TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN ►◙◄ Đỗ Thị Hải Vân nghiên cứu xử LÝ NƯỚc thải chế biến tinh bột sắn theo hưỚng tiếp cận cơ chế phát triển sạch (cdm)


Hoat động CDM ở trên thế giới [7, 64, 70]



tải về 0.66 Mb.
trang7/16
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.66 Mb.
#1929
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16

1.4.2. Hoat động CDM ở trên thế giới [7, 64, 70]


Tính đến tháng 06/2007 đã có 175 quốc gia thông qua nghị định thư Kyoto. Nếu tất cả các quốc gia này có thể giảm lượng phát thải khí nhà kính theo đúng cam kết thì tổng lượng phát thải sẽ giảm được là 6,6% so với chỉ tiêu đặt ra cho toàn thế giới.

Nguồn thống kê này cũng cho biết đến nay đã có hơn 2100 danh mục dự án CDM được các nước đưa ra, trong đó có 760 dự án đã được Ban điều hành CDM đăng ký và 71 dự án đang chờ được đăng ký. Số lượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) dự đoán đến hết 2012 sẽ vượt qua con số 2,2 tỷ.

Dự án CDM đầu tiên trên thế giới được thực hiện tại Rio de Janeiro, Brazil từ năm 2004, với lĩnh vực hoạt động là giảm phát thải khí nhà kính từ bãi chôn lấp chất thải bằng cách thu hồi khí mêtan để sản xuất điện. Theo tính toán, mỗi năm dự án giảm được 31000 tấn metan, tương đương với 670000 tấn CO2. Dự án đã mang lại hiệu quả tích cực cho môi trường và cộng đồng dân cư trong khu vực, đồng thời mở ra một giai đoạn mới giúp thế giới đạt các mục tiêu ngăn chặn biến đổi khí hậu và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Trong đó, ngành năng lượng là lĩnh vực nóng bỏng nhất cho các dự án CDM trên toàn thế giới (52,68%), sau đó là các ngành xử lý và tiêu hủy chất thải (20,77%) và nông nghiệp (7,8%). 

Châu Á Thái Bình Dương hiện đang là khu vực sôi động nhất về các dự án CDM. Trong đó, Ấn Độ là nơi có nhiều dự án CDM nhất, còn Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về nhận được CERs, chiếm 43,46 %  trong tổng số gần 172 triệu CERs. Đầu tư vào các dự án CDM nhiều nhất là các nước Anh, Ailen, Hà Lan và Nhật Bản. 

Sau đây là một số dự án CDM tiêu biểu trên thế giới (bảng 1.3)




Bảng 1.3. Một số dự án CDM tiêu biểu của các quốc gia [7]


Lĩnh vực

Dự án

Nội dung

Mức giảm phát thải trung bình (tCO2e/năm)

Sản xuất năng lượng

Xây dựng nhà máy phát điện từ tái sử dụng sinh khối tại bang Tamilnadu, Ấn Độ

Lượng chất thải từ quá trình trồng sợi cotton và quả hạch tại thành phố Paramakudi Taluk được đem đốt và sử dụng nhiệt để tạo thành điện

81590

Tận dụng sinh khối mạt cưa sản xuất điện tại Imbituva, Brazil

Xây dựng nhà máy sản xuất điện từ 200000 tấn mạt cưa hàng năm của 42 công ty chế biến gỗ trong vùng

312383

Tăng cường sử dụng năng lượng trong chiếu sáng và sử dụng năng lượng mặt trời trong đun nấu tại Kuyasa, Đông Nam Cape Town, Nam Phi

Giúp người dân có ý thức sử dụng điện vào mục đích chiếu sáng hiệu quả hơn, dùng biện pháp kỹ thuật phủ mái chống nóng tự nhiên, đồng thời lắp đặt các hệ thống đun nóng bằng năng lượng mặt trời


48354

Thu hồi metan từ quá trình xử lý kỵ khí nước thải tại nhà máy chế biến tinh bột bắp Rajaram Maize, Ấn Độ

Xử lý kỵ khí bằng hệ thống UASB thu hồi khí metan, dùng đốt cấp nhiệt cho công đoạn sấy sản phẩm thay thế cho nhiên liệu truyền thống

6030


Sử dụng hợp lý năng lượng

Thay thế nhiên liệu xăng dầu truyền thống bằng biodiesel từ cây cải dầu trong các hoạt động nông nghiệp tại Salto Grand, Argentina

Xây dựng nhà máy sản xuất biodiesel từ cây cải dầu làm nguồn cung cấp nhiên liệu thay cho xăng dầu trong vận hành máy nông nghiệp vùng và phát điện


1116

Khai mỏ hoặc khai khoáng

Khai thác mỏ than Fuxin tại tỉnh Liaoning, Trung Quốc

Khí đồng hành xuất hiện cùng với việc khai thác mỏ than sẽ được hút và bơm ra khỏi mỏ than và được sử dụng tạo điện năng, nhiệt năng cho máy sưởi và cung cấp cho những nơi có nhu cầu chất đốt

978840



      1. Các dự án CDM trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm môi trường ở Việt Nam [7, 10, 30, 31]

Việt Nam là một trong số những quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương tham gia tích cực nhất vào những hoạt động nhằm giảm nhẹ những tác động của biến đổi khí hậu do Liên Hợp Quốc đề xuất. Tính đến tháng 3 năm 2003, thời điểm Việt Nam thành lập cơ quan có thẩm quyền quốc gia về CDM, được gọi tắt là DNA, Việt Nam đã đạt được cả 3 điều kiện để tham gia một cách đầy đủ nhất vào các dự án CDM quốc tế.

Về mặt quản lý nhà nước, bên cạnh Bộ Tài nguyên và Môi trường được lựa chọn làm DNA còn có Ban tư vấn chỉ đạo liên ngành (CNECB) nhằm tư vấn, chỉ đạo cho DNA trong việc quản lý hoạt động và tham gia đánh giá các dự án CDM tại Việt Nam. Ban này bao gồm 12 đại diện của 9 bộ, ngành liên quan và Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam. 

Việt Nam đã hoàn thành và gửi Thông báo quốc gia đầu tiên về biến đổi khí hậu của Việt Nam cho Ban thư ký UNFCCC vào tháng 11 năm 2003 tại COP9, Milan, Italia; hoàn thành dự án Nghiên cứu chiến lược quốc gia về CDM của Việt Nam do Chính phủ Australia tài trợ thông qua Ngân hàng thế giới. Hơn nữa, dự án “Hợp tác về tổ chức và đối thoại đa phương EU – Châu Á về tăng cường sự tham gia hiệu quả của Việt Nam, Lào và Campuchia vào CDM” trong khuôn khổ Chương trình ProEco EU Châu Á với hai đối tác Châu Âu là HWWA và JIN đang được thực hiện tại Việt Nam.

Hình 1.7. Sơ đồ tổ chức thực hiện CDM tại Việt Nam

Đặc biệt, tháng 04/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 47/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007 – 2010, trong đó đề cao mục tiêu huy động mọi nguồn lực thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và đóng góp vào việc tổ chức thực hiện UNFCCC, Nghị định thư Kyoto và CDM, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án CDM, khuyến khích cải tiến công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, kỹ thuật hiện đại.

Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp tham gia dự án CDM được thể hiện rõ trong Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg, trong đó quy định các doanh nghiệp này sẽ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hoá nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được, miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất và trong một số trường hợp sản phẩm của dự án CDM sẽ được trợ giá.
Theo UNFCCC và nội dụng thông tư 10/2006/TT-BTNMT, hiện nay có thể phân loại các dự án CDM thành 15 lĩnh vực chính bao gồm:


  1. Sản xuất năng lượng;

  2. Chuyển tải năng lượng;

  3. Tiêu thụ năng lượng;

  4. Nông nghiệp;

  5. Xử lý, loại bỏ rác thải;

  6. Trồng rừng và tái trồng rừng;

  7. Công nghiệp hóa chất;

  8. Công nghiệp chế tạo;

  9. Xây dựng;

  10. Giao thông;

  11. Khai mỏ hoặc khai khoáng;

  12. Sản xuất kim loại;

  13. Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí);

  14. Phát thải từ sản xuất và tiêu thụ halocacbon và sulphur hexafluoride;

  15. Sử dụng dung môi.

Tuy nhiên, những lĩnh vực tiềm năng có thể xây dựng và thực hiện dự án CDM mà Việt Nam đã đăng ký thực hiện thường tập trung vào các dạng dưới đây (bảng 1.4).


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương