhóm trong môi trường đa ngành.
This course provides basic knowledge and hand-on experience to design and perform experiments involving in the construction of recombinant DNA and the expression of recombinant proteins. Students should obtain skills of cloning, transformation, plasmid isolation, restriction enzyme analysis, DNA sequencing and computer assisted analysis of nucleic acid and protein sequences, expression of recombinant proteins in bacteria and analysis of their expression using biochemical methods. The course promotes quantitative and interpretive skills as well as teamwork in a multidisciplinary environment.

  1. Mô tả chi tiết môn học

Tuần 1: Chương I. Giới thiệu chung và tách DNA từ plasmid

Bài 1 Giới thiệu môn học

Bài 2 Tách DNA từ plasmid

Tuần 2: Chương II.  Phân tích định tính và định lượng của DNA tinh sạch từ plasmid

Bài 3 Phân tích định tính DNA plasmid đã tinh sạch sử dụng phương pháp điện di agarose

Bài 4 Phân tích định lượng DNA plasmid đã tinh sạch sử dụng phương pháp đo quang phổ

Tuần 3: Chương III.  Sử dụng enzyme giới hạn để cắt plasmid và gene đích

Bài 5-6 Sử dụng enzyme giới hạn để cắt plasmid và gene đích

Tuần 4: Chương IV. Nhân dòng gene đích sử dụng ligase

Bài 7 Nhân dòng gene đích sử dụng ligase

Bài 8 Thảo luận (giải quyết tình huống)

Tuần 5: Chương V. Biến nạp và sàng lọc thể biến nạp (khuẩn lạc dương tính)

Bài 9 Biến nạp

Bài 10 Sàng lọc xanh trắng

Tuần 6: Chương VI. Phân tích trình tự gene tái tổ hợp

Bài 11 Đọc trình tự DNA

Bài 12 Phân tích trình tự

Tuần 7: Chương VII. Biểu hiện protein tái tổ hợp và ly giải tế bào

Bài 13 Biểu hiện protein tái tổ hợp

Bài 14 Ly giải và tách phân đoạn tế bào

Tuần 8: Chương VIII. Phân tích protein tái tổ hợp

Bài 15 Điện di gel polyacrylamide biến tính  (SDS-PAGE)

Bài16 Nhuộm bạc

Tuần 9: Chương IX. Bảo quản  protein tái tổ hợp để sử dụng lâu dài

Bài 17 Thẩm tích trong đệm chứa glycerol

Bài 18 Thảo luận (giải quyết tình huống)

59. THỰC HÀNH HÓA SINH HỌC (Experiments in Biochemistry)

  1. Mã môn học:BIO3415

  2. Số tín chỉ: 3

    • Nghe giảng lý thuyết: 10 giờ

    • Thực hành: 35 giờ

  1. Môn học tiên quyết: Hoá sinh học (BIO2400)

  2. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  3. Giảng viên:

  • TS. Nguyễn Quang Huy; Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0904263388, Email: huynq17@gmail.com

  • TS. Nguyễn Thị Hồng Loan, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0988266362, Email: loannhbio@gmail.com

  • ThS. Ngô Thị Trang, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0988903761, Email: Ngotrang1211@gmail.com

  1. Mục tiêu môn học:

Mục tiêu về kiến thức:

Bằng cách tiến hành các phản ứng hoá học, sinh viên phải thực hiện được các thí nghiệm theo hướng dẫn, quan sát, giải thích hiện tượng từ đó củng cố thêm kiến thức lý thuyết và áp dụng vào một số tình huống mới trong nghiên cứu của lĩnh vực hoá sinh. Cụ thể:



  • Hiểu, chứng minh và giải thích được tính chất lưỡng tính, tính chất keo của dung dịch protein.

  • Xác định được nhiệt độ, pH hoạt động tối thích, ảnh hưởng của các chất kích thích và kìm hãm lên hoạt động của enzym amylase. Từ đó áp dụng lên các enzym khác.

  • Xác định được đơn vị hoạt độ của một số enzym

  • Chứng minh được sự có mặt và định lượng một số axit amin, chuỗi peptide, amylase, tinh bột, mỡ trung tính, vitamin...

Mục tiêu về kỹ năng:

  • Vận dụng được thành thạo các phương pháp Hoá sinh cơ bản trong nghiên cứu sinh học

  • Là cơ sở phát triển kỹ năng thiết kế thí nghiệm giải quyết bài toán cụ thể trong nghiên cứu hoá sinh

  • Có khả năng đọc, hiểu, giải thích các kiến thức liên quan trong nghiên cứu

  • Bằng cách tiến hành các thí nghiệm theo hướng dẫn và viết báo cáo, tường trình kết quả thu được sẽ giúp sinh viên bước đầu có kỹ năng viết một báo cáo khoa học.

Thái độ học tập:

  • Rèn luyện các đức tính cần thiết trong nghiên cứu khoa học: làm việc chăm chỉ, chủ động, độc lập, làm việc theo nhóm; có thái độ trung thực, khách quan trong đánh giá kết quả.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

  • Kiểm tra viết (10-20 phút) đầu giờ mỗi buổi thực hành: 60%; trong đó bao gồm:

+ 80% kiến thức liên quan bài thực hành cũ

+ 20% kiến thức liên quan đến bài thực hành mới



  • Đánh giá kết quả thí nghiệm của mỗi nhóm: 20%

  • Đánh giá tinh thần, thái độ của sinh viên trong buổi thực tập: 20% (mức độ làm việc chăm chỉ, tính chủ động, độc lập, nghiêm túc trong qúa trình thực hành)

Lưu ý: Đối với một số bài thực tập có thể thay thế 60% điểm kiểm tra ngắn đầu giờ bằng cách viết tường trình kết quả thí nghiệm nhằm hướng dẫn sinh viên bước đầu biết cách viết kết quả nghiên cứu.

  1. Giáo trình bắt buộc

  • Nguyễn Quang Vinh, Bùi Phương Thuận, Phan Tuấn Nghĩa. Thực tập Hoá sinh học, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

  • Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng. Hoá sinh học, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009.

  • Nelson DL and Cox MM. Lehninger Principles of Biochemistry, Worth Publishers New York, 2000.

  1. Tóm tắt nội dung môn học

Thực tập hoá sinh gồm 10 bài thực tập hướng dẫn sinh viên thực hiện các phản ứng liên quan đến các tính chất chung, đặc tính của các nhóm hợp chất quan trọng của tế bào và cơ thể sống: protein, enzyme, sacharide, axit nucleic, lipid và các chất thực vật thứ sinh... Về cơ bản, mỗi bài thực tập bao gồm 2 phần chính: phần định tính và phần định lượng các nhóm hợp chất trên. Qua đó minh họa và củng cố phần kiến thức lý thuyết sinh viên đã được học. Đây cũng là các bài thực tập giúp sinh viên làm quen với một số phương pháp thường quy hay dùng trong các phòng thí nghiệm Hoá sinh.
There are ten experimental lessons in this subject introducing about important compounds in cells and organism: protein, enzyme, saccharide, lipid, vitamin, secondary metabolism compounds....Each lesson includes two major parts are qualitative and quantitative analysis of thoes compouds.

  1. Nội dung chi tiết môn học

Bài 1. Protein

1. Tính chất lưỡng tính của axit amin và protein

- Xác định điểm đẳng điện của casein

2. Tính chất keo của dung dịch protein

2.1. Các phản ứng kết tủa thuận nghịch protein

- Kết tủa bằng muối trung tính

- Kết tủa bằng dung môi hữu cơ

2.2. Sự biến tính protein

- Tác dụng của nhiệt độ cao

- Kết tủa protein bằng axit vô cơ đặc

- Kết tủa protein bằng axit hữu cơ

- Kết tủa protein bằng muối kim loại nặng



Bài 2. Protein (tiếp)

3. Các phản ứng màu của axit amin và protein

3.1. Phản ứng biure

3.2. Phản ứng với Ninhidrin

3.3.Phản ứng với axit nitro

3.4. Phản ứng xantoprotein của các axit amin vòng

3.5. Phản ứng Pauli để phát hiện histidin và tirosine

3.6. Phản ứng Adamkievic đặc trưng cho tryptophan

- Phản ứng với axit glioxilic

- Phản ứng với oximetylfucfurol

- Phản ứng với focmandehit

3.7. Phản ứng của các axit amin chứa lưu huỳnh



Bài 3. Emzym

1. Các thí nghiệm định tính một số enzym

1.1. Pepxin

1.2. Amylase của nước bọt

1.3. Urease

2. Tính chất của enzym

2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của amylase nước bọt

2.2. Ảnh hưởng của các chất kích thích và các chất kìm hãm

- Ảnh hưởng của NaCl và CuSO4 đến hoạt độ amylase

Bài 4. Emzym (tiếp)

2. Tính chất của enzym (tiếp)

2.3. Ảnh hưởng của pH môi trường đến hoạt độ của enzym - xác định pH thích hợp của amylase nước bọt

2.4. Tính đặc hiệu của enzym

- Tính đặc hiệu của urease

- Tính đặc hiệu tác dụng của α-amylase nước bọt và sacharase của nấm men

3. Xác định hoạt độ của một số enzym

3.1. Xác định hoạt độ của α-amylase theo phương pháp Wohlgemuth

3.2. Xác định hoạt độ urease theo phương pháp chuẩn độ

Bài 5. Saccharide

1. Các phản ứng của mono- và disaccharide

1.1. Phản ứng tromer

1.2. phản ứng với thuốc thử Fehling

1.3. Phản ứng Benedict

1.4. Phản ứng với đồng axetat

1.5. Phản ứng tráng gương

1.6. Phản ứng khử xanh metylen

1.7. Phản ứng khử kali ferixianua

1.8. Phản ứng Xelivanop

1.9. Phản ứng với ure

1.10. Phản ứng của saccharose với muối coban



Bài 6. Saccharide (tiếp)

2. Phản ứng định tính polisaccharide

2.1. Phản ứng màu của Iot với tinh bột

2.2. Kiểm tra tính khử của dung dịch tinh bột

2.3. Sự thuỷ phân tinh bột

Bài 7. Lipid - Mỡ trung tính

1. Tính chất lý hoá của mỡ

1.1. Tính tan

1.2. Sự tạo thành nhũ tương

2. Phản ứng phân biệt các thành phần cấu tạo của mỡ

2.1. Phản ứng tạo thành acrolein

2.2. Phản ứng xà phòng hoá

2.3. Sự tạo thành axit béo tự do

3. Xác định các chỉ số của mỡ

3.1. Xác định chỉ số axit

3.2. Xác định chỉ số xà phòng hoá

3.3. Xác định chỉ số iôt



Bài 8. Vitamin

1. Các phản ứng định tính của vitamin

1.1. Các vitamin tan trong chất béo

- Vitamin A

+ Phản ứng với sắt (II) sufat

+ Phản ứng với H2SO4

- Vitamin D

+ Phản ứng với anilin

- Vitamin E

+ Phản ứng với HNO3

+ Phản ứng với FeCl3

- Vitamin K

+ Phản ứng với anilin

Bài 9. Vitamin (tiếp)

1.2. Các vitamin hoà tan trong nước

- Vitamin B1

+ Phản ứng với thuốc thử diazo

- Vitamin B2

+ Phản ứng khử

- Vitamin C (Axit ascobic)

+ Phản ứng với K3Fe(CN)6



+ Phản ứng với Iôt

+ Phản ứng với xanh metylen

2. Định lượng vitamin

2.1. Định lượng vitamin C theo phương pháp chuẩn độ

2.2. Định lượng vitamin A (đọc thêm)

Bài 10. Các chất thực vật thứ sinh và axit nucleic

1. Các chất thực vật thứ sinh

1.1. Phản ứng màu nhận biết acbutin

1.2. Thuỷ phân acbutin bằng acbutase

2. Axit nucleic

- Định lượng ADN bằng cách đo độ hấp thụ ánh sáng ở bước sóng 260 nm



60. THỰC HÀNH DỰ ÁN QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ (Biotechnology Processing Projects)

  1. Mã môn học:BIO3416

  2. Số tín chỉ: 03

  3. Môn học tiên quyết: Sinh học phân tử (BIO2402), Vi sinh vật học (BIO2403)

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

Giảng viên:

TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, Trường ĐHKHTN



TS. Nguyễn Hòa Anh, Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, Trường ĐHKHTN

  1. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức:

  • Sinh viên có kiến thức chung về xây dựng và thực hiện các dự án công nghệ sinh học, hiểu nguyên lý các quá trình sinh học của dự án và những kỹ thuật cơ bản liên quan tới tế bào, acid nucleic, protein và enzyme.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Sinh viên phải tự chủ động thiết kế một dự án có liên quan tới công nghệ vi sinh, enzyme và protein. Ngoài ra, sinh viên phải có tính kỷ luật và có khả năng làm việc theo nhóm thực hiện các dự án đã thiết kế, bao gồm từ khâu tính toán lượng hóa chất cần sử dụng, chuẩn bị môi trường nuôi cấy vi sinh vật, các dung dịch đệm…, tới thực hành các bước như nuôi tế bào vi khuẩn tái tổ hợp chứa gen biểu hiện protein mong muốn, kiểm tra biểu hiện protein, tinh sạch protein, kiểm tra độ tinh sạch, xác định hoạt tính và tính toán sản lượng protein thu được. Cuối cùng, sinh viên phải có khả năng thảo luận nhóm, lập báo cáo dự án trên cơ sở kết quả đạt được.

Sinh viên có thêm một số khả năng sau:

  • Phát triển khả năng tư duy sáng tạo, đọc tài liệu chuyên ngành

  • Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá

  • Rèn luyện tính kiên trì trong công việc

  • Rèn kỹ năng thiết kế và tổ chức thí nghiệm, phân tích và đánh giá kết quả.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, tư duy logic

  • Nhận thức rõ vai trò của các quá trình công nghệ sinh học trong sản xuất

  • Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học cho việc giải quyết các bài toán cụ thể của xã hội đặt ra.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Kiểm tra kiến thức nền

  • Để học môn học Thực hành dự án quá trình công nghệ sinh học, sinh viên cần các kiến thức nền về hóa sinh, vi sinh, tế bào, sinh học phân tử, ADN tái tổ hợp và kỹ thuật di truyền.

  • Mục đích kiểm tra: Việc kiểm tra kiến thức nền nhằm đánh giá và phân loại được kiến thức cơ sở của sinh viên so với yêu cầu của môn học. Trên cơ sở đánh giá và phân loại kiến thức nền của sinh viên để có được chiến lược dạy học phù hợp.

  • Hình thức kiểm tra: Liệt kê các kỹ thuật, đặt câu hỏi, thảo luận trên lớp trước khi giảng lý thuyết thực tập

7.2. Kiểm tra đánh giá thường xuyên (30%)

  • Mục đích kiểm tra: nhằm kiểm tra sinh viên việc làm chủ kiến thức và có tính kỷ luật, chuyên cần trong thực nghiệm

  • Hình thức kiểm tra: điểm danh có mặt đúng giờ, theo dõi ý thức tham gia thực hành, trực nhật phòng thí nghiệm, ý thức chuẩn bị cho buổi thực hành, và tích cực trong thảo luận nhóm.

7.3. Kiểm tra đánh giá định kỳ (60%)

  • Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của sinh viên trong tiến trình của môn học.

7.3.1.Kiểm tra giữa kỳ, tuần 5: kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với bài tập tình huống:(20%)

- Tiêu chí đánh giá:

+ Trắc nghiệm đúng 04 câu 4đ

+ Phân tích logic và đúng 02 bài tập lý thuyết thực nghiệm 6đ



Tổng: 10đ

7.3.2. Báo cáo thực tập toàn bộ dự án quá trình sinh học (40%)

- Hình thức: Viết tự luận

- Tiêu chí:

+ Xây dựng dự án khoa học 2đ

+ Nắm được các bước tiến hành của kỹ thuật 2đ

+ Kết quả thực nghiệm 4đ

+ Phân tích số liệu khoa học 2đ

Tổng: 10đ


  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên sách, năm xuất bản):

  • Nguyễn Thị Vân Anh và Nguyễn Hòa Anh, 2012. Hướng dẫn thực tập môn Thực hành dự án sinh học. Tài liệu thực tập lưu hành nội bộ.

  • Lê Văn Hoàng, 2007. Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp.   Đại học Bách Khoa Đà Nẵng

  • Glick, B. R. and Pasternak, J.J. 2003. Công nghệ sinh học phân tử: Nguyên lý và ứng dụng của ADN tái tổ hợp. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2006 (Bản dịch từ tiếng Anh)

  1. Tóm tắt môn học:

Môn học cung cấp các kiến thức và các bước thực hành để thực hiện một dự án công nghệ sinh học, từ thiết kế thí nghiệm bao gồm phân công nhân sự, tính toán lượng hóa chất cần sử dụng, chuẩn bị môi trường nuôi cấy vi sinh vật, các dung dịch đệm…, tới thực hành các bước như nuôi tế bào vi khuẩn tái tổ hợp chứa gen biểu hiện protein mong muốn, kiểm tra biểu hiện protein, tinh sạch protein, kiểm tra độ tinh sạch, xác định hoạt tính và tính toán sản lượng protein thu được.Môn học giúp cho sinh viên có kỹ năng tính toán và phân tích thực nghiệm cũng như khả năng làm việc theo nhóm trong môi trường đa ngành..

  1. Nội dung chi tiết

Bài 1: Giới thiệu môn học, thiết bị phòng thí nghiệm và các kỹ thuật cơ bản liên quan đến môn học

  1. Giới thiệu môn học

  2. Giới thiệu các thiết bị phòng thí nghiệm

3. Kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn

4. Phương pháp xác định hoạt tính của beta-galactosidase



5. Phương pháp đánh giá mức độ biểu hiện của protein

Bài 2: Xây dựng dự án quá trình sản xuất beta-galactosidase từ tế bào E. coli tái tổ hợp ở quy mô phòng thí nghiệm

  1. Xây dựng sơ đồ quá trình sản xuất

  2. Xây dựng sơ đồ quá trình kiểm nghiệm

  3. Tính toán hóa chất và dụng cụ tiêu hao.

Bài 3: Chuẩn bị hóa chất và nguyên vật liệu

  1. Cân và pha môi trường lên men vi khuẩn

  2. Cân và pha các đệm

  3. Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ tiêu hao

Bài 4: Cấy đánh thức và lên men cấp 1

  1. Cấy đánh thức tế bào vi khuẩn E. coli tái tổ hợp từ ống giống bảo quản ở -80oC

  2. Lên men cấp 1 dịch nuôi cấy tế bào

Bài 5: Lên men sinh khối sản xuất protein tái tổ hợp

  1. Lên men sinh khối

  2. Cảm ứng biểu hiện beta-galactosidase

Bài 6: Thu sinh khối tế bào và protein tổng số chứa beta-galactosidase

  1. Ly tâm thu sinh khối tế bào

  2. Siêu âm phá vỡ tế bào thu dịch chiết protein tổng số

Bài 7: Kiểm tra mức độ biểu hiện beta-galactosidase bằng phương pháp SDS-PAGE

  1. Chạy điện di protein

  2. Đánh giá mức độ biểu hiện và tính toán lượng beta-galactosidase sản xuất được

Bài 8: Kiểm tra biểu hiện beta-galactosidase với cơ chất đặc hiệu X-gal

  1. Định tính bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch

  2. Định lượng bằng phương pháp quang phổ kế

  3. Tính toán hoạt độ và hoạt độ riêng

Bài 9: Kiến tập thiết bị máy móc ở quy mô pilot tại nhà máy sản xuất chế phẩm sinh học

  1. Các thiết bị sản xuất:

  2. Các thiết bị kiểm nghiệm

  3. Các thiết bị đóng gói, vận chuyển.

Bài 10: Kiến tập quá trình sản xuất và kiểm nghiệm một sản phẩm sinh học tại nhà máy

  1. Quá trình công nghệ sản xuất

  2. Quá trình kỹ thuật kiểm nghiệm.

61. THỰC HÀNH VI SINH VẬT HỌC (Experiments in Microbiology)

  1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3417

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết: Vi sinh vật học (BIO2403)

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng việt

  5. Giảng viên(họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

  • ThS. Trần Thị Thanh Huyền Bộ môn Vi sinh vật học, Khoa Sinh học

  • ThS. Mai Thị Đàm Linh Bộ môn Vi sinh vật học, Khoa Sinh học

  • TS. Phạm Thế Hải Bộ môn Vi sinh vật học, Khoa Sinh học

  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề(kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

  • Thành thạo kỹ thuật soi kính hiển vi, làm tiêu bản soi tươi và tiêu bản nhuộm

  • Phân loại được vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men và nấm mốc về hình thái khuẩn lạc.

  • Phân loại được nhóm vi khuẩn Gram âm, Gram dương và thành thạo thao tác nhuộm tế bào sống và tế bào chết.

  • Thành thạo làm tiêu bản nhuộm bào tử vi khuẩn, quan sát và phân biệt được hình dạng và vị trí của bảo tử trong tế bào.

  • Phân loại được một số nấm mốc thường gặp, quan sát và phân biệt bào tử nang, bào tử đốt, và bào tử tiếp hợp, rễ giả của một số nấm

  • Giải thích được sự hình thành khuẩn ti giả ở nấm men.

  • Giải thích được hiện tượng sinh khí trong ống dịch nuôi cấy nấm men

  • Thành thạo phương pháp phân lập vi sinh vật, giữ giống

  • Hiểu được nguyên lý của một số phản ứng sinh hóa của vi sinh vật: khả năng sinh indol, H2S, khả năng sinh khí, khả năng sử dụng đường, phản ứng catalase, phản ứng đỏ methyl red

6.2. Kỹ năng

  • Có khả tiến hành các xét nghiệm làm tiêu bản soi tươi các mẫu bệnh phẩm và đọc được kết quả thí nghiệm.

  • Có khả năng phân loại vi sinh vật bằng hình thái và bằng nhuộm hoặc nuôi cấy xác định đặc điểm sinh hóa

  • Có khả năng làm việc trong các phòng xét nghiệm về vi sinh và hóa sinh

6.3. Thái độ

  • Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, trung thực và trong việc đánh giá về vấn đề khoa học sinh học

  • Nhận thức rõ được vai trò có lợi và có hại của vi sinh vật trong tự nhiên và trong công, nông nghiệp.

  • Có khả năng phân loại vi sinh vật bằng hình thái và bằng nhuộm hoặc nuôi cấy xác định đặc điểm sinh hóa

  • Có khả năng làm việc trong các phòng xét nghiệm về vi sinh và hóa sinh

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra đánh giá thường xuyên

  • Mục đích: nhằm kiểm tra sinh viên việc làm chủ kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học.

  • Hình thức: Kiểm tra kiến thức bằng cách đặt câu hỏi khi giảng lý thuyết và khi kiểm tra sản phẩm thực hành của sinh viên.

Kiểm tra đánh giá định kỳ

  • Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của sinh viên trong tiến trình của môn học.

  • Nội dung: Sinh viên trả lời câu hỏi sau mỗi bài thực hành và nộp báo cáo sau mỗi buổi thực hành. Điểm của môn học được tính bằng điểm trung bình chung các bài báo cáo.

  1. Giáo trình bắt buộc(tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

  • Kiều Hữu Ảnh(2006). Giáo trình vi sinh vật học lý thuyết và bài tập giải sẵn tập 1, 2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

  • Vũ Thị Minh Đức (2001). Thực tập Vi sinh vật học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

  1. Tóm tắt nội dung môn học(mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Thực hành vi sinh vật học là môn học bổ trợ cho môn Vi sinh vật học giúp cho sinh viên hiểu rõ được phần lý thuyết, làm rõ khái niệm: cấu trúc phù hợp với chức năng. Đồng thời, môn học là một phần không thể thiếu, là tiền đề cho các kĩ thuật phòng thí nghiệm làm việc với vi sinh vật. Học xong môn này, sinh viên có thể tự tin làm việc trong các phòng thí nghiệm hoặc các phòng xét nghiệm vi sinh…

Practical microbiology is the subjects that support for the Microbiology. It helps students understand the theory, concept: the function depends on the structure. Also, the course is an essential part require for student working in laboratory. After the course, students will be confident when working in the microbiological laboratories.



  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề(trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Bài 1: Làm tiêu bản soi tươi và nhuộm đơn, quan sát hình dạng tế bào vi khuẩn

  • Phân biệt các dụng cụ thí nghiệm

  • Làm tiêu bản soi tươi dịch huyền phù 4 loại vi khuẩn với hình dạng và cách sắp xếp khác nhau

  • -Cách cố định vết bôi

  • Làm tiêu bản nhuộm đơn 4 loại vi khuẩn

  • Trả lời câu hỏi liên quan đến lý thuyết về hình thái tế bào vi sinh vật và làm bài tập tường trình thực tập

Bài 2: Nhuộm Gram, quan sát hình dạng tế bào vi khuẩn

  • Phương pháp nhuộm Gram cải tiến

  • Phương pháp nhuộm Gram nhanh

  • Kết quả nhuộm Gram phụ thuộc vào nhiều yếu tố

  • -Xác định nhóm vi khuẩn trong bài thực tập là Gram + hay – khi đã biết 1vi sinh vật kiểm định thuộc nhóm Gram + hoặc –

  • Trả lời câu hỏi liên quan đến cấu tạo thành tế bào vi khuẩn và sự phân chia vi khuẩn dựa vào cấu trúc thành tế bào.

  • -Làm tường trình thực tập

Bài 3: Nội bào tử của vi khuẩn

  • Thế nào là nội bào tử vi khuẩn, so sánh với bào tử nấm mốc hoặc nấm men

  • Phương pháp nhuộm nội bào tử

  • Phương pháp xử lý nhiệt theo Pasteur và quan sát sự sinh trưởng

Bài 4: Nhận dạng một số nấm mốc thường gặp

  • Quan sát chung về hình thái và màu sắc khuẩn lạc nấm: so sánh với hình thái khuẩn lạc vi khuẩn hoặc xạ khuẩn

  • Quan sát cấu trúc mang conidi và conidi

  • Quan sát nấm tiếp hợp Zygomycetes

  • Cách làm tiêu bản Henrici

  • Cách làm tiêu bản giọt ép quan sát một số nấm thường gặp.

  • -Quan sát sự hình thành rễ giả ở nấm.

Bài 5: Nấm men

  • Quan sát hình dạng tế bào nấm men Candida Saccharomycopsis

  • Một số đặc tính của tế bào Saccharomyces cerevisiae

+ Sự nảy chồi

+ Khả năng hình thành glicogen

+ Xác định tỷ lệ tế bào sống, chết theo phương pháp Painting và Kirsop

+ Quan sát các bào tử nang



+ Sự hình thành CO2

Bài 6. Sinh trưởng của vi sinh vật

  • Phân lập vi khuẩn

  • Phương pháp cấy ria 3 pha trên đĩa thạch

  • Xác định hoạt tính enzyme, kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên thạch.

  • Xác định sinh trưởng bằng đo OD600

  • Đếm số tế bào sống (số khuẩn lạc trên đĩa thạch)

62. THỰC HÀNH SINH HỌC TẾ BÀO (Experiments in Cell Biology)

  1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3418

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết: Sinh học tế bào (BIO2401)

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

  5. Giảng viên:

  • TS.GV. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, ĐHKHTN. Điện thoại: 0947440249, E-mail: hoangthimynhung@hus.edu.vn

  • TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, ĐHKHTN. Điện thoại: 0983010703, E-mail: nguyenlaithanh@hus.edu.vn

  • ThS.GV. Bùi Việt Anh, Khoa Sinh học, ĐHKHTN. Điện thoại: 0904342423, E-mail: buivietanh@hus.edu.vn

  • ThS. NCV Lê Thị Thanh Hương, Khoa Sinh học, ĐHKHTN. E-mail: lethithanhhuong@hus.edu.vn

  1. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra)

6.1. Về kiến thức

  • Nắm được các khái niệm cơ bản về cấu trúc, chức năng và sự điều hòa hoạt động của tế bào.

  • Hiểu được nội dung học thuyết tế bào cổ điển và hiện đại cũng như mối liên hệ mật thiết giữa sinh học tế bào với di truyền và hóa sinh..

  • Hiểu được cách tế bào sử dụng năng lượng cũng như vận dụng được các định luật nhiệt động học trong việc giải thích một số hoạt động của tế bào: sự hình thành các bậc cấu trúc protein, các phản ứng hóa học diễn ra trong các quá trình đường phân, lên men và hô hấp tế bào.

  • Hiểu được chức năng của màng tế bào trong: phân tách thành phần nội bào với môi trường ngoại bào; sự trao đổi chất qua màng tế bào; các quá trình vận chuyển nội bào, hoạt động tiết.

  • Nắm được cấu trúc bộ khung xương của tế bào và giải thích được cơ chế của sự vận động của tế bào; mối liên hệ tế bào với tế bào và với môi trường xung quanh.

  • Mô tả được chu trình tế bào và sự phân chia của tế bào. Giải thích được sự hình thành tế bào ung thư liên quan đến sự rối loạn trong chu trình tế bào.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Xây dựng được kỹ năng phân tích chức năng dựa trên cấu trúc (mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc và chức năng)

  • Kỹ năng vận dụng các kiến thức vật lý/hóa sinh/phân tử trong việc giải thích các cơ chế, hiện tượng và các quá trình diễn ra trong tế bào.

  • Kỹ năng giải quyết một vấn đề khoa học: từ hiện tượng đến giả thuyết, thu thập tài liệu tham khảo để chứng minh giả thuyết hoặc tiến hành thí nghiệm để chứng minh giả thuyết.

  • Kỹ năng phân tích số liệu dựa trên các kết quả từ các thí nghiệm đã được công bố.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

  • Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

  • Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

  • Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

  • Rèn luyện được khả năng tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Áp dụng kiến thức để có ý thức bảo vệ sức khỏe và chủ động phòng tránh một số bệnh có căn nguyên từ tế bào (ung thư).

  • Áp dụng kiến thức để nghiên cứu/phát triển những phương pháp điều trị bệnh thông qua sự hoạt động của gen; sự biểu hiện protein.

  • Ứng dụng kiến thức để tạo các sản phẩm hữu ích cho cuộc sống: protein tái tổ hợp, năng lượng sinh học.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra nhanh hàng tuần trên lớp, bài thu hoạch hàng tháng, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc môn học.

  1. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc :

  • Các học liệu liên quan đến môn học sẽ được gửi đến sinh viên trước mỗi bài học.

  • Nguyễn Mộng Hùng, Nguyễn Lai Thành, 2004. Hướng dẫn thực tập sinh học phát triển. NXB Đại học Quốc gia Hà nội.

  • Trần Công Yên, Hoàng Thị Mỹ Nhung 2008. Hướng dẫn thực tập Mô học. Bài giảng lưu hành nội bộ.

  • Ngô Giang Liên, 1993. Thực tập tế bào học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

8.2. Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Mộng Hùng, 2004. Công nghệ tế bào phôi động vật. NXB Đại học Quốc gia Hà nội.

  • Victor P. Eroschenko (2000). Atlas of Histology with Functional Correlations, ninth, Edition Lippincott Williams & Wilkins.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Để duy trì sự sống cho cơ thể, tế bào phải thực hiện rất nhiều các chức năng khác nhau. Một số tế bào đảm nhiệm những chức năng chuyên biệt như vận động, sinh trưởng, tiết… Đồng thời các tế bào luôn luôn phải duy trì ổn định nồng độ các chất trong tế bào chất, tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa thành năng lượng, tái sử dụng các phân tử, loại bỏ chất và tổng hợp protein. Thêm vào đó, sự tạo thành các cấu trúc phức tạp như mô hay cơ quan đòi hỏi sự kết hợp tinh vi của các tế bào cũng như hoạt động của chúng. Sự kết hợp này phải đúng lúc, đúng chỗ để đảm bảo cho cơ thể tồn tại. Sinh học tế bào tập trung chủ yếu vào sự kiểm tra các tế bào cũng như các hoạt động của chúng. Môn học sẽ giới thiệu cho sinh viên khám phá/tìm hiểu các vấn đề trên bằng cách sử dụng các kỹ thuật trong sinh học tế bào. Bởi vì có rất nhiều các kỹ thuật khác nhau được các nhà khoa học sử dụng, trong khuôn khổ của khóa học này, chúng tôi chỉ giới thiệu một số vấn đề sau: kính hiển vi; qui trình làm tiêu bản đúc cắt; kỹ thuật li tâm; các giai đoạn phát triển phôi cá, gà, chuột; Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Bài 1: Giới thiệu môn học

    1. Giới thiệu chung về môn học. Các quy định bắt buộc khi tham gia môn học

    2. Giới thiệu các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu sinh học tế bào

Bài 2: Tế bào trong mô và cơ quan

    1. Các phương pháp nhuộm tế bào và mô thông thường

    2. Phương pháp hiển vi

    3. Quan sát các tiêu bản mô học

Bài 3: Thu nhận các bào quan trong tế bào

    1. Phương pháp li tâm

    2. Phá màng tế bào

    3. Thu nhận bào quan

Bài 4: Hóa chất ảnh hưởng như thế nào lên tế bào?

4.1. Ảnh hưởng của hóa chất lên quá trình phân bào

4.2. Ảnh hưởng của hóa chất lên sự chết của tế bào

Bài 5: Công nghệ sinh học: các sản phẩm biến đổi gen

5.1. Vai trò của công nghệ sinh học với thực phẩm

5.2. Kiểm tra các sản phẩm biến đổi gen bằng kỹ thuật PCR

Bài 6: Quá trình tạo tinh trùng ở động vật

6.1. Sinh viên tự thiết kế thí nghiệm

6.2. Cấu trúc tinh hoàn và sự hình thành tinh trùng ở động vật

6.3. Thực hành làm tiêu bản tinh hoàn động vật có vú (chuột)



Bài 7: Quá trình tạo trứng ở động vật có vú

7.1. Sinh viên tự thiết kế thí nghiệm

7.2. Cấu trúc buồng trứng động vật có vú và sự phát triển nang trứng

7.3. Thực hành làm tiêu bản buồng trứng động vật có vú (chuột)



Bài 8: Sự phát triển phôi gà và cá

8.1. Sinh viên tự thiết kế thí nghiệm

8.2. Kỹ thuật ấp trứng gà và thu nhận phôi ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

8.3. Lựa chọn cá bố mẹ, ghép cá bố mẹ, thu nhận phôi và theo dõi sự phát triển của phôi cá.



Bài 9: Sự phát triển phôi sớm ở động vật có vú (chuột)

9.1. Sinh viên tự thiết kế thí nghiệm

9.2. Kỹ thuật kích thích chuột siêu bài noãn.

9.3. Thu nhận phôi ở các giai đoạn phát triển 2 – 3 – 4 – 5 ngày.



Bài 10: Thực hiện lại bài thực chưa đạt kết quả

Bài 11: Seminar báo cáo kết quả thực hành quá trình tạo tinh trùng ở động vật có vú.

11.1. Các nhóm thực hiện báo cáo kết quả

11.2. Thảo luận và đánh giá kết quả của các nhóm.

Bài 12: Seminar báo cáo kết quả thực hành quá trình tạo trứng ở động vật có vú.

12.1. Các nhóm thực hiện báo cáo kết quả

12.2. Thảo luận và đánh giá kết quả của các nhóm.

Bài 13: Seminar báo cáo kết quả thực hành sự phát triển phôi gà và cá.

13.1. Các nhóm thực hiện báo cáo kết quả

13.2. Thảo luận và đánh giá kết quả của các nhóm.

Bài 14: Seminar báo cáo kết quả thực hành sự phát triển phôi sớm ở động vật có vú.

14.1. Các nhóm thực hiện báo cáo kết quả



14.2. Thảo luận và đánh giá kết quả của các nhóm.

63. PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT (Plant Development)

  1. Mã môn học: BIO3419

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết: Sinh lý thực vật (BIO2411), Cá thể và quần thể (BIO3401)

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

  5. Giảng viên:

  • TS. Lê Quỳnh Mai, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại, email: 04-8582796, email: lequynhmai80@gmail.com

  • TS. Phạm Thị Lương Hằng, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại, email: 04-8582796, email: luonghang@gmail.com

  • ThS. Trần Thị Dụ Chi, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại, email: 04-8582796, email: tranduchi@gmail.com

  1. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức:

  • Liệt kê được các chất điều hòa sinh trưởng thực vật, nêu được bản chất các chất đó, vai trò của chúng trong phát phiển ở thực vật.

  • Giải thích được các cơ chế điều hòa sinh trưởng của từng chất dựa trên quá trình điều hòa gen và tương tác giữa các chất kích thích và ức chế sinh trưởng.

  • Vận dụng được các hiểu biết về chất điều hòa sinh trưởng trong thí nghiệm về thực vật, trong thực tiễn trồng trọt

  • Tổng hợp được cơ chế chung của các cơ chế điều hòa gen, điều hòa hoạt hóa các chất phytohormone

  • Mô hình hóa hoạt động tương tác giữa các chất điều hòa sinh trưởng

  • Hiểu được chu trình sống của thực vật

  • Lý giải được một số các hiện tượng cơ bản xảy ra liên quan tới phát triển thực vật như ngọn hướng sáng, lá khép lại vào ban đêm

  • Dự đoán được tác động của điều kiện ngoại cảnh tới cây trồng

  • Ứng dụng được hiểu biết về phát triển thực vật trong trồng trọt

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Tổ chức sắp xếp lập kế hoạch cho công việc cá nhân, độc lập trong công việc

  • Biết thu thập, đánh giá tài liệu, phân tích vấn đề

  • Tự tin, chủ động, biết đặt mục tiêu chính cho công việc, biết tạo động lực cho công việc

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Có khả năng làm việc nhóm, đoàn kết, hỗ trợ, yêu cầu hỗ trợ

  • Kỹ năng giao tiếp công tác: nhanh nhẹn, hiệu quả, đi thẳng vào vấn đề chính

  • Giữ thái độ tích cực trước mọi vấn đề, có khả năng thuyết trình, diễn giải.

  • Trình độ giao tiếp, chuyển tải vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh tốt

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Phát hiện, phân tích, tổng kết vấn đề

  • Đưa ra giải pháp giải quyết

  • Mô hình hóa các giải pháp và kiểm chứng

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

  • Câu hỏi trắc nghiệm khách quan, Câu hỏi ngắn, Chấm điểm thảo luận trên lớp

  1. Giáo trình bắt buộc:

  • Taiz L. & Zeiger E. 2010). Plant physiology 5th Edition. Sinauer Associates, Inc., publishers, Massachusetts, America.

  • William G. Hopskin (2001). Introduction to Plant Physiology. Wiley

  • Ottoline Leyser and Stephen Day (2003). Mechanisms in Plant Development. Blackwell Publishing

  1. Tóm tắt nội dung môn học:

Phát triển ở thực vật diễn ra dưới những yếu tố điều hòa như auxin, gibberellin, cytokinin, acid abscisic..., bản chất, cơ chế tác động, các ảnh hưởng sinh lý của các chất điều hòa sinh trưởng đó, phát triển của từng cơ quan như rễ, thân và những giai đoạn phát triển thực vật phải trải qua: nảy mầm, sinh trưởng, ra hoa, kết quả sẽ là nội dung chính trong môn học này. Trong quá trình phát triển của mình thực vật chịu rất nhiều tác động từ môi trường sống xung quanh. Thực vật phải có các cơ chế phòng thủ, thích nghi, phản ứng lại với các điều kiện đó. Môn học này cũng nhằm nghiên cứu về các cơ chế nói trên để giúp người học có thể phân tích được quá trình phát triển của thực vật trong chính điều kiện thực.
Plant development influenced by many kinds of plant regulators such as auxin, gibberellin, cytokinin, acid abscisic..., basics, transduction mechanisms and physiological effections of these hormones; the development of each organ like shoot, root; the main stages of development in plant cycle: germination, growth, flowering, fruit development and ripening are being contents of this course. During development, plants are affected by many of environment condition around them including alot of abiotic and biotic factors. Plants have to improve their defence and response mechanisms against them. This course also studies on those mechanisms to help students analying the development of plants in the real life.

  1. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Các giai đoạn phát triển của thực vật

    1. Phát triển của tế bào thực vật

      1. Phân chia tế bào

      2. Pha giãn tế bào

      3. Biệt hóa tế bào

    2. Phát triển sinh dưỡng

      1. Quá trình nảy mầm của hạt

      2. Sinh trưởng của cây

    3. Phát triển sinh sản

      1. Giai đoạn ra hoa

      2. Thụ phấn

      3. Phát triển của quả

    4. Phát triển phôi

Chương 2. Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật

    1. Các Auxin

      1. Phytohormone được phát hiện đầu tiên

      2. Cơ chế sinh tổng hợp và vận chuyển trong cây

      3. Các tác dụng sinh lý

      4. Cơ chế truyền tín hiệu

    2. Các Gibberellin

      1. Cơ chế sinh tổng hợp và vận chuyển trong cây

      2. Các tác dụng sinh lý

      3. Cơ chế truyền tín hiệu

    3. Các Cytokinin

      1. Cơ chế sinh tổng hợp và vận chuyển trong cây

      2. Các tác dụng sinh lý

      3. Cơ chế truyền tín hiệu

    4. Các Brassinosteroid

      1. Cơ chế sinh tổng hợp và vận chuyển trong cây

      2. Các tác dụng sinh lý

      3. Cơ chế truyền tín hiệu

    5. Ethylene

      1. Cơ chế sinh tổng hợp và vận chuyển trong cây

      2. Các tác dụng sinh lý

      3. Cơ chế truyền tín hiệu

    6. Acid abscicis

      1. Cơ chế sinh tổng hợp và vận chuyển trong cây

      2. Các tác dụng sinh lý

      3. Cơ chế truyền tín hiệu

    7. Tương tác giữa các hormone thực vật

Chương 3. Đáp ứng của thực vật trước các yếu tố bên ngoài

    1. Các sinh vật gây bệnh

      1. Một số bệnh cây thường mắc phải

      2. Cơ chế kháng bệnh ở thực vật

    2. Các sinh vật ăn thực vật

      1. Giảm năng suất do sâu hại

      2. Cơ chế tự vệ của thực vật

    3. Các yếu tố môi trường

      1. Các yếu tố bất lợi phi sinh học

      2. Cơ chế thích nghi của thực vật

      3. Cơ chế tập chống chịu của thực vật

64. NỘI TIẾT HỌC (Endocrinology)

  1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3420

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết:

Hóa sinh học (BIO2400), Sinh học phân tử (BIO2402)

  1. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Anh

  2. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TS. Tô Thanh Thúy, Bộ môn Nhân học-Sinh lý học, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, ĐHQGHN

  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Cùng với hệ thần kinh, hệ nội tiết hệ điều khiển và phối hợp hoạt động của mọi cấu trúc trong cơ thể động vật ở các mức độ cơ thể, tế bào, phân tử. Sinh viên nắm được các đặc tính chung của hệ thống điều khiển nội tiết, so sánh với hệ điều khiển thần kinh. Nắm được bản chất của hệ điều khiển nội tiết là hệ thống thông tin liên lạc bằng các chất hóa học giữa các tế bào.Nắm được khái niệm về hormon, bản chất hóa học của các hormon, cơ chế tác dụng của các hormon.Có kiến thức về các tuyến nội tiết chính ở người, các hormon của các tuyến này và tác dụng của chúng, một số bệnh nội tiết điển hình. Tăng cường khả năng đọc, viết, phân tích và trình bày báo cáo khoa học.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra thường xuyên thông qua thảo luận seminar.Kiểm tra viết kết thúc môn học.

  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương