TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN ►◙◄ Đỗ Thị Hải Vân nghiên cứu xử LÝ NƯỚc thải chế biến tinh bột sắn theo hưỚng tiếp cận cơ chế phát triển sạch (cdm)


Kết quả xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn có tận thu metan bằng hệ thống UASB thực nghiệm



tải về 0.66 Mb.
trang12/16
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.66 Mb.
#1929
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

3.2. Kết quả xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn có tận thu metan bằng hệ thống UASB thực nghiệm

3.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tải lượng COD đến hiệu quả xử lý


Hình 3.2 cho thấy tải lượng COD có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả xử lý, tải lượng COD dao động trong khoảng 12 – 40 g/l.ngày, khi tải lượng là 16,38 g/l.ngày thì hiệu quả xử lý là cao nhất (94.1%). Khi tải lượng tăng lên đến gần 40 g/l.ngày thì hiệu quả xử chỉ đạt khoảng 73%.

Hình 3.2. Ảnh hưởng của tải lượng COD đến tốc độ xử lý



3.2.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu đến hiệu quả xử lý


Hệ UASB hoạt động liên tục, lưu lượng dòng vào được điều chỉnh dần từ 10 lên 12; 16 và 20 l/ngày tương ứng với thời gian lưu là 19,2; 16; 12 và 9.6 (h); pH vào được điều chỉnh ở 6,2 – 7,5 và COD dòng vào từ 14858 – 15580 mg/l.

Qua hình 3.3 ta thấy, khi thời gian lưu là 19,2 h thì hiệu xuất xử lý là cao nhất 93,4%, hiệu suất chuyển hóa khí đạt 0,35 l/gCOD. Khi giảm thời gian lưu từ 16 h xuống 12 h thì hiệu suất chuyển hóa khí cũng giảm theo 0,27 l/gCODCH.



Hình 3.3. Ảnh hưởng của thời gian lưu tới hiệu quả xử lý

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giảm thời gian lưu thủy vực, thực chất là tăng tải lượng COD dòng vào từ 18,6 g/l.ngày lên 39 g/l.ngày ( tăng khoảng 47% ) thì hiệu suất chuyển hóa khí giảm. Tuy nhiên, khi tiếp tục giảm thời gian lưu xuống mức 9,6 h thì COD dòng ra tăng lên rõ rệt 4104 mg/l, hiệu suất xử lý giảm xuống còn 73,7%, hiệu suất chuyển hóa khí chỉ đạt 0,28 l/gCODCH.


3.2.3. Kết quả khảo sát hiệu suất chuyển hóa khí


Kết quả ở hình 3.4 cho thấy hiệu suất chuyển hóa khí chủ yếu dao động trong khoảng 0,26 – 0,35 l/gCODCH và có giá trị trung bình là 0,30 l/g CODCH (nghĩa là 1g COD chuyển hóa sẽ tạo ra 0,30 lít khí).

Hình 3.4. Hiệu suất chuyển hóa khí


Hình 3.5. Mối quan hệ giữa lượng khí tạo thành và lượng COD chuyển hóa


Ở hình 3.5, ta nhận thấy mối quan hệ giữa lượng khí sinh ra và lượng COD chuyển hóa là mối quan hệ tuyến tính theo phương trình y = 0,3026x – 3,3108 (R2 = 0,9551), lượng khí sinh ra tỉ lệ thuận với lượng COD chuyển hóa. Khi lượng COD chuyển hóa tăng thì thể tích khí sinh ra cũng tăng.

Như vậy, các kết quả thu được cũng khá phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây về hệ UASB [16, 29, 62]. Tuy nhiên tải trọng COD quá cao (trên 40g/l.ngày) thì hiệu quả xử lý còn thấp, do đó cần phải được xử lý tiếp theo bằng hiếu khí hay hồ sinh học tùy nghi.

3.3. Kết quả đánh giá hiệu quả giảm phát thải KNK với các phương án xử lý nước thải lựa chọn

3.3.1. Kết quả tính toán lượng phát thải KNK khi không thu gom và xử lý nước thải (Phương án 1)


Tính toán lượng phát thải từ quá trình tự phân hủy chất hữu cơ là xenlulozo. Vì nếu không kể đến nước, tinh bột thì xenlolozolà thành phần chính trong sắn củ [1, 5].

Áp dụng phương trình (3, 5) ở mục 2.2.4 cho xelulozo với công thức hóa học chung là (C6H10O5)n để tính lượng phát thải như sau:

(C6H10O5)n + n H2O → 3n CH4 + 3n CO2 (6)
Tỉ lệ CH4 / COD:

B = (3 x 16 ) : (6 x 32) = 0,25 (gCH4 /gCOD)


Chọn giá trị COD của nước thải sản xuất tinh bột sắn tại Dương Liễu là 9715,7 (mg/l) (giá trị COD được lấy trung bình từ kết quả phân tích COD thực nghiệm)

Với tổng lượng nước thải là 910000 (m3/năm) [20].

Tính được hàm lượng hữu cơ trong nước thải là:

COD = 9715,7 x 910000 x 10-6 = 8841,287 (tCOD /năm)

Lượng phát thải CH4 : mCH4 = 8841,287 x 0,25 = 2210,322 (tCH4 /năm)

Mà 1gCH4 = 21gCO2e nên lượng phát thải KNK khi không thu hồi và xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất tinh bột sắn tại Dương Liễu là

2210,322 x 21 = 46416,62 (tCO2e /năm).

3.3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả giảm phát thải KNK khi xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn


Để tính toán lượng giảm phát thải KNK khi xử lý nước thải cần xác định đường biên phát thải.

  • Kết quả xác định đường biên phát thải của hoạt động giải pháp CN KSH

Kịch bản đường biên sẽ được giả thuyết thiết lập và mô tả theo hình 3.6 dưới đây:

Hình 3.6. Kết quả xác định đường biên phát thải của hoạt động giải pháp CN KSH


Nước thải từ sản xuất tinh bột sắn được bơm qua bể điều hòa để xử lý sơ bộ trước khi vào bể UASB. Theo đó, các hạt thô bị loại bỏ. Chỉ các hạt nhỏ, mịn với hàm lượng xơ thấp mới được đưa vào xử lý kị khí tại bể UASB. Vì hiệu quả xử lý của hệ khá cao nên hầu hết các thành phần này đều bị chuyển hóa hoàn toàn mà tạo ra rất ít bùn. Biogas thu hồi được sẽ sử dụng để sinh nhiệt trong nồi hơi đốt than. Trong trường hợp khẩn cấp, khí biogas được đốt bằng đuốc đốt. Đuốc đốt tự hoạt động nếu áp lực trong hệ thống quá cao.

Theo đó, nguồn và loại khí thải trong đường biên phát thải được xác định theo bảng 3.3 sau đây:


Bảng 3.3. Kết quả xác định đường biên phát thải giả thuyết


Mục

Nguồn

Khí

Được bao gồm

Biện luận/diễn giải

Đường cơ sở

Phát thải do

xả nước thải đã xử lý vào sông/hồ

CH4

Không

Phạm vi chỉ là bể UASB, phần còn lại của hệ thống xử lý hiếu khí cùng với việc xả nước thải vào sông không được tích hợp ở đây

N2O

Không

Lượng phát thải không đáng kể nên bỏ qua để đơn giản trong tính toán

CO2

Không

Lượng phát thải không đáng kể nên bỏ qua để đơn giản trong tính toán

Phát thải từ

hệ thống xử

lý nước thải

CH4



Là nguồn phát thải chính trong phát thải cơ sở

N2O

Không

Lượng phát thải không đáng kể nên bỏ qua để đơn giản trong tính toán

CO2

Không

Lượng phát thải không đáng kể nên bỏ qua để đơn giản trong tính toán

Phát thải do phân hủy bùn

CH4

Không

Không có hoạt động xử lý bùn

N2O

Không

Không có hoạt động xử lý bùn

CO2

Không

Không có hoạt động xử lý bùn

Phát thải do tiêu thụ điện năng/nhiên liệu hóa thạch

CH4

Không

Lượng phát thải không đáng kể nên bỏ qua để đơn giản trong tính toán

N2O

Không

Lượng phát thải không đáng kể nên bỏ qua để đơn giản trong tính toán

CO2



Vì giải pháp CN KSH có sử dụng than



Hoạt động giải pháp CN KSH



Phát thải do sự có mặt của cacbon hữu

cơ có thể phân hủy

trong nước

thải đã qua

xử lý ra

sông/hồ

CH4

Không

Phạm vi chỉ là bể UASB, phần còn lại của hệ thống xử lý hiếu khí cùng với việc xả nước thải vào sông/hồ không được tích hợp ở đây.



N2O

Không

Lượng phát thải không đáng kể nên bỏ qua để đơn giản trong tính toán

CO2

Không

Lượng phát thải không đáng kể nên bỏ qua để đơn giản trong tính toán bỏ qua để đơn giản trong tính toán

Phát thải từ toàn bộ hệ thống xử lý nước thải mà không

trang bị thiết bị thu hồi biogas

CH4

Không

Phạm vi của đường biên phát thải chỉ là bể UASB. Phần tiếp theo của hệ thống xử lý không được tích hợp vào trong các tính toán phát thải đường cơ sở, do đó cũng không được tính trong các tính toán phát thải của hoạt động giải pháp CN KSH.

N2O

Không

Lượng phát thải không đáng kể nên bỏ qua để đơn giản trong tính toán

CO2

Không

Lượng phát thải không đáng kể nên bỏ qua để đơn giản trong tính toán

Phát thải từ hệ thống xử lý bùn mà

không được

trang bị phần thu hồi biogas

CH4

Không

Không có hoạt động xử lý bùn

N2O

Không

Không có hoạt động xử lý bùn

CO2

Không

Không có hoạt động xử lý bùn

Phát thải do sử dụng điện năng tại các khu vực có hoạt động giải pháp

CH4

Không

Sử dụng điện từ mạng lưới điện quốc gia để chạy các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải (AMS.IC)

N2O

Không

CO2



Phát thải

nhất thời do tính kém hiệu quả của hệ thống thu khí

CH4

Không

Chưa có công thức tính

N2O

Không

Lượng phát thải không đáng kể nên bỏ qua để đơn giản trong tính toán

CO2

Không

Chưa có công thức tính

Phát thải từ sự phân hủy yếm khí bùn cuối cùng

được sinh ra bởi hệ thống xử lý trong

hoạt động

của giải pháp

CH4

Không

Không hoạt động xử lý bùn nào được tích hợp trong kịch bản hoạt động giải pháp CN KSH

N2O

Không

Lượng phát thải không đáng kể nên bỏ qua để đơn giản trong tính toán

CO2

Không

Lượng phát thải không đáng kể nên bỏ qua để đơn giản trong tính toán




Phát thải

do quá

trình đốt cháy không hoàn

toàn ở đuốc

đốt

CH4



Là một phát thải quan trọng kịch bản hoạt động giải pháp CN KSH

N2O

Không

Lượng phát thải không đáng kể nên bỏ qua để đơn giản trong tính toán

CO2

Không

Lượng phát thải không đáng kể nên bỏ qua để đơn giản trong tính toán

Phát thải từ

sinh khối

được lưu giữ

ở điều kiện kỵ khí

CH4

Không

Không có sự lưu giữ sinh khối

N2O

Không

Không có sự lưu giữ sinh khối

CO2

Không

Không có sự lưu giữ sinh khối

  • Kết quả tính toán lượng phát thải KNK khi xử lý nước thải theo các phương án lựa chọn

Phương án 2: Lượng phát thải khi xử lý nước thải nhưng không thu hồi khí metan (Lượng phát thải đường cơ sở)

Theo kết quả xác định đường phát thải cơ sở mô tả tại bảng 3.3 thì công thức (1, 2) tại mục 2.2.5 được viết lại như sau:



BE= BExl + BEnhiệt

Kết quả tính toán phát thải theo phương án 2 được trình bày ở bảng 3.4.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương