TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN    nguyễn thị ngọc tú phân tích đỘt biến gen tarn và nd3 CỦa adn ty thể Ở BỆnh nhân ung thư ĐẠi trực tràNG



tải về 0.65 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.65 Mb.
#28456
1   2   3   4   5   6   7   8

Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘT BIẾN ĐIỂM A3243G CỦA GEN tARN TY THỂ BẰNG KỸ THUẬT PCR-RFLP

3.1.1. Tách chiết ADN tổng số từ mẫu mô ung thư đại trực tràng


Sử dụng kit tách chiết ADN QIAamp DNA Mini Kit của hãng QIAGEN (Đức), chúng tôi đã tách chiết được ADN từ 61 cặp mẫu mô (mẫu u và mẫu lân cận u) của 61 bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Kết quả tách chiết ADN tổng số từ các mẫu mô được minh họa trong hình 7.

Hình 7. Hình ảnh điện di ADN tổng số tách chiết từ mô



(điện di trên gel agarose 1%, nhuộm ethidium bromide).

Giếng 1, 3, 5: ADN tổng số mẫu mô lân cận u

Giếng 2, 4, 6: ADN tổng số mẫu mô u




Qua hình ảnh điện di trên ta thấy các băng ADN tổng số tương đối sáng, gọn chứng tỏ hàm lượng ADN trong mẫu khá cao và sạch, đủ điều kiện để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.

3.1.2. Kết quả nhân đoạn gen 3243 của ADN ty thể


Sử dụng cặp mồi đặc hiệu 3243 với khuôn là ADN tổng số từ mô, đoạn gen chứa vị trí 3243 ADN ty thể đã được khuếch đại bằng phản ứng PCR. Sản phẩm PCR được điện di kiểm tra trên gel agarose 1,7%, nhuộm ethidium bromide, quan sát dưới tia cực tím. Kết quả điện di được thể hiện như trong hình 8.



Hình 8. Ảnh điện di sản phẩm PCR đoạn gen 3243

(điện di trên gel agarose 1,7%, nhuộm ethidium bromide).

Giếng M100: thang chuẩn ADN 100bp

Giếng (-): Đối chứng âm

Giếng 1, 3, 5: Sản phẩm PCR mẫu mô lân cận u


Giếng 2, 4, 6: Sản phẩm PCR mẫu mô u


Kết quả điện di cho thấy đã thu được sản phẩm PCR có kích thước 218bp, các băng sáng, rõ nét và không xuất hiện băng phụ chứng tỏ không có hiện tượng bắt cặp không đặc hiệu. Sản phẩm PCR này được tiếp tục phân tích bằng kỹ thuật RFLP để xác định đột biến.

3.1.3. Kết quả phân tích RFLP đoạn gen chứa vị trí 3243 ADN ty thể


Để xác định đột biến điểm A3243G, chúng tôi sử dụng phương pháp RFLP. Chúng tôi đã tiến hành xử lý sản phẩm PCR đoạn gen 3243 với enzyme giới hạn HaeIII. HaeIII là enzyme endonuclease nhận biết ADN tại trình tự:

Trong trường hợp không có đột biến thì đoạn gen 218 bp có chứa hai vị trí nhận biết của enzyme, và sẽ bị cắt thành ba đoạn nhỏ hơn có kích thước 22 bp, 27 bp và 169 bp. Trong trường hợp đột biến A G xảy ra thì đoạn gen 218 bp sẽ có thêm một vị trí nhận biết nữa của enzyme giới hạn, kết quả là đoạn gen sẽ bị cắt thành các đoạn nhỏ có kích thước là 22 bp, 27 bp, 72 bp và 97 bp. Sản phẩm của quá trình xử lý với enzyme cắt được điện di kiểm tra cùng với sản phẩm PCR trên polyacrylamide 6%, nhuộm ethidium bromide và quan sát dưới tia UV bước sóng 245 nm (hình 9).





Hình 9. Ảnh điện di sản phẩm cắt đoạn 3243 với enzyme HaeIII.

(điện di trên gel polyacrylamide 6%, nhuộm ethidium bromide).



Giếng 1: Thang chuẩn ADN 100bp

Giếng 3, 5: sản phẩm PCR từ mô u

Giếng 7: sản phẩm PCR từ mô lân cận u


Giếng 2, 4: sản phẩm sau cắt bằng HaeIII từ mẫu mô u

Giếng 6: sản phẩm sau cắt bằng HaeIII từ mẫu mô lân cận u




Từ kết quả thu được trong hình chúng tôi nhận thấy sản phẩm PCR sau khi cắt bằng HaeIII trên bản điện di xuất hiện băng kích thước 169 bp. Hai băng kích thước 22 bp, 27 bp không quan sát được do gel không phân tách được. Như vậy ở các giếng này không xuất hiện đột biến. Chúng tôi đã tiến hành cắt enzym với 61 cặp mẫu, kết quả thu được không có đột biến.

Đột biến A3243G trên gen MT-TL1 mã hóa cho tRNALeu (UUR) đã được phát hiện ra đầu tiên như là một nguyên nhân di truyền của bệnh MELAS [31]. Cho đến nay các nghiên cứu về đột biến A3243G chỉ tập trung vào một số bệnh cơ thần kinh, tiểu đường. Chỉ có một nghiên cứu duy nhất phát hiện đột biến A3243G trên bệnh nhân ung thư trực tràng. Lorenc và cs (năm 2003) khi nghiên cứu các đột biến ADN ty thể gồm đột biến tRNA, rRNA và một số gen ty thể trên một số mẫu ung thư, đã phát hiện một mẫu ung thư trực tràng có đột biến A3243G dạng đồng nhất (homoplasmic) [46]. Như vậy có thể thấy rằng đột biến A3243G là khá hiếm gặp ở bệnh ung thư.


3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐA HÌNH A10398G CỦA GEN ND3 ADN TY THỂ BẰNG KỸ THUẬT PCR-RFLP

3.2.1. Kết quả nhân đoạn gen 10398 của ADN ty thể


Sử dụng cặp mồi đặc hiệu 10398 với khuôn là ADN tổng số từ mô, đoạn gen mang đa hình A10398G đã được khuếch đại bằng phản ứng PCR. Sản phẩm PCR được điện di kiểm tra trên gel agarose 1,7%, nhuộm ethidium bromide, quan sát dưới tia cực tím. Kết quả điện di được thể hiện như trong hình 10.



Hình 10. Ảnh điện di sản phẩm PCR đoạn gen 10398

(điện di trên gel agarose 1,7%, nhuộm ethidium bromide).



Giếng M100: thang chuẩn ADN 100bp

Giếng (-): Đối chứng âm

Giếng 1, 3, 5: Sản phẩm PCR mẫu mô lân cận u

Giếng 2, 4, 6: Sản phẩm PCR mẫu mô u


Kết quả điện di cho thấy đã thu được sản phẩm PCR có kích thước 246bp, các băng sáng, rõ nét và không xuất hiện băng phụ chứng tỏ không có hiện tượng bắt cặp không đặc hiệu. Sản phẩm PCR này được tiếp tục phân tích RFLP để xác định đột biến.

3.2.2. Kết quả phân tích RFLP đoạn gen mang đa hình A10398G


Chúng tôi đã tiến hành xử lý sản phẩm PCR đoạn gen 10398 với enzyme giới hạn DdeI. DdeI là enzyme endonuclease nhận biết ADN tại trình tự:

5’…C/TNAG…3’

3’…GANT/C…5’

Trong trường hợp alen A xuất hiện ở vị trí 10398, enzyme DdeI có một vị trí nhận biết trên đoạn gen được khuếch đại, kết quả sẽ cắt được hai băng kích thước 50 bp và 196 bp. Trường hợp alen G xuất hiện, sẽ có thêm một vị trí nhận biết của DdeI, kết quả sẽ thu được ba băng có kích thước lần lượt là 38 bp, 50 bp và 158 bp. Các sản phẩm sau cắt được điện di cùng với sản phẩm PCR trên gel polyacrylamide 6%, nhuộm Ethidium bromide và quan sát dưới tia UV bước sóng 245 nm (hình 11).





Hình 11. Ảnh điện di sản phẩm cắt đoạn 10398 với enzyme DdeI

(điện di trên gel polyacrylamide 6%, nhuộm ethidium bromide).




Giếng 1: Thang chuẩn ADN 100bp.

Giếng 3, 5: sản phẩm PCR từ mẫu mang alen G ở vị trí 10398.

Giếng 7: sản phẩm PCR từ mẫu mang alen A ở vị trí 10398.


Giếng 2, 4: sản phẩm sau cắt bằng DdeI từ mẫu mang alen G ở vị trí 10398.

Giếng 6: sản phẩm sau cắt bằng DdeI từ mẫu mang alen A ở vị trí 10398.


Từ kết quả thu được trong hình chúng tôi nhận thấy sản phẩm PCR sau khi cắt bằng DdeI trên bản điện di ở giếng số 6 xuất hiện băng kích thước 196 bp. Như vậy ở giếng này là 10398A. Mặt khác ở các giếng số 2, 4 sản phẩm PCR sau khi cắt xuất hiện các băng 158bp, 50bp, 38bp. Đây là những mẫu mang alen G ở vị trí 10398. Chúng tôi đã tiến hành cắt enzym với 61 cặp mẫu và đã thu được kết quả trong đó có 28 cặp mẫu mang alen A ở vị trí 10398 và 33 cặp mẫu mang alen G ở vị trí này.

3.2.3. Kết quả giải trình tự đoạn gen mang đột biến A10398G


Sử dụng kỹ thuật RFLP, chúng tôi đã xác định được đột biến A10398G ở một số cặp mẫu. Để khẳng định kết quả, chúng tôi đã tiến hành tinh sạch sản phẩm PCR. Sản phẩm PCR sau tinh sạch được lấy ra kiểm tra sự hiện diện của băng ADN. Theo tính toán, lượng ADN tinh sạch thu được nằm trong khoảng 200-400 ng/µl. Lượng ADN này đủ sạch và có đủ lượng để đem giải trình tự. Sử dụng phần mềm Sequence Scanner để phân tích kết quả giải trình tự và sử dụng chương trình BLAST để so sánh trình tự thu được với trình tự ADN chuẩn của ty thể đã được công bố trên ngân hàng gen NCBI (NC_012920), chúng tôi đã xác định được điểm đột biến trên hệ gen ty thể.

Với đoạn gen 10398, chúng tôi đã gửi đi giải trình tự 4 mẫu (gồm hai mẫu không đột biến và hai mẫu đột biến) (xem phụ lục 2). Kết quả giải trình tự mẫu không mang đột biến được biểu diễn trên hình 12.





Hình 12. Kết quả giải trình tự mẫu không mang đột biến A10398G

So sánh trình tự thu được với trình tự ADN chuẩn của ty thể đã được công bố trên ngân hàng gen NCBI, chúng tôi thu được kết quả như trên hình 13.





Hình 13. Kết quả so sánh trình tự mẫu không mang đột biến với trình tự ADN chuẩn của ty thể

Từ kết quả ở hình 13 cho thấy alen A xuất hiện ở vị trí 10398 tại mẫu không mang đột biến (alen A được bôi xanh). Điều này cho thấy không có đột biến xuất hiện. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả phân tích RFLP.

Kết qủa giải trình tự mẫu mang đột biến A10398G được biểu diễn ở hình 14.



Hình 14. Kết quả giải trình tự mẫu mang đột biến A10398G

So sánh trình tự thu được với trình tự ADN chuẩn của ty thể đã được công bố trên ngân hàng gen NCBI, chúng tôi thu được kết quả như trên hình 15.





Hình 15. Kết quả so sánh trình tự mẫu mang đột biến với trình tự ADN chuẩn của ty thể

Kết quả từ hình 15 cho thấy alen G xuất hiện ở vị trí 10398 tại mẫu mang đột biến (alen G được bôi xanh). Điều này cho thấy có xuất hiện đột biến A→G. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả phân tích RFLP. Như vậy bằng kỹ thuật giải trình tự, chúng tôi đã xác định được điểm đột biến trên hệ gen ty thể tại vị trí 10398.

Kết quả giải trình tự còn cho thấy có 2 dạng biến thể khác là T10370C và C10400T. Dựa vào các dữ liệu đã được công bố trên Mitomap (ngân hàng dữ liệu genome ty thể) thấy rằng hai dạng biến thể này không liên quan tới đột biến gây bệnh, mà chỉ là đa hình trong các nhóm đơn bội. Đa hình C10400T thuộc siêu nhóm đơn bội M [62], còn biến thể T10370C thuộc dạng biến thể thường, không gây bệnh [50].

3.2.4. Phân tích mối liên quan giữa đa hình A10398G với các đặc điểm bệnh học lâm sàng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng


Kết quả phân tích PCR–RFLP của 122 mẫu ADN tổng số của 61 bệnh nhân ung thư đại trực tràng (trong đó có 61 mẫu ADN tổng số của mô u và 61 mẫu ADN tổng số của mô lân cận u) đã cho thấy có xuất hiện đột biến ADN ty thể ở vị trí 10398. Tiến hành phân tích mối liên quan giữa đột biến điểm A10398G của ADN ty thể của 61 bệnh nhân ung thư đại trực tràng với các đặc điểm lâm sàng khác, chúng tôi thu được kết quả trong bảng 12.

Bảng 12. Phân bố đa hình A10398G ở ADN ty thể của bệnh nhân ung thư đại trực tràng theo các đặc điểm bệnh học lâm sàng

Đặc điểm

Số lượng

Phân bố A10398G

A

G

Giới tính

Nam

30

50,0

(15)


50,0

(15)


Nữ

31

41,9

(13)


58,1

(18)


Tuổi

50

46

47,8

(22)


52,2

(24)


< 50

15

40

(6)


60

(9)


Vị trí ung thư

Đại tràng

30

56,7

(17)


43,3

(13)


Trực tràng

29

37,9

(11)


62,1

(18)


Giữa đại và trực tràng

2

0

(0)


100

(2)


Hạch

0

3

66,7

(2)


33,3

(1)


13

15

60

(9)


40

(6)


>3

27

37

(10)


63

(17)


Kích thước u

<5cm

28

35,7

(10)


64,3

(18)


5cm

22

59

(13)


41

(9)


Phân loại TNM

Giai đoạn I

T1-2N0M0

16

37,5

(6)


62,5

(10)


Giai đoạn II

T3-4N0M0

20

60

(12)


40

(8)


Giai đoạn III

N1-2M0

T bất kỳ

21

42,9

(9)


57,1

(12)


Giai đoạn IV

M1

T, N bất kỳ

3

0

(0)


100

(3)


Mức độ biệt hóa

Cao

5

60

(3)


40

(2)


Vừa

20

52,4

(11)


47,6

(9)


Kém

2

0

(0)


100

(2)


- Phân bố đa hình A10398G ở ADN ty thể của bệnh nhân ung thư đại trực tràng theo vị trí mô

Nhằm đánh giá mối liên hệ giữa đa hình A10398G của ADN ty thể với vị trí của mô đại trực tràng, chúng tôi đã khảo sát sự phân bố đa hình A10398G của ADN ty thể theo mẫu mô u và mẫu mô lân cận u. Kết quả trình bày ở hình 16.





Hình 16. Biểu đồ phân bố đa hình A10398G theo vị trí mô

Kết quả từ hình 16 cho thấy tần xuất alen A và G giữa mô u và mô lân cận u không có sự khác biệt, trong đó tần suất xuất hiện của alen A là 46% (28/61), alen G là 54% (33/61). Tần suất này phù hợp với nghiên cứu của Juo và cs (2010) trên đối tượng là người Trung Quốc mắc các bệnh thuộc hội chứng chuyển hóa với các biểu hiện như đường máu cao, rối loạn lipid, tăng huyết áp và béo phì, với tần suất của alen G là 57,1% trên các mẫu bệnh, và 52,7% trên các mẫu đối chứng [34]. Tần suất alen ở vị trí 10398 mang tính đa hình cao, khác nhau giữa các nhóm tộc người phân bố ở các khu vực địa lý khác nhau, cụ thể là tần suất alen G ở nhóm người Mỹ gốc Phi là 87% [18], Bắc Ấn Độ là 57,3% [26], người Mỹ gốc Âu là 32,1% [12]. Như vậy tần suất alen được xác định trong nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng là người châu Á.



- Phân bố đa hình A10398G ở ADN ty thể của bệnh nhân ung thư đại trực tràng theo giới tính

Ung thư đại trực tràng được coi là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới bởi một trong những nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng là thói quen sử dụng bia rượu, hút thuốc lá thường xuyên. Điều này có thể gây nên những biến đổi trong tế bào biểu mô trực tràng, gây viêm loét đại tràng. Để tìm hiểu mối liên quan giữa đa hình A10398G với giới tính của bệnh nhân ung thư đại trực tràng, chúng tôi đã tiến hành phân tích thống kê và kết quả được đưa ra ở hình 17.





Hình 17. Biểu đồ phân bố đa hình A10398G theo giới tính

Kết quả từ hình 17 cho thấy tần suất xuất hiện của alen A ở nam giới là 50%, ở nữ là 41,9%. Tần suất xuất hiện của alen G ở nữ giới lại cao hơn ở nam giới (58,1% và 50%). Bằng phép kiểm định χ2 chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về tần suất alen giữa hai giới không mang ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa α= 0,05 (χ2 = 0,399 < χ21(0,05) = 3,84).

- Phân bố đa hình A10398G ở ADN ty thể của bệnh nhân ung thư đại trực tràng theo tuổi

Ung thư đại trực tràng thường tập trung ở độ tuổi trung niên. Do đó chúng tôi đã tiến hành phân tích mối liên quan giữa đa hình A10398G với độ tuổi của các bệnh nhân ung thu đại trực tràng. Kết quả phân tích được trình bày trong hình 18.





Hình 18. Biểu đồ phân bố đa hình A10398G theo tuổi

Số liệu từ hình 18 cho thấy các bệnh nhân mắc bệnh ung thư đại trực tràng phần lớn là hơn 50 tuổi (46/61 bệnh nhân). Tần suất xuất hiện alen G cao hơn alen A ở cả hai nhóm tuổi (nhóm <50 tuổi 10398 G chiếm 60%, nhóm >50 tuổi là 52,2%). Tuy vậy sự khác biệt về tần suất alen giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (χ2 = 0,278 < χ21(0,05) = 3,84, p>0,05).

- Phân bố đa hình A10398G ở ADN ty thể của bệnh nhân ung thư đại trực tràng theo vị trí khối u

Ung thư có thể diễn ra ở đại tràng, trực tràng hay đoạn nối giữa đại tràng và trực tràng (ung thư đại trực tràng). Kết quả khảo sát đa hình A10398G trong ADN ty thể của bệnh nhân ung thư đại trực tràng theo vị trí khối u được biểu diễn ở hình 19.





Hình 19. Biểu đồ phân bố đa hình A10398G theo vị trí khối u.

Số liệu từ hình 19 cho thấy vị trí khối u tập trung chủ yếu ở trực tràng và đại tràng, một phần nhỏ ở vùng giữa đại và trực tràng (2/61 bệnh nhân). Alen G xuất hiện với tần suất cao nhất ở ung thư ở vùng giữa đại và trực tràng (100%), tiếp đó là ung thư trực tràng (62,1%), cuối cùng là ung thư đại tràng (43,33%). Alen A không xuất hiện ở vùng giữa đại và trực tràng. Có sự khác nhau giữa tần suất các alen với vị trí khối u, tuy vậy sự khác nhau này không mang ý nghĩa thống kê (χ2 = 3,838 < χ22(0,05) = 5,991, p>0,05).



- Khảo sát đa hình A10398G trong ADN ty thể của bệnh nhân ung thư đại trực tràng theo kích thước u

Kích thước khối u được biết đến như là một trong những yếu tố giúp tiên lượng bệnh ung thư đại trực tràng, đặc biệt có ý nghĩa chẩn đoán trong ung thư đại tràng. Nó có liên quan đến quá trình tiến triển và khả năng sống sót trong ung thư đại tràng [39]. Do đó chúng tôi đã tiến hành phân tích mối liên quan giữa đa hình A10398G với kích thước khối u. Kết quả phân tích thống kê được trình bày trong hình 20.





Hình 20. Biểu đồ phân bố đa hình A10398G theo kích thước u

Kết quả từ hình 20 cho thấy tần suất xuất hiện alen A trong nhóm có kích thước u ≥ 5cm là 59%, alen G là 41%. Trong nhóm có kích thước u < 5cm tần suất của alen G lại gần gấp đôi alen A (64,3% và 35,7%). Sự khác biệt giữa phân bố đa hình với kích thước u không mang ý nghĩa thống kê với χ2 = 2,71 < χ21(0,05) = 3,84, p>0,05.



- Khảo sát đa hình A10398G trong ADN ty thể của bệnh nhân ung thư đại trực tràng theo số hạch lympho

Số lượng hạch lympho là một trong những yếu tố quan trọng giúp phân loại giai đoạn bệnh và có ý nghĩa trong việc tiên lượng khả năng sống sót của bệnh nhân. Do đó chúng tôi đã tiến hành khảo sát đa hình A10398G theo số hạch lympho để tìm hiểu mối liên quan giữa chúng. Kết quả phân tích được biểu diễn trong hình 21.





Hình 21. Biểu đồ phân bố đa hình A10398G theo số hạch.

Kết quả từ hình 21 cho thấy số hạch tăng lên thì tần suất xuất hiện alen G cũng tăng lên và đạt nhiều nhất ở nhóm có số hạch >3 (63%). Tần số alen A lớn nhất ở nhóm không xuất hiện hạch (66,67%). Như vậy người mang alen G có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng với mức độ nguy hiểm cao hơn người mang alen A. Sự khác biệt giữa tần suất alen và số hạch không mang ý nghĩa thống kê với χ2 = 2,559 < χ22(0,05) = 5,991, p>0,05.



- Khảo sát đa hình A10398G trong ADN ty thể của bệnh nhân ung thư đại trực tràng theo giai đoạn phát triển khối u

Trong nghiên cứu này các giai đoạn phát triển khối u được phân loại theo hệ thống TNM, với 4 giai đoạn. Việc phân loại giai đoạn phát triển của bệnh có ý nghĩa rất lớn trong việc tiên lượng bệnh và lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu mối liên quan giữa đa hình A10398G với các giai đoạn phát triển khối u. Kết quả phân tích được biểu diễn ở hình 22.





Hình 22. Biểu đồ phân bố đa hình A10398G theo giai đoạn TNM

Số liệu ở hình 22 cho thấy tần suất alen A cao nhất ở giai đoạn II, đạt tới 60%. Ở giai đoạn IV không có bệnh nhân nào mang alen A. Giai đoạn I là giai đoạn bệnh còn ở mức nhẹ, ung thư đã bắt đầu lây lan, nhưng vẫn còn trong lớp lót bên trong đại trực tràng, chưa lan đến các cơ quan khác. Ở giai đoạn I này alen G có tần suất đạt 62,5%. Tiếp đó tần suất alen G có sự giảm ở giai đoạn II (40%) và tăng trở lại ở giai đoạn III (57,14%). Alen G có tần suất xuất hiện lớn nhất ở giai đoạn IV (100%). Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh với sự di căn của khối u tới các cơ quan xa (phổi, gan) thông qua hệ bạch huyết. Khả năng sống sót của bệnh nhân sau 5 năm ở giai đoạn này chỉ đạt từ 0-7%. Điều này lại một lần nữa khẳng định cho giả thuyết alen G làm tăng nguy cơ đối với bệnh ung thư đại trực tràng. Sự khác biệt giữa phân bố đa hình A10398G với các giai đoạn phát triển ung thư TNM không mang ý nghĩa thống kê với χ2 = 4,675 < χ23(0,05) = 7,814, p>0,05.

- Khảo sát đa hình A10398G trong ADN ty thể của bệnh nhân ung thư đại trực tràng theo mức độ biệt hóa

Mức độ biệt hóa là một khái niệm dùng để chỉ mức độ giống các tế bào bình thường cùng một loại mô của các tế bào u. Mức độ ác tính của ung thư có liên quan trực tiếp đến nguồn gốc của tế bào biệt hóa. Thông thường, những khối u có tính biệt hóa cao, tế bào ung thư thường phát triển chậm, mức độ ác tính thấp, di căn chậm. Mặt khác những khối u có tính biệt hóa thấp thì độ ác tính lại cao, di căn nhanh. Kết quả của việc khảo sát đa hình A10398G ADN ty thể theo mức độ biệt hóa được biểu diễn trong hình 23.





Hình 23. Biểu đồ phân bố đa hình A10398G theo mức độ biệt hóa

Kết quả từ hình 23 cho thấy tần suất alen G tăng dần với sự giảm của mức độ biệt hóa, đồng nghĩa với việc tăng dần của độ ác tính và tốc độ di căn của khối u. Đối với alen A thì ngược lại, đạt cao nhất ở mức đô độ biệt hóa cao (60%), thấp nhất ở mức biệt hóa kém (0%). Kết quả này cũng phù hợp với giả thuyết alen G làm tăng mức độ nguy hiểm với bệnh ung thư đại trực tràng. Sự khác biệt giữa tần suất alen và mức độ biệt hóa không mang ý nghĩa thống kê với χ2 = 2,366 < χ22(0,05) = 5,991, p>0,05.

Như vậy qua việc khảo sát sự phân bố đa hình A10398G theo các đặc điểm bệnh học lâm sàng, chúng ta thấy được một số đặc điểm sau:

- Tần suất xuất hiện của alen A ở mô u và mô lân cận u là 46%, của alen G là 54%. Không có sự khác biệt về tần suất alen giữa mô u và mô lân cận u. Sự phân bố đa hình này phù hợp với các nghiên cứu về đa hình A10398G trên đối tượng người châu Á (khu vực miền Bắc Ấn Độ: 57,3%, Trung Quốc 57,1%).

- Alen A và G phân bố trên cả nam và nữ. Tần suất alen G ở nam là 50%, ở nữ là 58,1%. Ở nhóm có độ tuổi ≥ 50, tần suất alen G là 52,2%, ở nhóm <50 tuổi, tần suất alen G là 60%. Alen G xuất hiện nhiều ở ung thư trực tràng và ung thư giữa đại và trực tràng. Với nhóm có khối u kích thước nhỏ hơn 5cm, alen G chiếm 64,3%.

- Khảo sát mối liên quan giữa đa hình A10398G với các đặc điểm như số hạch lympho, giai đoạn phát triển khối u, mức độ biệt hóa cho thấy tần suất alen G tăng dần với sự tăng của số hạch, sự tăng của giai đoạn phát triển bệnh và sự giảm của mức độ biệt hóa. Điều này cho thấy alen G có mối liên quan với nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

Mối liên quan giữa đa hình A10398G với sự phát triển của khối u đã thu được nhiều mối quan tâm của các nhà nghiên cứu trong những năm gần đây. Canter và cs (2005) lần đầu tiên phát hiện mối liên quan giữa đa hình A10398G với bệnh ung thư vú trên những người phụ nữ Mỹ gốc Phi, trong đó alen A là yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh, có khả năng tham gia vào quá trình tạo gốc tự do. Tuy vậy, các tác giả không tìm thấy mối liên hệ nào ở người Mỹ da trắng. Các tác giả cho rằng sự tương tác giữa các yếu tố gen và môi trường có thể gây ra sự khác nhau giữa các tộc người [18]. Tuy vậy, trong một số nghiên cứu khác trên đối tượng là phụ nữ Mỹ gốc Phi không thấy vai trò của đa hình 10398A đối với sự phát triển của ung thư vú [55]. Các tác giả đã giải thích sự khác nhau về kết quả của các nghiên cứu này là do sự khác nhau của các điều kiện trong các khu vực địa lý khác nhau. Trong một số nghiên cứu khác, alen G lại có liên quan với sự phát triển khối u. Bai và cs (2007) khi nghiên cứu trên 156 người phụ nữ Mỹ gốc Âu mắc bệnh ung thư vú và 260 mẫu đối chứng thấy rằng 10398G có liên quan với làm tăng nguy cơ ung thư vú [12]. Một nghiên cứu độc lập khác cũng phát hiện 10398G có liên quan với sự phát triển ung thư vú trên đối tượng là người Ba Lan [25]. Khi nghiên cứu trên đối tượng là người Mỹ gốc Phi mắc ung thư tiền liệt tuyến, người ta thấy rằng 10398G làm tăng tỷ lệ và mức độ ác tính của bệnh.

Như vậy vẫn tồn tại những kết quả dường như trái ngược về việc xác định alen nào nào thưc sự có vai trò với sự phát triển của khối u. Chúng ta biết rằng các đột biến soma có thể bị gây ra bởi tác động của yếu tố ngoại cảnh, như tia cực tím, hay một số thói quen như hút thuốc, sử dụng bia rượu. Các yếu tố này đều góp phần làm tăng lượng gốc tự do trong cơ thể. Theo một số nghiên cứu, cùng với sự tăng của các gốc tự do, mtSNP sẽ có vai trò trong việc phát triển ung thư, có thể hoạt hóa con đường gây ung thư, hoặc có thể hoạt hóa phản ứng apoptosis, vốn đóng vai trò là yếu tố bảo vệ trong giai đoạn cuối của ung thư. Như vậy phải chăng các alen A hoặc G trong đa hình A10398G có thể cần kết hợp với một vài yếu tố nào đó để từ đó hình thành nên mối liên hệ với sự hình thành khối u. Chúng ta có thể thấy rõ hơn khả năng này nhờ nghiên cứu của Pezzotti và cs (2009). Khi phân tích mối liên quan giữa việc sử dụng chất có cồn với đa hình A10398G ở bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú, Pezzotti và cs (2009) đã phát hiện ra rằng ở những người phụ nữ không sử dụng rượu và mang alen G, nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn 21% so với những người không uống rượu và không mang alen này [52]. Như vậy việc sử dụng cồn là một yếu tố kết hợp với alen G trong đa hình A10398G để hình thành mối liên hệ giữa đa hình với bệnh ung thư vú.

Tóm lại, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành phân tích đột biến gen tARN và ND3 của ADN ty thể ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Kết quả phân tích bằng kỹ thuật RFLP 61 cặp mẫu mô u và mẫu mô lân cận u của 61 bệnh nhân ung thư đại trực tràng cho thấy không xuất hiện đột biến A3243G mã hóa cho gen tARNLeu. Khi tiến hành phân tích đa hình A10398G của gen ND3 của ADN ty thể, chúng tôi đã xác định được tần xuất của alen A và G trên 61 cặp mẫu mô u và mẫu mô lân cận u của 61 bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ alen G trong nhóm bệnh nhân được nghiên cứu tương ứng với tỷ lệ alen G đã được công bố bởi các tác giả khác khi nghiên cứu trên các nhóm người ở các nước Châu Á. Ngoài ra, sự khác biệt giữa phân bố đa hình A10398G theo các đặc điểm bệnh học lâm sàng của bệnh ung thư đại trực tràng như vị trí mô, tuổi, giới tính, kích thước u, số hạch lympho, giai đoạn tiến triển bệnh, mức độ biệt hóa không mang ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhân được nghiên cứu còn chưa nhiều nên việc nghiên cứu với số lượng bệnh nhân cao hơn là cần thiết để khẳng định kết quả thu được.


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương