TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN ►◙◄ Đỗ Thị Hải Vân nghiên cứu xử LÝ NƯỚc thải chế biến tinh bột sắn theo hưỚng tiếp cận cơ chế phát triển sạch (cdm)


Tình hình nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn



tải về 0.66 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.66 Mb.
#1929
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

1.3. Tình hình nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn

1.3.1. Các nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn trên thế giới


Vấn đề ô nhiễm nước thải ngành sản xuất tinh bột sắn luôn là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học và quản lý môi trường.

Hiện nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu đề cập tới vấn đề xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn như “Anaerobic treatment of tapioca starch industry wastewater by bench scale upflow anaerobic sludge blanket reactor “ [58]; nghiên cứu “Cassava waste treatment and residue management in Indian” [60] hay nghiên cứu “Water – Wastewater managerment of tapioca starch manufacturing using optimization technique” [65]. Các đề tài này chủ yếu tập trung nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn bằng phương pháp kỵ khí tải lượng cao như phương pháp UASB, phương pháp UASB-lọc sinh học kết hợp, nghiên cứu ảnh hưởng của tải lượng và khả năng thu hồi khí sinh học từ quá trình xử lý.

Cũng có những nghiên cứu liên quan đến xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn kết hợp quá trình kỵ khí và hiếu khí. Đó là nghiên cứu “Implementation of anaerobic process on wastewater from tapioca starch industries” [21] hay nghiên cứu “ Biological treatment of wastewater from the cassava meal industry” [53], cho chất lượng nước đầu ra khá tốt.

Ngoài ra, vi sinh vật hay nấm cũng được ứng dụng trong xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn. Điều đó, được chỉ ra trong kết quả nghiên cứu từ đề tài “Growth of Aspergillus oryzae during treatment of cassava starch processing watewater with high content of suspended solids” chỉ ra rằng nấm Aspergillus oryzae hấp thụ chất rắn lơ lửng trong nước thải sản xuất tinh bột sắn chuyển hóa thành chất dinh dưỡng để chúng phát triển; khẳng định khả năng phát triển sinh khối nấm để xử lý nước thải cùng với việc sản xuất nấm trong nông nghiệp [66].

Các nghiên cứu như “Sulfide production during anaerobic lagoon treatment of tapioca wastewater” [37]; “Cassava starch fermentation wastewater: Characterization and preliminary toxicological studies” [61]. Những nghiên cứu trên cho thấy đặc điểm nước thải trong sản xuất tinh bột sắn để từ đó có biện pháp thích hợp xử lý loại nước thải này.

1.3.2. Các nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn ở Việt Nam


Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu xử lý nước thải tinh bột sắn như nghiên cứu “Closed wastewater system in the tapioca industry in Viet Nam”. Nghiên cứu sử dụng hệ thống UASB làm giảm đáng kể COD trong nước thải, sau đó đưa vào hệ thống ao sinh học lưu từ 10 – 20 ngày để COD giảm xuống dưới 10 mg/l. Nước thải sau xử lý, có thể dùng cho nông nghiệp hoặc tái sử dụng trong các nhà máy [57]. Tiếp theo là nghiên cứu “Integrated Treatment of Tapioca Processing Industrial Wastewater Based on Environmental Bio-Technology” [48]. Hay nghiên cứu “ Nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn thu biogas bằng hệ thống UASB”. Đề tài thuộc dự án “Phát triển giải pháp công nghệ sinh học mới để xử lý chất thải”[16]. Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khử và khí hóa COD, hiệu suất xử lý nước thải SX tinh bột sắn như pH, nguyên tố vi lượng…

1.4. Cơ chế phát triển sạch (CDM)

1.4.1. Giới thiệu chung về CDM [3, 4, 8, 55]


Vào tháng 12 năm 1997, Nghị định thư Kyoto (KP) đã được các bên của UNFCCC thông qua, đánh dấu mốc quan trọng trong những cố gắng của toàn thế giới nhằm bảo vệ môi trường và đạt được phát triển bền vững. KP đặt ra những mục tiêu nhằm giảm phát thải khí nhà kính (KNK) định lượng đối với các nước phát triển (Phụ lục I) và các nước đang phát triển (Phụ lục II). KP đưa ra cam kết đối với các nước phát triển về giảm tổng lượng phát thải các KNK thấp hơn nắm 1990 với tỷ lệ trung bình 5,2% trong thời kỳ cam kết đầu tiên (2008 – 2012). Theo KP, các nước đang phát triển không phải cam kết giảm phát thải nhưng phải báo cáo định kỳ lượng phát thải của nước mình.

Các KNK bị kiểm soát bởi KP là CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6

KP xây dựng 3 cơ chế mềm dẻo cho phép các nước phát triển thực hiện cam kết giảm phát thải KNK ở các nước khác với mức chi phí thấp hơn so với thực hiện giảm phát thải trong nước mình: cơ chế buôn bán phát thải toàn cầu (IET), Cơ chế đồng thực hiện (JI) và cơ chế phát triển sạch (CDM). KP có hiệu lực từ 16/2/2005.

Trong 3 cơ chế của KP, CDM là cơ chế đặt biệt liên quan đến các nước đang phát triển. Theo Điều 12 của KP, mục tiêu của CDM là:

- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu;

- Giúp các nước đang phát triển đạt được sự phát triển bền vững và góp phần thực hiện mục tiêu cuối cùng của UNFCCC;

- Giúp các nước phát triển thực hiện cam kết về hạn chế và giảm phát thải định lượng KNK theo Điều 3 của KP.

Vừa qua, Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, tức Hội nghị lần thứ 18 Công ước Khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP-18), tiến hành ở Doha, nước Qatar, bắt đầu từ ngày 26/11/2012, đến 8/12/2012 mới bế mạc.

Đến Hội nghị Doha năm 2012 này, dù thống nhất kéo dài Nghị định thư Kyoto, nhiều nước vẫn chỉ dừng ở tuyên bố chung chung không mang tính ràng buộc về việc cắt giảm khí thải. Đặc biệt, hai nước lớn chiếm lượng khí nhà kính phát thải lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, vẫn đứng ngoài sự ràng buộc pháp lý của Nghị định thư “hậu Kyoto”. Tiếp đến, các nước Nga, New Zealand, Canada và Nhật Bản từ chối ký vào quyết định gia hạn Nghị định thư Kyoto. Như vậy, Nghị định này sẽ không có hiệu lực pháp lý đối với trên 80% tổng lượng khí thải của thế giới.

Tuy vậy, như lời tuyên bố của đại diện nước chủ nhà Qatar, Hội nghị COP-18 đã đạt được một số điểm nhất trí có ý nghĩa nhất định thể hiện trong Hiệp định Doha, còn gọi là Nghị định thư Kyoto II hay hậu Kyoto.

Trước hết, thời hạn thực hiện nghị định thư Kyoto (hết hạn vào ngày 31/12/2012) được kéo dài từ ngày 1-1-2013 đến hết ngày 31/12/2020.

Ngoài ra, các nước có liên quan gồm Liên minh châu Âu dẫn đầu là nước Đức, Croatia, Iceland và tám nước công nghiệp hóa chiếm 15% khí thải thế giới cam kết giảm khí thải chậm nhất vào năm 2014.

Một nội dung khác mà các nước đang phát triển đòi hỏi là các nước phát triển cam kết rõ ràng nâng trợ cấp lên đến 100 tỉ đô la mỗi năm nhằm đối phó và khắc phục hậu quả gây ra bởi hiện tượng biến đổi khí hậu. Nhưng các nước phát triển viện lý do đang gặp khó khăn tài chính không sẵn sàng chi thêm các khoản tiền lớn. Mặt khác, họ cũng chưa sẵn sàng công bố cụ thể về mức và thời hạn phân bổ khoản tiền trợ cấp nói trên.

Hội nghị COP-18 năm nay ở Doha, dù đã đạt được một số điều thống nhất, nhưng rõ ràng còn quá nhiều bất đồng giữa những nước giàu và các nước nghèo, giữa các nước phát triển và đang phát triển và cả giữa những nước lớn đang gây ô nhiễm khí nhà kính nhiều nhất.


Hình 1.6. Một số hoạt động phát thải KNK do con người gây ra



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương