TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN ►◙◄ Đỗ Thị Hải Vân nghiên cứu xử LÝ NƯỚc thải chế biến tinh bột sắn theo hưỚng tiếp cận cơ chế phát triển sạch (cdm)


Nước thải ngành chế biến tinh bột sắn



tải về 0.66 Mb.
trang3/16
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.66 Mb.
#1929
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

1.1.2. Nước thải ngành chế biến tinh bột sắn


Lượng nước thải sinh ra từ trong quá trình chế biến tinh bột sắn là rất lớn, trung bình 10 -30 m3/tấn sản phẩm [48].

Căn cứ vào qui trình chế biến bột sắn, có thể chia nước thải thành 2 dòng:

- Dòng thải 1: là nước thải ra sau khi phun vào guồng rửa sắn củ để loại bỏ các chất bẩn và vỏ ngoài củ sắn. Loại nước thải này có lưu lượng thấp (khoảng 2m3 nước thải /tấn sắn củ), chủ yếu chứa các chất có thể sa lắng nhanh (vỏ sắn, đất, cát…). Do vậy với nước thải loại này có thể cho qua song chắn, để lắng rồi quay vòng nước ở giai đoạn rửa. Phần bị giữ ở song chắn (vỏ sắn) sau khi phơi khô được làm nhiên liệu chất đốt tại các gia đình sản xuất.

- Dòng thải 2: là nước thải ra trong quá trình lọc sắn, loại nước thải này có lưu lượng lớn (10m3 nước thải/tấn sắn củ), có hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng rắn lơ lửng cao, pH thấp, hàm lượng xianua cao, mùi chua, màu trắng đục.

Nước thải chế biến tinh bột sắn bao gồm các thành phần hữu cơ như tinh bột, protein, xenluloza, pectin, đường có trong nguyên liệu củ sắn tươi là nguyên nhân gây ô nhiễm cao cho các dòng nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột sắn [1, 18].

Nước thải sinh ra từ dây chuyền sản xuất tinh bột sắn có các thông số đặc trưng: pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao, thể hiện qua hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng chứa N, P, các chỉ số về nhu cầu oxy sinh học (BOD5), nhu cầu oxy hoá học (COD), …với nồng độ rất cao [17, 18]. Nồng độ ô nhiễm của nước thải tinh bột sắn thể hiện cụ thể ở Bảng 1.1.




Bảng 1.1. Chất lượng nước thải từ sản xuất tinh bột sắn [48]


TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị

QCVN 40:2011, mức B

1

pH

-

3.5 -5.0

5,5-9

2

COD

mg/l

7000 – 40000

150

3

BOD5

mg/l

6000 – 23000

50

4

TSS

mg/l

4000 – 8000

100

5

∑ N

mg/l

42 - 262

40

6

∑ P

mg/l

11 - 46

6

7

CN-

mg/l

10 - 40

0,1

Số liệu ở bảng 1.1, cho thấy khoảng cách dao động về các chỉ tiêu nước thải cao hơn nhiều lần so với QCVN 40 :2011/ BTNMT cột B. Cụ thể, COD cao hơn 200 lần; BOD cao hơn gần 500 lần; tổng nitơ và tổng photpho cao hơn 7 lần…so với QCVN 40:2011/BTNMT.

Khi tính riêng cho 52 nhà máy qui mô lớn, ước tính lượng nước thải sinh ra hàng ngày khi vào mùa vụ khoảng 140000 m3/ngày với tải lượng SS khoảng 1000 tấn/ngày; BOD khoảng 3.000 tấn/ngày; COD khoảng 5000 tấn/ngày; CN- khoảng 5 tấn/ngày [48].

Nếu lấy nước thải sinh hoạt làm cơ sở để so sánh mức độ ô nhiễm của nước thải chế biến tinh bột sắn thì tải lượng ô nhiễm hữu cơ của ngành chế biến tinh bột sắn sinh ra cũng gấp 4 lần tải lượng hữu cơ của tổng lượng nước thải sinh hoạt trên toàn quốc. Với lượng nước thải sinh hoạt sinh ra hàng ngày trên cả nước là khoảng 2.010.000 m3/ngày, chiếm 64% trong tổng lượng các loại nước thải [2].

Các chất ô nhiễm trong nước thải tinh bột sắn gây ra nhiều tác động tiêu cực:

● BOD liên quan tới việc xác định mức độ ô nhiễm của nước cấp, nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Khi xảy ra hiện tượng phân hủy yếm khí với hàm lượng BOD quá cao sẽ gây thối nguồn nước và làm chết hệ thủy sinh, gây ô nhiễm không khí xung quanh và phát tán trên phạm vi rộng theo chiều gió.

● COD cho biết mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ và vô cơ chứa trong nước thải công nghiệp.

● Chất rắn lơ lửng (SS) cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên thủy sinh đồng thời gây mất cảm quan, bồi lắng lòng hồ, sông, suối…

● Axit HCN là độc tố có trong vỏ sắn. Khi chưa được đào lên, trong củ sắn không có HCN tự do mà ở dạng glucozit gọi là phazeolutanin có công thức hóa học là C10H17NO6. Sau khi sắn được đào lên, dưới tác dụng của enzym xianoaza hoặc trong môi trường axit thì phazeolutamin phân hủy tạo thành glucoza, axeton và axit xianuahydric. Axit này gây độc toàn thân cho người. Xianua ở dạng lỏng trong dung dịch là chất linh hoạt. Khi vào cơ thể, nó kết hợp với enzym xitochorom làm men này ức chế khẳ năng cấp oxy cho hồng cầu. Do đó, các cơ quan của cơ thể bị thiếu oxy. Nồng độ HCN thấp có thể gây chóng mặt, miệng đắng, buồn nôn. Nồng độ HCN cao gây cảm giác bồng bềnh, khó thở, hoa mắt, da hồng, co giật, mê man, bất tỉnh, đồng tử giãn, đau nhói vùng tim, tim ngừng đập và tử vong.

Do đó,nếu nước thải không được xử lý triệt để, không đạt tiêu chuẩn môi trường thì sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước, đất và không khí.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương