TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN ►◙◄ Đỗ Thị Hải Vân nghiên cứu xử LÝ NƯỚc thải chế biến tinh bột sắn theo hưỚng tiếp cận cơ chế phát triển sạch (cdm)


Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế từ bán chứng chỉ CER và khi thay thế một phần lượng than sử dụng cho quá trình sản xuất tinh bột sắn bằng khí sinh học thu hồi



tải về 0.66 Mb.
trang14/16
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.66 Mb.
#1929
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

3.3.3 Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế từ bán chứng chỉ CER và khi thay thế một phần lượng than sử dụng cho quá trình sản xuất tinh bột sắn bằng khí sinh học thu hồi


Giả định tính toàn hiệu quả kinh tế khi tham gia CDM được trình bày chi tiết ở bảng 3.6
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế khi tham gia CDM (tính theo giả định)





Hạng mục

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Tổng cộng

Chi phí

Xây dựng hệ thống UASB có thu khí (đường ống dẫn đuốc đốt, máy đo lưu lượng khí, quạt thổi khí…), nghiên cứu thiết kế, giám sát, thử nghiệm, chi phí khác

1

29 tỷ đồng

29 tỷ đồng

29,33 tỷ đồng

Điện năng

148920 kWh/năm

(1 ) Từ 401k Wh trở lên: 2192 đồng/kWh

0,33 tỷ đồng

Doanh thu

Giảm phát thải

27444,28 tCO2e/năm

15,39 €/tCO2e(2)

1€ = 26115,79 đồng(3)



422367,41 €/năm

(11,03 tỷ đồng/năm)



12,5 tỷ đồng

Nhiên liệu hóa

thạch ( than)

0,03 tấn/tấn sp x 70000 = 2100 tấn

700000 đồng/tấn(4)

1,47 tỷ đồng/năm

Thời gian hoàn vốn

2,4 năm

Chú thích : (1) Báo giá của EVN (Thông tư 17/2012 TT-BCT) (2) Báo giá của Point Carbon (11/06/2012)

(3) Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank (14/06/2012) (4) Báo giá của TKV (6/2012)

Nhận thấy, chỉ mất 2,4 năm để thu hồi vốn. Sau 2,4 năm đầu, lợi ích làng nghề Dương Liễu thu được từ việc xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn có thu hồi metan là 12,5 tỷ đồng/năm.

Như vậy, ta có thể nói rằng, lượng giảm phát thải theo nghiên cứu này là cơ sở tốt để triển khai áp dụng CDM đối với việc xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn của làng nghề Dương Liễu – Hà Nội.

3.4. Đề xuất giải pháp phù hợp để xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn giảm phát thải khí nhà kính


Qua quá trình nghiên cứu thực tế hoạt động sản xuất tinh bột sắn tại làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội; cũng như nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp, đặc biệt là xử lý nước thải các ngành sản xuất lương thực, thực phẩm, tôi xin đề xuất giải pháp để xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn giảm phát thải khí nhà kính như sau:

Hình 3.7. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải



Thuyết minh công nghệ:

Nước thải được xử lý sơ bộ tại các hộ sản xuất. Để hạn chế hiện tượng tắc đường ống do rác thải có kích thước lớn, tại đầu các đường ống thu gom nước thải có bố trí các song chắn rác bằng kim loại. Nước thải sản xuất tinh bột sắn có chứa nhiều cát, mảnh kim loại nhỏ,…trong nguyên liệu, trong nước thải vệ sinh nhà xưởng. Vì vậy, nước thải được đưa qua bể lắng cát, bể này có tác dụng giữ lại phần lớn các hạt có kích thước lớn hơn 0.2mm bao gồm những hạt cát rời và một phần cát dính trong lớp vỏ gỗ, tránh ảnh hưởng tới máy bơm và các thiết bị xử lý.

Sau đó, nước thải được đưa về khu xử lý nước thải tập trung của làng nghề thông qua hệ thống cống thu gom riêng biệt. Tại đây, nước thải tiếp tục được đưa qua bể điều hòa, sự dao đồng nồng độ và lưu lượng nước thải ở các thời điểm sẽ ảnh hưởng đến chế độ công tác của mạng lưới và các công trình xử lý, đặc biệt quan trọng với các công trình hóa lý, sinh học. Bể điều hòa có tác dụng làm ổn định nồng độ nước thải, tăng hiệu quả xử lý nước thải. Quá trình khuấy trộn và cấp khí liên tục tại bể điều hòa tạo ra sự ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm như: BOD5, COD, CN-

Nước thải được đưa qua bể axit để xử lý CN- để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học tiếp theo.

Tiếp theo nước thải được bơm vào bể trung hòa. Tại đây, nước thải sẽ được châm thêm dung dịch nước vôi để tăng độ pH lên khoảng từ 6,5-7,5. Các thiết bị đo pH được lắp đặt và kết nối với các bơm định lượng tự động để đảm bảo độ pH ổn định.

Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải theo kết quả phân tích tương đối cao. Vì vậy, để tăng hiệu quả lắng, nước thải được dẫn vào bể keo tụ tạo bông. Dưới tác dụng của các chất trợ keo tụ (PAC và polime) và hệ thống mô tơ cánh khuấy tốc độ chậm, các bông cặn li ti sẽ chuyển động, va chạm, kết dính và hình thành nên những bông cặn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng. Hỗn hợp nước và bông cặn ở bể keo tụ tạo bông tự chảy sang bể lắng 1.



Bể lắng 1 có chức năng loại bỏ các chất lắng được mà các chất này có thể gây ra hiện tượng bùn lắng trong nguồn tiếp nhận, tách dầu mỡ và các chất nổi khác, giảm tải trọng hữu cơ cho các công đoạn xử lý phía sau.

Từ bể lắng 1, nước thải được bơm sang bể phản ứng UASB. Nước thải được nạp từ phía đáy bể, đi qua lớp bùn hạt, quá trình xử lý nước thải xảy ra khi các chất hữu cơ tiếp xúc với bùn hạt. Vận tốc lắng của bùn khá cao, nhờ đó có thể vận hành thiết bị kỵ khí với vận tốc ngược dòng từ dưới lên cao. Trong bể sinh học kỵ khí (UASB) xảy ra quá trình phân huỷ các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải với sự tham gia của các vi sinh vật yếm khí. Vi sinh vật yếm khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hoà tan có trong nước thải, phân huỷ và chuyển hoá chúng thành khí (khoảng 70 – 80% là metan, 20 – 30% là cacbonic), bên cạnh đó hợp chất CN- (có nhiều trong nước thải ngành sản xuất tinh bột sắn) được phân hủy đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý hiếu khí trong bể bùn hoạt tính. Sau khi xử lý kỵ khí tại bể UASB, khoảng 70-80% BOD được loại bỏ trong giai đoạn này. Khí biogas sinh ra từ quá trình xử lý được thu hồi và sử dụng thay thế nhiên liệu hóa thạch cho lò hơi phục vụ quá trình sản xuất (sấy khô tinh bột) hoặc chuyển thành điện năng, khi dư thừa trong công đoạn sấy.

Nước thải sau bể kị khí UASB tiếp tục tự chảy sang bể bùn hoạt tính. Nước thải chảy liên tục vào bể, khí được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt tính, cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ. Tại bể này, sẽ xử lý tiếp phần COD, BOD­­5 còn lại và mùi hôi của nước thải.

Hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính chảy đến bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng và tách bùn khỏi nước thải. Một phần bùn hoạt tính sẽ được hồi lưu trở lại bể bùn hoạt tính để giữ ổn định mật độ cao vi sinh tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy nhanh các chất hữu cơ.

Nước thải từ bể lắng 2 tiếp tục chảy qua hồ hiếu khí với thời gian lưu khoảng 10 ngày nhằm ổn định nước thải trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. Bùn sinh ra từ bể lắng 1, bể UASB, bể lắng 2 được bơm qua bể chứa bùn. Lượng bùn thải từ bể chứa bùn tiếp tục được bơm qua sân phơi bùn. Bùn sau khi phơi khô sẽ được sử dụng làm phân bón cho cây trồng.


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương