TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN    nguyễn thị ngọc tú phân tích đỘt biến gen tarn và nd3 CỦa adn ty thể Ở BỆnh nhân ung thư ĐẠi trực tràNG



tải về 0.65 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.65 Mb.
#28456
1   2   3   4   5   6   7   8

1.2. UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

1.2.1. Khái quát về ung thư đại trực tràng


Ung thư đại trực tràng hay còn gọi là ung thư ruột kết (colon cancer) bao gồm ung thư đại tràng và ung thư trực tràng. Đại tràng là phần ruột lớn hình chữ N bao gồm các đoạn ruột kết lên (ascending colon), đoạn ngang (transverse colon) và đoạn xuống (descending colon). Trực tràng (rectum) là phần ruột thẳng để chứa phân, nối giữa đại tràng và hậu môn (hình 4). Ung thư thường xảy ra ở đoạn nối giữa đại tràng và trực tràng, thường hai loại ung thư này có liên hệ với nhau và khó có thể xác định ung thư nào xảy ra trước, ung thư nào xảy ra sau vì thế thường được gọi chung là ung thư đại trực tràng [79].

Hình 4. Hình ảnh đại trực tràng [76].



Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, chiếm tỉ lệ cao thứ 3 trong các trường hợp được chẩn đoán là do ung thư. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 1 triệu ca mắc mới và trên nửa triệu ca tử vong. Tỉ lệ mắc bệnh không giống nhau, ước tính tỉ lệ bệnh nhân ở các nước phát triển (Mỹ, Nhật) cao gấp 4–10 lần các nước đang phát triển. Trên thực tế, số lượng bệnh nhân ở cả hai nhóm nước đang gia tăng nhanh chóng do sự già hóa dân số và đời sống ngày càng được nâng cao. Ung thư đại trực tràng thường được phát hiện ở giai đoạn sau 45–50 tuổi, ở tuổi 70 là đa số (khoảng ½ số người), tuy nhiên bệnh có xu hướng trẻ hóa do chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá [78].

1.2.2. Nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng


Ung thư đại trực tràng bắt nguồn từ một polyp tuyến khởi sinh. Có 2 dạng polyp phổ biến ở ung thư đại trực tràng là: polyp không phải khối u, không phát sinh ung thư sau này và polyp ác tính, sẽ phát triển thành u tuyến nhỏ với mức độ loạn sản cao rồi thành u tuyến lớn và dần hình thành ung thư xâm lấn. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu lại cho rằng nguy cơ mắc ung thư trực tràng tăng lên ở một số gia đình nhiều thành viên là do ảnh hưởng của dạng polyp không phải khối u [33]. Các nhà khoa học chỉ ra rằng có rất nhiều nguyên nhân hình thành ung thư đại trực tràng và tất cả đều dẫn đến việc biến đổi bệnh học xảy ra ở các tế bào biểu mô đại trực tràng bình thường. Thống kê cho thấy có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra bệnh này đó là:

  • Yếu tố di truyền: Hoạt hóa các gen tiền ung thư, bất hoạt các gen ức chế khối u, sai hỏng trong sửa chữa ADN và di truyền gia đình.

  • Yếu tố không di truyền: các tác nhân vật lí, hóa học; quá trình lão hóa, chế độ ăn uống ít xơ, giàu đạm hay thói quen sử dụng bia rượu, hút thuốc lá thường xuyên có thể gây nên những biến đổi trong tế bào biểu mô trực tràng, gây viêm loét đại tràng.

Ngoài 2 nhóm nguyên nhân chính trên còn có các nguyên nhân khác như tuổi, giới tính, chủng tộc cũng góp phần làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư đại trực tràng [33].

1.2.3. Phân loại các dạng ung thư đại trực tràng theo mô học


Theo phân loại mô học của Tổ chức Y tế thế giới năm 2000, các u biểu mô đại trực tràng gồm các dạng: u tuyến, ung thư biểu mô, carcinoid (u nội tiết biệt hóa cao), ung thư biểu mô tuyến – carcinoid kết hợp. Ngoài ra, một số dạng hiếm gặp khác như sacom (gồm các sacom cơ trơn, sacom mạch máu, sacom mỡ với tổn thương dạng khối lớn), u hắc tố ác tính, ung thư biểu mô tế bào hình thoi (xuất hiện riêng lẻ hay kết hợp với ung thư biểu mô tuyến hoặc ung thư biểu mô vảy và được gọi là ung thư biểu mô – sacom), ung thư biểu mô tế bào sáng (xuất hiện riêng lẻ hay kết hợp với một loại khác của ung thư đại trực tràng), ung thư biểu mô vảy đơn thuần…Trong các dạng này thì ung thư biểu mô tuyến là dạng rất hay gặp, chiếm đến 95% trong tổng số các dạng ung thư đại trực tràng. Đây là dạng ung thư xuất phát từ niêm mạc ruột với tổn thương ban đầu có dạng nốt nhỏ, gồ cao, khi có phát sinh từ một u tuyến, biểu hiện của nó được xác định theo các giai đoạn phát triển và loại cấu trúc trước đó là dạng polyp hay dạng nhú [7].

Hệ thống phân loại giai đoạn ung thư đại trực tràng:

Việc xác định giai đoạn của ung thư cho biết kích thước của khối u và mức độ lan rộng của nó khỏi vị trí ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho bác sĩ quyết định liệu pháp phù hợp nhất để điều trị ung thư. Hiện nay có một số hệ thống phân giai đoạn ung thư được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Sự khác nhau giữa các hệ thống này phụ thuộc vào mục đích của từng người sử dụng trong việc chẩn đoán và bệnh án của từng bệnh nhân [20]. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi đề cập đến hệ thống TNM (Tumor–Lymph Node–Metastases). Đây là hệ thống phân loại được áp dụng đối với các mẫu chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu.

Hệ thống TNM phân giai đoạn ung thư đại trực tràng dựa vào kích thước, mức độ lan rộng của khối u đến các hạch bạch huyết (Bảng 1). Trong đó:

T cho biết kích cỡ, mức độ lan sâu vào thành ruột của khối u.

N cho biết cho khối u đã lan đến các hạch bạch huyết chưa và số lượng hạch bạch huyết bị lây nhiễm.

M cho biết mức độ di căn của ung thư đến các cơ quan hoặc bộ phận khác của cơ thể.

Bảng 1. Hệ thống phân loại TNM đối với ung thư đại trực tràng [29]

T – Khối u nguyên phát

Tx  U nguyên phát không được đánh giá

T0  Không có bằng chứng của u nguyên phát

Tis – Ung thư biểu mô tại chỗ: nội biểu mô hay xâm nhập lớp đệm

T1 – Ung thư biểu mô xâm nhập hạ niêm mạc

T2 – Ung thư biểu mô xâm nhập lớp đệm cơ niêm

T3 – Ung thư biểu mô xâm nhập qua lớp đệm cơ niêm tới dưới thanh mạc hoặc vào mô

quanh đại tràng và trực tràng không có phúc mạc

T4 – U xâm nhập trực tiếp các cơ quan khác hoặc cấu trúc và/ hoặc gây thủng phúc mạc tạng

N – Hạch lympho

Nx – Hạch bạch huyết vùng không được đánh giá

N0 – Không di căn hạch bạch huyết vùng

N1 – Di căn 1 đến 3 hạch bạch huyết vùng

N2 – Di căn 4 đến nhiều hơn hạch bạch huyết vùng

M – Di căn xa

Mx – Di căn xa không được đánh giá

M0 – Không có di căn xa

M1 – Di căn xa



Nói chung, ung thư đại trực tràng được chia làm các giai đoạn (hình 5) [29]:


  • Giai đoạn 0: Trong giai đoạn 0, các tế bào bất thường được tìm thấy trong các lớp trong cùng của đại trực tràng. Những tế bào bất thường có thể trở thành ung thư và lây lan vào các mô bình thường gần đó. Giai đoạn 0 cũng được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ.

  • Giai đoạn I: Ung thư đã bắt đầu lây lan, nhưng vẫn còn trong lớp lót bên trong.

  • Giai đoạn II: Ung thư đã lan đến các cơ quan khác ở gần đại trực tràng hoặc trực tràng nhưng chưa lây lan đến các hạch bạch huyết.

  • Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến hạch bạch huyết nhưng chưa lan đến những phần xa của cơ thể.

  • Giai đoạn IV: Ung thư đã lan đến các phần xa của cơ thể thông qua hệ thống bạch huyết, được gọi là di căn. Các cơ quan mà ung thư đại trực tràng thường di căn đến là phổi và gan.




Hình 5. Các giai đoạn phát triển của ung thư đại trực tràng [77].

Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ở các giai đoạn bệnh được thể hiện trong bảng 2.



Bảng 2. Các giai đoạn bệnh trong TNM và tỉ lệ sống sót ở các giai đoạn bệnh khác nhau [29]

Giai đoạn

TNM

Khả năng sống sót sau 5 năm

Giai đoạn 0

Tis N0 M0

100%

Giai đoạn I

T12N0M0

8095%

Giai đoạn IIA

T3N0M0

7275%

Giai đoạn IIB

T4N0M0

6566%

Giai đoạn IIIA

T12N1M0

5560%

Giai đoạn IIIB

T34N1M0

3542%

Giai đoạn IIIC

T bất kỳ, N2M0

2527%

Giai đoạn IV

T bất kỳ, N bất kỳ, M1

07%



1.2.4. Các phương pháp chẩn đoán ung thư đại trực tràng [20]


Ngày nay, sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các kỹ thuật sinh học phân tử đã góp phần chẩn đoán, phân biệt, phát hiện sớm và theo dõi hiệu quả điều trị ung thư đại trực tràng. Các phương pháp chẩn đoán bệnh này bao gồm:

  • Chẩn đoán lâm sàng có thể dựa trên các triệu chứng: tiêu chảy hoặc táo bón, có máu lẫn trong phân, phân chặt, khó chịu chung ở bụng (căng phồng hoặc co thắt), đầy hơi thường xuyên, sụt cân không rõ lý do.

  • Chẩn đoán hình ảnh: phương pháp phổ biến nhất hiện nay đó là nội soi đại tràng sigma bằng ống soi mềm giúp nhìn rõ các khối u và làm sinh thiết.

  • Chẩn đoán mô học và tế bào học: phương pháp này cho phép phân biệt giữa các tế bào bình thường, loạn sản và ung thư biểu mô tại chỗ. Phổ biến hơn cả là kỹ thuật chọc hút kim nhỏ.

  • Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm sinh hóa máu: Một số các xét nghiệm phổ biến có thể kể tới là xét nghiệm sinh hóa phát hiện kháng nguyên ung thư (CEA), xét nghiệm máu trong phân (FOBT).

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương