TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên chưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: sinh họC ĐẠt chuẩn quốc tế Mà SỐ: 52420101 Hà Nội, 2012


Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu khoa học



tải về 4.23 Mb.
trang16/25
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích4.23 Mb.
#3310
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   25

Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu khoa học

    1. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với chương trình đào tạo

    2. Nghiên cứu khoa học trong các phòng thí nghiệm và ngoài thực địa


Chư­ơng 2: Nghiên cứu một vấn đề khoa học như thế nào

2.1. Chọn vấn đề cần nghiên cứu

2.2. Xác định mục tiêu và các sản phẩm dự kiến đạt được.

2.3. Thiết kế nội dung

2.4. Lựac chọn cách tiếp cận và phương pháp

2.5. Chọn nhóm nghiên cứu và lập kế hoạch

2.6. Kiểm tra và đánh đánh giá kết quả thu được.

Chư­ơng 3: Viết và trình bày một báo cáo khoa học

3.1. Viết một báo cáo khoa học

3.2. Trình bày một báo cáo khoa học

3.3. Viết một bài báo khao học



70. THỰC VẬT VÀ CON NGƯỜI (Plants and Humanity)

  1. Mã môn học/chuyên đề:BIO3426

  2. Số tín chỉ:3

  3. Môn học tiên quyết: Thực vật học (BIO3403)

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

    • PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN.

    • TS. Nguyễn Thùy Liên, Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN.

    • ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN.

  6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

  • Hiểu và giải thích các nhóm thực vật sống bì sinh, cây dây leo, thực vật ngập mặn ven biển (Rú, Vẹt,…). Vai trò của cây xanh trong kết trúc cảnh quan đô thị, đa dạng sinh học thực vật trong việc bảo vệ môi trường xanh và phát triển bền vững.

  • Hiểu được các khái niệm, cấu trúc tế bào, nội quan và sản phẩm thứ cấp và ứng dụng thực vật bằng kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học thực vật.

  • Hiểu và giải thích nguồn gốc tiến hóa của thực vật.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Trên cơ sở những kiến thức của môn học, sinh viên có thể hiểu được vai trò và ý nghĩa của thực vật với con người.

  • Biết và chủ động khai thác, thu thập, tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan đến môn học. Viết bài tham gia thảo luận, trình bày báo cáo theo chuyên đề trước nhóm hoặc trước lớp.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Hiểu biết và có tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền vững

  • Áp dụng các kiến thức về thực vật, đánh giá khả năng sử dụng thực vật vào thực tiễn cuộc sống

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Có khả năng nhận diện được một số loài thực vật cơ bản; những loài có giá trị kinh tế. Biết cách phòng tránh các nhóm thực vật, nấm mọc hoang gây độc cho con người; đề ra biện pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thực vật. Phát triển các khu bảo tồn và Vườn quốc gia.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

    • Kiểm tra giữa kỳ:

Thời gian: sau tuần thứ 7

Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận.

Hệ số điểm: 20%


    • Kiểm tra cuối kỳ:

Thời gian: sau tuần thứ 14

Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận hoặc vấn đáp.

Hệ số điểm: 60%


    • Điểm thường xuyên:

Điểm trung bình chung của các bài thảo luận trên lớp.

Hệ số điểm: 20%



  1. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

  • James D. Mauseth (2009). Botany introduction to Plant Biology, Fourth edition, Jones and Bartlett Publishers, 2009.

  • Walter S. Judd, Christopher S. Campbell, Elizabeth A. Kellogg, Peter F. Stevens, Michael J. Donoghue (2007). Plant Systematics a Phylogenetic Approach, Third edition, Publishers-Sunderland, Massachusetts USA.

    1. Tài liệu tham khảo:

  • Dennis W. Woodland (2009). Contemporary Plant Systematics, Fourth Edition, Printed in the United States of America.

  • Peter H. Raven, Ray F. Evert, Susan E. Eichhorn (2004). Biology of Plant, 7th Edition. Printed in the United States of America, 2004.

  • Nguyễn Bá (2007). Giáo trình Thực vật học, Nxb Giáo dục.

  • Nguyễn Bá (2007). Hình thái học thực vật, Nxb Giáo dục.

  • Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy (2004). Hệ thống học thực vật, Nxb ĐHQG Hà Nội.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Hoạt động của con người, mối liên hệ giữa thực vật với con người, vai trò của hệ sinh thái thực vật đối với con người, tổng quan sự đa dạng thực vật. Lựa chọn một số chủ đề mang tính toàn cầu như mưa axit, phá rừng, công nghệ sinh học, và những ứng dụng khác. Giá trị kinh tế và tác hại của các nhóm cây thuốc, cây độc, cũng như nguồn dinh dưỡng của các loài thực vật như các loài Rong biển, Nấm ăn, Xoài và Rầu riêng...

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Các chủ đề sau được đề cập trong môn học:

1. Giới thiệu

2. Thực vật, cây xanh, dịch vụ môi trường

3. Vai trò của cây xanh trong kết trúc cảnh quan đô thị

4. Nhóm thực vật chứa chất kích thích gây nghiện

5. Nhóm cây dây leo

6. Rễ và các cơ quan của rễ

7. Rừng ngập mặn

8. Cấu tạo của thân

9. Gỗ và xác định độ tuổi của gỗ

10. Cấu tạo tế bào

11. Chất nguyên sinh

12. Sản phẩm thứ cấp

13. Vách tế bào

14. Di truyền và công nghệ sinh học thực vật

15. Cấu trúc đất, mưa a xít

16. Dinh dưỡng khoáng N, P, K

17. Sự thoát hơi nước

18. Hoocmon và sự ra hoa

19. Quả và quá trình chín

20. Tảo lục và chất lượng nước

21. Rong biển

22. Nấm mốc

23. Nấm men

24. Nấm ăn

25. Địa y

26. Rêu

27. Dương xỉ



28. Thông

29. Hệ thống rừng và khu bảo tồn



71. SINH THÁI HỌC TIẾN HÓA (Evolutionary Ecology)

  1. Mã môn học: BIO3427

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết:

Cá thể và quần thể (BIO3401), Cơ sở sinh thái học (BIO3406).

  1. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

  2. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TS. Trần Anh Đức, Bộ môn Động vật không xương sống, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN

PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh, Bộ môn Động vật không xương sống, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN



  1. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức:

      • Nhận biết & hiểu được tầm quan trọng và pham vi ứng dụng của sinh học tiến hóa trong ngành sinh học, tác động của sinh học tiến hóa đối với xã hội.

      • Nhận biết & hiểu được những khái niệm cơ bản của sinh học tiến hóa: di truyền quần thể, sự hình thành loài, chọn lọc tự nhiên, chọn lọc giới tính, địa lý sinh vật, đồng tiến hóa, tiến hóa ở mức độ phân tử.

      • Nhận biết & hiểu được các cơ chế và mô hình tiến hóa của sinh vật.

      • Nhận biết, hiểu và giải thích được mối quan hệ giữa tiến hóa và đa dạng sinh học.

      • Nhận biết, hiểu áp dụng được những phương pháp cơ bản trong nghiên cứu chủng loại phát sinh của sinh vật.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

      • Có khả năng nhận biết, hiểu và áp dụng được những tiến bộ của công nghệ thông tin trong nghiên cứu sinh học.

      • Có khả năng áp dụng đúng những quy tắc cơ bản các phương pháp nghiên cứu chủng loại phát sinh.

      • Rèn luyện các kỹ năng tư duy logic

      • Rèn luyện tính trung thực, chính xác trong khoa học.

      • Rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc trong công việc.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

      • Nhận thức và hiểu được vai trò nền tảng của sinh học tiến hóa trong nghiên cứu sinh học nói chung trong bảo tồn đa dạng sinh học.

      • Nhận thức và hiểu được ảnh hưởng của sinh học tiến hóa đối với xã hội loài người.

      • Xây dựng và bồi đắp tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên – môi trường.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

      • Sử dụng kiến thức lý thuyết được trang bị để phát hiện, phân tích, đánh giá, giải quyết những vấn đề cụ thể trong thực tiễn nghiên cứu sinh học, liên quan đến việc giải thích sự tiến hóa của sinh vật, mối quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm sinh vật.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

      • Đánh giá trong quá trình học thông qua bài tập nhỏ và thảo luận nhóm ngay trên lớp.

      • Đánh giá sau quá trình học thông qua bài tiểu luận của nhóm sinh viên (tổng hợp, phân tích & đánh giá một vấn đề cụ thể trong sinh học tiến hóa) và phần thuyết trình kết thúc môn học.

  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

  • Futuyma D.J. (2009). Evolution, 2nd edition. Sinauer Associates Inc.

  • Mayr E. (2001). What evolution is. Basic Books.

  • Kardong K.V. (2008). An Introduction to Biological Evolution, 2nd edition. McGraw-Hill.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh): Môn học giới thiệu lý thuyết và bằng chứng về cơ chế tiến hóa ở các quần thể tự nhiên. Các chủ đề chính bao gồm di truyền quần thể, sự hình thành loài, chọn lọc tự nhiên, chọn lọc giới tính, địa lý sinh vật, đồng tiến hóa, tiến hóa ở mức độ phân tử. Ngoài ra sinh viên còn được làm quen và tập áp dụng những phương pháp tiếp cận mới nhất trong nghiên cứu chủng loại phát sinh và tiến hóa của sinh vật thông qua các bài tập trên lớp giải quyết những trường hợp cụ thể của tiến hóa.

  2. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Sinh học tiến hóa

  • Tiến hóa là gì ?

  • Thời kỳ trước Darwin

  • Charles Darwin

  • Thuyết tiến hóa của Darwin

  • Các thuyết tiến hóa sau Darwin

  • Tổng quan chung về các thuyết tiến hóa

  • Những vấn đề liên quan đến triết học

  • Sắc tộc, tôn giáo và tiến hóa

  • Bằng chứng và giả thuyết tiến hóa

Chương 2. “Tree of Life”: Phân loại và quan hệ nguồn gốc của sinh vật

  • Phân loại sinh vật

  • Phỏng đoán lịch sử nguồn gốc phát sinh của sinh vật

  • Đồng hồ phân tử

  • Cây di truyền

  • Những khó khăn trong phân tích nguồn gốc phát sinh

  • Hiện tượng lai và chuyển gen

Chương 3. Các mô hình tiến hóa

  • Lịch sử tiến hóa

  • Phỏng đoán lịch sử tiến hóa

  • Một số mô hình tiến hóa suy ra từ hệ thống phân loại học

  • Việc phân tích quan hệ nguồn gốc ghi nhận xu hướng tiến hóa

  • Mô hình tiến hóa của gene và genome

Chương 4. Tiến hóa và hóa thạch

  • Một số khái niệm địa chất cơ bản

  • Hóa thạch

  • Hóa thạch Hominin

  • Quan hệ nguồn gốc và hóa thạch

  • Các xu hướng tiến hóa

  • Tốc độ tiến hóa

Chương 5. Lịch sử sự sống trên trái đất

  • Trước khi sự sống bắt đầu

  • Sự phát sinh của sự sống

  • Sự sống ở thời kỳ tiền Cambri

  • Sự sống ở đại Cổ sinh: Thời kỳ bùng nổ Cambri

  • Sự sống ở đại Cổ sinh: từ kỷ Ordovic đến kỷ Devon

  • Sự sống ở đại Cổ sinh: kỷ Carbon và kỷ Permi

  • Sự sống ở đại Trung sinh

  • Đại Tân sinh

Chương 6. Địa lý tiến hóa

  • Bằng chứng địa lý của tiến hóa

  • Những mô hình phân bố chính

  • Những yếu tố lịch sử ảnh hưởng đến phân bố địa lý

  • Kiểm tra các giả thuyết về lịch sử địa lý sinh vật

  • Quan hệ nguồn gốc địa lý sinh vật

  • Giới hạn phân bố địa lý: Sinh thái và Tiến hóa

  • Tiến hóa của các sơ đồ phân bố địa lý

  • Sơ đồ phân bố đa dạng sinh học hiện tại

Chương 7. Sự tiến hóa của đa dạng sinh học

  • Ước lượng và mô hình hóa sự đa dạng sinh học

  • Đa dạng sinh học ở Liên đại Hiển sinh (the Phanerozoic)

  • Liệu đa dạng loài đã đạt mức độ cân bằng?

Chương 8. Nguồn gốc của sự đa dạng di truyền

  • Gene và genome

  • Đột biến gene

  • Đột biến là một quá trình ngẫu nhiên

  • Sự biến đổi của kiểu nhân

Chương 9. Biến dị

  • Nguyên nhân của biến dị kiểu hình

  • Những nguyên lý cơ bản của sự biến dị di truyền trong quần thể

  • Biến dị di truyền trong các quần thể tự nhiên: gen đơn

  • Biến dị di truyền trong các quần thể tự nhiên: gen nhiều locus

  • Biến dị giữa các quần thể

Chương 10. Sự thay đổi tần số của gene: sự tiến hóa ngẫu nhiên

  • Lý thuyết của sự thay đổi tần số của gene

  • Tiến hóa nhờ thay đổi tần số của gene

  • Lý thuyết trung tính của tiến hóa phân tử

  • Sự trao đổi gene và sự thay đổi tần số của gene

Chương 11. Chọn lọc tự nhiên và sự thích nghi

  • Sự thích nghi: một số ví dụ

  • Bản chất của chọn lọc sự nhiên

  • Một số ví dụ của chọn lọc tự nhiên

  • Các mức độ chọn lọc

  • Bản chất của sự thích nghi

Chương 12. Lý thuyết di truyền của chọn lọc tự nhiên

  • “mức độ phù hợp” (Fitness)

  • Các mô hình chọn lọc tự nhiên

  • Sự đa hình được duy trì nhờ chọn lọc một cách cân bằng

  • Các kết quả của sự thay đổi trong một bước tiến hóa

  • Ưu điểm của chọn lọc tự nhiên

  • Dấu hiệu phân tử của chọn lọc tự nhiên

Chương 13. Tiến hóa kiểu hình

  • Cấu trúc di truyền quy định kiểu hình

  • Những yếu tố cấu thành sự sai khác kiểu hình

  • Sự thay đổi tần số gên hay chọn lọc tự nhiên?

  • Chọn lọc tự nhiên qua các đặc điểm lượng hóa

  • Điều gì giúp duy trì đa dạng di truyền ở các đặc điểm lượng hóa?

  • Tương quan tiến hóa của các đặc điểm lượng hóa

  • Liệu Di truyền học có thể dự đoán dài hạn quá trình tiến hóa?

  • Phạm vi phản ứng

  • Những giới hạn di truyền đối với tiến hóa

Chương 14. Tiến hóa của lịch sử sự sống

  • Chọn lọc cá thể và chọn lọc nhóm

  • Mô hình hóa kiểu hình tối ưu

  • Nguồn gốc tiến hóa là yếu tố tạo nên “mức độ phù hợp” (Fitness)

Chương 15. Giới tính và sinh sản

  • Tiến hóa của tần suất đột biến

  • Sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính

  • Nghịch lý của giới tính

  • Tỷ lệ giới tính

  • Lai gần và lai xa

  • Khái niệm chọn lọc giới tính

  • Cạnh tranh giữa các con đực và giữa các tinh trùng

  • Chọn lọc giới tính bằng lựa chọn ghép đôi

  • Đồng tiến hóa đối kháng

  • Các chiến lược kết đôi

Chương 16. Xung đột và hợp tác

  • Xung đột

  • Tương tác xã hội và hợp tác

  • Xung đột di truyền

  • Ký sinh, cộng sinh và các mức độ tương tác

  • Tập tính của con người và xã hội loài người

Chương 17. Loài

  • Loài là gì?

  • Sự cách ly di truyền

  • Xác định loài như thế nào

  • Khác biệt giữa các loài

  • Cơ sở di truyền của cách ly sinh sản

  • Hiện tượng phân ly ở mức độ phân tử giữa các loài

  • Hiện tượng lai

Chương 18. Quá trình hình thành loài

  • Các mô hình của quá trình hình thành loài

  • Sự hình thành loài khác vùng phân bố

  • Các cơ chế khác của quá trình hình thành loài

  • Hiện tượng đa bội và quá trình hình thành loài mới

  • Quá trình hình thành loài có thể diễn ra nhanh đến mức độ nào?

  • Hệ quả của quá trình hình thành loài

Chương 19. Đồng tiến hóa: sự tiến hóa tương tác giữa các loài

  • Bản chất của đồng tiến hóa

  • Đồng tiến hóa dưới góc độ quan hệ nguồn gốc phát sinh

  • Đồng tiến hóa giữa kẻ thù và nạn nhân

  • Hiện tượng cộng sinh

  • Sự tiến hóa của tương tác cạnh tranh

Chương 20. Tiến hóa của gene và genome

  • Đa dạng của genome và tiến hóa

  • Tiến hóa của protein

  • Chọn lọc tự nhiên đối với genome

  • Nguồn gốc của các gene mới

Chương 21. Tiến hóa và sinh học phát triển

  • Hox Gene và sự hình thành sinh học phát triển tiến hóa

  • Những bằng chứng đối với sinh học phát triển tiến hóa đương đại

  • Sự hình thành quan niệm đặc điểm tương đồng

  • Điều hòa gene và sinh học phát triển

  • Bản chất di truyền phân tử của gene điều hòa

Chương 22. Tiến hóa vĩ mô: quá trình tiến hóa ở bậc trên loài

  • Tốc độ tiến hóa

  • Sự biến đổi dần dần và bước nhảy

  • Sự bảo thủ và tiến hóa

  • Tiến hóa của những cấu trúc mới

  • Xu hướng tiến hóa

Chương 23. Khoa học tiến hóa và Thuyết Sáng tạo vạn vật

  • Những người theo thuyết sáng tạo và những người hoài nghi thuyết tiến hóa

  • Khoa học, Lòng tin và giáo dục

  • Bằng chứng của quá trình tiến hóa

  • Bác bỏ những lý lẽ của thuyết sáng tạo vạn vật

72. CÔN TRÙNG HỌC ĐẠI CƯƠNG (General Entomology)

  1. Mã môn học: BIO3428

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết: Động vật học động vật không xương sống (BIO3404)

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

  • PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội

  • PGS. TS. Nguyễn Văn Vịnh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội

  • TS. Trần Anh Đức, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội

  1. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

  • Nhận biết được các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu cơ thể; cấu tạo và chức năng của vỏ cơ thể, các hệ cơ quan như: vận động, tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, thần kinh, sinh dục, cơ quan cảm giác, tuyến nội tiết và ngoại tiết.

  • Nắm được các đặc điểm sinh sản: phương thức sinh sản; quá trình phát triển phôi và phát triển hậu phôi; hiểu và giải thích được cơ chế điều hòa và phát triển côn trùng, phân biệt được các kiểu biến thái, các khái niệm vòng đời, thế hệ, pha phát triển, tuổi thọ, lứa…

  • Hiểu và phân biệt đặc điểm và ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái như: yếu tố vô sinh (khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, thủy văn), yếu tố sinh học (thức ăn, quan hệ trong loài, quan hệ khác loài) đến biến động số lượng côn trùng.

  • Nhận biết các đặc điểm phân loại và phân loại đến bộ côn trùng.

  • Nhận biết được vai trò, ý nghĩa thực tiễn của côn trùng trong tự nhiên và đời sống của con người.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Rèn luyện kỹ năng thực hành, làm và quan sát tiêu bản, giải phẫu cơ thể côn trùng trong phòng thí nghiệm; kỹ năng phân tích định loại côn trùng.

  • Biết cách thu thập các kết quả thí nghiệm từ việc quan sát mẫu vật hoặc tiêu bản, thể hiện trên các hình vẽ khoa học.

  • Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn thông qua việc tìm kiếm, thu thập, phân tích, khai thác và xử lý các tài liệu, thông tin, tư liệu liên quan đến côn trùng; viết và trình bày một vấn đề khoa học.

  • Sinh viên được khuyến khích và phát triển các kỹ năng và thái độ cá nhân tổng quát khác như: quản lý thời gian và các nguồn lực, tự quản lý bản thân, kiên trì, chăm chỉ, tự tin, say mê và hứng thú với công việc.

  • Sinh viên cũng có cơ hội để phát triển các kỹ năng và thái độ nghề nghiệp như: trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; tổ chức và sắp xếp công việc; khả năng làm việc độc lập.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm (hình thành nhóm, vận hành, phát triển nhóm; lãnh đạo nhóm; làm việc trong các nhóm khác nhau); giao tiếp (kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình).

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Thông qua các hình thức như thảo luận tình huống, thực hiện bài tập nhóm, xemina, thực hành thí nghiệm, sinh viên có cơ hội để áp dụng những kiến thức về côn trùng vào lĩnh vực y học, nông nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học. Hoạt động này sẽ tạo cho sinh viên phát triển các kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp tương lai.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Bài tập nhóm, thuyết trình trên lớp: 10%

Thực tập trong phòng thí nghiệm: 10%

Kiểm tra giữa kỳ: 20%

Bài kiểm tra (thi) hết môn học: 60%



  1. Giáo trình, tài liệu:

    1. Giáo trình bắt buộc:

  • Nguyễn Anh Diệp, Trương Quang Học, Phạm Bình Quyền(2005). Côn trùng học. NXB ĐHQG Hà Nội.

  • Phạm Bình Quyền (2005). Sinh thái học côn trùng. NXB ĐHQG Hà Nội.

  • Cedric G. (2005). Entomology, Plenum Pres, New York and London.

    1. Tài liệu tham khảo

  • Borror J.D. (1989) An Introduction to the Study of Insects. Sixth Edition. Saunder College Publishing.

  • Đặng Ngọc Thanh, Trương Quang Học (Chủ biên) (1999). Hướng dẫn thực tập Động vật không xương sống.NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • Mayr, E. (1991). Principles of Systematic Zoology, McGraw-Hill, New York.

  • Chapman, R.F. (1982). The Insect Structure and Functions. Hodder and Stoughton, London Sydney Aukland Toronto, 1982.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Nguồn gốc của côn trùng, mối quan hệ giữa côn trùng với các nhóm động vật chân khớp khác. Đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu cơ thể; cấu tạo và chức năng của vỏ cơ thể, các hệ cơ quan như vận động, tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, thần kinh, sinh dục, cơ quan cảm giác, tuyến nội tiết và ngoại tiết. Đặc điểm sinh sản và phát triển; phương thức sinh sản; phát triển hậu phôi và biến thái, chu kỳ phát triển của côn trùng. Những đặc điểm sinh thái học cơ bản của côn trùng; các yếu tố vô sinh; các yếu tố sinh học, biến động số lượng côn trùng. Tiến hóa và tính đa dạng của côn trùng; hệ thống phân loại côn trùng. Vai trò ý nghĩa thực tiễn của lớp côn trùng.

  1. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Quan hỆ tiẾn hóa giỮa côn trùng và các

đỘng vẬt chân khỚp khác

1.1. Đặc điểm của côn trùng

1.2. Tính đa dạng của động vật chân khớp

1.2.1. Có móc (Onychophora)

1.2.2. Trùng ba thuỳ (Trilobita)

1.2.3. Có kìm (Chelicerata)

1.2.4. Giáp xác (Crustacea)

1.2.5. Nhiều chân (Myriapoda)



Chương 2. NguỒn gỐc cỦa côn trùng

2.1. Một số giả thiết theo quan điểm một nguồn gốc

2.2. Giả thuyết đa nguồn gốc của Tiegs và Manton


Каталог: userfiles
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
userfiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
userfiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
userfiles -> BỘ XÂy dựNG
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
userfiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
userfiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

tải về 4.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương