TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN ►◙◄ Đỗ Thị Hải Vân nghiên cứu xử LÝ NƯỚc thải chế biến tinh bột sắn theo hưỚng tiếp cận cơ chế phát triển sạch (cdm)


Bể UASB (Upward – flow Anaerobic Sludge Blanket)



tải về 0.66 Mb.
trang5/16
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.66 Mb.
#1929
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Bể UASB (Upward – flow Anaerobic Sludge Blanket)


Một trong những phát triển nổi bật của công nghệ xử lý kỵ khí là bể UASB được phát minh bởi Lettinga và các đồng nghiệp vào năm 1980 [50]. Ứng dụng đầu tiên là xử lý nước thải sinh hoạt, sau đó được mở rộng cho xử lý nước thải công nghiệp [63].

Bể UASB có thể xây dựng bằng bêtông cốt thép, thường xây dựng hình chữ nhật. Để dễ tách khí ra khỏi nước thải người ta lắp thêm tấm chắn khí có độ nghiêng ≥ 350 so với phương ngang. Tải lượng COD thiết kế thường trong khoảng 4 – 15 kg/m3.ngày. Nước thải sau khi điều chỉnh pH và dinh dưỡng được dẫn vào đáy bể và nước thải đi lên với vận tốc 0,6 – 0.9 m/h qua lớp bùn kỵ khí. Tại đây xảy ra quá trình phân hủy sinh học kỵ khí [27, 29].

Khí sinh học được tạo thành sẽ kéo theo các hạt bùn nổi lên, va vào thành thiết bị tách 3 pha khí-lỏng-rắn(bùn) dạng hình nón lật ngược khiến cho các bọt khí được giải phóng thoát lên; các hạt bùn lại rơi trở lại lớp đệm bùn.


Hình 1.4. Bể UASB [27]




  • Bể CIGAR (Covered In-Ground Anaerobic Reactor) [38, 56]


Bể CIGAR thực chất là một hồ kỵ khí có thu hồi khí sinh học. Hồ được bao phủ toàn bộ bề mặt và lót đáy bằng bạt HPDE

Lớp bạt HPDE bao phủ bề mặt tạo ra điều kiện kỵ khí nghiêm ngặt đồng thời ngăn không cho khí sinh học phát tán ra môi trường. Lớp lót đáy HPDE có thể được lắp đặt nếu cần, tùy vào mực nước ngầm của khu xử lý. Tuy nhiên, nên lót đáy để có thể chống rò rỉ nước thải, gây ô nhiễm đất và nước ngầm.

Trước khi vào bể CIGAR , nước thải được chảy vào bể lắng nhằm giảm bớt lượng chất rắn lơ lửng, cặn đảm bảo quá trình phân hủy kỵ khí trong bể CIGAR đạt hiệu quả cao nhất. Thời gian lưu nước thải trong bể khoảng 30 ngày.

Toàn bộ lượng khí sinh học ( metan chiếm 55 – 70% ) hình thành được thu hồi nhờ hệ thống ống dẫn khí lắp đặt bên trong bể CIGAR





Hình 1.5. Bể CIGAR [38]


1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy sinh học


  • Điều kiện nước thải phải đưa vào xử lý sinh học [13]

Phương pháp xử lý sinh học nước thải có thể dựa trên cơ sở hoạt động của Vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn nước. Do vậy, điều kiện kiên quyết vô cùng quan trọng là nước thải phải là môi trường sống của quần thể sinh vật và thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Không có chất độc làm chết hoặc ức chế hoàn toàn hệ vi sinh trong nước thải.

+ Chú ý đến hàm lượng kim loại nặng. Xếp theo thứ tự mức độ độc hại của chúng: Sb>Ag>Cu>Hg>Co>Ni>Pb>Cr3+>V> Cd>Zn>Fe.

Nói chung, các ion kim loại này thường ở nồng độ vi lượng (vài phần triệu đến vài phần nghìn) thì có tác dụng dương tính đến sinh trưởng vi sinh vật+ Chất hữu cơ có trong nước thải phải là cơ chất dinh dưỡng nguồn cacbon và năng lượng cho vi sinh vật. Các hợp chất hidratcacbon, protein, lipit hòa tan thường là cơ chất dinh dưỡng cho vi sinh vật.

+ Nước thải đưa vào xử lý sinh học có 2 thông số quan trọng là BOD và COD. Tỉ số của 2 thông số này phải là: COD/BOD ≤ 2 hoặc BOD/COD ≥ 0,5, mới có thể đưa vào xử lý hiếu khí. Nếu COD lớn hơn BOD nhiều lần, trong đó gồm có xenlulozo, hemixenlulozo, protein, tinh bột chưa tan thì phải qua xử lý sinh học kỵ khí trước rồi mới xử lý hiếu khí.


  • Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy hiếu khí [14]

- Oxygen (O2): Trong các công trình xử lý hiếu khí, O2 là một thành phần cực kỳ quan trọng của môi trường. Công trình phải bảo đảm cung cấp đầy đủ lượng O2 một cách liên tục và hàm lượng O2 hoà tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt II ≥ 2mg/l.

- Nồng đ các chất hữu cơ: phải thấp hơn ngưỡng cho phép. Có nhiều chất hữu cơ nếu nồng độ quá cao, vượt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của vi sinh vật tham gia xử lý, cần kiểm tra các chỉ số BOD và COD của nước thải. Cụ thể: hỗn hợp nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chảy vào công trình xử lý là bể lọc sinh học phải có BOD ≤ 500mg/l, nếu dùng bể Aeroten thì BOD ≤1000mg/l. Nếu nước thải có chỉ số BOD vượt quá giới hạn nói trên, cần thiết phải dùng nước thải đã qua xử lý hay nước sông đã pha loãng.

- Nồng đ các cht dinh dưỡng cho vi sinh vt : Tùy theo hàm lượng cơ chất hữu cơ trong nước thải mà có yêu cầu về nồng độ các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết là khác nhau. Thông thường cần duy trì các nguyên tố dinh dưỡng theo tỷ lệ thích hợp COD:N:P = 150:5:1. Nếu thời gian xử lý là 20 ngày đêm thì giữ ở tỷ lệ BOD:N:P = 200:5:1. Khi cân bằng dinh dưỡng người ta có thể dùng NH4OH, ure và các muối amon làm nguồn nito và các muối photsphat, supephosphat làm nguồn phospho theo bảng 1.2 dưới đây.

Bảng 1.2. Nồng độ các chất dinh dưỡng cần thiết [14]


BOD của nước thải (mg/l)

Nồng độ nitrogen trong muối amon (mg/l)

Nồng độ phospho trong P2O5 (mg/l)

< 500

15

36

500 - 1000

25

8

Ngoài nguồn nitơ, phospho có nhu cầu như đã nêu trên, các yếu tố dinh dưỡng khoáng khác như K, Ca, S...trong nước thải thường cũng đủ cung cấp cho nhu cầu của vi sinh vật, ta không cần phải cho thêm vào nữa.



- Các yếu tố khác ca môi trường như pH, nhiệt độ cũng có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hoạt động của vi sinh vật trong các thiết bị xử lý. Qua thực nghiệm cho thấy, thường giá trị pH tối ưu cho hoạt động phân giải của các vi sinh vật trong bể xử lý hiếu khí là 6,5 – 8,5 và nhiệt độ của nước thải trong các công trình nằm trong khoảng 6oC – 37oC.

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy kỵ khí

- Các chất dinh dưỡng [25]

Phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật trong điều kiện kỵ khí sẽ sản sinh ra khí metan. Tất cả các quá trình sinh học đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là carbon và nitơ. Việc thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển vi sinh vật sẽ hạn chế việc sản xuất khí sinh học. Các chất dinh dưỡng được chỉ định bởi tỷ lệ C/N khoảng 20-30/1. Nếu hàm lượng nitơ thiếu hụt thì lượng sinh khối tạo thành sẽ quá thấp không đáp ứng được vận tốc của quá trình chuyển hóa cacbon. Ngược lại, với nước thải giàu nitơ thì quá trình khử amin sẽ thành NH4+ ức chế mạnh các vi khuẩn metan hóa.



- Yếu tố pH [42, 57, 67]

Trong giai đoạn thủy phân và lên men axit hữu cơ khoảng pH tối ưu là 5 – 7, còn trong giai đoạn metan hóa thì pH = 6,8 – 7,2. Chỉ có loài vi khuẩn Methanosarcina có thể chịu đựng được các giá trị pH thấp (pH ≤ 6,5). Với các vi khuẩn sinh metan khác, quá trình trao đổi chất bị ức chế đáng kể ở pH < 6,7.

Thực nghiệm cho thấy pH tối ưu chung cho cả hai quá trình là 6.5 – 7,5. Song trên thực tế người ta có kỹ thuật để lên men ở pH = 7.5 – 7.8 mà vẫn hiệu quả.


  • Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chuyển hóa của vi sinh vật. Dải nhiệt độ cho quá trình phân hủy từ 30 – 550C. Dưới 100C vi sinh vật sinh metan gần như không hoạt động

Thích nghi với điều kiện nhiệt độ, các vi sinh vật kỵ khí chia làm 2 nhóm: nhóm ưa nhiệt(thermophilic) thích nghi ở 50 - 650C và nhóm ưa ấm (mesophilic) với nhiệt độ 25 - 400C [32, 33, 47]. Hầu hết các vi sinh vật lên men metan đều thuộc nhóm ưa ấm, chỉ có rất ít nhóm là ưa nhiệt [52].



- Các độc chất

Qua tìm hiểu đặc điểm sinh lý các vi sinh vật tham gia xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí, người ta nhận thấy:

+ Một số các hợp chất như CCl4, CHCl3,... và các ion tự do của các kim loại nặng có nồng độ 1mg/l sẽ thể hiện tính độc đối với các vi sinh vật kỵ khí [13].

+ Các hợp chất như formadehyde, SO2, H2S với nồng độ 50 - 400mg/l sẽ gây độc hại với các vi sinh vật kỵ khí trong công trình xử lý [13].

+ S2-được coi là tác nhân gây ức chế quá trình tạo methane. Sở dĩ có lập luận này là do nhiều nguyên nhân khác nhau: S2- làm kết tủa các nguyên tố vi lượng như Fe, Ni, Co, Mo...do đó hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, đồng thời, các electron giải phóng ra từ quá trình oxy hoá các chất hữu cơ sử dụng cho quá trình sulfate hoá và làm giảm quá trình sinh methane [44].

+ Các hợp chất NH4 ở nồng độ 1,5 - 2mg/l gây ức chế quá trình lên men kỵ khí [44, 68].

+ Kim loại nặng: các vi khuẩn metan hóa đặc biệt mẫn cảm với các ion kim loại nặng. Sự có mặt của các kim loại nặng ngoài ngưỡng cho phép sẽ ức chế quá trình metan hóa và khí hóa dẫn đến tỉ lệ CO2 tăng, CH4 giảm. Mặt khác, do không được decacboxyl hóa tạo CH4 các axit hữu cơ không được khử, chúng tồn đọng trong thiết bị làm giảm pH, ngừng trệ quá trình kỵ khí trong thiết bị phản ứng [13].



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương