TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN ►◙◄ Đỗ Thị Hải Vân nghiên cứu xử LÝ NƯỚc thải chế biến tinh bột sắn theo hưỚng tiếp cận cơ chế phát triển sạch (cdm)


Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế khi áp dụng CDM



tải về 0.66 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.66 Mb.
#1929
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

2.2.6. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế khi áp dụng CDM


Cuối cùng, căn cứ vào kết quả trên, luận văn sẽ vận dụng phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế củng cố thêm khả năng áp dụng CDM tại làng nghề Dương Liễu, Hà Nội như sau:

+ Chi phí:



  • Lắp đặt, vận hành hệ thống UASB có thu hồi khí metan: Tham khảo [40]

  • Điện năng sử dụng cho hệ thống = Điện năng tiêu thụ EGđiện (kWh) x giá điện theo qui định của EVN (đồng/kwh)

+ Lợi ích (Doanh thu):

  • Bán chứng chỉ CER = Lượng giảm phát thải ER (tCO2e) x Giá 1 tCO2e bán ra thị trường (€/tCO2e)

  • Tiết kiệm được từ việc nhiên liệu hóa thạch (than ) = Lượng than sử dụng để tạo ra 1 tấn sản phẩm (kg than/tấn tinh bột) x Giá của 1 kg than (đồng/kg)

2.2.7. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu


Các số liệu sau khi thu thập, phân tích... được đánh giá tổng hợp, xử lý và tổng kết để viết luận văn.

Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng sản xuất tinh bột sắn và nước thải tại làng nghề Dương Liễu, Hà Nội

3.1.1. Kết quả khảo sát hiện trạng sản xuất tinh bột sắn tại làng nghề Dương Liễu, Hà Nội


Một trong những tác nhân gây ô nhiễm lớn nhất đối với Dương Liễu hiện nay là sản xuất tinh bột sắn. Quy trình sản xuất được mô tả ở hình 3.1 sau đây:


Hình 3.1. Quy trình sản xuất tinh bột sắn tại làng nghề Dương Liễu

Nguyên liệu sắn củ cho hoạt động của làng nghề chủ yếu được mua từ các vùng khác về, như Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc… Nước dùng cho sản xuất chủ yếu là nước giếng khoan, nước ở các hồ đã qua bể lọc.

Đối với công nghệ sản xuất, gần đây tốc độ đầu tư để đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm diễn ra khá nhanh. Tuy nhiên, quá trình đổi mới chưa đồng bộ, chắp vá và chỉ tập trung đổi mới ở một số khâu, một số quy trình nhằm giảm bớt sức lao động như máy khuấy trộn, máy bóc tách vỏ nông sản,…Nên nhìn chung, công nghệ sản xuất tại đây còn lạc hậu, mức độ cơ giới hóa thấp, hiệu suất thu hồi bột không cao, thời gian sản xuất kéo dài, sản lượng tinh bột sắn không đủ cung cấp cho các ngành công nghiệp nhẹ và vẫn phải nhập khẩu tinh bột, chủ yếu là tinh bột sắn từ Trung Quốc.



Ngoài ra, trong những năm vừa qua, qui mô sản xuất tại làng nghề không ngừng tăng lên, nhu cầu sử dụng tinh bột cũng nhiều hơn, chính vì thế nghề làm tinh bột ở Dương Liễu ngày càng được nhân rộng. Trước đây, cả làng chỉ có hơn 200 hộ làm tinh bột (2001) thì hiện nay con số này đã tăng lên đến hơn 300 hộ, rải rác ở nhiều xóm, nhất là khu vực trung tâm (các xóm: Đoàn Kết, Đồng, Gia, Hợp Nhất, Đình Đàu, Mới…). Tổng sản lượng tăng lên hơn 7% mỗi năm. Riêng sản xuất tinh bột sắn từ 60.000 tấn năm 2010 lên 70.000 tấn năm 2011 [19].

3.1.2. Kết quả khảo sát đặc trưng nước thải sản xuất tinh bột sắn tại làng nghề Dương Liễu, Hà Nội


Quy mô sản xuất tinh bột sắn của làng nghề được tăng lên đồng thời đã tạo ra một khối lượng thải rất lớn, chiếm tới 88% rác thải và 96% tổng lượng nước thải trong sản xuất của toàn xã [20].

Bảng 3.1. Tổng sản lượng, nước thải và bã thải từ sản xuất tinh bột sắn



Năm

Tinh bột sắn

Sản lượng

(tấn)

Rác thải rắn

(tấn)

Nước thải

(m3)

2010

60.000

54.000

780.000

2011

70.000

63.000

910.000
Kết quả phân tích đặc tính nước thải sản xuất tinh bột sắn tại làng nghề Dương Liễu, lấy từ cống thải của các hộ sản xuất trong 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần đều cho thấy các chỉ tiêu vượt QCCP rất nhiều lần được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả phân tích nước thải sản xuất tinh bột sắn tại làng nghề Dương Liễu, Hà Nội





TT

pH

COD

(mg/l)

BOD5

(mg/l)

SS

(mg/l)

N

(mg/l)

P

(mg/l)

Lần 1

Mẫu 1

3,7

9730

6012

760

116,8

18,1

Mẫu 2

4,1

9412

5985

348

109,9

15,7

Mẫu 3

3,9

15600

7785

420

258,3

46,8

Lần 2

Mẫu 1

3,4

10212

6995

246

116,8

18,1

Mẫu 2

3,6

9728

6150

205

139,6

15,6

Mẫu 3

3,4

10789

7500

192

115,9

11,6

Lần 3

Mẫu 1

3,6

9421

5760

140

98,7

13,7

Mẫu 2

3,9

9624

5830

212

118,8

16,5

Mẫu 3

3.8

9526

6125

225

109,9

15,7

QCVN 40:2011/BTNMT (cột B)




5,5 -9

150

50

100

40

6

Nguồn: Kết quả phân tích tại phòng TN khoa Môi trường – ĐH KHTN, Hà Nội (2012)

Từ bảng số liệu nhận thấy, nước thải sản xuất tinh bột sắn tại Dương Liễu có pH rất thấp 3,4 – 4,1, hàm lượng COD vượt quá từ 60 - 104 lần ; BOD vượt quá 120 – 155 lần; SS vượt từ 2 – 7 lần; tổng nitơ và tổng photpho vượt lần lượt 2,5 – 6,5 lần và 2 – 7,8 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. Các kết quả thu được cũng khá phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây về đặc tính nước thải sản xuất tinh bột sắn như nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Phương Mai (2006), Nguyễn Thị Sơn và nnk (2006)…



Nước thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất:

- Bóc vỏ, mài củ, ép bã: chứa một hàm lượng lớn cyanua, alkaloid, antoxian, protein, xenluloza, pectin, đường và tinh bột. Đây là nguồn chính gây ô nhiễm nước thải, thường dao động trong khoảng 10 – 15 m3/tấn nguyên liệu, có chứa SS, BOD, COD ở mức rất cao.

- Lắng trích ly: chứa tinh bột, xenluloza, protein thực vật, lignin và cyanua, do đó có SS, BOD, COD rất cao, pH thấp.

- Rửa máy móc, thiết bị, vệ sinh nhà xưởng: có chứa dầu máy, SS, BOD.



- Nước thải sinh hoạt (bao gồm nước thải từ nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh) chứa các chất cặn bã, SS, BOD, COD, các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật. Nước thải sinh hoạt hầu hết đều được thải tâp trung với nước thải sản xuất.

- Nước mưa chảy tràn qua khu vực sản xuất cuốn theo các chất cặn bã, rác, bụi.

Toàn bộ lượng nước thải không qua xử lý, thải trực tiếp ra cống rãnh, kênh mương rồi đổ vào sông Đáy, sông Nhuệ. Mặc dù được bố trí khá hợp lý về mật độ và vị trí nhưng không được tu bổ, nạo vét thường xuyên nên nhiều đoạn kênh tiêu nước bị lấp đầy rác, gây ứ tắc trầm trọng. Đặc biệt là vào vụ sản xuất chính (cuối tháng 8 năm trước đến tháng đầu tháng 4 năm sau), nước sản xuất quá nhiều nên một số xóm có quy mô sản xuất lớn như xóm Đồng, xóm Mới, Đoàn Kết… lượng nước thải lên đến hàng trăm m3/ngày đêm. Song, các cống thoát nước quanh khu vực dân cư, khu vực sản xuất thì nhỏ, nông, không có nắp đậy, không đủ sức chứa nước thải, chảy tràn ra cả đường đi, ứ đọng bốc mùi hôi thối, khó chịu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đối với các bã thải sau sản xuất, chỉ có khoảng 70% được các hộ sản xuất thu gom để bán, phần còn lại do chất lượng kém, hoặc gặp thời tiết không thuận lợi không phơi khô được thì người dân chất đống ven đường đi, bãi rác, bốc mùi chua nồng nặc, mốc đen.


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương